Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế

Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế trang 1

Trang 1

Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế trang 2

Trang 2

Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế trang 3

Trang 3

Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế trang 4

Trang 4

Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế trang 5

Trang 5

Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế trang 6

Trang 6

Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế trang 7

Trang 7

Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế trang 8

Trang 8

Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế trang 9

Trang 9

Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 202 trang Hà Tiên 08/11/2024 360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế

Luận án Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế
hồi qui mẫu bằng cách sử dụng thủ tục thống kê trong máy tính bỏ túi CASIO (nhập dữ liệu và xuất kết quả r, A, B), sau đó nhớ lại tính chất của hệ số tương quan để đưa ra nhận xét về mối tương quan và áp dụng quy tắc để lập phương trình hồi qui. Đối với câu hỏi này, SV đạt điểm tối đa mới chỉ phản ánh được rằng SV đã nắm tốt dạng toán quen thuộc đã học liên quan đến tương quan và hồi qui, làm tốt thủ tục xác định các hệ số bằng CASIO, mà chưa phản ánh được năng lực SLTKYH của SV. 
b) Kết quả khảo sát về điểm thi kết thúc học phần XS-TKYH của sinh viên
Chúng tôi xử lý dữ liệu kết quả điểm thi kết thúc học phần môn XS-TKYH của 548 SV y khoa năm thứ 2, học kỳ 2, năm học 2016-2017, trường ĐH Y Dược Huế, thống kê kết quả điểm thi thể hiện trong Bảng 3.7 như sau:
Bảng 3.7. Kết quả điểm thi môn XS-TKYH của SV Y2, năm học 2016-2017
SV có Điểm > =
5
5,5
6
6,5
7
7,5
8
Tỉ lệ (%)
90
86,5
82,8
74,6
68,1
56,9
45,1
Các kết quả thống kê ở Bảng 3.7 cho thấy: đối với đề thi kết thúc học phần này, hầu hết SV đạt kết quả điểm thi > = 5, chỉ có 10% SV có điểm thi < 5, và có đến 45,1% SV đạt từ 8 điểm trở lên. Điều đó nói lên rằng các em có được nền tảng tốt về kỹ năng toán học cơ bản và đạt mức cao về các kỹ năng liên quan đến áp dụng các quy tắc, thủ tục và quy trình tính toán thống kê. Nếu nhận định này là phổ biến, xem như là một đặc trưng đối với SV ngành y khoa thì sẽ là một điều kiện thuận lợi để áp dụng các biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học TKYH theo hướng chú trọng SLTKYH, đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu vào của SV y khoa trong 5 năm liên tục để có thêm bằng chứng về nhận định này. 
Kỹ năng Toán cơ bản – chất lượng đầu vào của sinh viên ngành y khoa
Nghiên cứu sự thể hiện kỹ năng Toán học cơ bản của SV y khoa thông qua khảo sát chất lượng tuyển sinh đầu vào ĐH giúp chúng tôi xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá phù hợp với đối tượng SV và đảm bảo việc đổi mới trong dạy học TKYH mang tính thực tiễn.
Chất lượng tuyển sinh đầu vào không quyết định tất cả nhưng là khâu rất quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo chất lượng đầu ra. Đặc thù nghề nghiệp của ngành y là gắn với trách nhiệm cao trước sức khỏe con người, tính mạng của người bệnh. Do đó, các trường đào tạo nhóm ngành khoa học sức khỏe nói chung, ngành y nói riêng, đảm bảo chất lượng đầu vào là một tiêu chí cần được tôn trọng. SV ngành y của trường ĐH Y Dược Huế, cùng với hai trường ĐH Y Hà Nội và ĐH Y Dược TPHCM có chất lượng đầu vào khá cao so với các trường khác, với điểm thi hằng năm được xếp vào tốp đầu trong cả nước. Xét trong 5 năm từ 2015-2019, điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành y của trường ĐH Y Dược Huế, và các trường y trong cả nước là cao nhất trong tất cả các ngành đào tạo (cùng tổ hợp môn thi). Chúng tôi thống kê điểm chuẩn ngành y của trường ĐH Y Dược Huế qua 5 năm từ 2015 đến 2019 trong Bảng 3.8 dưới đây:
Bảng 3.8. Điểm chuẩn ngành y, trường ĐH Y Dược Huế từ 2015-2019
Tên ngành
Mã ngành
Tổ hợp môn
2015
2016
2017
2018
2019
Trung bình
Y khoa
52720101
B00 (Toán, Hóa, Sinh)
26,5
25,75
28,25
23,25
25
25,75
Điểm chuẩn trung bình trong 5 năm liên tục là 25,75, nghĩa là điểm trung bình cho mỗi môn thi là khá cao 8,58 điểm. Chất lượng đầu vào cao sẽ là tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học. Chúng tôi quan tâm đến nền tảng kiến thức toán học phổ thông của SV ngành y khoa so với mặt bằng chung của HS trong cả nước. 
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về điểm thi môn Toán trong kỳ thi THPT Quốc gia của SV ngành y khoa, trường ĐH Y Dược Huế qua các năm 2015, 2016 và 2017 (file nguồn dữ liệu về điểm thi từ Ban Khảo thí, ĐH Huế), kết quả xử lý dữ liệu (xem Phụ lục 1), được tóm tắt trong Bảng 3.9, thể hiện qua các biểu đồ ở Hình 3.2, Hình 3.3 và Hình 3.4. 
Bảng 3.9. Thống kê điểm thi môn Toán THPT Quốc gia của SV y khoa
Thông số
Điểm Toán SV y khoa 2015
Điểm Toán SV y khoa 2016
Điểm Toán SV y khoa 2017
Số SV
548
297
451
Điểm trung bình
8,58
8,52
9,02
Điểm trung vị
8,75
8,5
9
Điểm trội
9
9
9,2
Điểm thấp nhất
6,5
6,25
7,8
Điểm cao nhất
10
9,5
9,8
Tỉ lệ (%) SV có 
Điểm > = 7,5
97,6%
97,6%
100%
Tỉ lệ (%) SV có 
Điểm > = 8,0
91,1%
87,9%
99,6%

