Luận án Đặc điểm quặng hóa vàng trong thành tạo phun trào rìa tây nam cấu trúc bù khạng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đặc điểm quặng hóa vàng trong thành tạo phun trào rìa tây nam cấu trúc bù khạng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đặc điểm quặng hóa vàng trong thành tạo phun trào rìa tây nam cấu trúc bù khạng
- Phƣơng pháp phân tích khoáng tƣớng nhằm nghiên cứu thành phần khoáng vật, cấu tạo, kiến trúc quặng, tổ hợp cộng sinh khoáng vật, thứ tự sinh thành khoáng vật, phục vụ phân chia thời kỳ và giai đoạn tạo khoáng. 64 - Phân tích quang phổ hấp phụ nguyên tử nhằm xác định một cách định lƣợng hàm lƣợng các nguyên tố Au, Ag và các nguyên tố kim loại Cu, Pb, Zn đi kèm trong quặng. - Phân tích mẫu nung luyện xác định một cách định lƣợng hàm lƣợng các nguyên tố Au, Ag trong mẫu. - Phân tích mẫu giã đãi nhằm xác định các khoáng vật nặng chủ yếu là khoáng vật quặng và khoáng vật phụ, xác định đƣợc độ hạt và một số đặc điểm tiêu hình của khoáng vật. - Phƣơng pháp phân tích microsonde nhằm xác định thành phần hóa học của các khoáng vật quặng và các tạp chất, nguyên tố phân tán trong quặng. - Phƣơng pháp phân tích bao thể nhằm xác định nhiệt độ đồng hóa bao thể khí - lỏng, xác định nhiệt độ tạo khoáng phục vụ nội dung nghiên cứu điều kiện hóa - lý thành tạo và hỗ trợ phân chia các giai đoạn tạo khoáng. Sử dụng phƣơng pháp quang phổ Raman và nghiệm lạnh xác định nồng độ muối và nồng độ CO2, N2 , CH4 , H2O trong bao thể giúp luận giải nguồn gốc của dung dịch (fluid) tạo quặng và độ sâu tạo quặng (áp suất). - Phƣơng pháp phân tích đồng vị bền nhằm xác định tỷ lệ các đồng vị δ 18O và δ D của nƣớc trong bao thể giúp luận giải về nguồn nƣớc của dung dịch nhiệt dịch tạo quặng. - Phƣơng pháp phân tích tuổi đồng vị nhằm xác định tuổi đồng vị U-Pb zircon cho thành tạo phun trào và xâm nhập trong vùng nghiên cứu. 2.5.2.3. Phƣơng pháp chuyên gia Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc thực hiện thông qua các buổi hội thảo, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu, liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận án. 65 Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT QUẶNG HOÁ VÀNG KHU VỰC RÌA TÂY NAM CẤU TRÚC BÙ KHẠNG 3.1. Đặc điểm phân bố, hình thái và cấu trúc các thân khoáng 3.1.1. Đặc điểm phân bố các đới khoáng hoá và các thân quặng vàng Trong vùng nghiên cứu đã phát hiện đƣợc 13 đới khoáng hoá sulfur chứa vàng. Các đới khoáng hoá kéo dài không liên tục khoảng 20km, theo phƣơng á vĩ tuyến từ bản Huổi Cọ thuộc xã Hữu Khuông, huyện Tƣơng Dƣơng qua bản Huổi Mây đến bản Tang thuộc xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Trong đó đã khoanh nối đƣợc 15 thân quặng và 3 thân khoáng. Đặc điểm chung của các đới khoáng hoá và các thân quặng vàng là phân bố trong các đới đá dập vỡ, cà nát và biến đổi propylit hoá, bezerit hóa, thạch anh hoá, sericit hoá, chlorit hoá, calcit hoá, epydot hoá dọc theo các đứt gãy có phƣơng tây bắc - đông nam cắt qua các đá ryolit, ryolit xen bột kết, cát bột kết tuf ryolit, ryodacit, tuf ryodacit xen cát kết thạch anh hạt nhỏ, andesit và tuf andesit thuộc tập 1 của hệ tầng Đồng Trầu (T2a đt1). 