Luận án Điều trị u hốc mắt bằng phương pháp mổ vi phẫu qua sọ
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Điều trị u hốc mắt bằng phương pháp mổ vi phẫu qua sọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Điều trị u hốc mắt bằng phương pháp mổ vi phẫu qua sọ
74 hợp (28,1%). Biến chứng thị lực xấu sau mổ 7 trường hợp, chiếm 12,3%. Trong đó, 6 trường hợp mất thị lực bên mắt có khối u, xảy ra trên những BN u xuất phát từ TKTG. Cả 6 trường hợp đều có giảm thị lực trước mổ và được phẫu thuật cắt bỏ TKTG cùng với lấy u. Một trường hợp giảm thị lực là biến chứng sau mổ u tế bào Schwann nằm sâu trong đỉnh hốc mắt. Biến chứng nhiễm trùng vết mổ nông vùng trán xảy ra trên một BN u mạch máu hốc mắt, xuất hiện 10 ngày sau mổ được điều trị kháng sinh đường uống 6 tuần và khỏi. 3.2.1.6. Kết quả giải phẫu bệnh Sau khi có kết quả giải phẫu bệnh và đối chiếu với chẩn đoán trước mổ, chúng tôi ghi nhận kết quả giải phẫu bệnh của các UHM trong bảng bên dưới. Bảng 3.11. Kết quả giải phẫu bệnh Kết quả giải phẫu bệnh Tần số (n=57) Tỷ lệ (%) U màng não bao TKTG 12 21,1 U tế bào Schwann 8 14 Carcinôm 6 10,5 U mạch dạng hang 6 10,5 U nhầy 5 8,8 Lymphôm 4 7 U sợi thần kinh 3 5,3 U màng não hốc mắt 3 5,3 U xương 2 3,5 U tế bào đệm TKTG 2 3,5 U mạch máu 2 3,5 Loạn sản sợi 1 1,8 U phình mạch trong xương 1 1,8 Nang bì 1 1,8 U hạt Cholesterol 1 1,8 75 Nhận xét: Qua bảng 3.11 cho thấy 5 loại u thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi gồm: nhiều nhất là u màng não bao TKTG chiếm 12 trường hợp (21,1%), kế đến là u tế bào Schwann (14%), tiếp theo là carcinôm và u mạch dạng hang cùng chiếm tỷ lệ 10,5%, sau đó là u nhầy 8,8%. Trong 6 trường hợp carcinôm bao gồm 4 trường hợp carcinôm tuyến di căn và 2 trường hợp carcinôm tế bào gai. Các trường hợp u khác ít gặp hơn, trong đó có 2 trường hợp u mạch máu không điển hình. 3.2.1.7. Phân loại u Biểu đồ 3.8. Phân loại u lành tính và ác tính (n=57) Nhận xét: Dựa vào tính chất mô học của u, chúng tôi chia UHM thành u lành tính và ác tính. Từ biểu đồ 3.8 cho thấy phần lớn là u lành tính (79%). Các u ác trong nghiên cứu của chúng tôi gồm: carcinôm, lymphôm, u tế bào đệm. Các u lành gồm: u màng não, u tế bào Schwann, u mạch dạng hang, u nhầy, u sợi thần kinh, u xương, u mạch máu, loạn sản sợi, u phình mạch trong xương, nang bì, u hạt Cholesterol. 79 21 U lành tính U ác tính 76 Biểu đồ 3.9. Phân loại u theo tính chất nguyên phát và thứ phát (n=57) Nhận xét: Từ biểu đồ 3.9 chúng tôi nhận thấy hầu hết là u nguyên phát (80,7%). Còn lại 11 u thứ phát (19,3%) bao gồm: 6 trường hợp carcinôm di căn và 5 trường hợp u nhầy từ xoang cạnh mũi. 3.2.2. Kết quả sau mổ và theo dõi Trong mẫu nghiên cứu 57 bệnh nhân chúng tôi hẹn tái khám tại thời điểm 3 tháng sau mổ, có 4 bệnh nhân bị mất liên lạc, còn lại 53 bệnh nhân được theo dõi (chiếm tỷ lệ 93%) cho