Hình 3.2. Phân bố điểm thi môn Toán của SV y khoa năm 2015
Hình 3.3. Phân bố điểm thi môn Toán của SV y khoa năm 2016
Hình 3.4. Phân bố điểm thi môn Toán của SV y khoa năm 2017
Thống kê dựa trên phổ điểm môn Toán kỳ thi THPT Quốc gia qua các năm 2015, 2016, 2017 (nguồn dữ liệu từ Bộ GD&ĐT, xem Phụ lục 2), kết quả thể hiện trong Bảng 3.10.
Bảng 3.10. Thống kê điểm thi môn Toán kỳ thi THPT Quốc gia 2015-2017
Thông số
Điểm Toán 2015
Điểm Toán 2016
Điểm Toán 2017
Số HS
499.941
569.681
853.896
Điểm trung bình
4,68
5,02
5,19
Điểm trung vị
5
5,25
5
Điểm trội
6,5
6,25
4
Điểm thấp nhất
0
0
0
Điểm cao nhất
10
10
10
Tỉ lệ (%) HS có 
Điểm > = 7,5
9,6%
 9,8%
15,4%
Tỉ lệ (%) HS có 
Điểm > = 8,0
4,9%
5,5%
11%
Từ Bảng 3.9, cho thấy điểm toán kỳ thi THPT Quốc gia của SV đầu vào ngành y khoa, trường ĐH Y Dược Huế đạt ở mức khá cao so với điểm trung bình chung của toàn thể HS tham dự kỳ thi, điểm trung bình các năm đều từ 8,5 điểm trở lên, trong đó điểm trung bình chung của cả nước qua các năm chỉ ở mức xấp xỉ 5 điểm thể hiện trong Bảng 3.10. Từ Bảng 3.10 có thể thấy, qua ba năm, tỉ lệ HS có điểm toán từ 7,5 điểm trở lên cao nhất là 15,4% trong kỳ thi năm 2017 và tỉ lệ HS có điểm toán từ 8 điểm trở lên cao nhất chỉ là 11%, cũng trong năm 2017. Trong khi đó, điểm toán đầu vào của SV ngành y thấp nhất là trên 6 điểm (là 6,25 điểm trong năm 2016) và tỉ lệ SV có điểm toán từ 7,5 điểm trở lên đều là 97,6% năm 2015, năm 2016 và tuyệt đối là 100% vào năm 2017. Tỉ lệ SV ngành y có điểm toán đạt từ 8 điểm trở lên cũng rất cao, tỉ lệ này xấp xỉ 90% trong năm 2015, năm 2016 và gần 100% trong năm 2017 (xem Bảng 3.9). Qua những khảo sát ban đầu dựa trên phân tích điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia, mặc dù mới chỉ dựa trên số liệu trong 3 năm liên tục 2015, 2016, 2017, nhưng qua đó có thể thấy, đa số SV trúng tuyển vào ngành y là những em có điểm toán cao nhất, có nền tảng tốt nhất về kiến thức toán học phổ thông so với HS trong cả nước, có thể xem là đại diện cho HS có những thể hiện tốt về kỹ năng toán học cơ bản. Đây là một lý do cần thiết và cũng là một điều kiện thuận lợi thúc đẩy chúng tôi xác định dạy học TKYH phải đổi mới theo hướng phát triển năng lực SLTKYH cho SV y khoa. Chúng tôi sẽ vận dụng những thể hiện ở “mức cao” về kỹ năng nhận thức toán học cơ bản này của SV vào những đổi mới mang tính thực tiễn trong dạy học TKYH cho SV y khoa. Những đổi mới này là nền tảng hỗ trợ xây dựng đánh giá trong lớp học TKYH giúp phát triển năng lực SLTKYH của SV. 
Đề xuất một số giải pháp đổi mới trong thực tiễn dạy học Thống kê y học
Nghiên cứu của chúng tôi về cơ sở lý thuyết đánh giá đã chỉ ra rằng đánh giá là một yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học, là công cụ tốt để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Hiệu quả giảng dạy yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ của cả 3 yếu tố: mục tiêu, giảng dạy và đánh giá. Đánh giá cần phải căn cứ trên mục tiêu học tập. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là không chỉ xây dựng một tiếp cận đánh giá về năng lực SLTKYH của SV y khoa khi vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tế của y học, mà mong muốn đánh giá giúp phát triển năng lực SLTKYH của SV y khoa, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học TKYH. Để đạt được mục tiêu đó, theo chúng tôi, trước hết cần có sự đổi mới về mục tiêu học tập, tiếp đó là đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy TKYH đáp ứng các mục tiêu học tập. Qua những nghiên cứu trên đây về lịch sử, yếu tố cơ bản và vai trò TKYH trong các loại nghiên cứu y học, về chất lượng tuyển sinh đầu vào của SV ngành y và những kết quả phân tích thể chế dạy học TKYH ở trường ĐH Y Dược Huế, chúng tôi đề xuất một số giải pháp đổi mới trong thực tiễn dạy học TKYH liên quan đến mục tiêu học tập, nội dung và phương pháp giảng dạy. 
Giải pháp 1: Xây dựng Mục tiêu học tập đáp ứng chuẩn đầu ra và hướng đến Suy luận thống kê y học
Theo xu hướng mới, dạy học TKYH nếu chỉ tiếp cận theo lối truyền thống, đơn thuần tập trung vào các kỹ thuật, áp dụng thủ tục, quy trình, thực hiện tính toán thì không thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Mục tiêu dạy học TKYH không thể chỉ dừng lại ở việc SV nhận biết, thông hiểu được các khái niệm hay áp dụng được các thủ tục, quy trình và thực hiện các tính toán thống kê, mà quan trọng hơn là SV phải ứng dụng được kiến thức để giải quyết một số vấn đề trong thực hành nghề nghiệp, cần chú trọng đến phát triển năng lực SLTKYH cho SV khi giải quyết các vấn đề thực tế y học. Trong quá trình xây dựng mục tiêu học tập TKYH, cần phải chú ý đến quan điểm này.
Căn cứ trên chuẩn đầu ra và mục tiêu học tập của Module, chúng tôi đã đề xuất xây dựng mục tiêu học tập môn học và mục tiêu Bài giảng (MTBG). Trước hết, mục tiêu học tập được hiểu là lời tuyên bố về các hành vi của SV có thể quan sát và đo lường được, nên mỗi mục tiêu học tập được xây dựng tương ứng với một mức độ trong phân loại tư duy Bloom sửa đổi (2001) và bắt đầu bởi một động từ. Ngoài ra, việc xây dựng các mục tiêu học tập cũng đảm bảo nguyên tắc SMART:
S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu.
M – Measurable: có thể đo lường được.
A – Attainable: có thể đạt được.
R – Relevant: Thực tế.
T – Timely: có ràng buộc thời gian hoàn thành.
Nguyên tắc này được nhà tâm lí giáo dục Canfield (2015) nêu ra trong cuốn “Những nguyên tắc thành công”.
Bản đồ mục tiêu Module 4B (Phụ lục 3) bao gồm các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, thể hiện được sự “tích hợp” trong các mục tiêu học tập, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Học phần XS-TKYH bao gồm 5 mục tiêu môn học, tương ứng có 29 mục tiêu của 7 bài giảng (BG). Trong đó, liên quan đến TKYH có 21 mục tiêu tương ứng với 5 BG. 
Mục tiêu 1. Ứng dụng các phương pháp xác suất khách quan, xác suất chủ quan để xác định khả năng xảy ra của các yếu tố bất định trong y khoa (mắc bệnh, tử vong, khỏi bệnh, kết quả xét nghiệm...), để đánh giá xét nghiệm chẩn đoán sàng lọc, diễn giải kết quả chẩn đoán.
Mục tiêu 2. Giải thích được quy luật, các đặc trưng của các biến ngẫu nhiên trong sinh y học (các chỉ số về cơ thể người như chiều cao, cân nặng, huyết áp, hàm lượng Glucose...).
Mục tiêu 3. Trình bày được khái niệm các ý tưởng thống kê quan trọng như phân phối, vị trí trung tâm, độ rộng, độ phân tán, sự không chắc chắn, tính ngẫu nhiên và việc chọn mẫu.