3.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu trúc các thân quặng vàng 3.1.2.1. Khu Huổi Cọ - Bản Sàn Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc 2 đới biến đổi chứa các thân quặng, thân khoáng hoá và điểm biểu hiện khoáng hóa vàng có đặc điểm nhƣ sau (hình 3.1). - Đới khoáng hóa số I: kéo dài theo phƣơng gần đông - tây khoảng 2300m, rộng từ 60 - 270m, cắm về phía nam, nam tây nam. Đá chứa quặng chủ yếu là đá andesit bị cà ép, biến đổi propylit hoá, sericit hoá, chlorit hoá, thạch anh hoá, calcit hoá, có mạng mạch thạch anh chứa sulfur xuyên cắt. Trong đới khoáng hoá số I đã khoanh định đƣợc 02 thân quặng vàng (TQ.1, TQ.2). + Thân quặng vàng số 1 (TQ.1): kéo dài theo phƣơng tây bắc - đông nam khoảng 210m, chiều dày trung bình 1,35m, cắm về phía tây nam với góc dốc từ 800 đến 850. Đá chứa quặng là andesit bị cà ép, biến đổi propylit hoá, sericit hoá, chlorit hoá, thạch anh hoá, calcit hoá, tập trung nhiều mạng mạch thạch anh chứa sulfur dày từ vài mm đến >1cm xuyên chủ yếu theo bề mặt ép, thứ yếu theo khe nứt. Đá 66 vây quanh là andesit bị ép, biến đổi yếu, màu xanh xám chứa ít hoặc không có mạng mạch thạch anh. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit; thứ yếu là asenopyrit, pyrotin, chalcopyrit; khoáng vật quặng thứ sinh có limonit. Quặng có cấu tạo xâm tán không đều, lấp đầy, dạng ổ; kiến trúc hạt tự hình, keo. Hàm lƣợng vàng trong thân quặng giao động từ 0,8 - 5,7 g/t, hạt vàng trong mẫu giã đãi có dạng tấm, dạng vảy, dạng sợi, dạng nhành cây, móc câu kích thƣớc từ 0,05 x 0,1 đến 0,25 x 0,5mm. + Thân quặng vàng số 2 (TQ.2): nằm cách TQ.1 về phía tây nam khoảng 70 - 200m, kéo dài 300m theo phƣơng chung tây bắc - đông nam; chiều dày trung bình >1m, cắm về nam, nam - tây nam với góc dốc từ 300 đến 650. Đá chứa quặng là andesit bị cà ép và biến đổi thạch anh hoá, chlorit hoá, calcit hóa, tập trung nhiều mạng mạch thạch anh dày từ vài mm đến >1cm có chứa sulfur xuyên chủ yếu theo bề mặt ép, thứ yếu theo khe nứt. Đá vây quanh là andesit biến đổi yếu bị ép, màu xanh xám chứa ít hoặc không có mạng mạch thạch anh. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit; thứ yếu là arsenopyrit, pyrotin, chalcopyrit; khoáng vật quặng thứ sinh có limonit. Quặng có cấu tạo xâm tán không đều, lấp đầy, dạng ổ; kiến trúc hạt tự hình, keo. Hàm lƣợng vàng trong thân quặng giao động từ 1,0 - 12,3 g/t, hạt vàng trong mẫu giã đãi có dạng tấm, dạng sợi, vảy, móc câu, dạng nhành cây, kích thƣớc hạt từ 0,05 x 0,10 mm đến 0,5 x 0,65mm. - Đới khoáng hóa số II: kéo dài theo phƣơng gần đông - tây khoảng 3600m, rộng 120 - 340m, cắm về phía nam, tây nam với góc dốc từ 