Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp trang 1

Trang 1

Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp trang 2

Trang 2

Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp trang 3

Trang 3

Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp trang 4

Trang 4

Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp trang 5

Trang 5

Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp trang 6

Trang 6

Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp trang 7

Trang 7

Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp trang 8

Trang 8

Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp trang 9

Trang 9

Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 189 trang Hà Tiên 02/07/2024 720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Luận án Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất Bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 - 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp
60
100,0
59
100,0

Thiếu kẽm 
Trước CT
Thiếu
17
28,3
11
18,6
0,213
BT
43
71,7
48
81,4
Sau CT
Thiếu
0
0,0
5
8,5
0,027
BT
60
100,0
54
91,5
Kết quả cho thấy: tỷ lệ thiếu máu trước can thiệp, ở trẻ nhóm can thiệp và nhóm đối chứng là 38,3% và 40,7% (tương ứng); không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,794); sau can thiệp tỷ lệ thiếu máu ở nhóm can thiệp giảm xuống còn 33,3% trong khi ở nhóm đối chứng tăng lên 55,9%; cao hơn hẳn nhóm can thiệp và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,013). Tỷ lệ thiếu sắt dự trữ ban đầu của nhóm can thiệp là 18,3% nhóm đối chứng 6,8% nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,058); sau can thiệp ở cả 2 nhóm đều không còn trẻ thiếu sắt dự trữ. Trước can thiệp, tỷ lệ thiếu kẽm ở nhóm can thiệp và nhóm đối chứng là 28,3% và 18,6% (tương ứng), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,213); sau 6 tháng ở nhóm can thiệp không còn trẻ thiếu kẽm trong khi ở nhóm đối chứng vẫn còn 8,5%; khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,027). 
Hình 3.4. Số đợt mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp trong 6 tháng can thiệp của 2 nhóm trẻ
Trong 6 tháng can thiệp, số đợt mắc NKHHC ở nhóm trẻ can thiệp trung bình là 4 lần (ít nhất là 2 lần và nhiều nhất là 6 lần), ở nhóm trẻ đối chứng trung bình 5 lần (ít nhất 2 lần và nhiều nhất 10 lần); khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,000).
Bảng 3.22. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lần mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp (ARI) sau khi ra viện của nhóm trẻ nghiên cứu
Nhóm
Yếu tố
p
RR
(CI 95%)
1
Bà mẹ



Tuổi mẹ
0,612
1,01
0,99-1,03
Học vấn mẹ
0,772
1
0,94-1,05
Nghề nghiệp mẹ
0,795
1,01
0,91-1,13
2
Đặc điểm nhân khẩu trẻ

 
 
Giới
0,708
1,03
0,87-1,23
Tháng tuổi ra viện
0,197
1,02
0,99-1,04
Con thứ mấy
0,886
0,99
0,88-1,12
Khu vực sống
0,585
0,99
0,94-1,03
3
Đặc điểm thai sản, tiêm chủng

 
 
Tình trạng sinh thường/ mổ đẻ
0,922
1
0,94-1,06
Cân nặng sơ sinh
0,885
1
1,00-1,00
Tiêm chủng
0,767
1,04
0,81-1,32
4
Đặc điểm bệnh NKHHC của trẻ

 
 
Chẩn đoán bệnh 
0,214
1,1
0,95-1,27
Mức độ lâm sàng vào viện
0,590
1,13
0,72-1,80
Tiền số lần mắc ARI
0,014
1,04
1,01-1,07
Số lần vào viện do mắc ARI
0,534
1,02
0,96-1,09
Kết quả điều trị 
0,529
1,09
0,84-1,41
5
Tình trạng dinh dưỡng vào viện

 
 