kết quả dưới đây. 3.2.2.1. Đánh giá thị lực của mắt có khối u sau mổ 3 tháng Thị lực sau mổ được kiểm tra tại phòng khám mắt tại thời điểm sau mổ 3 tháng. Sau khi có kết quả đo thị lực, chúng tôi đánh giá thị lực sau mổ bằng 4 mức độ: bình thường (thị lực trước và sau mổ >6/10), cải thiện (tăng thị lực ít nhất 1 hàng), không cải thiện (không thay đổi thị lực) và xấu hơn (giảm thị lực nặng cho tới mù mắt). Kết quả được chúng tôi trình bày trong bảng 3.12 bên dưới. 80,7 19,3 U nguyên phát U thứ phát 77 Bảng 3.12. Đánh giá thị lực sau mổ 3 tháng Thị lực của mắt có khối u sau mổ Tần suất (n = 53) Tỷ lệ (%) Sáng tối (-) 15 28,3 Sáng tối (+) - 1/25 2 3,8 1/25< - ≤ 1/10 1 1,9 1/10< - ≤ 3/10 2 3,8 3/10< - ≤ 6/10 8 15,1 > 6/10 25 47,1 So sánh thị lực sau mổ Tần suất (n=53) Tỷ lệ (%) Bình thường 17 32,1 Cải thiện 16 30,2 Không cải thiện 13 24,5 Xấu hơn 7 13,2 Tổng 53 100 Nhận xét: Từ bảng 3.12 cho thấy nhóm có thị lực bình thường và nhóm thị lực cải thiện so với trước mổ chiếm 62,3%. Nhóm không cải thiện thị lực chiếm 24,5%, gồm những bệnh nhân biểu hiện giảm thị lực rất nặng hoặc mù mắt trước mổ vẫn không cải thiện sau mổ và 13,2% trường hợp thị lực sau mổ xấu hơn. Các trường hợp có thị lực xấu hơn này gồm: 6 bệnh nhân bị mù mắt do chúng tôi phẫu thuật cắt khối u cùng với TKTG trong các trường hợp u của dây TKTG có giảm thị lực trước mổ. Một bệnh nhân giảm thị lực từ 6/10 xuống bóng bàn tay xảy ra sau mổ u tế bào Schwann nằm sâu trong đỉnh hốc mắt. 78 3.2.2.2. Đánh giá lồi mắt sau mổ 3 tháng Lồi mắt sau mổ trung bình: 0,79 1,52 mm, nhỏ nhất là 0 mm và lớn nhất là 5mm. Biểu đồ 3.10. Đánh giá lồi mắt sau mổ 3 tháng Nhận xét: Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều có lồi mắt trước mổ. Từ biểu đồ 3.10 cho thấy độ lồi mắt sau mổ 3 tháng hồi phục rất cao: 75,5% hết lồi mắt, 24,5% lồi mắt cải thiện một phần so với trước mổ. Không có trường hợp nào mắt lồi xấu hơn. Bảng 3.13. So sánh độ lồi mắt trước và sau mổ 3 tháng Độ lồi (n=53) Trước mổ Sau mổ Nhỏ nhất 3 0 Cao nhất 18 5 Trung bình 8,55±3,65 0,79 1,52 Khoảng tứ vị 6,0 – 8,0 – 11,5 0 – 0 – 1 T test bắt cặp: T = 16,35, p < 0,001 Từ bảng 3.13 cho thấy tình trạng lồi mắt cải thiện sau mổ rất rõ rệt, độ lồi từ 8,55 mm trước mổ xuống còn 0,79 mm sau mổ (phép kiểm T test, p<0,001). 75.5 24.5 Hết lồi mắt Cải thiện một phần 79 3.2.2.3. Đánh giá tình trạng sụp mi sau mổ Trong nghiên cứu của chúng tôi, 16 trường hợp sụp mi sau mổ đều được hồi phục ở thời điểm 3 tháng theo dõi. Khảo sát sự mối tương quan giữa biến chứng sụp mi sau mổ với vị trí u liên quan nón cơ được trình bày trong bảng 3.14 cho thấy sụp mi sau mổ thường xảy ra đối với những u trong nón và trong đỉnh hốc mắt hơn những u ngoài nón (Phép kiểm chính xác Fisher, với p = 0,005). Bảng 3.14. Liên quan giữa biến chứng sụp mi sau mổ với vị trí u Sụp mi Vị trí u