Luận án Hiệu quả mô hình can thiệp xét nghiệm khẳng định HIV tại 05 huyện miền núi phía bắc Việt Nam, năm 2015-2016
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hiệu quả mô hình can thiệp xét nghiệm khẳng định HIV tại 05 huyện miền núi phía bắc Việt Nam, năm 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hiệu quả mô hình can thiệp xét nghiệm khẳng định HIV tại 05 huyện miền núi phía bắc Việt Nam, năm 2015-2016
<0,001 SLab (trƣớc) 20,3% 1 1 * Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến ảnh hưởng của mô hình đến hi u quả can thi p có hi u chỉnh với tuổi, giới và địa bàn nghiên cứu 109 Can thiệp mô hình POCT làm tăng hiệu quả trong xét nghiệm HIV lên gấp 1,34 lần so với trƣớc can thiệp - mô hình SLab (OR:1,34 95%CI:1,22-1,46), kết quả có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Bảng 3. 48. Hiệu quả của mô hình POCT theo từng yếu tố/hành vi nguy cơ Theo từng yếu tố/hành vi nguy cơ n Hiệu quả Hiệu quả (đơn biến) (hiệu chỉnh) * OR 95%CI p OR 95%CI p NCMT 4515 1,32 1-1,73 0,05 1,29 0,97-1,72 0,007 QHTDKAT 1350 4,62 3,36-6,35 <0,001 7,1 5,03-10,03 <0,001 Vợ/chồng bạn tình nhiễm HIV 801 0,89 0,49-1,62 0,7 0,9 0,49-1,65 0,02 Vợ/chồng bạn tình nguy cơ cao 1089 0,41 0,12-1,36 0,17 0,29 0,08-1,06 <0,001 Bố mẹ HIV 109 6,67 1,58-28,1 0,015 5,75 1,08-30,69 0,165 Phơi nhiễm HIV 574 2,05 0,48-8,73 0,283 71,48 11,54-442,6 <0,001 Không có nguy cơ 5054 2,17 1,92-2,46 <0,001 2,23 1,96-2,53 <0,001 * Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến hi u chỉnh với tuổi, giới và địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành phân tách đối tƣợng theo từng nhóm đặc điểm yếu tố/hành vi nguy cơ và đánh giá hiệu quả của mô hình POCT một cách chi tiết hơn trong từng nhóm khách hàng này. Kết quả cho thấy mô hình POCT đƣợc đánh giá hiệu quả, đặc biệt là trong nhóm có hành vi NCMT, QHTDKAT, phơi nhiễm HIV, và các khách hàng chƣa xác định đƣợc nguy cơ. Cụ thể, ở nhóm khách hàng NCMT, hiệu quả của mô hình POCT tăng cao gấp 1,29 lần (95%CI = 0,97-1,72). Ở nhóm khách hàng QHTDKAT, hiệu quả này tăng gấp 7,1 lần (95%CI = 5,03 – 10,03). Ở nhóm khách hàng phơi nhiễm HIV hiệu quả tăng gấp 71,48 lần (95%CI= 11,54 – 442,6). Ở nhóm khách hàng chƣa xác định đƣợc nguy cơ, hiệu quả này tăng gấp 2,23 lần (95%CI = 1,96 -2,53). Ngƣợc lại, ở nhóm khách hàng có vợ/chồng hoặc bạn tình có nguy cơ cao hoặc nhiễm HIV, hiệu quả của mô hình chƣa rõ ràng. 110 3.3.1.7. Hi u quả chi phí cho xét nghi m HIV a. Tiết ki m chi phí chương trình cho hoạt động xét nghi m HIV Bảng 3. 