SDD WHZ
0,822
0,96
0,69-1,35
SDD HAZ
0,006
0,84
0,74-0,95
SDD WAZ
0,418
1,08
0,90-1,28
SDD BAZ
0,560
0,84
0,48-1,49
Hầu hết các yếu tố trên (trong nhóm từ 1-5) không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với số lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI), ngoại trừ yếu tố tiền sử số lần ARI từ khi sinh đến nay là yếu tố nguy cơ (RR: 1,04 (1,01-1,07), p = 0,014) và không bị suy dinh dưỡng thấp còi (HAZ-score≥-2) lúc vào viện là yếu tố bảo vệ (RR: 0,84 (0,74-0,95), p = 0,006).
Bảng 3.23. Số lần mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp giữa hai nhóm trẻ trong 6 tháng can thiệp
Số lần NKHHC 
Nhóm nghiên cứu
p 

OR
(95% CI)
Can thiệp
Chứng
n
%
n
%
≤3 lần
27
81,8
6
18,2
< 0,001
7,23
(2,70-19,37) 
> 3 lần
33
38,4
53
61,6
Nhóm can thiệp có lần mắc dưới 3 lần ARI trong 6 tháng can thiệp thấp hơn nhóm chứng 7,2 lần với khoảng tin cậy (95%CI: 2,7-19,4) có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Bảng 3.24. Mức tiêu thụ thực phẩm khẩu phần 2 nhóm trẻ trước can thiệp
Chỉ số
(g)
Nhóm can thiệp
(n=60)
Nhóm chứng
(n=59)
Chung
(n=119)
p
(Wilcoxon)
(± SD)
(± SD)
(± SD)
Ngũ cốc
9,9 ± 4,6 
11,9 ± 5,4 
10,9 ± 0,5 
0,4192
Rau
7,5 ± 3,9 
7,6 ± 0,4 
7,6 ± 3,3 
0,0543
Hoa quả
26,5 ± 27,9 
16,3 ± 3,1 
21,4 ± 25,1 
0,0136
Dầu mỡ
3,2 ± 1,5 
3,0 ± 0,8 
3,1 ± 1,1 
0,0418
Thịt 
6,9 ± 7 ,0 
8,8 ± 7 
7,8 ± 6,5 
0,4226
Cá
5,4 ± 7,0 
3,0 ± 537,7 
4,2 ± 6,5 
0,0198
Trứng
0,0 ± 0 
0,4 ± 2,3 
0,2 ± 1,1 
0,0782
Sữa (ml)
59,1 ± 48 
40,5 ± 3,8 
49,9 ± 44,7 
0,0285
Sữa mẹ (ml)
631,8 ± 75,9
689,5 ± 62,2
660,4 ± 75,3
0,001
Trước can thiệp mức tiêu thụ ngũ cốc, rau, thịt, trứng của hai nhóm tương tự nhau, còn các thực phẩm khác nhóm can thiệp đều tiêu thụ nhiều hơn, trừ sữa mẹ nhóm can thiệp tiêu thụ (631,8 ± 75,9 ml) ít hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng (689,5 ± 62,2 ml); (p=0,0000). 
