Luận án Biểu hiện tính bản địa trong kiến trúc đương đại Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Biểu hiện tính bản địa trong kiến trúc đương đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Biểu hiện tính bản địa trong kiến trúc đương đại Việt Nam
hắc một cách hài hòa, tuân theo cơ chế tự điều tiết của TN. Như vậy, kiến trúc hợp cách với địa điểm là kiến trúc phù hợp với các đặc trưng của môi cảnh, tạo nên thế ổn định lâu dài trong tương quan với các yếu tố của MT xung quanh; góp phần cải thiện - thậm chí là khắc phục - những yếu tố bất lợi đối với con người để có thể cư trú lâu dài tại địa điểm đó. 2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN TÍNH BẢN ĐỊA TRONG KIẾN TRÚC 2.3.1. Lý luận về mối liên hệ giữa văn hoá và kiến trúc 2.3.1.1. Cấu trúc và cơ chế vận hành của hệ thống văn hoá Kiến trúc tồn tại lâu dài và gắn liền với cuộc sống của con người, phản ánh trung thực sự tiếp nối VH từ quá khứ tới hiện tại. Song lâu nay kiến trúc vẫn được xem là sản phẩm đáp ứng nhu cầu của hiện tại và hướng đến tương lai mà không liên quan tới quá khứ, nên XH càng phát triển, càng hội nhập thì BS càng mờ nhạt. Vì vậy, mối liên hệ với VH truyền thống càng phải rõ nét để trở thành yếu tố để nhận diện và định vị kiến trúc trong XH hiện đại. Nguồn gốc VH của kiến trúc thể hiện sự chi phối của VH đối với kiến trúc - tức là BH BSVH trong kiến trúc. Hình 2. 14. Cấu trúc vận hành của hệ thống văn hoá [61] Có nhiều quan điểm khác nhau về thành phần của VH - chủ yếu mang tính phân loại theo các lĩnh vực hoạt động của con người. Một số tác giả có nhận định về mối 73 liên hệ giữa các lĩnh vực thành phần, tuy nhiên chưa đề cập sự vận hành của VH như một hệ thống phức hợp và toàn thể. Theo Nguyễn Trí Thành [62] , cấu trúc của Văn hóa như một hệ thống bao gồm (hình 2.14): + Các thành tố VH cơ bản (Components): VH Tâm linh + VH Nhận thức + VH Tổ chức + VH Sinh hoạt. Thiếu một trong các thành tố này thì cả hệ thống sẽ sụp đổ. + Tâm thức: miền giao thoa của các thành tố VH cơ bản (có thể xem tâm thức là cái gốc là khởi điểm của tiến trình VH và chi phối các thành tố VH). + Các trục Chuẩn mực giá trị VH và VH Ứng xử là bộ khung, hay cấu trúc định hình (Framework) của hệ thống VH. + Các lĩnh vực, các hiện tượng và sản phẩm VH thứ cấp (trong đó có kiến trúc và VH kiến trúc) được hình thành và tích lũy ở vòng ngoài, tạo thành ngoại diện phong phú, sống động và thống nhất của hệ thống VH. VH không tự nhiên có sẵn, mà được tạo dựng và bồi đắp qua nhiều thế hệ. VH kiến trúc cũng được tích lũy dần trong quá trình phát triển của hệ thống VH bắt đầu từ VH Tâm linh và VH Nhận thức, rồi thông qua VH Tổ chức và VH Sinh hoạt mà định hình những đặc điểm của kiến trúc dân gian và kiến trúc truyền thống. VH hình thành trong quá trình các tộc người bắt đầu khai thác và tương tác với MTTN tại một địa bàn cụ thể, ở một quy mô vừa phải, với các thành tố ban