Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trang 1

Trang 1

Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trang 2

Trang 2

Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trang 3

Trang 3

Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trang 4

Trang 4

Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trang 5

Trang 5

Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trang 6

Trang 6

Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trang 7

Trang 7

Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trang 8

Trang 8

Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trang 9

Trang 9

Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 64 trang Bảo Đạt 06/04/2025 110
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Đề án Mở ngành đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 
 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 
 ĐỀ ÁN 
 MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO 
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA 
 TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC 
 MÃ NGÀNH: 7520216 
 HÀ NỘI - 2019 
 MỤC LỤC 
PHẦN 1 - SỰ CẦN THIẾT MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO .................................................................... 1 
 1.1. Giới thiệu về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông .................................................. 1 
 1.2. Sự cần thiết đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ đại học ................ 3 
 1.2.1. Căn cứ để xây dựng đề án ......................................................................................... 3 
 1.2.2. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội và của ngành ....................................... 4 
 1.2.3. Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực ................................ 5 
 1.3. Một số kết quả đào tạo trình độ đại học, cao đẳng của Học viện Công nghệ Bưu chính 
 Viễn thông ............................................................................................................................ 9 
 1.4. Khái quát về khoa, đơn vị chuyên môn trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo ngành Kỹ 
 thuật Điều khiển và tự động hóa .......................................................................................... 9 
 1.5. Lý do đăng ký mở ngành đào tạo Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa trình độ đại học .. 10 
PHẦN 2 - TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN MỞ NGÀNH ......................................................................... 12 
 2.1. Đội ngũ giảng viên ............................................................................................................. 12 
 2.1.1 Giảng viên cơ hữu ................................................................................................... 12 
 2.1.2 Kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm, thực hành cơ hữu ....................... 13 
 2.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo .......................................................................................... 14 
 2.2.1 Phòng học, giảng đường ......................................................................................... 14 
 2.2.2 Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành......................................................................... 16 
 2.2.3 Thư viện, giáo trình, sách chuyên khảo .................................................................. 22 
 2.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học ......................................................................................... 36 
 2.3.1 Các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa giai 
 đoạn 2014-2018 ................................................................................................................. 38 
 2.3.2 Các công trình đã công bố về lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa .......... 40 
 2.4. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học .................................... 44 
PHẦN 3 - TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO ................... 47 