Bảng 3.25. Chất dinh dưỡng trong khẩu phần 2 nhóm trẻ trước can thiệp (bao gồm cả sữa mẹ)
Chất dinh dưỡng
Nhóm can thiệp
(n=60)
Nhóm chứng
(n=59)
p
(Wilcoxon)
(± SD)
(± SD)
Năng lượng (Kcal)
610,2 ± 73,6
612,1 ± 66,1
0,6553
Protid động vật (g)
16,2 ± 3,1
16,3 ± 3,8
0,9852
Protid thực vật (g)
2,5 ± 1,5
1,9 ± 0,8
0,0249
Lipid động vật (g)
25,2 ± 3,9
26,1 ± 3,8
0,1653
Lipid thực vật (g)
3,5 ± 1,5
3,3 ± 1,5
0,4199
Glucid (g)
66,7 ± 11,6
66,9 ± 8,4
0,7802
Canxi
423,3 ± 106,1
394,6 ± 121,4
0,1022
Sắt
2,4 ± 0,8
1,9 ± 0,8
0,0148
Phốt pho
268,1 ± 92,6
250,8 ± 105,2
0,2317
Natri
287,8 ± 192,1
232,0 ± 147,5
0,0621
Kẽm
3,7 ± 0,8
3,8 ± 0,8
0,6242
Selen
18,2 ± 4,6
19,7 ± 3,8
0,0750
Vitamin C
59,8 ± 13,9
56,9 ± 9,2
0,1822
Vitamin B1
0,28 ± 0,15
0,23 ± 0,1
0,0387
Vitamin B2
0,53 ± 0,15
0,51 ± 0,2
0,3080
Vitamin PP
2,23 ± 0,9
1,9 ± 0,7
0,0937
Vitamin B6
0,26 ± 0,01
0,22 ± 0,1
0,0784
Folat
45,4 ± 10,8
44,6 ± 7,7
0,9217
Vitamin B12 (μg)
0,9 ± 0,8
0,8 ± 0,8
0,3614
Vitamin A (μg)
797,0 ± 272,7
739,7 ± 37,6
0,9322
Vitamin D (μg)
4,1 ± 3,9
2,6 ± 3,1
0,0849
Vitamin E
1,6 ± 0,8
1,2 ± 0,8
0,0017
Vitamin K (μg)
16,7 ± 13,9
14,5 ± 11,5
0,0080
Beta-Caroten (μg)
452,6 ± 31,8
438,5 ± 373,3
0,5305
Alpha-Caroten (μg)
9,4 ± 34,1
4,4 ± 21,5
0,0759
Lycopen (μg)
313,8 ± 730,4
230,8 ± 592,2
0,0003
Trước can thiệp, các chất dinh dưỡng protid thực vật, sắt, Vitamin B1, Vitamin E, Vitamin K, Lycopen trong khẩu phần của nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p0,05).
Bảng 3.26. Chất dinh dưỡng trong khẩu phần 2 nhóm trẻ sau can thiệp (bao gồm cả sữa mẹ)
Chất dinh dưỡng
Nhóm can thiệp
(n=60)
Nhóm chứng
(n=59)
p
(Wilcoxon)
(± SD)
(± SD)
Năng lượng (Kcal)
642,0 ± 68,2
601,1 ± 74,5
0,0010
Protid động vật (g)
19,6 ± 3,9
16,5 ± 3,8
0,0000