300 đến 800. Đá chứa quặng chủ yếu là andesit bị cà ép, biến đổi propylit hoá, sericit hoá, chlorit hoá, thạch anh hoá. Trong đới đã khoanh nối đƣợc 03 thân quặng (TQ.3, TQ.4, TQ.5) và 01 thân khoáng hoá (TK.1). + Thân quặng vàng số 3 (TQ.3) kéo dài khoảng 120m theo phƣơng tây bắc - đông nam, chiều dày từ 0,80 - 1,90m, cắm về phía nam, tây nam với góc dốc từ 650 đến 800. Đá chứa quặng là andesit bị cà ép, dập vỡ và biến đổi propylit hoá, thạch anh hoá, chlorit hoá, calcit hoá, có chứa mạng mạch thạch anh - sulfur dày từ vài mm đến >1cm xuyên chủ yếu theo bề mặt ép, thứ yếu theo khe nứt. Đá vây quanh là 67 andesit bị ép, màu xanh xám. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit; thứ yếu là arsenopyrit, pyrotin, chalcopyrit; khoáng vật quặng thứ sinh có limonit. Quặng có cấu tạo xâm tán không đều, lấp đầy, dạng ổ, kiến trúc hạt tự hình, keo (hình 3.2). Hàm lƣợng vàng trong thân quặng giao động từ 0,6 - 2,3g/t. + Thân quặng số 4 (TQ.4) kéo dài theo phƣơng tây bắc - đông nam khoảng 60m; chiều dày thân đạt ~2,0m; cắm về phía tây nam với góc dốc ~650. Đá chứa quặng là andesit bị dập, vỡ cà nát và biến đổi thạch anh hoá, sericit, chlorit hoá, calcit hóa, phần trên mặt bị phong hóa màu nâu đỏ, nâu tím. Trong đá chứa các mạng mạch thạch anh chứa sulfur dày từ vài mm đến >1cm xuyên chủ yếu theo bề mặt ép, thứ yếu theo khe nứt; đá vây quanh là andesit bị ép, màu xanh xám.xuyên cắt. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là arsenopyrit, thứ yếu pyrit, chalcopyrit, khoáng vật thứ sinh có scorodit, limonit. Quặng có cấu tạo xâm tán không đều, lấp đầy, dạng ổ; kiến trúc tấm, hạt tự hình, keo. Hàm lƣợng vàng từ 1,3 g/t đến 3,4 g/t; trung bình 2,3 g/t. + Thân quặng số 5 (TQ.5) kéo dài theo phƣơng á vĩ tuyến khoảng 100m; chiều dày đạt ~1,9m; cắm về phía bắc với góc dốc ~650. Đá chứa quặng là andesit bị dập, vỡ cà nát và biến đổi thạch anh hoá, sericit, chlorit hoá, calcit hóa, phần trên mặt bị phong hóa màu nâu đỏ, nâu tím. Trong đá chứa các mạng mạch thạch anh chứa sulfur dày từ vài mm đến >1cm xuyên chủ yếu theo bề mặt ép, thứ yếu theo khe nứt; đá vây quanh là andesit bị ép, màu xanh xám. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là arsenopyrit, thứ yếu pyrit, chalcopyrit, khoáng vật thứ sinh có scorodit, limonit. Quặng có cấu tạo xâm tán không đều, lấp đầy, dạng ổ; kiến trúc tấm, hạt tự hình, keo. Hàm lƣợng vàng từ 0,9 g/t đến 1,8 g/t; trung bình 1,35 g/t. + Thân khoáng hóa số 1 (TK.1) kéo dài theo phƣơng tây bắc - đông nam khoảng 100m; chiều dày đạt ~0,8m; cắm về phía đông bắc với góc dốc ~300. Đá chứa quặng là andesit bị dập vỡ cà ép và biến đổi thạch anh hoá, sericit hoá, chlorit hóa, calcit hóa, phần trên mặt bị phong hóa màu nâu đỏ, nâu tím có chứa các mạng mạch thạch anh - sulfur dày từ vài mm đến > 2cm xuyên cắt chủ yếu theo mặt ép, thứ yếu theo khe nứt. Thành phần khoáng vật quặng quan sát đƣợc chủ yếu là