 3.1. Mô tả xây dựng chương trình đào tạo ................................................................................. 47 
 3.2. Mục tiêu đào tạo ................................................................................................................. 47 
 3.2.1. Về kiến thức ............................................................................................................ 47 
 3.2.2 Về kỹ năng làm việc ................................................................................................ 48 
 3.2.3 Về kỹ năng mềm ..................................................................................................... 49 
 3.2.4 Về năng lực ............................................................................................................. 50 
 3.2.5. Về hành vi đạo đức .................................................................................................. 50 
 3.2.6 Về ngoại ngữ ........................................................................................................... 51 
 3.3. Đối tượng tuyển sinh và điều kiện tuyển sinh .................................................................... 51 
 3.4. Quy mô tuyển sinh 03 năm ................................................................................................. 51 
 3.5. Chương trình khung đào tạo ............................................................................................... 51 
 3.5.1. Cấu trúc khối kiến thức của chương trình ............................................................... 51 
 3.5.2. Nội dung chương trình ............................................................................................ 51 
 3.6. Kế hoạch học tập chuẩn ...................................................................................................... 55 
PHẦN 4 - ĐỀ NGHỊ VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN ...................................................................... 61 
 B Ộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 
 ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO 
 Tên ngành: Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa 
 Mã số: 7520216 
 Trình độ đào tạo: Đại học 
PHẦN 1 - SỰ CẦN THIẾT MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO 
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 
 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được thành lập năm 1997 theo Quyết 
định số 516/TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị thành viên của 
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 
Việt Nam) bao gồm các đơn vị đào tạo và nghiên cứu: Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn 
thông 1 (tiền thân là Trường Đại học Thông tin liên lạc); Trung tâm Đào tạo Bưu chính 
Viễn thông 2 (tại Tp. Hồ Chí Minh); Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện và Viện Kinh tế 
Bưu điện. Học viện được tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết TW2 Khóa VIII, 
thực hiện gắn kết Đào tạo (trường Đại học) – Nghiên cứu (các Viện nghiên cứu) – Sản 
xuất kinh doanh (doanh nghiệp), với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và 
tạo ra những sản phẩm khoa học công nghệ tiên tiến đáp ứng được nhu cầu của Tập đoàn, 
của thị trường và của xã hội. 
 Quá trình hình thành và phát triển: 
 • 07/09/1953: Thành lập Trường Đại học Bưu điện. 
 • 17/09/1966: Thành lập Viện Kỹ thuật Bưu điện. 
 • 08/04/1975: Thành lập Viện Kinh Tế Bưu điện. 
 • 28/5/1988: Thành lập Trung tâm Đào Tạo Bưu chính Viễn thông 2. 
 • 11/07/1997: Thành lập Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dựa trên 
 sự hợp nhất của bốn đơn vị: Trung tâm Đào Tạo Bưu chính Viễn thông 1 và 
 2, Viện Kỹ thuật Bưu điện và Viện Kinh Tế Bưu điện, trực thuộc Tập đoàn 
 Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). 
 • 22/3/1999: Thành lập Trung tâm Công nghệ Thông tin, sau đổi tên là Viện 
 công nghệ thông tin và truyền thông (CDIT). 
 • 01/07/2014: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được điều chuyển 
 về Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. 
 1 
 • 04/02/2016: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được chấp thuận bởi 
 Thủ tướng Chính phủ trở thành trường tự chủ tài chính. 