theo nón cơ U trong nón U ngoài nón U đỉnh hốc mắt Tổng Có 7 1 8 16 Không 14 20 7 41 Phép kiểm chính xác Fisher: χ2=10.68, p=0.005 3.2.2.4. Điều trị bổ sung sau mổ Nghiên cứu ghi nhận 32/53 trường hợp (60,4%) u được lấy hoàn toàn và không cần điều trị gì thêm. Các trường hợp còn u sau mổ hoặc bệnh lý ác tính trong quá trình theo dõi đã được chúng tôi tư vấn và giới thiệu điều trị bổ sung theo chuyên khoa được trình bày trong bảng 3.15 bên dưới. Bảng 3.15. Điều trị sau mổ Điều trị sau mổ Tần số Tỷ lệ (%) Xạ phẫu bằng dao gamma 11 20,7 Xạ trị 6 11,3 Hóa trị 4 7,6 Không điều trị gì thêm 32 60,4 Tổng 53 100 Nhận xét: Bảng 3.15 cho thấy các phương pháp điều trị hỗ trợ sau mổ cho các UHM gồm: 80 Xạ phẫu bằng dao gamma cho 11 trường hợp, trong đó gồm 8 trường hợp u màng não bao TKTG còn lại sau mổ, 2 trường hợp u tế bào đệm TKTG và 1 trường hợp u sợi thần kinh. Xạ trị cho 6 trường hợp carcinôm hốc mắt (gồm 4 trường hợp carcinôm tuyến và 2 trường hợp carcinôm tế bào gai) tại trung tâm ung bướu của bệnh viện Chợ Rẫy. Hóa trị cho 4 trường hợp lymphôm tại khoa Huyết học. 3.2.2.5. Kết quả sau mổ Để đánh giá kết quả sau mổ, chúng tôi dựa theo bảng đánh giá của tác giả Hejazi N thực hiện tại thời điểm 3 tháng sau mổ, được trình bày trong biểu đồ bên dưới. Biểu đồ 3.11. Kết quả sau mổ Nhận xét: Theo biểu đồ 3.11 cho thấy bệnh nhân được đánh giá kết quả rất tốt và tốt chiếm hầu hết (84,9%), chỉ có 7 trường hợp (13,2%) đạt kết quả trung bình và một trường hợp cho kết quả xấu. 45,3 39,6 13,2 1,9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Tỷ lệ (%) 81 Các trường hợp đạt kết quả trung bình gồm: 6 trường hợp u màng não bao TKTG có biểu hiện giảm thị lực trước mổ được lấy u cùng với cắt TKTG và 1 trường hợp carcinôm tế bào gai di căn hốc mắt được lấy gần hết u, cải thiện độ lồi mắt nhưng hội chứng đỉnh hốc mắt trước mổ cải thiện ít. Một trường hợp đạt kết quả xấu sau mổ xảy ra trên bệnh nhân u tế bào Schwann nằm sâu trong đỉnh hốc có biến chứng thị lực xấu sau mổ. 3.2.2.6. Theo dõi tới thời điểm kết thúc nghiên cứu (30/06/2020) Số tháng theo dõi: 57 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có 4 trường hợp bị mất liên lạc, do đó có 53 bệnh nhân được theo dõi đến thời điểm kết thúc nghiên cứu (30/06/2020), chiếm tỷ lệ 93%. Thời gian theo dõi ít nhất là 9 tháng và nhiều nhất là 40 tháng, trung bình là 24,01 ± 9,55 tháng (trung vị: 24 tháng), chúng tôi ghi nhận kết quả như sau: Biểu đồ 3.12. Kết quả theo dõi sau mổ trung bình 24 tháng Từ biểu đồ 3.12 cho thấy 60,4% các trường hợp hết u, 35,8% u còn lại không tiến triển và 2 trường hợp u tái phát. Trong đó, 2 trường hợp u tái phát có chỉ định mổ lại là u nhầy và u sợi thần kinh xâm lấn xoang hang. 60,4 35,8 3,8 0 10 20 30 40 50 60 70 Hết u U còn lại không tiến triển Tái phát Tỷ lệ (%) 82 3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 