49. So sánh các loại chi phí trƣớc và sau can thiệp Loại chi phí Trƣớc can thiệp (đồng) Sau can thiệp (đồng) Tăng/ giảm (%) Tổng chi phí XN sàng lọc 880.387.524 752.927.523 (14,5) Tổng chi phí XN khẳng định 1.917.088.935 912.583.795 (52,4) Chi phí trung bình vận hành 01 CSXN 176.077.505 150.585.505 (14,5) Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí cho hoạt động xét nghiệm sàng lọc HIV giảm 14,5%, xét nghiệm khẳng định HIV giảm 52,4%, chi phí trung bình vận hành cho 1 cơ sở xét nghiệm HIV giảm 14,5% sau can thiệp. Bảng 3. 50. So sánh chi phí thành phần trƣớc và sau can thiệp Loại chi phí Trƣớc can thiệp (đồng) Sau can thiệp (đồng) Tăng/giảm (%) Chi phí nhân sự 411.191.130 384.561.678 (6,5) Chi phí đầu tƣ 112.254.453 124.158.744 10,6 Chi phí thƣờng xuyên 356.941.941 244.207.102 (31,6) Chi phí vận chuyển mẫu 21.350.000 6.880.000 (67,8) Chi phí khẳng định tại tỉnh 1.015.351.411 152.776.272 (85,0) Tổng Chi phí 1.917.088.935 912.583.795 (52,4) Kết quả nghiên cứu cho thấy sau can thiệp cắt giảm đƣợc 4/5 thành phần chi phí, trong đó cắt giảm nhiều nhất là kinh phí cho việc làm xét nghiệm khẳng định tại tuyến tỉnh giảm 85% và thấp nhất là giảm chi phí nhân sự 6,5%. Việc gia tăng chi phí chỉ ở chi phí đầu tƣ do việc đầu tƣ thêm các trang thiết bị mới phục vụ cho việc làm xét nghiệm khẳng định HIV. Trƣớc can thiệp chi phí cho việc vận chuyển mẫu và khẳng định tại tuyến tỉnh chiếm đến 53% tổng chi phí, tuy nhiên sau can thiệp chi phí này đã đƣợc giảm chỉ còn chiếm 16% tổng chi phí. 111 b. Giảm chi phí đơn vị xét nghi m HIV Bảng 3. 51. So sánh chi phí cho một trƣờng hợp xét nghiệm HIV Cơ sở xét nghiệm Chi phí trung bình Trƣớc CT (đồng) Sau CT (đồng) Tăng/giảm (%) Huyện Điện Biên 59.217 46.491 (21,5) Huyện Mộc Châu 125.944 104.854 (16,7) Huyện Mƣờng Lát 104.429 269.601 158,2 Huyện Quan Hóa 109.564 195.253 78,2 Huyện Tuần Giáo 121.417 128.427 5,8 Chung 101.462 162.409 60,1 Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí cho một trƣờng hợp xét nghiệm đã hiệu quả ở huyện Điện Biên và Mộc Châu, tuy nhiên ở 3 huyện chƣa hiệu quả ngay do tăng đầu tƣ về trang thiết bị xét nghiệm. Chi phí này tăng nhiều ở huyện Mƣờng Lát và Quan Hóa, chi phí giảm ở huyện Điện Biên và Mộc Châu. Bảng 3. 52. So sánh chi phí cho một trƣờng hợp phát hiện dƣơng tính HIV Cơ sở xét nghiệm Chi phí trung bình Trƣớc CT (đồng) Sau CT (đồng) Tăng/giảm (%) Huyện Điện Biên 5.871.956 3.571.477 (39,2) Huyện Mộc Châu 6.883.663 1.819.113 (73,6) Huyện Mƣờng Lát 23.018.560 15.169.563 (34,1) Huyện Quan Hóa 15.612.888 5.605.181 (64,1) Huyện Tuần Giáo 7.285.403 3.499.713 (52,0) Chung 9.585.445 4.540.218 (52,6) Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chi phí hiệu quả trong phát hiện một trƣờng hợp HIV dƣơng tính ở tất cả các điểm nghiên cứu, hiệu quả nhất ở Huyện Mộc Châu giảm 73,6% chi phí phát hiện một trƣờng hợp dƣơng tính HIV, chỉ còn 