 Với định hướng và mục tiêu phát triển trên, trải qua gần 25 xây dựng và trưởng thành, 
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã dần khẳng định được uy tín của Học viện 
trước người học, trước xã hội và trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam cũng như 
trong khu vực và quốc tế; qua đó góp phần thực hiện thành công tinh thần Nghị quyết TW2 
Khóa VIII của Đảng và Chính phủ. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã được 
Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như: 
 - Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1997 và 2003) 
 - Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1998) 
 - Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2000) 
 - Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2006) 
 - Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2012) 
 - Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2013) 
 - Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2017) 
 Học viện cũng đã nhận nhiều bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Giáo dục và 
Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Bên cạnh 
đó, học sinh - sinh viên của Học viện còn tham gia và giành các giải thưởng về sáng tạo 
công nghệ như: Giải ba Nhân Tài Đất Việt (2005), Giải thưởng Sao Khuê (2003), Giải 
thưởng Sao Vàng Đất Việt. 
 Hiện nay, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có 2 Cơ sở đào tạo tại Hà Nội 
và Thành phố Hồ Chí Minh; 3 đơn vị nghiên cứu đầu ngành về Điện tử - Viễn thông, Công 
nghệ thông tin và Kinh tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông với tổng số 
trên 800 cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên và quản lý, trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy 
là gần 600 người (số cán bộ giảng dạy có học hàm, học vị là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ 
khoa học, Tiến sĩ là gần 100 người chiếm gần 20%; số cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ 
chiếm khoảng gần 70%). Với các điều kiện và nguồn lực như trên, tới nay Học viện Công 
nghệ Bưu chính Viễn thông đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép tổ chức đào tạo 
nhiều trình độ, ngành nghề và hình thức đào tạo khác nhau, cụ thể: 
 - Trình độ sau đại học: 
 o Tiến sĩ: đào tạo các chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông, Kỹ thuật điện tử, Truyền 
 dữ liệu và mạng máy tính và Kỹ thuật máy tính; 
 o Thạc sĩ: đào tạo các chuyên ngành Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật viễn thông, Truyền 
 dữ liệu và mạng máy tính, Khoa học máy tính và chuyên ngành Quản trị kinh 
 doanh. 
 - Trình độ đại học hệ chính quy: đào tạo các ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông, Khoa 
 học máy tính, Truyền thông và mạng máy tính Công nghệ thông tin, Hệ thống thông 
 tin, Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, Quản trị kinh doanh và ngành Kế toán. 
 2 
 Ngoài hình thức đào tạo trình độ đại học hệ chính quy, Học viện còn được phép tổ 
chức đào tạo theo nhiều hình thức khác nhau như liên thông, vừa làm vừa học và từ xa. 
 Cơ sở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tại thành phố Hồ Chí Minh là 
một Cơ sở đào tạo của Học viện tại thành phố Hồ Chí Minh, được gọi tắt là Học viện cơ 
sở (HVCS). HVCS do Phó Giám Đốc Học viện phụ trách, có trụ sở chính tại 11 Nguyễn 
Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở đào tạo tại số 97 
Man Thiện, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh. 
 Trụ sở chính có chức năng là Văn phòng HVCS, đào tạo sau đại học và các phòng thí 
nghiệm nghiên cứu. Cơ sở đào tạo tại quận 9 là cơ sở đào tạo đại học chính, có đầy đủ cơ 
sở vật chất của một trường đại học, bao gồm cả ký túc xá và sân thể thao cho sinh viên. 
Học viện cơ sở hiện tại có 5 khoa, cụ thể là: 
 o Khoa Cơ bản 2 
 o Khoa Kỹ thuật điện tử 2 
 o Khoa Viễn thông 2 
 o Khoa Công nghệ thông tin 2 
 o Khoa Quản trị kinh doanh 2 
 Hiện nay, các khoa đào tạo 2 của Học viện cơ sở đang đảm nhận nhiệm vụ đào tạo 
cho các ngành: Kỹ thuật Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin, An toàn thông tin, Công 
nghệ Kỹ thuật Điện, điện tử, Quản trị kinh doanh, Kế toán và Marketing. Sau khi Học viện 