Mục tiêu 4. Ứng dụng phương pháp ước lượng khoảng tin cậy, kiểm định giả thuyết thống kê để giải quyết vấn đề thường gặp trong y học.
Mục tiêu 5. Ứng dụng phương pháp hồi qui và tương quan để dự đoán mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau trong y học.
Các MTBG được thể hiện trong Bảng 3.11 dưới đây. 
Bảng 3.11. Bài giảng và Mục tiêu bài giảng
Bài giảng
Mục tiêu bài giảng
BG1. Khái niệm cơ bản về Xác suất và ứng dụng trong chẩn đoán
MTBG1.1; MTBG1.2; MTBG1.3
BG2. Biến ngẫu nhiên và phân phối xác suất
MTBG2.1; MTBG2.2; MTBG2.3; MTBG2.4; MTBG2.5
BG3. Lý thuyết mẫu
MTBG3.1; MTBG3.2; MTBG3.3; MTBG3.4; MTBG3.5
BG4. Ước lượng tham số
MTBG4.1; MTBG4.2; MTBG4.3; MTBG4.4
BG5. Kiểm định giả thuyết thống kê 1
MTBG5.1; MTBG5.2; MTBG5.3; MTBG5.4
BG6. Kiểm định giả thuyết thống kê 2
MTBG6.1; MTBG6.2; MTBG6.3; MTBG6.4
BG7. Phân tích Hồi qui và Tương quan
MTBG7.1; MTBG7.2; MTBG7.3; MTBG7.4
Nội dung của 29 MTBG như sau:
MTBG1.1. Mô tả phép thử, biến cố, quan hệ giữa các biến cố, định nghĩa xác suất và các quy tắc tính toán xác suất. 
MTBG1.2. Ứng dụng xác suất xác định độ nhạy, độ đặc hiệu để đánh giá xét nghiệm chẩn đoán sàng lọc; xác định giá trị tiên đoán dương, âm và diễn giải các kết quả chẩn đoán. 
MTBG1.3. Ứng dụng các công thức tính xác suất để xác định khả năng xảy ra của các biến cố thường gặp trong y khoa (mắc bệnh, tử vong, khỏi bệnh, kết quả xét nghiệm...). 
MTBG2.1. Xác định biến ngẫu nhiên rời rạc, liên tục và mô tả quy luật phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên.
MTBG2.2. Xác định và giải thích ý nghĩa các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên.
MTBG2.3. Ứng dụng mô hình các phân phối lý thuyết thông dụng (bao gồm phân phối nhị thức, phân phối Poisson, phân phối chuẩn) để giải thích quy luật các hiện tượng thực tế y học.
MTBG2.4. Mô tả ý nghĩa và ứng dụng của luật số lớn (định lý giới hạn trung tâm).
MTBG2.5. Giải thích mô hình phân phối xác suất của một tập dữ liệu của một biến ngẫu nhiên trong sinh y học (các chỉ số về cơ thể người như chiều cao, cân nặng, huyết áp, hàm lượng Glucose...).
MTBG3.1. Xác định biến số nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu chọn mẫu.
MTBG3.2. Mô tả việc thu thập, sắp xếp, tổ chức, trình bày mẫu dữ liệu bằng các bảng, biểu đồ.
MTBG3.3. Xác định các đặc trưng mẫu, đặc điểm phân phối tần suất mẫu thực nghiệm.
MTBG3.4. Mô tả được ý nghĩa của các thuật ngữ, các ký hiệu thống kê. Nhận ra và có thể giải thích các biểu diễn của tập dữ liệu.
MTBG3.5. Áp dụng việc hiểu quá trình lấy mẫu và các phân phối lấy mẫu bao gồm phân phối của các Thống kê mẫu: Trung bình mẫu, độ lệch chuẩn mẫu, tần suất mẫu trong tình huống thực tế y học.
MTBG4.1. Xác định khoảng tin cậy cho các tham số trung bình, tỉ lệ của tổng thể.
MTBG4.2. Mô tả khoảng tin cậy cho giá trị trung bình, tỉ lệ dựa trên ý tưởng của quá trình khoảng tin cậy được suy diễn từ dữ liệu mẫu.
MTBG4.3. Giải thích hay đọc được kết quả của thủ tục thống kê. Giải thích các quá trình thống kê và có thể giải thích một cách đầy đủ các kết quả thống kê. Giải thích tại sao một kết luận là hợp lý, có cơ sở đối với bài toán ước lượng tham số.