Protid thực vật (g)
2,3 ± 0,8
2,3 ± 1,5
0,2700
Lipid động vật (g)
25,8 ± 3,9
24,9 ± 4,6
0,2087
Lipid thực vật (g)
5,2 ± 0,8
5,1 ± 0,8
0,0000
Glucid (g)
67,8 ± 7,7
62,3 ± 7,7
0,0002
Canxi
520,4 ± 212,6
378,5 ± 121,4
0,0000
Sắt
2,3 ± 0,8
2,1 ± 0,8
0,0099
Phốt pho
372,4 ± 92,2
256,3 ± 115,2
0,0000
Natri
300,1 ± 178,2
249,3 ± 198,2
0,0004
Kẽm
3,9 ± 0,8
3,6 ± 0,8
0,0012
Selen
22,0 ± 4,6
20,3 ± 3,8
0,0351
Vitamin C
68,5 ± 13,2
55,0 ± 13,8
0,0000
Vitamin B1
0,26 ± 0,1
0,22 ± 0,1
0,0000
Vitamin B2
0,70 ± 0,2
0,51 ± 0,2
0,0000
Vitamin PP
2,18 ± 0,7
2,02 ± 0,7
0,3845
Vitamin B6
0,29 ± 0,2
0,22 ± 0,1
0,0000
Folat
52,7 ± 11,6
47,4 ± 13,1
0,0085
Vitamin B12 (μg)
1,3 ± 0,8
0,8 ± 0,7
0,0000
Vitamin A (μg)
661,7 ± 120,8
625,6 ± 80,7
0,0007
Vitamin D (μg)
3,4 ± 1,5
1,7 ± 1,5
0,0000
Vitamin E
1,4 ± 0,8
1,3 ± 0,8
0,0002
Vitamin K (μg)
23,0 ± 17,0
19,6 ± 17,7
0,0001
Beta-Caroten (μg)
639,8 ± 267,2
555,8 ± 264,2
0,0457
Alpha-Caroten (μg)
18,7 ± 65,8
2,9 ± 13,1
0,0012
Lycopen (μg)
277,4 ± 793,2
441,9 ± 959,4
0,0051
Sau can thiệp, tất cả các chất dinh dưỡng trong khẩu phần của nhóm can thiệp đều cao hơn rõ rệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm đối chứng trừ protid động vật, lipid động vật và vitamin PP giữa 2 nhóm tiêu thụ tương tự như nhau.
Bảng 3.27. Thay đổi mức tiêu thụ thực phẩm khẩu phần giữa 2 nhóm sau can thiệp
Chỉ số
(g)
Nhóm can thiệp
(n=60)
Nhóm chứng
(n=59)
Khác biệt giữa 2 nhóm
p
(Wilcoxon)
(± SD)
(± SD)
Ngũ cốc
5,3 ± 4,6
2,6 ± 6,1
2,7
0,0102
Rau
17,2 ± 10,1
4,2 ± 3,1
10,8
0,0000
Hoa quả
17,6 ± 39,5
9,8 ± 39,2
7,9
0,1136
Dầu mỡ
1,8 ± 1,5
1,9 ± 1,5
-0,1
0,1307
Thịt 
6,0 ± 12,4
3,1 ± 10,0
2,8
0,2338
Cá
3,7 ± 11,6
2,8 ± 9,2
0,9
0,3554
Trứng
3,1 ± 7,0
-0,5 ± 2,3
3,5
0,0003
Sữa
-9,5 ± 49,6
9,2 ± 63,4
-18,7
0,1726
Sữa mẹ
-58,2 ± 111,5
-77,1 ± 96,8
18,9
0,0854