triển khai mở ngành đào tạo Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa thì khoa Kỹ thuật Điện tử 
2 sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì chính đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động 
hóa tại Học viện cơ sở. 
1.2. SỰ CẦN THIẾT ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ 
 ĐỘNG HÓA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC 
1.2.1. Căn cứ để xây dựng đề án 
 Thực hiện chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng chính 
phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong chỉ 
thị nêu rõ: 
 "Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập 
quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao 
trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra 
sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp 
khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp 
dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet đồng thời cũng là cơ hội lớn 
cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến". 
 Trong Chỉ thị của Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục đại học là: 
 3 
 "Nâng cao năng lực nghiên cứu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, tăng 
cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với 
các nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4". 
 Thực hiện nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 03 năm 2018 của Bộ chính trị về 
Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 
đến năm 2045. Trong nghị quyết cũng nêu rõ: 
"Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo giữ vị trí then chốt, là khâu đột phá trong 
chính sách công nghiệp quốc gia; tận dụng hiệu quả lợi thế của nước đi sau trong công 
nghiệp hoá, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để có cách tiếp cận, đi tắt, 
đón đầu một cách hợp lý trong phát triển các ngành công nghiệp. Việc lựa chọn các ngành 
công nghiệp ưu tiên phải khách quan, dựa trên các nguyên tắc, hệ thống tiêu chí rõ ràng, 
phù hợp với từng giai đoạn công nghiệp hoá của đất nước, phát huy tốt nhất lợi thế quốc 
gia." 
 Trong Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng định hướng về phát triển nguồn nhân lực 
công nghiệp như sau: 
"- Nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nhân lực công nghiệp, đáp ứng yêu 
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 
lần thứ 4. 
- Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực 
công nghiệp có khả năng làm chủ và tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới. Quy hoạch lại 
mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật. 
Tập trung phát triển một số cơ sở đào tạo bậc đại học và dạy nghề về công nghệ, kỹ thuật 
đạt trình độ quốc tế. Đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo kỹ thuật, công nghệ." 
 Ngoài ra Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là đơn vị đào tạo dẫn đầu trong 
cả nước về Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là nền tảng cho cuộc Cách mạng 
công nghiệp lần thứ 4. Việc kết hợp các thế mạnh của ICT trong đào tạo về Kỹ thuật điều 
khiển và Tự động hóa sẽ là cơ sở vững chắc cho việc phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật 
cao cho việc công nghiệp hóa đất nước. Đây chính là những căn cứ quan trọng để Học viện 
Công nghệ Bưu chính Viễn thông xây dựng Đề án mở ngành đào tạo Kỹ thuật điều khiển 
và Tự động hóa, góp phần thực hiện thành công mục tiêu chiến lược về đào tạo nguồn nhân 
lực cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Đảng và Chính phủ. 
 1.2.2. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội và của ngành 
 Khoa học công nghệ luôn được xác định là giữ vai trò then chốt đối với trong công 
cuộc đổi mới của nước ta. Một nền công nghiệp phát triển luôn dựa vào nền khoa học công 
nghệ tiên tiến và ngược lại, công nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện cho khoa học công nghệ 
phát triển. Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa là một nhân tố quan trọng trong quá trình 
công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhờ có tự động hóa trong công nghiệp, các nhà máy đã 
và đang trở nên hiệu quả hơn trong việc sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu và nguồn 