1.819.113 112 đồng cho một ca dƣơng tính. Hiệu quả chƣa cao ở Huyện Mƣờng Lát giảm 34,1% tuy nhiên chi phí cho một trƣờng hợp xét nghiệm vẫn cao là 15.169.563 đồng. Chi phí trung bình cho việc phát hiện một trƣờng hợp HIV dƣơng tính đã giảm đƣợc 52,6% với 4.540.218 VNĐ (tƣơng đƣơng 207,45 USD) 3.3.2. Đánh giá tính khả thi của mô hình can thiệp Kết quả phân tích 16 cuộc phỏng vấn sâu và 3 cuộc thảo luận nhóm cán bộ y tế là cán bộ xét nghiệm, quản lý, điều trị và tƣ vấn cho thấy việc ứng dụng mô hình can thiệp đƣợc hiệu quả và có tính thực tiễn nghiên cứu đã xem xét đến 3 khía cạnh: (1) Hiệu quả khả thi của mô hình đang can thiệp; (2) các yếu tố ảnh hƣởng đến việc triển khai mô hình đƣợc phát hiện qua nghiên cứu cần cân nhắc xem xét trong quá trình thực hiện để đảm bảo chất lƣợng mô hình; (3) một số vấn đề tồn tại của mô hình cần khắc phục và điều chỉnh để phù hợp nhân rộng ở nhiều đặc điểm địa bàn khác nhau. 3.3.2.1. Hi u quả khả thi của mô hình POCT khẳng định HIV Việc đánh giá hiệu quả khả thi của mô hình can thiệp sẽ xem xét đến 7 khía cạnh: 1/Tính chấp nhận; 2/ Tính tiếp nhận; 3/Tính thích hợp; 4/Tính khả thi ở những đối tƣợng bối cảnh hoàn cảnh cụ thể; 5/Tính trung thành theo kế hoạch ban đầu; 6/Mức độ chi phí cho triển khai chƣơng trình; 7/Khả năng duy trì bền vững của chƣơng trình. Tính chấp nhận ứng dụng mô hình: Kết quả nghiên cứu cho thấy, các bên liên quan từ cấp lãnh đạo quản lý, đến cán bộ y tế và ngƣời dân đều quan tâm, có nhu cầu triển khai mô hình để khắc phục, giải quyết các tồn tại ở địa phƣơng: Lãnh đạo các cấp nhận thức được sự cần thiết và ưu tiên xây dựng mô hình. Lãnh đạo Sở cũng đã nhận thức đúng đắn về việc cần thiết triển khai mô hình trên địa bàn để mang lại hiệu quả cho công tác phòng chống HIV/AIDS và kiểm soát lây nhiễm HIV trên địa bàn, từ đó đƣa đến giải pháp điều phối sử dụng nguồn lực hợp lý nhƣ: ƣu tiên xây dựng phòng xét nghiệm, điều chuyển trang thiết bị, điều phối nhân lực. Sở y tế thì họ rất là đồng tìnhhết sức ƣu tiên cho phòng xét nghiệm khẳng định này, kể cả từ những trang thiết bị họ cũng yêu cầuđiều chuyển những trang thiết bị sang cho những đơn vị mà chuẩn bị 113 triển khai phòng xét nghiệm khẳng định. yêu cầu những gì liên quan đến chuyên ngành để phục vụ cho công tác thì lãnh đạo cũng tạo điều kiện cung ứng đầy đủ (Cán bộ quản lý XN, nữ, 51 tuổi, PVS1). Lãnh đạo các đơn vị cũng ƣu tiên hỗ trợ triệt để cho công tác xây dựng mô hình về con ngƣời, công việc, thời gian cho xét nghiệm, đào tạo nâng cao năng lực tại cơ sở xét nghiệm. Ban giám đốc thì sắp xếp công việc cũng rất là phù hợp ạ các anh vẫn ƣu tiên cho xét nghiệm làm chính, Ngoài cái phần xét nghiệm ra thì những cái gì mà có thể liên