đầu còn rất đơn sơ. Sau rất nhiều thế hệ mới dần dần định hình một Tâm thức chung (về thế ứng xử với MT), rồi VH Tâm linh (lý giải sự vật và hiện tượng bằng các thế lực siêu nhiên từ đó hình thành niềm tin và những kiêng kỵ). Tiếp theo đó là VH Nhận thức (giải thích thế giới bằng các quy luật khách quan hóa hình thành các nguyên tắc và chuẩn mực). Rồi tiếp tục được chuyển hóa vào VH Tổ chức (là phương thức tạo dựng MT sống, tổ chức không gian, tổ chức gia đình và XH hình thành các quy định, thể chế) và VH Sinh hoạt (là phương thức hoạt động, SX, cư trú hình thành các giá trị). Quá trình chuyển hóa và tiếp nối liên tục giữa các thành tố VH cơ bản sẽ tạo ra những hiện tượng và sản phẩm VH đa dạng, hình thành các lĩnh vực VH thứ cấp. Hệ thống VH vận hành dựa trên sự phối hợp các thành tố VH cơ bản, theo những chu trình [VH Tâm linh à VH Nhận thức à VH Tổ chức à VH Sinh hoạt]. Mỗi chu 74 trình có vai trò kiểm chứng các chuẩn mực và giá trị, điều chỉnh các nguyên tắc hành động và ứng xử nên đó cũng là cơ chế của bộ lọc VH. Các chu trình được lặp lại nhiều lần sẽ từng bước nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm VH; đồng thời có tác dụng củng cố, ổn định VH Tâm linh và VH Nhận thức, điều tiết VH Tổ chức và VH Sinh hoạt. Có thể cho rằng Tâm thức cũng được định hình từ sự lặp lại các chu trình như vậy trong thời kỳ sơ khai của VH nguyên thủy (nhưng hướng vào bên trong, vào nội tâm). Kết quả vận hành của hệ thống VH dẫn tới sự xác lập các giá trị có tính tiêu chí định hướng (à chuẩn mực VH) và các nguyên tắc hành động (à VH ứng xử), đồng thời tạo ra và tích luỹ sản phẩm trong các lĩnh vực VH thứ cấp trong đó bao gồm cả VH kiến trúc. Sau mỗi chu trình, hệ thống VH lại chuyển dịch một bước ít nhất là tiến lên theo thời gian (hình thành chiều kích thứ 4 của không gian VH), hơn nữa là phát triển có nâng cấp (tuần hoàn, nhưng lặp lại cái đã có ở mức độ cao hơn). Chừng nào thực tiễn cuộc sống (cái hiện thực) còn phù hợp với các chuẩn mực và giá trị (cái lý tưởng) tức là khi VH Tâm linh và VH Sinh hoạt vẫn tương đối ổn định và thống nhất với nhau thì cơ chế bộ lọc được đơn giản hóa, chỉ vận hành theo chu trình rút gọn xoay vòng trong phạm vi giữa VH Sinh hoạt và VH Tổ chức. Sự lặp lại liên tục chu trình này trong thời gian lâu dài, với sự chi phối của VH ứng xử trong hành động có tác dụng củng cố và làm sâu sắc thêm BSVH ĐP. b _ Chu trình rút gọn a _ Chu trình đầy đủ Hình 2. 15. Chu trình của văn hoá [61] Khi các chuẩn mực VH trở nên bất cập, mâu thuẫn với thực tiễn, hoặc khi phát sinh những biến động lớn trong ngoại cảnh (làm thay đổi MT sống, công cụ LĐ, phương thức SX,..) thì bộ lọc VH lại vận hành theo chu trình đầy đủ (hình 2.15) để mở đường cho sự đổi mới từ VH Tâm linh, nâng cấp VH Nhận thức và VH Tổ chức, tiến 75 tới hình thành các giá trị mới, các chuẩn mực mới từ đó dẫn đến những phương thức tổ chức không gian và hình thức