Sau can thiệp, các thực phẩm được nhóm can thiệp tiêu thụ nhiều hơn rõ rệt (có ý nghĩa thống kê p<0,05) so với nhóm đối chứng là ngũ cốc, rau và trứng.
Bảng 3.28. Thay đổi các chất dinh dưỡng trong khẩu phần sau can thiệp (bao gồm cả sữa mẹ)
Chất dinh dưỡng
Nhóm can thiệp
(n=60)
Nhóm chứng
(n=59)
p
(Wilcoxon)
(± SD)
(± SD)
Năng lượng (Kcal)
31,8 ± 100,7
11,0 ± 98,1
0,0083
Protid động vật (g)
3,4 ± 4,6
0,2 ± 4,6
0,0002
Protid thực vật (g)
0,2 ± 2,3
0,4 ± 1,5
0,1866
Lipid động vật (g)
0,7 ± 5,4
1,2 ± 6,1
0,0667
Lipid thực vật (g)
1,7 ± 1,5
1,8 ± 1,5
0,1027
Glucid (g)
1,1 ± 13,9
-4,5 ± 10,8
0,0073
Canxi
97,2 ± 1,5
-16,0 ± 155,2
0,0003
Sắt
-0,1 ± 1,5
0,2 ± 1,5
0,6553
Phốt pho
104,3 ± 123,2
5,5 ± 139,03
0,0001
Natri
12,4 ± 181,3
17,3 ± 251,9
0,1686
Kẽm
0,2 ± 0,8
-0,2 ± 0,8
0,0270
Selen
3,9 ± 6,2
0,6 ± 5,4
0,0033
Vitamin C
8,7 ± 17,8
-1,8 ± 16,9
0,0001
Vitamin B1
-0,02 ± 0,2
-0,01 ± 0,2
0,8009
Vitamin B2
0,17 ± 0,2
-0,01 ± 0,2
0,0001
Vitamin PP
-0,06 ± 1,1
0,08 ± 0,9
0,6324
Vitamin B6
0,03 ± 0,2
-0,01 ± 0,1
0,0795
Folat
7,3 ± 12,4
2,7 ± 15,4
0,0274
Vitamin B12 (μg)
0,4 ± 0,8
-0,1 ± 0,8
0,0013
Vitamin A (μg)
-110,6 ± 290,5
-114,1 ± 202,01
0,2097
Vitamin D (μg)
-0,7 ± 3,9
-0,9 ± 3,1
0,0372
Vitamin E
-0,2 ± 0,8
0,1 ± 0,8
0,9407
Vitamin K (μg)
6,3 ± 19,4
5,1 ± 22,3
0,5499
Beta-Caroten (μg)
187,2 ± 396,6
117,3 ± 355,6
0,3360
Alpha-Caroten (μg)
9,3 ± 66,6
-1,4 ± 24,6
0,0827
Lycopen (μg)
-36,4 ± 1016,3
211,2 ± 1205,2
0,6822
Sau can thiệp, các chất dinh dưỡng trong khẩu nhóm can thiệp cao hơn rõ rệt (có ý nghĩa thống kê p<0,05) so với nhóm đối chứng là năng lượng, protid động vật, Glucid, Canxi, Kẽm, Selen, Vitamin C, Vitamin B2, Folat, Vitamin B12 và Vitamin D; các chất dinh dưỡng còn lại ở khẩu phần nhóm can thiệp cũng có xu hướng cao hơn, được cải thiện hơn so với nhóm đối chứng nhưng chưa thấy có ý nghĩa thống kê.
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ 6 -23 tháng tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
4.1.1. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan theo đặc điểm nhân khẩu học trong nghiên cứu.
Tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ: kết quả Hình 3.1 cho thấy, trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi chung cho cho toàn bộ trẻ được nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (21,2%), tiếp tới là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (14,0%) và trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm có tỷ lệ thấp nhất (11,1%).
Tình trạng SDD thấp còi: SDD thấp còi là chỉ tiêu phản ảnh sự phát triển của xã hội, phản ảnh tình trạng SDD kéo dài hoặc SDD trong quá khứ làm trẻ bị còi cọc và là chỉ số đánh giá hậu quả của sự đói nghèo. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ 6 - 23 tháng tuổi mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp đang điều tri tại Bệnh viện sản nhi tỉnh Hà Nam là 21,2%, cao nhất trong 3 thể, kết quả này tương đương tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi vùng đồng bằng Sông hồng (21,1%) [95] và Bùi Thị Tho tại khoa HSCC Bệnh viện nhi Trung ương năm 2014 (21,4 %), thấp hơn tỷ lệ chung toàn Quốc (23,8%) và của tỉnh Hà Nam (22,5%) [94], [95]. Kết quả nghiên cứu về thực trạng dinh dưỡng bệnh nhân nhi từ 6-60 tháng tuổi có 1 bệnh cấp tính nhập khoa nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2016 của Lê Thị Ngọc Trâm là 25,53% [77], của Phạm Văn Phong, Nguyễn Thị Ngọc Bé trên cùng đối tượng tại khoa nhi Bệnh viên đa khoa tỉnh Đắc Lắc năm 