pyrit 68 hạt nhỏ, khoáng vật thứ sinh limonit. Quặng có cấu tạo xâm tán không đều, lấp đầy, dạng ổ. Hàm lƣợng vàng đạt 1,1 g/t, hạt vàng trong mẫu giã đãi có dạng tấm, dạng vảy, dạng nhành cây, móc câu, kích thƣớc từ 0,05 x 0,05 đến 0,25 x 0,35mm. + Thân khoáng hóa số 2 (TK.2) kéo dài theo phƣơng đông bắc - tây nam khoảng 400m; chiều dày thân khoáng hóa từ 1,2m đến 1,3m, trung bình 1,25m, cắm về phía tây bắc với góc dốc từ 600 đến 750. Đá chứa quặng là andesit bị dập, vỡ cà nát và biến đổi thạch anh hoá, sericit hoá, chlorit hóa, calcit hóa, phần trên mặt bị phong hóa màu nâu đỏ, nâu tím chứa mật độ rất dày các mạng mạch thạch anh - sulfur xuyên cắt chủ yếu theo mặt ép của đá, thứ yếu theo khe nứt. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrotin, thứ yếu pyrit, arsenopyrit, chalcopyrit, khoáng vật thứ sinh có limonit. Quặng có cấu tạo xâm tán không đều, lấp đầy khe nứt, dạng ổ; kiến trúc hạt tự hình, tha hình. Hàm lƣợng vàng 0,4 g/t và 0,9 g/t, hạt vàng trong mẫu giã đãi có dạng tấm, dạng vảy, móc câu với kích thƣớc từ 0,05 x 0,1mm đến 0,25 x 0,5mm. * Kết quả đãi mẫu trọng sa chi tiết: kết quả phân tích mẫu trọng sa cho thấy: 2/3 lƣợng mẫu đã lấy có chứa vàng. Vàng xuất hiện ở hai sƣờn của dông núi chạy theo phƣơng á vĩ tuyến ở phần trung tâm vùng nghiên cứu, đã xác định 01 vành bậc I (2-8 hạt), 03 vành bậc II (9-16 hạt) và 01 vành bậc III (20-69 hạt), cá biệt có mẫu đột biến đạt 85 hạt (hình 3.1). Các vành phân tán trọng sa cho thấy khu Huổi Cọ - Bản Sàn có tiềm năng lớn để phát hiện các thân quặng vàng mới. 69 Hình 3.1: Sơ đồ địa chất và khoáng sản khu bản Huổi Cọ - bản Sàn 70 Hình 3.2: Thân quặng TQ.3 gặp tại hào H.3B 3.1.2.2. Khu Huổi Mây Kết quả nghiên cứu ở khu Huổi Mây đã xác định đƣợc 3 đới khoáng hóa vàng và một số biểu hiện khoáng hóa. Trong đó khoanh nối đƣợc 2 thân quặng vàng (TQ.1; TQ.2), có đặc điểm nhƣ sau (hình 3.3). - Đới khoáng hóa số I kéo dài theo phƣơng tây bắc - đông nam khoảng 2.500m, bề rộng từ 40 - 130m, cắm về phía tây nam đôi chỗ đảo lại về đông bắc với góc dốc từ 50 - 85 o. Đới gồm các đá ryolit bị cà ép biến đổi chứa sulfur bị các mạch, mạng mạch thạch anh - sulfur xuyên cắt màu xám sáng, xám nâu vàng. Các hiện tƣợng biến đổi gồm: sericit hóa, thạch anh hóa. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit, chalcopyrit. Khoáng vật thứ sinh có limonit. Quặng có cấu tạo xâm tán không đều, lấp 71 đầy, dạng ổ; kiến trúc tấm, hạt tự hình, keo. Trong đới đã phân tích 13 mẫu nung luyện đều cho kết quả <0,4 g/t, trong 03 mẫu giã đãi có vàng từ 1 - 2 hạt. Hạt vàng trong mẫu giã đãi có dạng tấm, dạng que, dạng nhành cây, móc câu kích thƣớc từ 0,05 x 0,1 đến 0,25 x 0,5mm. - Đới khoáng hóa số II kéo dài theo phƣơng Tây bắc - Đông nam khoảng 290m, cắm về phía bắc - đông bắc với góc dốc từ 500 - 800. Đá chứa quặng là tuf ryodacit xen kẹp đá phiến sét đen bị cà ép mạnh có các mạch, mạng mạch thạch anh - sulfur