quan đến HIV thậm chí bọn em còn đƣợc ƣu tiên hơn, đƣợc đi nhiều hơn ấy (Cán bộ xét nghiệm, nữ, 52 tuổi, PVS2). Cán bộ xét nghi m mong muốn triển khai can thi p. Bản thân cán bộ y tế trực tiếp cung cấp, sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV cũng có mong muốn triển khai vì nhận thức đƣợc mô hình mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân, cơ quan và địa phƣơng cũng nhƣ hệ thống nhà nƣớc: Mình muốn mở thêm cái phòng XN khẳng định nữa đó để thuận tiện cho ngƣời dân đi lại, trong quá trình chẩn đoán các chị không phải đi gửi mẫu, giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian trả lời kết quả (Trƣởng khoa điều trị, nam, 50 tuổi, PVS13). Tính tiếp nhận của mô hình: Đƣợc xem xét thông qua những ý định và cố gắng nỗ lực của đơn vị trong việc triển khai mô hình can thiệp. Hầu hết các đơn vị đều cố gắng nỗ lực triển khai mô hình trên địa bàn. Mặc dù có những các áp lực yêu cầu của công việc, thời gian, trong điều kiện thiếu thốn về thời gian, cơ sở vật chất, con ngƣời phải vƣợt qua nhƣ: Yêu cầu nghiêm ngặt về ghi chép sổ sách xét nghiệm nhiều hơn so với xét nghiệm sàng lọc HIV, nhƣng họ vẫn tuân thủ và hiểu đƣợc lý do cũng nhƣng thành quả đằng sau những nỗ lực của họ. Sổ sách trƣớc đây chủ yếu là của dự án bây giờ phòng khẳng định cũng đúng là có thêm một chút giấy tờ chị ạ, nhƣng không sao cả, đƣợc cho khách hàng là chúng em làm (Cán bộ xét nghiệm, nữ, 53 tuổi, PVS2). Đầu tƣ thời gian nhiều hơn do việc khẳng định cần thực hiện thêm nhiều quy trình, đòi hỏi giám sát theo dõi và ghi chép hồ sơ nhiều hơn so với khi làm sàng lọc, nhƣng vẫn đảm bảo đúng yêu cầu quy định theo kế hoạch. Trƣớc đây em mà có sàng lọc nghi ngờ em chuyển lên tuyến trên thì là không vấn đề gì, nhƣng bây giờ mà có dƣơng tính trả kết quả xong lại còn lƣu mẫu xong rồi là vào các biểu mẫu của xét nghiệm khẳng định tốn thời gian hơn chị ạ (Cán bộ xét nghiệm, nữ, 53 tuổi, PVS2). 114 Áp lực trách nhiệm của công việc cao hơn vừa để hoàn thành kế hoạch, chịu trách nhiệm trƣớc kết quả của bệnh nhân, tuy nhiên phần lớn cán bộ đều cho thấy sự cam kết thực hiện và ý nghĩa từ các đóng góp của bản thân họ cho cộng đồng/xã hội, đƣợc học tập, đƣợc cầm tay chỉ việc và nhận đƣợc các hỗ trợ để nâng cao năng lực và tay nghề. Cũng áp lực đấy chị nhƣng cũng quen rồi và cảm thấy là cũng rất là vui chị ạ. Thứ nhất là công việc hàng ngày đƣợc thỉnh thoảng các chị hỗ trợ, gặp các chị, các em đƣợc hỗ trợ rất nhiều về mặt kỹ thuật đấy chị ạ (Cán bộ xét nghiệm, nữ, 53 tuổi, PVS2). Cố gắng hoàn thi n và thực hi n mô hình trong điều ki n tối thiểu. Đặc điểm các cơ sở miền núi là thiếu thốn mọi mặt, cơ sở vật chất đã quá cũ và lạc hậu, thiết kế sắp xếp không còn phù hợp, tuy nhiên cũng đã cố gắng khắc phục sửa chữa theo những khuyến nghị của các đoàn hỗ trợ để đảm bảo đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cần có của phòng xét nghiệm khẳng định HIV: Chúng tôi phải chuyển 03 phòng.