nhân lực. Tự động hóa trong công nghiệp là việc sử dụng các hệ thống quản lý như máy 
tính, robot và công nghệ thông tin để điều khiển các loại máy móc và quy trình sản xuất 
 4 
 khác nhau trong công nghiệp. Sau cơ khí hóa, tự động hóa chính là bước thứ hai trong quá 
trình công nghiệp hóa. 
 Hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tác động sâu rộng 
tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thì vai trò của ngành kỹ thuật điều khiển và tự động 
hóa ngày càng trở nên quan trọng. Cùng với sự ra đời của các mạch điều khiển điện tử, các 
cảm biến tự động, thủy lực, khí nén... người ta có đủ cơ sở và công cụ để tăng lên mức tự 
động hóa của các máy móc công nghiệp, đồng thời với sự phát triển của máy tính, sự phát 
triển của khoa học công nghệ đã tạo ra hệ thống sản xuất linh hoạt có thể sản xuất ra nhiều 
loại sản phẩm khác nhau mà không cần phải thay thế hay làm lại các thiết bị máy móc. Kỹ 
thuật điều khiển và tự động hóa là một ngành liên quan đến hầu hết mọi kỹ thuật khoa học 
công nghệ hiện đại nhất trong sản xuất. Ngoài ra, các ứng dụng của ngành học này đến các 
lĩnh vực của đời sống là rất phổ biến. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ về công nghệ, nhu 
cầu tiêu dùng cũng như sử dụng các sản phẩm thông minh, vận hành hòa toàn tự động ngày 
càng tăng cao. Cuộc cách mạng 4.0 đang làm thay đổi bộ mặt của thế giới kết hợp với sự 
phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp tự động, ngành Kỹ Thuật Điều Khiển Và Tự 
Động Hóa sẽ là ngành học quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. 
 Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI ngày 
càng đầu tư mạnh mẽ về máy móc và thiết bị công nghệ. Đây chính là thời điểm mà ngành 
kỹ thuật điều khiển và tự động hóa thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong các dây 
chuyền sản xuất công nghiệp tại các nhà máy. Kỹ thuật điều khiển dựa trên cơ sở nền tảng 
khoa học vững chắc, đảm bảo cho việc điều khiển một cách nhanh chóng, chính xác đạt 
hiệu suất cao với các dây chuyền sản xuất phức tạp. 
 Theo thống kê của Tổng cục thống kê thì hiện nay cả nước có khoản 400.000 doanh 
nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Hội Tự động hóa Việt Nam cho biết 
nhu cầu nhân lực công nghệ cao - ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tăng rất nhanh, 
chỉ tính riêng TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đào tạo ngành này đến năm 2020 đã lên đến 25.000 
người. Đây là cơ hội việc làm rất lớn cho các bạn sinh viên mới ra trường và đang theo học 
ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Ngoài ra, trước xu thế phát triển của ngành công 
nghiệp Việt Nam đang chuyển tỉ trọng 70% sang phát triển công nghiệp tự động hóa, sự 
thiếu hụt các kỹ sư quản lý và nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài các hệ thống tự 
động, các thiết bị công nghiệp lớn trong các doanh nghiệp sản xuất ngày càng trầm trọng 
hơn. Do đó, sinh viên học về nhóm ngành này có cơ hội rất lớn khi ra trường có thể làm 
việc tại hầu hết các doanh nghiệp, các xí nghiệp, nhà máy hoặc có thể khởi nghiệp với lĩnh 
vực chuyên ngành đã học. 
 Có thể khẳng định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về Kỹ Thuật điều khiển và Tự 
động hóa đang là như cầu cấp bách để phát triển kinh tế đất nước. Đó là trách nhiệm và 
thách thức đối với các Cơ sở đào tạo đại học, trong đó có Học viện Công nghệ Bưu chính 
Viễn thông. 
 1.2.3. Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực 
 Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mục tiêu “Giáo dục là quốc sách 
 hàng đầu” và chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ hướng đến điều 
 5 
 chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu 
 cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu đào tạo ra những con người có 
 năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, 
 năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp. 
 Khảo sát ý kiến của hơn 160 người được chọn bao gồm nhiều lĩnh vực và phạm vi 
 hoạt động đúng chuyên ngành và gần với chuyên ngành. Trong đó, số ý kiến của các người 
 chuyên nghiệp bao gồm các giám đốc xí nghiệp, các chuyên gia giàu kinh nghiệm và các 