xuyên cắt chủ yếu theo mặt ép, thứ yếu theo khe nứt bị cà ép biến đổi bezerit hóa, sericit hoá, thạch anh hoá, chlorit. Thành phần khoáng vật quặng gồm chủ yếu là arsenopyrit, pyrit, ít hơn chalcopyrit, khoáng vật thứ sinh có limonit. Quặng có cấu tạo xâm tán không đều, lấp đầy, dạng ổ, kiến trúc hạt mịn, tự hình, tha hình, keo. Trong đới đã đã khoanh nối đƣợc một thân quặng (TQ.1) +Thân quặng số 1 (TQ.1): kéo dài 120m phƣơng tây bắc - đông nam, bề dày trung bình: 1,67m, cắm về bắc - đông bắc với góc dốc từ 500 đến 800 (ảnh 3.1). Đá chứa quặng là tuf ryodacit xen kẹp đá phiến sét đen bị cà ép mạnh có các mạch, mạng mạch thạch anh - sulfur xuyên cắt chủ yếu theo mặt ép, thứ yếu theo khe nứt, đá bị cà ép biến đổi bezerit hóa, sericit hoá, thạch anh hoá, chlorit. Đá vây quanh là cát kết thạch anh hạt nhỏ bị ép, kiến trúc hạt nhỏ xi măng cơ sở tái kết tinh. Khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit dạng hạt tự hình, nửa tự hình cùng với thạch anh tạo nên các chuỗi đám ổ kéo dài theo phƣơng ép của đá, thứ yếu có chalcopyrit rất ít dạng hạt nhỏ li ti (0,01mm) xâm tán thƣa trong nền đá. Hàm lƣợng vàng trung bình trong thân quặng đạt 2,01 g/t. 72 Ảnh 3.1: Tuf ryodacit xen kẹp đá phiến sét đen bị cà ép mạnh có các mạch, mạng mạch thạch anh - sulfur - vàng xuyên cắt (vết lộ KS.7221 & hào H.HM.H.5) - Đới khoáng hóa số III kéo dài theo phƣơng á vĩ tuyến khoảng 860m, bề rộng từ 10 - 70m, cắm về phía nam - tây nam với góc 400 - 500. Đới gồm các đá tuf ryodacit xen kẹp cát kết thạch anh hạt nhỏ bị cà ép biến đổi chứa sulfur, bị các mạch, mạng mạch thạch anh - sulfur màu xám sáng, xám nâu vàng xuyên cắt. Các hiện tƣợng biến đổi gồm: sericit hóa, thạch anh hóa, chlorit hóa. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là arsenopyrit, pyrit, ít hơn chalcopyrit; khoáng vật thứ sinh có limonit. Quặng có cấu tạo xâm tán không đều, lấp đầy, dạng ổ, kiến trúc hạt mịn, tự hình, tha hình, keo. Hàm lƣợng vàng trong mẫu nung luyện từ 0,5 g/t đến > 1,0 g/, cá biệt có mẫu đạt 9,4 g/t, hạt vàng trong mẫu giã đãi có dạng tấm, dạng sợi, vảy, móc câu, dạng nhành cây. Kích thƣớc hạt vàng từ 0,05 x 0,10mm đến 0,5 x 0,65mm. Trong đới đã khoanh định đƣợc 01 thân quặng vàng (TQ.2) +Thân quặng số 2 (TQ.2) kéo dài khoảng 280m, dày trung bình 1,15m, cắm về phía nam, tây nam với góc dốc từ 500 đến 550. Đá chứa quặng là ryodacit bị cà nát dập vỡ và biến đổi bezerit hóa, thạch anh hoá, sericit hoá, chlorit hoá, chứa các mạng mạch thạch anh - sulfur dày từ 1mm đến 3cm dạng xuyên cắt. Đá vây quanh là đá ryodacit bị ép, biến đổi yếu (ảnh 3.2). 