3.3.1. Mối liên quan giữa tuổi với kết quả sau mổ Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tuổi với kết quả sau mổ Kết quả sau mổ Nhóm tuổi <20 20-29 30-39 40-49 50-59 60-69 70-79 Tổng Rất tốt 1 6 3 6 5 3 0 24 (45,3) Tốt 1 2 5 5 3 3 2 21 (39,6) Trung bình 2 0 1 3 1 0 0 7 (13,2) Xấu 0 0 0 1 0 0 0 1 (1,9) Tổng 4 8 9 15 9 6 2 53 (100%) Phép kiểm chính xác Fisher: χ2=16,24, p=0,576 > 0,05 Nhận xét: Khi khảo sát mối liên quan giữa nhóm tuổi với kết quả sau mổ tại thời điểm 3 tháng, chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan giữa tuổi với kết quả sau mổ (với p=0,576). 83 3.3.2. Mối liên quan giữa giới tính với kết quả sau mổ Bảng 3.17. Mối liên quan giữa giới tính với kết quả sau mổ Giới tính Kết quả sau mổ 3 tháng Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Tổng Nam 12 (46,2) 114 (42,3) 3 (11,5) 0 (0) 26 (100%) Nữ 12 (44,4) 10 (37,0) 4 (14,8) 1 (3,7) 27 (100%) Tổng 24 (45,3) 21 (39,6) 7 (13,2) 1 (1,9) 53 (100%) Phép kiểm chính xác Fisher: χ2=1,17, p=0,761 > 0,05 Nhận xét: Qua khảo sát mối liên quan giữa giới với kết quả sau mổ tại thời điểm 3 tháng, chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan giữa giới tính với kết quả sau mổ (với p=0,761). 3.3.3. Mối liên quan giữa thời gian khởi bệnh với kết quả sau mổ Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thời gian khởi bệnh với kết quả sau mổ Thời gian khởi bệnh Kết quả sau mổ 3 tháng Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Tổng 1 – 3 tháng 10 (62,5) 6 (37,5) 0 0 16 > 3 – 6 tháng 4 (33,3) 5 (41,7) 2 (16,7) 1 (8,3) 12 > 6 – 12 tháng 6 (40,0) 5 (33,3) 4 (26,7) 0 15 > 12 tháng 4 (40,0) 5 (50,0) 1 (10,0) 0 10 Tổng 24 (45,3) 21 (39,6) 7 (13,2) 1 (1,9) 53 (100%) Phép kiểm chính xác Fisher: χ2=9,81, p=0,366 > 0,05 Nhận xét: Từ bảng 3.18 cho thấy không có mối liên quan giữa thời gian khởi bệnh với kết quả sau mổ (với p=0,366). 84 3.3.4. Mối liên quan giữa đường kính u với mức độ lấy u Bảng 3.19. Mối liên quan giữa đường kính u với mức độ lấy u Đường kính u (mm) Mức độ lấy u Lấy toàn bộ u Lấy gần hết u Lấy u bán phần Tổng Số trường hợp 34 21 2 57 Nhỏ nhất (mm) 18 25 45 18 Lớn nhất (mm) 70 85 48 85 Trung bình (mm) 35,82 40,14 46,50 37,79 Độ lệch chuẩn 12,34 13,39 2,12 12,69 Trung vị (mm) 35 36 46,5 35 Phép kiểm Anova: F=1,25, p=0,295 > 0,05 Nhận xét: Khi khảo sát mối liên quan giữa đường kính u với mức độ lấy u, nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan giữa đường kính u và mức độ lấy u (với p =0,295). Chúng tôi cũng chia đường kính u thành 2 nhóm, nhóm có đường kính u > 3cm và nhóm có đường kính u ≤ 3cm để tìm mối liên quan với mức độ lấy u cũng không cho thấy có sự liên quan (với p =0,095). Bảng 3.20. Mối liên quan giữa đường kính u với mức độ lấy u Mức độ lấy u Đường kính u ≤ 3cm > 3cm Trung bình Lấy toàn bộ u 15 (78,9%) 19 (50,0%) 