BH mới trong kiến trúc. Trong quá trình phát triển, khi một bộ phận cộng đồng tách ra để chuyển đến chinh phục một vùng đất khác, thì tâm thức và VH ứng xử đã có sẽ điều tiết bộ lọc VH để thích ứng với các yếu tố BĐ mới, từ đó định hình các đặc trưng VH của địa phương đó. GS.Phạm Đức Dương sau khi khảo sát sự tiếp xúc VH trực tiếp giữa Việt Nam và các nước đã rút ra nhận định về cách ứng xử của người Việt trong việc lựa chọn và tiếp nhận những yếu tố ngoại lai để phát triển nền VH dân tộc. Theo đó, quá trình tiếp biến VH của người Việt thường diễn ra qua 3 bước: chống đối à cộng sinh à hòa nhập các yếu tố ngoại sinh (sao chép à mô phỏng à sáng tạo) và hội nhập các yếu tố nội sinh (phân đoạn các thành tố à tích hợp cái mới à tái cấu trúc). Thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra đồng thời và chịu ảnh hưởng từ những xu thế chuyển hóa lớn của nhân loại trên phạm vi toàn cầu. Sự vận hành của hệ thống VH và bộ lọc VH trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và công nghệ hóa có thể tạo ra sự thay đổi toàn diện và căn bản từ gốc rễ của vấn đề dẫn đến sự đổi mới các giá trị VH và biểu hiện của chúng (tiệm cận với tinh thần VH đương đại). 2.3.1.2. Cơ sở văn hoá của kiến trúc “Môi trường TN cho chúng ta nhiều khả năng để lựa chọn và con người quyết định chọn cho mình cái phù hợp với nền tảng VH của họ” (A.Rappaport, “House Form and Culture” [146] ). Từ những trường hợp nghiên cứu, có thể nhận định: trong quá khứ khi các cộng đồng phát triển tự nhiên và khu biệt hóa (về địa bàn), tại các địa phương có điều kiện TN và khí hậu tương tự nhau (trong vành đai nhiệt đới), với trình độ kinh tế kỹ thuật còn đơn giản và đều chưa bị ảnh hưởng bởi sức ép quốc tế hóa, toàn cầu hóa (tại thời điểm những năm 1960) thì VH chính là yếu tố quyết định thế ứng xử của con người (trong tư duy và hành động) và thông qua đó xác lập những đặc điểm kiến trúc của ngôi nhà dân gian, hình thành những nguyên mẫu BĐ. Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức và tạo dựng không gian thích hợp cho các hoạt động sống của con người do đó nó có đầy đủ các thuộc tính của một sản phẩm VH. Với bản chất là sự tổng hòa của các yếu tố đối lập, sự tổng hợp các giá trị VC và tinh thần thì kiến trúc là sản phẩm trực tiếp của VH Tổ chức, chịu sự chi phối của VH 76 Nhận thức và VH Ứng xử, chịu ảnh hưởng của VH Tâm linh và VH Sinh hoạt. Các công trình kiến trúc và đô thị (là sản phẩm được thiết kế và XD phục vụ sinh hoạt của con người) cùng với kiến thức nền tảng (là những hiểu biết về kiến trúc, những kinh nghiệm và nguyên tắc tổ chức không gian) hợp thành VH Kiến trúc tổng thể các sản phẩm và tri thức trong lĩnh vực kiến trúc, được tích luỹ dưới tác động thường xuyên và thống nhất của VH trong tiến trình phát triển lịch sử. VH kiến trúc là bộ phận cấu thành của nền VH dân tộc, là thành tố vật thể chủ yếu của MT STNV, chứa đựng và biểu hiện các