73 Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là arsenopyrit, thứ yếu là pyrit; khoáng vật quặng thứ sinh có scodorit, limonit. Quặng có cấu tạo xâm tán không đều, lấp đầy, dạng ổ; kiến trúc hạt tự hình, keo. Hàm lƣợng vàng trung bình trong thân quặng đạt 2,5 g/t. Ảnh 3.2: Đá ryodacit bị cà nát, dập vỡ, bị biến đổi bezerit hóa, thạch anh hóa, sericit hóa, chlorit hóa chứa mạch, mạng mạch thạch anh - sulfur - vàng (H.8B) * Kết quả lấy mẫu trọng sa chi tiết: đã khoanh đƣợc 3 vành phân tán bậc I, 1 vành phân tán bậc II và 1 vành phân tán bậc III (hình 3.3). Các vành phân tán trọng sa khá phù hợp với diện phân bố của các đới khoáng hóa, thân quặng vàng. 74 Hình 3.3: Sơ đồ địa chất và khoáng sản khu Huổi Mây 75 3.1.2.3. Khu Bản Tang - Na Quya Kết quả điều tra chi tiết biểu hiện khoáng sản vàng khu Bản Tang và bản Na Quya đã xác định đƣợc 4 đới khoáng hoá và 08 thân quặng vàng có đặc điểm nhƣ sau (hình 3.4). - Đới khoáng hóa số I kéo dài khoảng 3800m theo phƣơng gần đông - tây, rộng từ 50 - 280m, các đá trong đới thƣờng cắm về bắc, đông bắc với góc dốc 30 - 70 0. Các đá chứa quặng chủ yếu là ryolit, cát - bột kết tuf ryolit bị cà nát, dập vỡ và biến đổi sericit hoá, thạch anh hoá, chứa mạng mạch thạch anh - sulfur xuyên cắt. Trong đới này đã xác định đƣợc 02 thân quặng TQ.1 và TQ.2. + Thân quặng vàng số 1 (TQ.1) kéo dài khoảng 300m theo phƣơng gần đông - tây, chiều dày thân quặng từ 2,0 - 2,1m, thế nằm cắm về phía bắc với góc dốc 45 - 50 0. Đá chứa quặng là ryolit bị dập vỡ cà nát và biến đổi thạch anh hoá, sericit hoá có các mạng mạch thạch anh - sulfur xuyên cắt. Đá vây quanh quặng là ryolit bị ép màu xám sáng (hình 3.5). Thành phần khoáng vật quặng gồm chủ yếu là pyrit (cá biệt chiếm 12% trong mẫu khoáng tƣớng KS.4954), thứ yếu arsenopyrit, ít chalcopyrit. Quặng có cấu tạo xâm tán không đều, kiến trúc hạt tự hình. Hàm lƣợng vàng trong thân quặng trung bình đạt 1,3g/t, bạc từ 0 - 30g/t. + Thân quặng vàng số 2 (TQ.2) kéo dài khoảng 900m theo phƣơng gần đông - tây, chiều dày thân quặng trung bình: 2,0m, cắm về phía bắc với góc dốc 45-600. Đá chứa quặng là ryolit xen bột kết bị cà nát dập vỡ và biến đổi sericit hoá, thạch anh hoá, có các mạng mạch thạch anh - sulphur xuyên cắt. Đá vây quanh là ryolit, bột kết bị ép màu xám sáng. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit, thứ yếu là arsenopyrit, chalcopyrit; khoáng vật quặng thứ sinh có limonit. Hàm lƣợng vàng trong thân quặng trung bình đạt 1,19g/t, bạc từ 0 - 30g/t. - Đới khoáng hóa số II kéo dài khoảng 2200m theo phƣơng á vĩ tuyến, rộng 50 - 80m, cắm về phía bắc, đông bắc với góc dốc 30 - 700. Các đá chứa quặng chủ yếu là ryolit, cát bột kết tuf ryolit bị dập vỡ, cà nát và biến đổi thạch anh hóa, sericit hóa, chứa mạng mạch thạch anh - sulfur xuyên cắt. Thành phần khoáng vật quặng gồm chủ yếu là pirit, thứ yếu có chalcopyrit, arsenopyrit, pyrotin; khoáng vật thứ 76 sinh có limonit, covelin. Quặng có cấu tạo mạch xâm tán, lấp đầy, dạng ổ, vi mạch; kiến trúc hạt tự hình, ít tha hình, keo. Hàm lƣợng quặng vàng trong đới từ 0,5-1,0 g/t (phân tích: 11 mẫu nung luyện trong đó 8 mẫu cho hàm lƣợng vàng ≥ 0,5 g/tấn, 03 mẫu cho hàm lƣợng vàng > 1g/tấn; 04 mẫu giã đãi đều gặp vàng từ 20 đến 106 hạt). Trong đới này đã xác định đƣợc 01 thân quặng TQ.3. + Thân quặng vàng số 3 (TQ.3) kéo dài khoảng 300m theo phƣơng tây bắc - đông nam, chiều dày thân quặng trung bình: 1,4m, cắm về phía bắc với góc dốc 750. Đá chứa quặng là ryolit xen bột kết bị cà nát dập vỡ và biến đổi sericit hoá, thạch anh hoá, có các mạng mạch thạch anh - sulphur xuyên cắt. Đá vây quanh là đá ryolit, bột kết bị ép màu xám sáng. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit, thứ yếu là arsenopyrit, chalcopyrit; khoáng vật quặng thứ sinh có limonit. Hàm lƣợng vàng trong thân quặng trung bình đạt 1,3g/t, bạc từ 0 - 30g/t. - Đới khoáng hóa số III kéo dài khoảng 1000m theo phƣơng á vĩ tuyến, rộng từ 30 - 120m. Xu hƣớng chung đới cắm về bắc đông bắc đôi chỗ cắm về đông bắc, với góc dốc 40 - 700. Các đá chứa quặng chủ yếu là andesit, tuf andesit bị cà ép và biến đổi propylit hoá, sericit hóa, chlorit hoá, calcit hoá có các mạng mạch thạch anh - sulfur xuyên cắt. Thành phần khoáng vật quặng gồm chủ yếu là pyrit, arsenopyrit, thứ yếu có galenit, sphalerit, chalcopyrit bị phong hóa mạnh, barit; khoáng vật thứ sinh có limonit. Trong đới khoáng hóa đã xác định đƣợc 03 thân quặng gồm TQ.4, TQ.5, TQ.6. + Thân quặng vàng số 4 (TQ.4) kéo dài khoảng 200m theo phƣơng gần đông tây, chiều dày từ 1,6 - 2,2m, thân quặng cắm về phía bắc với góc dốc 45 - 600. Đá chứa quặng là andesit bị cà nát, dập vỡ và biến đổi propylit hoá, sericit hoá, chlorit hoá, calcit hoá, có các mạng mạch thạch anh - sulphur xuyên cắt. Đá vây quanh là andesit màu xám xanh, bị ép mạnh. Thành phần khoáng vật quặng gồm chủ yếu là pyrit, thứ yếu có galenit, barit. Khoáng vật quặng nguyên sinh nhƣ pyrit, chalcopyrit đã bị phong hoá gần nhƣ hoàn toàn (còn sót lại rất ít các khoáng vật tƣơi) tạo thành 77 các dải tàn dƣ thạch anh - limonit màu vàng, vàng nâu, nâu đen, dạng xốp. Hàm lƣợng vàng trong thân quặng trung bình đạt 1,99g/t, bạc từ 0 - 30g/t. + Thân quặng vàng số 5 (TQ.5) nằm cách thân quặng số 3 khoảng 40m về phía nam, kéo dài khoảng 300m theo phƣơng á vĩ tuyến, chiều dày từ 1,5 - 2m, cắm về phía bắc - đông bắc với góc dốc 65 - 700. Đá chứa quặng là andesit, tuf andesit bị cà nát, dập vỡ và biến đổi propylit hoá, sericit hoá, chlorit hoá, calcit hoá có các mạng mạch thạch anh - sulfur xuyên cắt. Đá vây quanh là đá andesit, tuf andesit màu xám xanh, bị ép mạnh. Khoáng vật quặng nguyên sinh chủ yếu là arsenopyrit, pyrit, chalcopyrit, galenit, sphalerit; khoáng vật quặng thứ sinh có limonit. Hàm lƣợng vàng trong thân quặng trung bình đạt 3,0g/t, bạc <10g/t. + Thân quặng vàng số 6 (TQ.6) nằm cách thân quặng số 5 khoảng 45m về phía nam, kéo dài khoảng 100m theo phƣơng á vĩ tuyến, chiều dày từ 1,8 - 2m, cắm về phía b
File đính kèm:
- luan_an_dac_diem_quang_hoa_vang_trong_thanh_tao_phun_trao_ri.pdf
- Thong tin ve KL moi cua LATS.pdf
- Tom tat luan an-Tieng anh.pdf
- Tom tat luan an-Tieng viet.pdf