MTBG4.4. Ứng dụng phương pháp ước lượng tham số để giải quyết vấn đề thực tế trong nghiên cứu y học.
MTBG5.1. Xây dựng các giả thuyết thống kê liên quan đến tham số (trung bình, tỉ lệ, phương sai) từ một vấn đề thực tế trong nghiên cứu y học.
MTBG5.2. Giải thích quy tắc chọn test thống kê phù hợp từng bài toán cơ bản của thống kê liên quan đến tham số (trung bình, tỉ lệ, phương sai).
MTBG5.3. Giải thích hay đọc được kết quả của thủ tục thống kê. Giải thích các quá trình thống kê và có thể giải thích một cách đầy đủ các kết quả thống kê. Giải thích tại sao một kết luận là hợp lý, có sơ sở đối với bài toán kiểm định giả thuyết thống kê liên quan đến tham số.
MTBG5.4. Ứng dụng kiểm định giả thuyết thống kê liên quan đến tham số để giải quyết vấn đề thực tế trong nghiên cứu y học, đưa ra khuyến nghị trong y học.
MTBG6.1. Xây dựng các giả thuyết thống kê liên quan đến vấn đề nghiên cứu liên quan đến sự phù hợp, tính độc lập giữa hai biến định tính.
MTBG6.2. Giải thích quy tắc chọn test thống kê phù hợp từng bài toán cơ bản của thống kê liên quan đến sự phù hợp, tính độc lập giữa hai biến định tính.
MTBG6.3. Giải thích hay đọc được kết quả của một thủ tục thống kê. Giải thích các quá trình thống kê và có thể giải thích một cách đầy đủ các kết quả thống kê. Giải thích tại sao một kết luận là hợp lý, có sơ sở đối với bài toán kiểm định giả thuyết thống kê liên quan sự phù hợp, tính độc lập giữa hai biến định tính.
MTBG6.4. Ứng dụng kiểm định giả thuyết thống kê liên quan đến sự phù hợp, tính độc lập giữa hai biến định tính để giải quyết vấn đề thực tế trong nghiên cứu y học, đưa ra khuyến nghị trong y học.
MTBG7.1. Xác định mô hình hồi qui tuyến tính mẫu với tập dữ liệu, hệ số tương quan, hệ số xác định.
MTBG7.2. Giải thích hay đọc kết quả của thủ tục kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi qui mẫu.
MTBG7.3. Đánh giá mức độ liên quan giữa hai biến, mức độ dự đoán biến kết cục dựa vào biến dự đoán.
MTBG7.4. Dự đoán giá trị biến kết cục bởi biến dự đoán và ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế trong nghiên cứu y học, đưa ra khuyến nghị trong y học.
Đánh giá năng lực SLTKYH của SV sẽ được chúng tôi xây dựng trên cơ sở đáp ứng các mục tiêu học tập đã đề ra. Liên quan đến TKYH có 21 MTBG tương ứng với 5 BG (BG3, BG4, BG5, BG6, BG7). Chúng tôi đề xuất xây dựng chương trình chi tiết học phần XS-TKYH với những nội dung cơ bản được phân bổ trong thời lượng 15 giờ lý thuyết và 40 giờ thực hành như trong Bảng 3.12. Trong đó, thời lượng dành cho TKYH là 10 giờ lý thuyết và 33 giờ thực hành, với 5 BG lý thuyết (BG3, BG4, BG5, BG6, BG7) và và 7 BG thực hành (BG.Thực hành 2, BG.Thực hành 3, BG.Thực hành 4, BG.Thực hành 5, BG.Thực hành 6, BG.Thực hành 7, BG.Thực hành 8).
Bảng 3.12. Chương trình chi tiết học phần XS-TKYH
Bài giảng:
XS-TKYH
Nội dung
Số giờ Lý thuyết
Số giờ Thực hành
BG1.
[Khái niệm cơ bản về xác suất và ứng dụng trong chẩn đoán]
1.1. Giải tích tổ hợp
1.2. Phép thử và biến cố
1.3. Xác suất của biến cố ngẫu nhiên
1.4. Xác suất có điều kiện
1.5. Quá trình Bernoulli
1.6. Xác suất trong xét nghiệm chẩn đoán sàng lọc
2

