Báo cáo tham quan Nhà máy Thủy điện Trị An

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo tham quan Nhà máy Thủy điện Trị An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo tham quan Nhà máy Thủy điện Trị An

Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế LỜI CẢM ƠN Sau thời gian hai năm học tập với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự giảng dạy giúp đỡ tận tình của thầy cô, cũng như nhà trường và nhà máy Thủy điện Trị An đã giúp em hoàn thành báo cáo thăm quan nhà máy Thủy điện Trị An. Em xin kính gửi quý thầy cô Trường Trung Cấp Công Nghiệp Bình Dương, ngành điện Công Nghiệp và Dân Dụng lời cảm ơn chân thành nhất, các thầy cô đã ân cần tận tình giảng dạy cho em là sinh viên lớp 18TDC01 suốt hai năm học vừa qua, các thầy cô đã trang bị cho em nhiều kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyên ngành điện Công Nghiệp và Dân Dụng. Đặc biệt em xin cảm ơn chân thành thầy Lê Ngọc Nam đã hướng dẫn tham quan chi tiết nhà máy Thủy điện Trị An để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thăm quan thực tế nhà máy Thủy điện Trị An. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà máy Thủy điện Trị An đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em có chuyến thăm quan và tìm hiểu được nhiều về nhà máy Thủy điện Trị An, giới thiệu chi tiết cũng như giới thiệu tổng quan về nhà máy cho chúng em, để chúng em có nhiều bài học thực tế, trao dồi thêm kiến thức đã học trong trường và ngoài thực tế, kinh nghiệm trong công việc để em hoàn thành tốt báo cáo. Tuy em đã có những cố gắng và học hỏi trong quá trình thực tế thăm quan nhưng do kiến thức là rộng lớn và bản thân còn có hạn chế nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, nhà trường và nhà máy Thủy điện Trị An, đã hết lòng chỉ bảo, truyền đạt kiến thức kinh nghiệm quý báu trong chuyến thăm quan cho em. Những kiến thức kinh nghiệm thực tế sẽ cùng em là hành trang vào đời hết sức quý báu đối với công việc của em sau này! 1 Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 2 Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế Chương 1: Giới Thiệu Tổng Quan Về Nhà Máy Thủy điện Trị An 1. Sự Hình Thành và Quá Trình Phát Triển 1.1 Sự Hình Thành Hình 1.1: Nhà máy Thủy điện Trị An Công ty Thủy điện Trị An, trước đây là Nhà máy Thủy điện Trị An được thành lập 02/12/1987. Tổ máy đầu tiên vận hành chính thức vào tháng 04/1988 và tổ máy cuối cùng vào vận hành tháng 9 năm 1989. Công ty Thủy điện Trị An trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cách Dĩ An, tỉnh Bình Dương 60 km (đường bộ) về phía đông bắc. Nhà máy được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, phát điện tổ máy số 1 ngày 30/4/1988 và khánh thành 1991. Công suất thiết kế: 400MW, 4 tổ máy, sản lượng điện thiết kế trung bình hàng năm: 1,76 tỷ kWh điện. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Thủy điện Trị An: Thực hiện việc quản lý, vận hành, sản xuất điện; Sửa chữa bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp các thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất điện, các thiết bị phụ trợ và các công trình thủy công, kiến trúc. 3 Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế 1.2 Quá Trình Phát Triển Hình 1.2: Mô hình nhà máy trong chuyến thăm quan Công ty Thủy điện Trị An (Tên viết tắt là: EVNHPC TRI AN) được thành lập vào ngày 02 tháng 12 năm 1987 theo Quyết định số 998/NL/TCCB của Bộ Năng lượng với tên gọi là Nhà máy Thủy điện Trị An. Sau đổi tên là Công ty Thủy điện Trị An trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo quyết định số 148/2006/QĐ-TTg ngày 22/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Thời điểm hình thành công trình Thuỷ điện Trị An mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu dân sinh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hoà và vùng châu thổ sông Đồng Nai, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị xã hội thời kỳ sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước: Đảm bảo nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của 16 tỉnh, thành phía Nam. Đảm bảo nguồn nước cho công nghiệp và sinh hoạt của hơn 15 triệu dân. Nguồn nước tưới cho hơn 20.000 hecta ruộng, đất khu vực hạ lưu. Công trình Thủy điện Trị An là thành quả của tình hữu nghị Việt - Xô và công sức đóng góp quý báu của nhân dân các tỉnh, thành trong cả nước. Công trình có 4 Tổ máy, tổng công suất là 400MW được khởi công vào ngày 30 tháng 4 năm 1984, Tổ máy đầu tiên được đưa vào vận hành chính thức ngày 30 tháng 4 năm 1988 và vận hành chính thức cả 4 tổ máy vào tháng 9 năm 1989. Các thông số cơ bản Hồ chứa công trình Thuỷ điện Trị An: Cao trình mực nước dâng bình thường 62 m. Cao trình mực nước chết 50 m. Cao trình mực nước dâng gia cường 63,9 m. Dung tích toàn bộ 2764,7 triệu m3. Dung tích hữu ích 2546,7 triệu m3. 