2013 là 26,7% [56]. Nghiên cứu của tác giả Giao Huynh (2018) trên 225 trẻ từ 5-59 tháng tuổi đến khám ngoại trú tại 2 Bệnh viện quận thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả tỷ lệ SDD thấp còi 9,8% [150], tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám ở phòng khám dinh dưỡng Viện nhi Trung ương ( Tô Thị Hảo-2011) là 5,02% [25], Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh năm 2019 là 11,1% [5], thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt về tỷ lệ này do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là trẻ có độ tuổi từ 6-23 tháng mắc các bệnh NKHHC đang điều trị tại Bệnh viện sản nhi tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ SDD thấp còi trong các nghiên cứu trên hầu hết vẫn ở mức cao phù hợp với kết quả khảo sát của Viện dinh dưỡng Quốc gia là trong 8 năm 2007-2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 21,2% xuống còn 14,1%. Tỷ lệ thấp còi giảm từ 33,9% xuống còn 24,5% và như vậy ở Việt Nam cứ 4 trẻ có 1 trẻ bị SDD thấp còi [76] và điều này cho thấy, SDD thấp còi của trẻ em đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng và khá phổ biến tại tất cả các vùng sinh thái trên cả nước, nó để lại hậu quả lâu dài về thể chất khi trưởng thành và liên quan chặt chẽ đến tử vong ở trẻ em. Giảm SDD thấp còi sẽ trực tiếp cải thiện tầm vóc, thể lực và trí tuệ, cải thiện giống nòi người Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi có các giải pháp can thiệp tổng thể hơn, mạnh mẽ hơn để tiếp tục giảm tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ.
Tình trạng SDD thể nhẹ cân:
Nhẹ cân là một thể của thiếu dinh dưỡng nhưng không biết được tình trạng SDD vừa xảy ra hay tích lũy từ lâu, tuy nhiên theo dõi cân nặng là việc tương đối dễ thực hiện nên tỷ lệ nhẹ cân theo tuổi vẫn thường được sử dụng như là tỷ lệ chung của thiếu dinh dưỡng. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân hiện còn khá cao ở các nước đang phát triển. Ở Liberia, Malawi, Mozambique, Rwanda, Tanzania và Zambia, tỷ lệ trẻ bị nhẹ cân chiếm gần 20%, tức là cứ mỗi 5 trẻ em ở các Quốc gia này, lại có 1 trẻ em SDD nhẹ cân [84]. Tại khu vực Đông nam Á, tỷ lệ SDD nhẹ cân chiếm 24.8% (44.6 triệu trẻ) năm 2014 [65]. Tại Việt Nam, theo Viện dinh dưỡng điều tra thống kê cho thấy: tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 15,3% [90]. Đến năm 2015 tỷ lệ này là 14,1% [95]. Với xu hướng giảm dần theo thời gian, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân năm 2017 của toàn Quốc là 12%, tỉnh Hà Nam là 12,6% [59]. Tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ từ 5-59 tháng tuổi đến khám ngoại trú tại 2 bệnh viện quận thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Giao Huynh năm 2018 là 8,4% [150]. Nghiên cứu cắt ngang ở 758 trẻ từ 0 đến 5 tuổi đến khám tại phòng khám Nội nhi, Bệnh viện sản nhi tỉnh Bắc Ninh năm 2019 cũng cho kết quả tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân là 11,0% [5]. Nghiên cứu của tác giả Tô Thị Hảo năm 2011 [25], cũng cho kết quả là 9,8%. Tỷ lệ SDD nhẹ cân trẻ từ 6-60 tháng tuổi có 1 bệnh cấp tính nhập khoa nhi Bệnh viện Bình Dương trong vòng 24 giờ (năm 2016) là 12,06% [77], đều thấp hơn so với kết quả của chúng tôi. So với kết quả nghiên cứu trên 1541 trẻ vào khám và điều trị năm 2005 ở Bệnh viện nhi Trung ương Huế là 20,9% trẻ SDD thể nhẹ cân [49]. Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trẻ tuổi từ 01tháng đến 24 tháng bị viêm phổi đang nằm điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viện nhi Trung ương của Tô Thị Huyền (2012) cho kết quả có tới 20% trẻ SDD thể nhẹ cân [38]. Tỷ lệ SDDD thể nhẹ cân tại khoa HSCC Bệnh viện nhi Trung ương năm 2014 là 20,4%, cao hơn so với tỷ lệ trẻ em mắc NKHHC đang điều tri tại Bệnh viện sản nhi tỉnh Hà Nam năm 2014 trong nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt này là do những nghiên cứu có tỷ lệ thấp hơn được tiến hành trên tổng số bệnh nhân vào khám và tư vấn về dinh dưỡng. Các nghiên cứu trên đối tượng trẻ nằm viện nội trú do viêm phổi hoặc các bệnh nặng khác tại khoa HSCC bệnh viện tuyến đầu về nhi sẽ có tỷ lệ cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên những trẻ đang có tình trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp phải nằm viện. Chính điều này càng chứng tỏ rằng giữa dinh dưỡng và nhiễm khuẩn có một vòng xoắn bệnh lý, tình trạng nhiễm khuẩn sẽ làm suy sụp thêm tình trạng suy dinh dưỡng vốn có. Do vậy, trong quá trình điều trị các Bác sĩ lâm sàng cần quan tâm chú ý hơn nữa đến vấn đề cải thiện dinh dưỡng cho trẻ bệnh sẽ cải thiện được tình trạng bệnh lý, làm giảm thời gian điều trị, giảm nguy cơ bệnh tái phát.
Tình trạng SDD thể gầy còm: trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm là 11,1%. Kết quả này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Tô Thị Hảo là 7,1% [25], của Tô Thị Huyền là 7,3% [38] và so với tỷ lệ trẻ SDD thấp còi ngoài cộng đồng của toàn Quốc và của tỉnh nhà là 5,8% [95], vùng đồng bằng Sông hồng là 6,0% (báo cáo Viện dinh dưỡng Quốc gia năm 2017) [95], [96]. Tuy nhiên, kết quả này của chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu của trên 564 bệnh nhi nhập viên tại khoa nhi Bệnh viện Bình Dương của Lê Thị Ngọc Trân (năm 2016) là 10,82% [77] và thấp hơn kết quả của Bùi Thị Tho (26,7%) [69]. Uma Devi Chhetri và cộng sự (2017) [205] đã tiến hành khảo sát trên 224 bệnh nhi ở độ tuổi từ 6-60 tháng tại Nepal, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SDD thể gày còm là 23,6%. Tác giả Morteza Motedayen (2019) trong một phân tích gộp gồm 27 bài báo tử năm 2002-2016 với tổng số mẫu là 161.941 bệnh nhi từ 0-5 tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy SDD thể gày còm mức độ nặng là 1%, mức độ vừa là 5%, mức độ nhẹ là 20% [132]. Sở dĩ kết quả tỷ lệ SDD thể gầy còm của chúng tôi có sự chênh lệch như vậy là do khác nhau về địa điểm cũng như đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu là trẻ tuổi từ 6-23 tháng mắc NKHHC trong đó có trẻ có thể phải trải qua nhiều lần bị bệnh và khi bệnh không tiến triển mới vào bệnh viện điều trị, đây là vấn đề có liên quan nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ do khi bị bệnh, trẻ quấy khóc, bỏ bú hoặc ăn kém, nôn trớ ... trước khi vào nhập viện, do vậy tình trạng dinh dưỡng trước lúc nhập viện điều trị luôn là vấn đề cần được quan tâm để hạn chế biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện.
Tình trạng dinh dưỡng theo nhóm tuổi:
Tuổi là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em. Trẻ càng nhỏ thì chịu sự ảnh hưởng của môi trường càng lớn. Thêm vào đó, với trẻ em 6-23 tháng tuổi có sự thay đổi về chế độ ăn; trẻ chuyển từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang chế độ ăn dặm và cai dần sữa mẹ. Trẻ càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng càng tăng. Bởi vậy, nguy cơ suy dinh dưỡng ở nhóm tuổi này luôn là điều hiện hữu.