 người có trình độ chuyên môn cao được xem xét với trọng số cao hơn, cho thấy nhu cầu 
 đào tạo nhân lực ở ngành Kỹ Thuật Điều Khiển Và Tự Động Hóa là cần thiết. Kết quả 
 khảo sát được trình bày ở các bảng 1, 2 và 3. 
 Bảng 1: Mức độ cần thiết để mở ngành đào tạo 
 Rất cần thiết 50,62 % 
 Cần thiết 48,13 % 
 Bình thường 1,25 % 
 Không cần thiết 0 % 
 Bảng 2: Khả năng tìm được việc làm của sinh viên tốt nghiệp 
 Dễ tìm việc 51,88 % 
 Bình thường 31,87 % 
 Có thể tìm việc ở 
 15 % 
 chuyên ngành gần 
 Khó tìm việc 1,25 % 
 Bảng 3: Sinh viên tốt nghiệp có thể tiếp tục học nâng cao, phát triển chuyên môn 
 Dễ phát triển 54,38 % 
 Bình thường 45,62 % 
 Khó phát triển 0 % 
 Căn cứ kết quả khảo sát nhu cầu nhân lực lĩnh vực cơ khí, điện tử, tự động hoá và chế 
tạo máy trên địa bàn thành phố Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long, Tp. Hồ Chí Minh, 
hơn 98,75 % người được khảo sát nhận định rằng việc tăng cường qui mô đào tạo kỹ sư 
ngành Kỹ Thuật Điều Khiển Và Tự Động Hóa là cần thiết. Khả năng được tuyển dụng sau 
khi tốt nghiệp và khả năng phát triển nâng cao chuyên môn cũng được đánh giá là rất khả 
quan. Hiện tại, lực lượng lao động trong lĩnh vực này còn rất thiếu so với nhu cầu thực tế. 
Với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở rộng các khu công 
nghiệp, các khu chế xuất, các nhà máy điện, các trung tâm chế biến lương thực, thực phẩm, 
thủy hải sản trong khu vực, nhu cầu về nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao trong 
lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sẽ tăng cao trong những năm tới. 
 Theo phân tích thị trường lao động năm 2016 - 2017 của sở lao động thương binh xã 
hộ thành phố Hồ Chí Minh (nguồn 
truong-lao-dong-nam-2017-du-bao-nhu-cau-nhan-luc-nam-2018-tai-thanh-pho-ho-chi-
minh.html). Trung tâm thực hiện khảo sát 29.482 doanh nghiệp với 276.146 lượt tuyển 
 6 
 dụng và 355.080 lượt người có nhu cầu học nghề, tìm việc làm. Đồng thời, trung tâm thực 
hiện khảo sát nhu cầu tuyển dụng nhân lực năm 2017 và giai đoạn 2018-2020 đến 2025 tại 
9.000 doanh nghiệp. Tổng hợp từ kết quả khảo sát, phân tích thị trường lao động thành phố 
năm 2016-2017 theo biểu đồ dưới đây ngành cơ khi tự động hóa là một trong 9 ngành có 
nhu cầu tuyển dụng cao nhất, và đang gia tăng nhu cầu đáng kể trong năm 2017. Cụ thể là: 
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực năm 2017 tập trung ở các nhóm ngành: Kinh doanh – Bán 
hàng (19,48%), Dịch vụ - Phục vụ (15,54%), Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu (7,10%), 
Dệt may – Giày da (6,63%), Dịch vụ thông tin tư vấn – Chăm sóc khách hàng (5,93%), 
Công nghệ thông tin (4,34%), Cơ khí – Tự động hóa (3,60%), Kế toán – Kiểm toán 
(3,63%), Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng (3,23%), 
 Năm 2018, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động 
thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên khảo sát, cập nhật cung – cầu lao động thành phố 
tại 21 sàn giao dịch, ngày hội việc làm; tư vấn hướng nghiệp tại 250 trường Trung học phổ 
thông; và cập nhật nhu cầu tìm việc, tuyển dụng tại các Trung tâm dịch vụ việc làm, các 
trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp; các kênh thông tin tuyển lao động của doanh 
nghiệp. (nguồn 
nam-2018-du-bao-nhu-cau-nhan-luc-nam-2019-tai-thanh-pho-ho-chi-minh.html). 
 Trung tâm thực hiện khảo sát 27.406 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 220.553 
lượt tuyển dụng và 110.172 lượt người có nhu cầu tìm việc làm. Đồng thời, trung tâm thực 
hiện khảo sát nhu cầu tuyển dụng nhân lực năm 2018 và giai đoạn 2019 – 2020 đến 2025 
tại 6.000 doanh nghiệp. 
 Tổng hợp kết quả khảo sát, phân tích thị trường lao động thành phố năm 2018 nhóm 
ngành cơ khí tự động hóa tiếp tục gia tăng về nhu cầu tuyển dụng. Cụ thể kết quả khảo sát, 
nhu cầu việc làm của sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố có 110.172 lượt 
người có nhu cầu tìm việc, tăng 35,09% so với năm 2017 và tập trung ở các ngành: Nhân 
viên kinh doanh – bán hàng (13,26%); Hành chính văn phòng (9,32%); Kế toán – Kiểm 
toán (8,09%); Vận tải kho bãi – Xuất nhập khẩu (7,03%); Nhân sự (5,12%); Kiến trúc – 
 7 

File đính kèm:

  • pdfde_an_mo_nganh_dao_tao_nganh_ky_thuat_dieu_khien_va_tu_dong.pdf