4 Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế Một số mốc thời gian đáng ghi nhớ: Ngày 30/4/1984: Khởi công (Nổ mìn mở móng Đập tràn) Ngày 10/5/1985: Đổ khối Bê tông đầu tiên ở Đập tràn Ngày 12/1/1987: Ngăn sông Đồng Nai Ngày 30/4/1988: Tổ máy số 1 vận hành chính thức Tháng 11/1988 : Tổ máy số 2 đưa vào vận hành Tháng 4/1989 : Tổ máy số 3 phát điện Tháng 9/1989 : Tổ máy số 4 phát điện Những con số ấn tượng xây dựng công trình Thuỷ điện Trị An: Đất đá đào lắp 23 triệu m3. Bê tông 580.000 m3. Kết cấu thép và thiết bị 73.000 tấn. Sử dụng công suất thiết bị 133.300 KW (181.288 mã lực) Số lượng công nhân bình quân từ 8.000 – 10.000 người tại công trường, cao điểm nhất đạt đến 19.000 người (năm 1987). Hình 1.3: Quá trình xây dựng nhà máy 5 Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế 2. Những tác động xấu làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái và lòng hồ của nhà máy Thủy điện Trị An Hình 2.1: Hình ảnh chụp lòng hồ thường ngày Nuôi thủy sản eo ngách ở hồ chứa Trị An được tiến hành bằng cách chắn lưới ngăn các vùng bán ngập ven hồ để thả cá. Diện tích trung bình của hình thức nuôi eo ngách thường từ vài ha đến hàng trăm ha, và đây có thể xem như một hình thức nuôi mở sử dụng chính môi trường hồ chứa làm mặt nước thả nuôi (Landau 1992). Phương thức nuôi ghép và quảng canh là những khái niệm cơ bản trong nuôi eo ngách, ở đó các loài cá như chép, trôi, mè hoa, mè trắng, rô phi, trắm cỏ được thả nuôi để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có trong thủy vực. Theo em (2000), nuôi cá eo ngách chắn lưới có nhiều ưu điểm như tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên phong phú của vùng bán ngập ven hồ, chi phí đầu tư tương đối thấp, dễ thu hoạch khi nước rút và là phương thức nuôi thân thiện với môi trường. Do nuôi cá eo ngách lệ thuộc nhiều vào môi trường hồ chứa, sự dao động rất lớn của mực nước hồ chứa trong năm nhằm phục vụ thủy điện đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi cá. Ở hồ chứa Trị An, sự dao động của mức nước trong năm có thể lên đến 12 m, tạo ra những vùng bán ngập rộng lớn trong hồ và trong các eo ngách, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh khối của chuỗi thức ăn tự nhiên trong thủy vực bao gồm phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, tảo bám, động vật đáy và mùn bã hữu cơ. Từ trước đến nay, chưa có các nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của sự dao động mức nước hồ chứa lên các chuỗi thức ăn tự nhiên trong 6 Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế vùng bán ngập của hồ. Nghiên cứu này được tiến hành tại eo ngách Trường Đảng ở hồ chứa Trị An trong vòng một năm từ tháng 6-2002 đến tháng 5-2003 để khảo sát và đánh giá ảnh hưởng dao động của mức nước hồ chứa lên chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng bán ngập của eo ngách. Kết quả nghiên cứu sẽ là một trong những cơ sở quan trọng phục vụ cho công tác quy hoạch và phát triển nuôi trồng thủy sản trong các eo ngách và vùng bán ngập của các hồ chứa. 3. Ưu điểm và tác động tiêu cực của nhà máy Hình 3.1: Toàn cảnh nhà máy trong chuyến thăm quan Ưu điểm nhà máy thủy điện trị em tìm hiểu trong chuyến thăm quan là rất to lớn. Các hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai, đặc biệt là hồ chứa Thủy điện Trị An đã làm giảm lũ cho hạ du, điều tiết hạn chế xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Cung cấp nguồn nước ổn định, an toàn cho nhà máy nước thủ đức. Để nhà máy nước Thủ Đức cung cấp cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt của mười triệu dân TP. Hồ Chí Minh. Lợi ích lớn nhất của thuỷ điện là: giá thành nhiên liệu, đây là một nguồn năng lượng tái tạo được (tính bền vững): những trận mưa rào làm hồi phục lượngnước trong hồ chứa, vì vậy không bao giờ sợ cạn kiệt. Các nhà máy thuỷ điệnkhông phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên 7 Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế liệu. Các nhà máy thuỷ điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thuỷ điện đang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước. Do không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, các nhà máy thủy điện không phát thải ra các chất khí, chất rắn gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ ôxygen, không phát sinh nhiệt, không thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính. Do đó, có thể coi đây là dạng năng lượng sạch. Những hồ chứa dung tích lớn được xây dựng cùng với các nhà máy thuỷ điện sẽ tích nước vào các tháng mùa mưa để có thể dùng để phát điện trong mùa khô.Như vậy, thủy điện giúp đồng bằng hạ du chống lũ về mùa mưa và hạn hán vàomùa khô; cải thiện dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn. Song song với ưu điểm mà thủy điện nói chung cũng như nhà máy Thủy điện Trị An mang lại. Nhưng cũng có những tiêu cực mà nhà máy trong quá phát triển sảy ra như. Việc xây dựng các hồ chứa làm mất đi một diện tích lớn đất đai và thông thường có cả đất rừng. Theo tính toán, để có 1 MW điện phải mất ít nhất 7,5 – 10 ha rừng. Những nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thuỷ điện lớn có thể làm thay đổi dòng chảy về cả số lượng và chất lượng,phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh. Các tua-bin thường mở không liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng chảy làm mực nước sông dâng lên hoặc hạ xuống rất nhanh, đặc biệt là vùng hạ lưu ngay sát nhà máy. Điều này có thể gây thiệt hại về người và của cho khu vực dưới chân đập. Nước chảy ra từ tuốc-bin lạnh hơn nước trước khi chảy vào đập,điều này có thể làm thay đổi số lượng cân bằng của hệ động vật, gồm cả việc gây hại tới một số loài. Do lượng phù sa bị giữ lại trong lòng hồ, nước sau khi ra khỏi tuốc-bin thường chứa rất ít phù sa làm giảm độ phì nhiêu đối với vùng đồng bằng. Phù sa cho phép sự hình thành bờ sông, châu thổ, phù sa, hồ, đê tự nhiên, đường bờ biển.Ngoài ra, điều này cùng việc thay đổi lưu lượng có thể gây ra tình trạng sạt lở bờ sông và thay đổi hình thái lòng sông, nhất là vùng cửa sông. Đáy sông bị tụt xuống kéo theo mực nước ngầm dọc sông xuống thấp. Tái định cư: Việc tạo vùng hồ nước và các công trình dẫn đến tái định cư những cư dân trong vùng đó. Khi tái định cư đã có xảy ra xung đột quyền lợi, đặc biệt là vùng tái định cư không đảm bảo điều kiện và tập quán sống của người dân. 8 Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế Tại Đồng Nai thì tái định cư là đề tài dài những bất cập. Từ những vướng mắc ở thủy điện Trị An mới hình thành quy tắc ứng xử rằng "tái định cư phải đảm bảo bằng điều kiện sống cũ trở lên". Dẫu vậy dường như thành truyền thống của thủy điện là "làm nhà" cho bà con ở rồi để đấy. Nó dẫn đến tình trạng bà con không có đất đai để canh tác, nên lâm vào cảnh đói nghèo, một số đã tìm cách trở lại lòng hồ để sống tạm bợ. Phá rừng: Việc tạo hồ dẫn đến rừng ở vùng lòng hồ bị phá trụi. Về tổng thể lượng nước giữ lại trong hồ và tác động điều hòa khí hậu cao hơn nhiều lần khi diện đó còn là rừng. Dẫu vậy tác động phá rừng là đáng kể khi tỷ suất lợi ích kinh tế mang lại trên diện tích là thấp, như hồ Thác Bà ở bắc Việt Nam. Tác động phá rừng thứ cấp là hồ cung cấp thủy lộ tiện lợi cho lâm tặc. Họ chỉ cần đem vài cái săm ô-tô và cưa vào rừng cắt gỗ. Đưa ra đến hồ thì lắp phao săm ô-tô, đủ sức tải các súc gỗ vài tấn đến điểm xẻ hoặc điểm tập kết chuyển sang đường bộ. Chương II: Đặc điểm công trình và các bộ phận hạng mục của nhà máy Thủy điện Trị An 1. Hồ chứa: Hình 4.1: Hình mặt bằng toàn cảnh hồ chứa (em sưu tầm) 9 Báo Cáo Thăm Quan Thực Tế Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai, thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất và Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Hồ Trị An là nơi trữ nước để cung cấp cho Nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987. Hồ có dung tích toàn phần 2,765 tỷ m³, dung tích hữu ích 2,547 tỷ m³ và diện tích mặt hồ 323 km². Hồ được thiết kế để cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Trị An công suất 400 MW với sản lượng điện hàng năm 1,7 tỷ kWh. Phía thượng nguồn của hồ có Vườn quốc gia Cát Tiên - nơi có nhiều thảm thực vật xanh quý còn sót lại với nhiều loài động vật quý hiếm. 2. Tua bin: Hình 5.1: Mặt cắt dọc tuyến trong phòng điều hành Hình trên em chụp trong phòng điều hành nhà máy, chi tiết mặt cắt năng lượng này có tua bin màu đỏ ở cuối đường ống áp lực. Tua bin nước biến năng lượng của chất lỏng (ở đây là nước) thành cơ năng trên trục quay của tua bin để quay máy phát điện hay các máy công cụ khác. Nguyên tắc làm việc của tua bin nước và máy bơm hoàn toàn trái ngược nhau. Tua bin nước chủ yếu được lắp đặt tại nhà máy thủy điện Trị An để chuyển hoá năng lượng nước 10
File đính kèm:
bao_cao_tham_quan_nha_may_thuy_dien_tri_an.docx