đến bây giờ, cái phòng cuối cùng chúng tôi về mặt trang thiết bị và cơ sở là tƣơng đối đảm bảo thôi (Thảo luận nhóm CBYT, TLN2). Xác định được những khó khăn, thách thức và chủ động tìm phương pháp giải quyết. Giai đoạn mới thực hành, các cơ sở cũng gặp các mẫu khó xác định, cán bộ y tế cơ sở cũng chủ động liên lạc với đơn vị tuyến trên để đƣợc hỗ trợ giải quyết thông qua trao đổi, học tập và tìm hiểu: Bọn em thì có rất nhiều lỗi, chị Hà cũng trao đổi là bọn em cũng vừa làm xong một bộ test xong cũng là tạm đƣợc nhƣng có nhiều cái mới hơn, chúng em đi tập huấn là không đƣợc nói nhiều đến vấn đề dƣơng tính yếu đâu (Cán bộ xét nghiệm, nữ, 52 tuổi, PVS2). Sự cố gắng thích ứng mô hình của các cán bộ trực tiếp tham gia. Rất nhiều cán bộ y tế trong mô hình chỉ có trình độ trung cấp, công tác ở các vùng xa xôi ít có điều kiện tiếp cận kiến thức nên có nhiều quy trình thực hiện không dễ dàng lĩnh hội, nhƣng vẫn cố gắng thích nghi để thực hiện: Lúc đầu đọc thì thấy hơi khó hiểu, nhƣng mà bây giờ qua thời gian tham gia nhiều thì em thấy cũng dễ (Cán bộ xét nghiệm, nam, 38 tuổi, PVS3). Tính thích hợp của mô hình: Phần lớn các ý kiến đều cho rằng mô hình POCT khẳng định HIV là thích hợp với địa bàn, đối tƣợng phục vụ, hạ tầng cơ sở và năng lực thực hiện của địa phƣơng, cụ thể nhƣ sau: 115 Phù hợp triển khai tại tuyến huy n trở lên. Tuyến huyện là nơi có các cơ sở y tế đủ năng lực và khả năng dịch vụ trên địa bàn, trình độ và đội ngũ cán bộ cao hơn so với tuyến xã, đồng thời nên lựa chọn các huyện ở trung tâm có khả năng thu dung các bệnh nhân từ các huyện lân cận. Trong nghiên cứu các huyện đƣợc lựa chọn là đầu mối giao thƣơng, có thể thu gom tiếp nhận đƣợc mẫu hoặc là trung tâm của huyện hoặc các vùng lân cận. Đặt ở đây tôi cho rằng là phù hợp, bởi vì là đối với huyện thì bao giờ cũng thế, trung tâm huyện thì nó mới đầy đủ các cái vấn đề cơ bản để mà thực hiện hơn, nó sẽ chu đáo hơn, tốt hơn là đặt ở tuyến xã. Thế còn nói về các huyện lân cận, thì tôi cho rằng cái việc văn hóa nó cũng là trung tâm (Trƣởng khoa điều trị, nam, 50 tuổi, PVS13). Cũng có những ý kiến cho rằng không ủng hộ việc triển khai mô hình tại trạm y tế xã, vì với hạ tầng cơ sở vật chất, cơ cấu hiện tại của xã chƣa thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và con ngƣời. Phù hợp về đơn vị lựa chọn can thi p. Tại các huyện nghiên cứu, hiện tại tồn tại 2 mô hình (TTYT huyện 2 chức năng; TTYT Dự phòng và Bệnh viện huyện), tuy nhiên phần