3,58 ± 1,23 Lấy gần hết u 4 (21,1%) 17 (44,7%) 4,01 ± 1,33 Lấy u bán phần 0 2 (5,3%) 4,65 ± 0,21 Tổng 19 38 3,77 ± 1,26 Giá trị p χ2=4,71, p=0,095 F = 1,25, p=0,295 85 3.3.5. Mối liên quan giữa đường kính u với kết quả sau mổ Bảng 3.21. Mối liên quan giữa đường kính u với kết quả sau mổ Đường kính u (mm) Kết quả sau mổ 3 tháng Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Tổng Số trường hợp 24 21 7 1 53 Nhỏ nhất 18 23 25 32 18 Lớn nhất 60 85 48 32 85 Trung bình 33,50 43,43 36,29 32,0 37,77 Độ lệch chuẩn 9,78 14,44 7,84 0 12,32 Trung vị 32,5 40,0 37,0 32,0 35,0 Phép kiểm Anova: F=2,81, p=0,049 Nhận xét: Cũng tương tự khi khảo sát mối liên quan giữa đường kính u với kết quả sau mổ tại thời điểm 3 tháng, chúng tôi nhận thấy chưa có mối liên quan rõ rệt giữa đường kính u với kết quả sau mổ (với p =0,049). 3.3.6. Mối liên quan giữa vị trí u theo nón cơ với mức độ lấy u Bảng 3.22. Mối liên quan giữa vị trí u theo nón cơ với mức độ lấy u Vị trí u theo nón cơ Mức độ lấy u Lấy toàn bộ u Lấy gần hết u Lấy u bán phần Tổng U trong nón 15 (71,4) 4 (19,0) 2 (9,5) 21 U ngoài nón 14 (66,7) 7 (33,3) 0 21 U đỉnh hốc mắt 5 (33,3) 10 (66,7) 0 15 Tổng 34 (59,6) 21 (36,8) 2 (3,5) 57 Phép kiểm chính xác Fisher: χ2=11,32, p=0,023 < 0,05 Nhận xét: Qua phân tích bảng 3.22 ở trên, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa vị trí u theo nón cơ với mức độ lấy u. Những u nằm trong đỉnh 86 hốc mắt thì khó lấy hết u so với u ngoài nón hoặc trong nón (phép kiểm chính xác Fisher với p =0,023). 3.3.7. Mối liên quan giữa vị trí u theo nón cơ với kết quả sau mổ Bảng 3.23. Mối liên quan giữa vị trí u theo nón cơ với kết quả sau mổ Vị trí u theo nón cơ Kết quả sau mổ 3 tháng Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Tổng U trong nón 12 (60,0) 7 (35,0) 1 (5,0) 0 20 U ngoài nón 11 (57,9) 7 (36,8) 1 (5,3) 0 19 U đỉnh hốc mắt 1 (7,1) 7 50,0) 5 (35,7) 1 (7,1) 14 Tổng 24 (45,3) 21 (39,6) 7 (13,2) 1 (1,9) 53 (100%) Phép kiểm chính xác Fisher: χ2=16,73, p=0,011 < 0,05 Nhận xét: Qua phân tích bảng 3.23, chúng tôi cũng nhận thấy có mối liên quan giữa vị trí u theo nón cơ với kết quả sau mổ. Những u nằm trong nón hay ngoài nón có kết quả rất tốt cao hơn so với những u trong đỉnh hốc mắt (phép kiểm chính xác Fisher với p=0,011). 3.3.8. Mối liên quan giữa u có nguồn gốc từ TKTG với mức độ lấy u Bảng 3.24. Mối liên quan giữa u có nguồn gốc từ TKTG và mức độ lấy u U có nguồn gốc từ TKTG Mức độ lấy u Lấy toàn bộ u Lấy gần hết u Lấy u bán phần Tổng Nguồn gốc từ TKTG 3 (21,4) 10 (71,4) 1 (7,1) 14 Không có nguồn gốc từ TKTG 31 (72,1) 11 (25,6) 1 (2,3) 43 Tổng 34 (59,6) 21 (36,8) 2 (3,5) 57 Phép kiểm chính xác Fisher: χ2=11,26, p=0,004 < 0,05 87 Nhận xét: Có mối liên quan giữa vị trí u có nguồn gốc từ TKTG với mức độ lấy u. Những u không có nguồn gốc từ TKTG thì khả năng lấy toàn bộ u cao hơn những u có nguồn gốc từ TKTG (phép kiểm chính xác Fisher với p =0,004). 