BG2.

[Biến ngẫu nhiên và phân phối xác suất]
2.1. Biến ngẫu nhiên và phân phối xác suất
2.2. Các đặc trưng của biến ngẫu nhiên
1

2.3. Một số phân phối xác suất thông dụng
2.4. Luật số lớn và định lí giới hạn
2

BG3.

[Lý thuyết mẫu]
3.1. Biến nghiên cứu
3.2. Tổng thể và mẫu
3.3. Mẫu ngẫu nhiên
3.4. Các đặc trưng của mẫu
3.5. Một số phân phối thường dùng trong thống kê
3.6. Các phân phối mẫu
3.7. Các bài toán cơ bản của thống kê
2

BG4.

[Ước lượng tham số]
4.1. Ước lượng điểm
4.2. Ước lượng khoảng tin cậy
2

BG5.

[Kiểm định giả thuyết thống kê (phần 1)]
5.1. Các khái niệm
5.2. Kiểm định giả thuyết về trung bình của biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn
5.3. Kiểm định giả thuyết về tỉ lệ p của tổng thể
5.4. So sánh hai phương sai
5.5. So sánh hai trung bình
5.6. So sánh hai trung bình với mẫu ghép cặp
5.7. Phân tích phương sai ANOVA
5.7.1. Phân tích phương sai một yếu tố
5.7.2. Phân tích phương sai một yếu tố trong SPSS
2


BG6.
[Kiểm định giả thuyết thống kê (phần 2)]
5.8. Kiểm định sự phù hợp giữa phân phối lý thuyết và phân phối thực nghiệm
5.9. Kiểm định giả thuyết về tính độc lập của hai biến nghiên cứu
5.10. So sánh nhiều tỉ lệ
2

BG7.