giá trị VH phi vật thể. Sản phẩm VH được cấu thành từ 3 yếu tố: VC, XH và tinh thần. Yếu tố VC là kết cấu các thành phần VC, gồm cả những đặc trưng vật lý và hình thể qua đó phân biệt được các vật phẩm dù chúng có thể giống nhau về VL và nguyên tắc kết cấu (VD: kiến trúc đình, chùa, đền, miếu, cung điện ở Huế đều bắt nguồn từ ngôi nhà rường Trung bộ, nhưng khác biệt bởi quy mô, mức độ trang trí). Yếu tố XH là chức năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người (VD: nhà để ở, sách để đọc, bút để viết,..). Yếu tố tinh thần là sự đáp ứng các nhu cầu nội tâm (thẩm mĩ, tâm linh, tình cảm, giải trí, tri thức, đạo đức, suy tưởng,..), biểu thị nhân sinh quan, thế giới quan của con người. KenzoTange [158] cũng coi kiến trúc là một bộ ba (Triade) “Công năng Kết cấu Biểu tượng” tương tự như vậy (Kết cấu = yếu tố VC, Công năng = yếu tố XH, Biểu tượng = yếu tố tinh thần). Trong sản phẩm VH, các yếu tố VC XH tinh thần không tách rời nhau: yếu tố VC như thể xác, các yếu tố XH và tinh thần như linh hồn linh hồn cần thể xác để hiện diện, còn thể xác nhờ có linh hồn mà trở nên sống động. Đó là thể cộng sinh VH giữa “cái mang nghĩa” (vật thể) và “cái có nghĩa” (phi vật thể). Khác với cộng sinh TN (theo bản năng), cộng sinh VH là con người tạo ra và kết nối các thực thể một cách có ý thức để phục vụ nhu cầu VC và tinh thần của mình. VH Việt vốn gốc nông nghiệp (sống định cư, nguồn thực phẩm phụ thuộc vào thiên nhiên) nên đề cao sự thống nhất hài hoà, coi trọng những gì TN đem lại; trọng tĩnh thụ động, tìm cách thích ứng hơn là chinh phục, khắc chế, can thiệp để cải tạo TN. Quan hệ giữa con người và thiên nhiên được xử lý một cách ôn hòa, không cứng nhắc mà linh hoạt tùy theo tình huống. Để thích ứng với MT, người Việt chủ động 77 chung sống với những yếu tố bất lợi, tận dụng những yếu tố phù hợp, thuận theo TN bằng những phương thức TN. Đặc trưng VH ứng xử của người Việt là tính dung hòa và tích hợp. Phan Ngọc có các khái niệm “khúc xạ” và “vượt gộp” cũng mang ý nghĩa là sự tiếp nhận có điều tiết (khúc xạ), sự tích hợp (gộp lại) để cộng hưởng (vượt lên). Trong quan hệ XH, người Việt ứng xử hài hòa (vừa có lý, vừa có tình), coi trọng cộng đồng làng xóm (thường thì “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, nhưng ở làng thì “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”) [45] trong giao tiếp, thường nói những ND “tĩnh” bằng hình thức “động”, hay dùng lối ẩn dụ (lấy nghĩa đen tải nghĩa bóng). Trong nghệ thuật thì đề cao tính ước lệ và tượng trưng, chú trọng “gợi” nhiều hơn “tả”, tập trung vào ND hơn là HT, thiên về biểu cảm hơn là hiện thực. Nhưng trong cuộc sống thì lại sĩ diện, dễ “bằng mặt mà không bằng lòng”, coi trọng “một miếng giữa đàng hơn một sàng xó bếp” [45] với yếu tố ngoại lai, thì ứng xử độ lượng để dung hợp nó; nhưng khi buộc phải sử dụng sức mạnh, thì huy động tổng hợp trên mọi phương diện, linh hoạt