3.3.9. Mối liên quan giữa u có nguồn gốc từ TKTG với kết quả sau mổ Bảng 3.25. Mối liên quan giữa u có nguồn gốc từ TKTG với kết quả sau mổ U có nguồn gốc từ TKTG Kết quả sau mổ 3 tháng Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Tổng Nguồn gốc từ TKTG 0 7 (53,8) 6 (46,2) 0 13 Không có nguồn gốc từ TKTG 24 (60,0) 14 (35,0) 1 (2,5) 1 (2,5) 40 Tổng 24 (45,3) 21 (39,6) 7 (13,2) 1 (1,9) 53 (100%) Phép kiểm chính xác Fisher: χ2=23,16, p<0,001 Nhận xét: Cũng tương tự với mức độ lấy u, chúng tôi nhận thấy có mối tương quan giữa u có nguồn gốc từ TKTG với kết quả sau mổ. Những u không có nguồn gốc từ TKTG thì đạt kết quả rất tốt cao hơn những u có nguồn gốc từ TKTG (phép kiểm chính xác Fisher với p<0,001). 3.3.10. Mối liên quan giữa u xâm lấn và mức độ lấy u Bảng 3.26. Mối liên quan giữa u xâm lấn và mức độ lấy u U xâm lấn U không xâm lấn Tổng Lấy toàn bộ u 13 (59,1%) 21 (60%) 34 (59,6%) Lấy gần hết u 9 (40,9%) 12 (34,3%) 21 (36,8%) Lấy u bán phần 0 2 (5,7%) 2 (3,5%) Tổng 22 (100%) 35 (100%) 57 (100%) Phép kiểm chính xác Fisher: χ2=2,11, p=0,348 > 0,05 Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan giữa u xấm lấn với mức độ lấy u (p=0,348). 88 3.3.11. Mối liên quan giữa loại u với mức độ lấy u Khi khảo sát mối liên quan giữa giải phẫu bệnh của từng loại UHM với mức độ lấy u, chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan giữa chúng với nhau (phép kiểm chính xác Fisher với p =0,063), kết quả được trình bày trong bảng 3.27 bên dưới. Bảng 3.27. Mối liên quan giữa loại u với mức độ lấy u Kết quả giải phẫu bệnh Mức độ lấy u sau mổ Lấy toàn bộ u Lấy gần hết u Lấy u bán phần Tổng U mạch dạng hang 6 0 0 6 U tế bào Schwann 6 2 0 8 U màng não bao TKTG 3 8 1 12 Lymphôm 1 2 1 4 U tế bào đệm TKTG 0 2 0 2 U nhầy 4 1 0 5 U sợi thần kinh 1 2 0 3 Carcinôm 4 2 0 6 Loạn sản sợi 0 1 0 1 U xương 1 1 0 2 U màng não hốc mắt 3 0 0 3 U mạch máu không điển hình 2 0 0 2 U phình mạch trong xương 1 0 0 1 U hạt Cholesterol 1 0 0 1 Nang bì 1 0 0 1 Tổng 34 21 2 57 Phép kiểm chính xác Fisher: χ2=30,44, p=0,063 89 3.3.12. Mối liên quan giữa loại u với kết quả sau mổ Bảng 3.28. Mối liên quan giữa loại u với kết quả sau mổ Kết quả giải phẫu bệnh Kết quả sau mổ 3 tháng Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Tổng U mạch dạng hang 5 1 0 0 6 U tế bào Schwann 5 1 0 1 7 U màng não bao TKTG 0 6 5 0 11 Lymphôm 0 4 0 0 4 U tế bào đệm TKTG 0 1 1 0 2 U nhầy 4 1 0 0 5 U sợi thần kinh 1 1 0 0 2 Carcinôm 3 2 1 0 6 Loạn sản sợi 0 1 0 0 1 U xương 1 1 0 0 2 U màng não hốc mắt 2 1 0 0 3 U mạch máu không điển hình 1 1 0 0 2 Nang bì 1 0 0 0 1 U hạt Cholesterol 1 0 0 0 1 Tổng 24 21 7 1 53 Phép kiểm chính xác Fisher: χ2=43,46, p=0,107 Nhận xét: Từ những phân tích trong 2 bảng 3.27 và 3.28 ở trên về mối liên quan giữa giải phẫu bệnh của UHM với mức độ lấy u và kết quả sau mổ, chúng tôi nhận thấy chưa có mối liên quan giữa giải phẫu bệnh của u với mức độ lấy u cũng như kết quả sau mổ (Phép kiểm chính xác Fisher với p=0,063 và p=0,107). Tuy nhiên, khi chúng tôi tách ra một số loại u để khảo sát riêng, kết quả cho thấy u màng não bao TKTG và u tế bào Schwann có ảnh hưởng đến kết quả sau mổ, được trình bày trong các bảng 3.29 đến 3.30. 