Kết quả hình 3.1 cho thấy; Tình trạng SDD gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt số trẻ SDD chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 12-17 tháng cho 2 thể SDD thấp còi và nhẹ cân. Trong nghiên cứu của của chúng tôi, tỷ lệ SDD thấp còi nhóm trẻ tuổi 12 -17 tháng (23,7% ) cao hơn nhóm trẻ ở độ tuổi trên 18 (22,9%) và dưới 12 tháng (18,2%), tỷ lệ SDD thể nhẹ cân nhóm tuổi 12-17 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (15,2%), tiếp đến là nhóm dưới 12 tháng (15,0%) và nhóm 18 tháng trở lên có tỷ lệ thấp nhất (9,5%); tình trạng SDD thể gầy còm ở nhóm tuổi 18 tháng trở lên có tỷ lệ cao nhất (12,4%), tỷ lệ SDD thể gầy còm nhóm dưới 12 tháng tuổi và nhóm 12-17 tháng tuổi tương ứng là 10,9% và 10,6%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi cho cả 3 thể (p>0,05). Nhóm trẻ có độ tuổi 6 đến 11 tháng có tỷ lệ SDD thấp hơn nhóm trẻ có độ tuổi từ 12 tháng đến 23 tháng ở cả 3 thể. Như vậy SDD xuất hiện sớm ở tất cả các thể, điều này có thể do từ 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu được ăn bổ sung và cách ăn bổ sung không hợp lý cộng thêm tình trạng NKHHC đã ảnh hưởng dần đến cân nặng, chiều cao của trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả khác;
Nghiên cứu trên 661 trẻ dưới 5 tuổi của Lương Tuấn Dũng [15]. Về tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã Phúc thịnh, Xuân quang (Chiêm Hóa Tuyên Quang) năm 2012 cũng cho kết quả nhóm trẻ từ 0-11 tháng tuổi tháng tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi 6,9% và tỷ lệ naỳ tăng lên tới 48% ở nhóm trẻ từ 12-23 tháng tuổi. Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng tại phòng khám Bệnh viện nhi Trung ương của Tô Thị Hảo (2011) cho kết quả; tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi, nhẹ cân, gầy còm của nhóm trẻ 6-11 tháng tuổi là 19,6%; 32,7%; 36,5% thấp hơn so với nhóm trẻ 12-23 tháng tuổi có tỷ lệ là 42,9%; 40%; 44,7 [25], nghiên cứu trên 330 trẻ em dưới 5 tuổi ở Yên Bái cho kết quả tỷ lệ SDD ở cả ba thể đều thấp nhất trong nhóm trẻ dưới 1 tuổi (lần lượt là 8,4%, 18,1% và 3,6%) và tăng dần theo độ tuổi [73]. Kết quả tương tự về tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi có xu hướng tăng dần theo độ tuổi cũng được K’ Ngọc Hùng và cộng sự báo cáo trước đó [34]. Trần Thị Lan và cộng sự nghiên cứu trên trên trẻ 12 - 36 tháng tuổi ở dân tộc Vân Kiều và Pakoh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho kết quả tỷ lệ gầy còm của đối tượng là 16,2%, trong đó trẻ 12-17 tháng có 21% gầy còm, tỷ lệ này ở trẻ 18-23 tháng tuổi là 17,6% [42]. Theo nghiên cứu của Trần Thị Minh Nguyệt và cộng sự năm 2014, có 17% trẻ bị SDD thể gầy còm, trong đó cao nhất là ở lứa tuổi từ 13-24 tháng (30,22%) [50]. Một nghiên cứu ở tỉnh Maluku Inđonesia nghiên cứu ở Nairobi [198], Châu Phi [239], cũng cho kết quả tương tự về tỷ lệ SDD theo nhóm tuổi. Kết quả trên cho thấy chúng ta cần phải chú ý phát hiện và chẩn đoán SDD đối với mọi lứa tuổi bởi vì trẻ SDD khi được can thiệp điều trị sớm và kịp thời sẽ cải 

File đính kèm:

  • docxluan_an_hieu_qua_bo_sung_bot_da_vi_chat_bibomix_den_tinh_tra.docx
  • docxTTLA TIẾN SĨ - NCS DŨNG (tiếng anh)- 22nd Jan 2022.docx
  • docxTTLA TIẾN SĨ - NCS DŨNG - 122nd Jan 2022.docx
  • docxTrích yếu Luận án Bibomixx - NV Dũng 19-1.docx
  • docxTrích yếu IN DOCTORAL THESIS - NV Dũng 22-1.docx
  • docxTÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA - NV Dũng 22-1.docx
  • docxNEW CONCLUSIONS IN DOCTORAL THESIS - NV Dũng 22nd Jan 2022.docx