trong mọi tình huống. Sự tiếp biến và dung hợp các hiện tượng VH ngoại lai vào VHBĐ đã tạo ra sức sống trường tồn và cơ hội phát triển cho kiến trúc. Kiến trúc phản ánh cách thức con người ứng xử với TN và với nhau (trong gia đình, cộng đồng, XH) nên VH kiến trúc là hệ quả của VH ứng xử, chịu sự chi phối bởi VH tâm linh, VH nhận thức và VH tổ chức. Ngôi nhà kết nối với thế giới bên ngoài thông qua hệ thống các không gian trung gian (hiên - sân - vườn - cổng - ngõ - đường, phố). Kiến trúc Việt thiên về Âm (tĩnh, tối, êm ái, hài hòa) hơn là Dương (động, sáng, mạnh mẽ, tương phản). Coi trọng các không gian đệm, nhấn mạnh sự chuyển tiếp để tạo thế dung hòa giữa các thái cực, giữa bên trong và bên ngoài, thống nhất giữa nội hàm (cái cảm nhận, cái tinh thần - vô hình) và ngoại diện (cái nhìn thấy, cái vật chất - hữu hình). Ưu tiên những không gian mở, những hình thức không đóng kín (chưa hoàn chỉnh) thể hiện sự phát triển đang tiếp diễn và sẽ sinh ra cái mới. Đặc điểm VH của cộng đồng dân cư địa phương (phong tục, tập quán, lối sống, thói quen, tâm lý, tâm linh và tín ngưỡng,..) ấn định ND sử dụng, tính chất hoạt động và phương thức tổ chức không gian thích hợp cho từng loại công trình. Quan niệm thẩm mỹ truyền thống (có tính bền vững), trình độ VH và thị hiếu của cá nhân, nhận 78 thức thẩm mỹ của XH (có tính thời đại, tính lịch sử),.. có ảnh hưởng lớn đến cách nhìn nhận và đánh giá kiến trúc. Ngày nay, vai trò của các dòng chảy VHBĐ, VH địa phương được nhận thức sâu sắc và được đề cao như là “trụ cột thứ tư” của Phát triển bền vững (nhằm duy trì, làm mới và làm phong phú thêm giá trị VH của các cộng đồng - vì sự đa dạng VH), cũng như của Kiến trúc bền vững (yêu cầu bền vững về VH song hành với sự ổn định về XH, bền vững về MT, bền vững về kinh tế và kỹ thuật). 2.3.2. Lý luận về ngôn ngữ thị giác trong kiến trúc 2.3.2.1. Cấu trúc biểu hiện của ngôn ngữ thị giác Các tính chất của kiến trúc nói chung đều được phản ánh trong cấu trúc không gian (thông qua việc tổ hợp các yếu tố kiến trúc), và thể hiện trong hình thức thẩm mỹ (thông qua các yếu tố thị giác, bằng ngôn ngữ tạo hình). Vì vậy, vấn đề BH tính BĐ cần được xem xét từ cấu trúc và phương thức biểu đạt của ngôn ngữ kiến trúc. Charles Jencks đã ứng dụng các thành tựu của ngôn ngữ học thế kỷ XX vào xem xét hình thức kiến trúc như một hiện tượng ngôn ngữ, bằng cách tiếp cận cấu trúc (theo C.L.Strauss - tất cả các hệ ngôn ngữ đều hình thành trên cơ sở biến hóa từ một số cấu trúc gốc phản ánh nhận thức và tư duy của con người). Từ lý thuyết của A.N.Chomsky về Ngữ pháp chuyển hóa (Transformational Generative Grammar) thì ngôn ngữ hình thức kiến trúc cũng có cấu trúc bề mặt và cấu trúc tầng sâu, chuyển tải thông tin từ người thiết kế đến người quan sát bằng cơ chế mã hóa và giải mã. Quá trình đó liên quan chặt chẽ với các lĩnh vực Ngữ nghĩa học (Semantics), Ký hiệu học (Semiotics) và Chú giải