90 Bảng 3.29. Mối liên quan giữa u màng não bao TKTG với kết quả sau mổ Kết quả giải phẫu bệnh Kết quả sau mổ 3 tháng Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Tổng U màng não bao TKTG 0 (0) 6 (54,5) 5 (45,5) 0 (0) 11 (100%) Các loại u còn lại 24 (57,1) 15 (35,7) 2 (4,8) 1 (2,4) 42 (100%) Tổng 24 (45,3) 21 (39,6) 7 (13,2) 1 (1,9) 53 (100%) Phép kiểm chính xác Fisher: χ2=18.27, p<0.001 Nhận xét: Từ bảng 3.29, chúng tôi nhận thấy loại u màng não bao TKTG có kết quả rất tốt và tốt thấp hơn các loại u khác (phép kiểm chính xác Fisher với p<0,001). Bảng 3.30. Mối liên quan giữa u tế bào Schwann với kết quả sau mổ Kết quả giải phẫu bệnh Kết quả sau mổ 3 tháng Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Tổng U tế bào Schwann 5 (71,4) 1 (14,3) 0 (0) 1 (14,3) 7 (100%) Các loại u còn lại 19 (41,3) 20 (43,5) 7 (15,2) 0 (0) 46 (100%) Tổng 24 (45,3) 21 (39,6) 7 (13,2) 1 (1,9) 53 (100%) Phép kiểm chính xác Fisher: χ2=10,16, p=0,017 < 0,05 Nhận xét: Từ bảng 3.30, chúng tôi nhận thấy loại u tế bào Schwann có kết quả rất tốt cao hơn các loại u khác (phép kiểm chính xác Fisher với p=0,017). 91 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN Qua kết quả nghiên cứu 57 bệnh nhân UHM được điều trị vi phẫu qua sọ từ 1/1/2017 đến 30/09/2019, chúng tôi có một số bàn luận sau: 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC CỦA UHM 4.1.1. Đặc điểm chung bệnh nhân 4.1.1.1. Tuổi mắc bệnh Trong 57 trường hợp thuộc nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình là 43,5 ± 15,2 tuổi, nhỏ nhất là 6 tuổi và lớn nhất là 72 tuổi. Theo bảng 3.1, sự phân bố bệnh theo các nhóm tuổi không đồng đều, có sự tập trung nhiều ở nhóm tuổi từ 40-59 tuổi, chiếm tỷ lệ 49,2%. Độ tuổi trung bình của UHM trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác được thể hiện trong bảng 4.1. Bảng 4.1. So sánh tuổi mắc bệnh Tác giả Số ca Tuổi trung bình Nguyễn Phạm Trung Hiếu[3] 140 36,7 (1-82) Nguyễn Thế Trúc[9] 33 37,9 (7-61) Margalit N[76] 41 42,2 (14-82) Park HJ[90] 19 49,3 (18-85) Liu Y[73] 37 51 (5-61) Abuzayed B[13] 33 36 (2-70) Markowski J[78] 122 45 (23-79) Jian T[63] 21 34 (2-78) Montano N[83] 70 51,7 Chúng tôi 57 43,5 (6-72) 92 Theo y văn, tần suất UHM cao ở trẻ em từ 0-9 tuổi
File đính kèm:
- luan_an_dieu_tri_u_hoc_mat_bang_phuong_phap_mo_vi_phau_qua_s.pdf
- TRẦN THIỆN KHIÊM.pdf
- Tom tat Luan an 11-1-22.pdf
- 30. Mẫu Thông tin luận án đưa lên mạng (1) (1).doc