[Phân tích hồi qui và tương quan]
6.1. Phân tích hồi qui
6.2. Sự phù hợp của mô hình hồi qui
6.3. Phân tích tương quan
6.4. Phân tích hồi qui và tương quan trong SPSS
2

BG.Thực hành 1

Thực hành tính xác suất và ứng dụng xác suất trong chẩn đoán

5
BG.Thực hành 2

Thực hành Thống kê mô tả và quy luật phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên

3
2
BG.Thực hành 3
Thực hành Ước lượng tham số

5
BG.Thực hành 4

Thực hành Kiểm định giả thuyết thống kê về tham số (phần 1) 

5
BG.Thực hành 5

Thực hành Kiểm định giả thuyết thống kê về tham số (phần 2) 

5
BG.Thực hành 6

Thực hành Kiểm định giả thuyết thống kê về biến định tính

5
BG.Thực hành 7

Thực hành Phân tích Hồi qui và Tương quan

5
BG.Thực hành 8

Thực hành ứng dụng TKYH để GQVĐ thực tế 

5

Tổng cộng
15
40
Giải pháp 2: Cập nhật nội dung kiến thức trong giáo trình GTV
Qua phân tích giáo trình GTV, chúng tôi nhận thấy, để đáp ứng được các mục tiêu học tập đã xây dựng, giáo trình GTV cần phải được cập nhật, bổ sung thêm một số nội dung cụ thể như sau:
Chủ đề “Lý thuyết Mẫu”: trình bày biểu đồ hộp (boxplot) và cách đọc dữ liệu thông qua biểu đồ hộp. Bổ sung thêm ví dụ hay bài tập mô tả phân phối lấy mẫu trực quan bằng đồ thị hay mô tả quá trình lấy mẫu, phân phối lấy mẫu bằng khai thác ứng dụng của các phần mềm thống kê như SPSS, R, bởi vì phân phối của thống kê mẫu được biết đến như là công cụ lý thuyết quan trọng để thực hiện các phân tích thống kê suy diễn cho các chủ đề tiếp sau.
Chủ đề “Ước lượng tham số”: Bổ sung thêm lý thuyết mô tả kỹ thuật để giải quyết kiểu nhiệm vụ ước lượng khoảng tin cậy cho trung bình của biến ngẫu nhiên trong trường hợp biến ngẫu nhiên này không thỏa mãn phân phối chuẩn, nhưng nếu kích thước mẫu khá lớn (thông thường n > 30). Các ví dụ nên trình bày theo các bước suy luận, có giải thích tính hợp lý trong từng bước suy luận thay vì chỉ trình bày tóm tắt về công thức khoảng tin cậy và tính toán mẫu số liệu để có kết quả. Thêm ví dụ minh họa cho việc sử dụng phần mềm thống kê SPSS hỗ trợ để giải quyết bài toán liên quan ước lượng khoảng tin cậy của trung bình, tỉ lệ tổng thể.
Chủ đề “Kiểm định giả thuyết thống kê”
 Bổ sung các bài toán thực tế trong nghiên cứu y học yêu cầu thực hiện c

File đính kèm:

  • docxluan_an_danh_gia_nang_luc_suy_luan_thong_ke_y_hoc_cua_sinh_v.docx
  • pdf5.3. LUANAN_TranThuyHien.pdf
  • doc5.3. PHULUC.doc
  • pdf5.3. PHULUC.pdf
  • docx5.4. Bìa TOMTAT.docx
  • pdf5.4. Bìa TOMTAT.pdf
  • docx5.4. TOMTAT.docx
  • pdf5.4. TOMTAT.pdf
  • docx5.5. Bìa TOMTAT_TiengAnh.docx
  • pdf5.5. Bìa TOMTAT_TiengAnh.pdf
  • docx5.5. TOMTAT_TiengAnh.docx
  • pdf5.5. TOMTAT_TiengAnh.pdf
  • doc5.6. TRANG THONG TIN.doc
  • pdf5.6. TRANG THONG TIN.pdf
  • docx5.7. TRANG THONG TIN_TiengAnh.docx
  • pdf5.7. TRANG THONG TIN_TiengAnh.pdf