học (Hermeneutics). [106] . Ký hiệu học đại cương (Semiology, [87], [101]) xem ngôn ngữ là một hệ thống 3 yếu tố: Vật thực (cái được đề cập cụ thể, Referent) + Ký hiệu (cái dùng để biểu đạt, Signifier) + Ý nghĩa (cái được biểu đạt, Hình 2.16 Tam giác ký hiệu học 79 Signified), tạo thành tam giác ký hiệu học (Semiotic Triangle, hình 2.16). Mô hình này cũng được ghi chú theo một cách khác gồm: Referent (vật thực_Chùa một cột) + Symbol (biểu tượng, hình thức của ký hiệu_Logo biểu tượng trường đại học kiến trúc Hà Nội) + Reference (ý nghĩa, khái niệm_ Trường đại học kiến trúc Hà Nội). Vật thực (Referent) có mặt chủ yếu trong các ngôn ngữ lời nói, chữ viết - là đối tượng được mô tả trực tiếp bởi ký hiệu và chứa đựng một ý nghĩa cụ thể của khái niệm. Trong các ngôn ngữ tạo hình thị giác thì “vật thực” hiện diện mờ nhạt, chỉ là một phần, một khía cạnh của hình thức ký hiệu, là nấc trung gian giữa “biểu tượng” và “ý nghĩa”. Để đơn giản hóa, trong Ký hiệu học kiến trúc có thể xem các yếu tố VC - hình thể là cái mang nghĩa, cái biểu đạt (Signifier / Symbol); còn các yếu tố XH và tinh thần là cái có nghĩa, cái được biểu đạt (Signified / Reference). Cái có nghĩa cần cái mang nghĩa để BH ra, cái mang nghĩa nhờ cái có nghĩa mà trở nên giá trị - chúng liên kết để cùng tồn tại và đem lại lợi ích cho nhau, tức là cộng sinh VH với nhau. Ký hiệu học hiện đại (Semiotics khởi xướng bởi Charles Sanders Pierce và phát triển bởi Charles Morris) thì thâu tóm cả 3 thành phần đó trong một cấu trúc thống nhất, thâm nhập vào nhau và bao chứa nhau - theo kiểu 3 vòng tròn đồng tâm / 3 tầng lớp (hình 2.17). Ch.S.Pierce (1839-1914) dựa trên cơ sở triết học của các khái niệm (ý nghĩa, biểu đạt, ký hiệu) và coi logic như là quy luật tất yếu phổ quát (Ký hiệu học = Logic học) quan niệm 3 tầng đó là: bản thân ký hiệu (là sự vật độc lập, đơn nhất), ý nghĩa và hình thức của ký hiệu (có quan hệ song trùng, mang ý nghĩa với một sự vật khác), và sự diễn giải ký hiệu (quan hệ tương tác 3 chiều, là cấu trúc chiều sâu, toàn bộ ký hiệu). Ch. Morris (1901-1979) [129] đề cao Ký hiệu học như là “khoa học tổ chức” của các ngành XH-NV, chú trọng mối liên hệ của ký hiệu với vật thể, với con người và với các biểu tượng khác - thì cho 3 tầng đó gồm: Ký hiệu học cấu trúc (nghiên Hình 2. 17. Ký hiệu học hiện đại [96] 80 cứu sự cấu thành, tổ chức kết cấu của ký hiệu), Ký hiệu học ngữ nghĩa (nghiên cứu các loại ý nghĩa biểu đạt của ký hiệu) và Ký hiệu học ứng dụng (nghiên cứu nguồn gốc, cách sử dụng và tác dụng của ký hiệu, mối quan hệ giữa ký hiệu và người sử dụng - tức là Pragmatics / Ngữ dụng học). Theo đó, Ký hiệu học cấu trúc là tầng đầu tiên ở trong cùng và là một phần của Ký hiệu học ngữ nghĩa ở tầng thứ 2, còn Ký hiệu học ứng dụng là tầng thứ 3 bao trùm toàn bộ. Tuy nhiên, về thị giác thì các mô hình này ngược với hình dung thông thường (thường cái gì là “bề mặt” thì ở ngoài, cái gì thuộc “chiều sâu” thì ở trong). A.N.Chomski [97] cho rằng các quan hệ cú pháp cũng bao gồm bộ phận cơ sở (cơ bản) và bộ phận chuyển đổi (ứng dụng); cấu trúc chiều sâu (hướng nội) của ngôn ngữ được hình thành từ sự kết hợp giữa bộ phận cú pháp cơ sở và phần ngữ nghĩa học (tạo nên khả năng diễn dịch ý nghĩa), còn cấu trúc bề mặt (hướng ngoại) thì hình thành từ bộ phận cú pháp ứng dụng và phần ký hiệu học (tạo thành hình thức của ngôn ngữ). Nói theo A.N.Chomski thì phương thức BH của “tính BĐ” hay “BSĐP” trong kiến trúc cũng bao gồm các cấu trúc chiều sâu (chứa đựng ý nghĩa, ý niệm về cái BĐ) và cấu trúc bề mặt (với những yếu tố thị giác để thông tin, chuyển tải ý niệm), kết nối giữa chúng là những kênh liên hệ và ràng buộc khác nhau (bằng cú pháp, ẩn dụ, liên tưởng,..) giúp thực hiện việc mã hóa và giải mã thông tin. Theo R.Jacobson thì bất kỳ sự giao tiếp hàm nghĩa nào cũng phụ thuộc vào một loạt các nhân tố - bao gồm: nguồn phát tín hiệu (là tác giả, KTS), đường truyền tín hiệu (là công trình kiến trúc với cấu trúc và những hình ảnh thị giác cụ thể), người tiếp nhận tín hiệu (là người quan sát, sử dụng, cộng đồng), bản thân tín hiệu (là yếu tố kiến trúc mang nghĩa) và ND thông tin của nó (là ý nghĩa, thông điệp). Đáng chú ý là các quan điểm hiện đại - dù trực tiếp hay gián tiếp - đều xác định và đề cao vai trò của Chú giải học (Hermeneutics) trong việc thực hiện các chức năng cơ bản nhất của ngôn ngữ - là công cụ để thông tin, giao tiếp, nhận thức và diễn đạt tư duy. Ngôn ngữ hình thức kiến trúc là sự phối hợp các hệ thống ký hiệu kiến trúc - với cách tiếp cận thiết kế, diễn giải và cảm nhận khác nhau: - Ký hiệu hình học: sử dụng các yếu tố tạo hình cơ bản (điểm, tuyến, diện, khối - kết hợp với màu sắc và chất liệu) tạo ra không gian thuần túy, hình thức hình học 81 thuần khiết (không phản ánh hoạt động diễn ra bên trong) - có tính lý tưởng, trừu tượng. Được diễn giải và cảm nhận thông qua trực giác, trên cơ sở các phản ứng tâm - sinh lý của con người khi ở trong công trình. - Ký hiệu kiểu mẫu: mỗi yếu tố kiến trúc (cửa đi, cửa sổ, tường, cột, trần, sàn, mái, bậc cấp, cầu thang, lan can,..) liên hệ trực tiếp các khái niệm không gian, hình thức và chức năng. Mỗi yếu tố gắn với một cách sử dụng cụ thể, với những cảm xúc và nhận thức cụ thể - định hình thành các mô thức, kiểu mẫu. Ch.Alexander đã tổng kết 253 kiểu mẫu của kiến trúc Mỹ (Ngôn ngữ kiểu mẫu / Pattern Language). - Ký hiệu lịch sử: sử dụng các yếu tố, thành phần, chi tiết của kiến trúc cổ điển, truyền thống, dân gian,.. như những trích đo
File đính kèm:
- luan_an_bieu_hien_tinh_ban_dia_trong_kien_truc_duong_dai_vie.pdf
- Tom tat Luan an Tieng Viet.pdf
- Tom tat Luan an Tieng Anh.pdf
- quyết định thành lập hội đông BV luận án.pdf
- ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LA TMC_TViet.pdf
- ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LA TMC_TiengAnh.pdf