lớn các ý kiến đều ủng hộ việc triển khai mô hình đặt tại TTYT huyện nhƣ trong nghiên cứu với các lý do sau: Đây là nơi cung cấp đƣợc nhiều dịch vụ cùng lúc nhƣ: tƣ vấn xét nghiệm HIV, xét nghiệm khẳng định HIV, điều trị ARV và dự phòng lây nhiễm HIV. Từ đó tạo sự tiện lợi cho bệnh nhân và cán bộ y tế, đồng thời rút ngắn đƣợc thời gian, khoảng cách di chuyển, số lần di chuyển của bệnh nhân. Trƣớc khi làm khẳng định thì nó phức tạp 1 chút, tức là chờ kết quả dƣới kia lên rồi mới hẹn bệnh nhân lên trả kết quả cho họ dẫn sang bên kia thì lấy máu 1 lần nữa. Cũng có bệnh nhân họ yếu, phàn nàn không muốn lấy máu, khi mà làm khẳng định ở đây trong thời gian lấy máu em có thể làm luôn CD4 nếu dƣơng tính thì thuận tiện hơn...(Cán bộ xét nghiệm, nam, 38 tuổi, PVS 12). Đặt tại TTYT huyện sẽ dụng đƣợc tối đa nguồn lực trong bối cảnh khó khăn về nhân sự ở khu vực vùng sâu vùng xa, đảm bảo tính liên hoàn tạo thành một chuỗi dịch vụ tại cơ sở, tăng hiệu quả kết nối cao nhất và tránh đƣợc tình trạng mất dấu khách hàng, hiệu quả này cũng đã đƣợc chứng minh phân tích ở phần 3.3.1. Tức là tƣ vấn trƣớc điều trị, làm xét nghiệm khẳng định tại chỗ sau đó tƣ vấn sau xét nghiệm trả kết quả và tƣ vấn chuyển gửi, nó liền 1 mạch đƣa sang phòng điều trị nó chung 1 khối, nó rất là dễ, bệnh nhân không mất dấu. Không ai thoát đƣợc trừ những ngƣời cố tình không điều trị thì phải chấp nhận thôi”(Trƣởng khoa điều trị, nam, 50 tuổi, PVS13). 116 Khách hàng tin tƣởng ở TTYT sẽ bảo mật thông tin hơn vì ít bệnh nhân hơn so với bệnh viện, mô hình bệnh tật ít hơn cho nên khách hàng đặc biệt là những khách hàng có nguy cơ lây nhiễm HIV có cảm nhận việc bảo mật thông tin tốt hơn, phù hợp và hiệu quả hơn ở các khu vực vẫn tồn tại việc kỳ thị phân biệt đối xử, khu vực sinh hoạt cộng đồng làng xóm ngƣời dân sống thân thiện và gắn kết với nhau nhƣ ở các khu vực vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. Khách hàng đến với trung tâm, cái thứ nhất là bảo quản thông tin nó sẽ tốt hơn, bởi vì đến đây nó ít các mô hình bệnh tật, nó ít bệnh nhân, ít khách hàng, nó kín đáo (Trƣởng khoa điều trị, nam, 50 tuổi, PVS13). Tƣ vấn khai thác triệt để hơn, vì nơi can thiệp là các cơ sở đã triển khai công tác tƣ vấn xét nghiệm HIV từ rất sớm, các cán bộ tƣ vấn chuyên trách có kinh nghiệm, thời gian, kỹ năng hơn so với các cơ sở không chuyên từ đó dẫn tới góp phần tăng hiệu quả kết nối chuyển gửi. Phòng xét nghiệm ở đây và cán bộ tƣ vấn ở đây họ chuyên về cái việc ấy, đến 1 cái là có mặt ngay không phải chờ đợi, sau đó sẽ đƣợc làm ngay (Trƣởng khoa điều trị, nam, 50 tuổi, PVS13). Phát huy hiệu quả kết hợp chỉ đạo tuyến xã trong việc triển khai, giám sát, hỗ trợ các xét nghiệm tại cộng đồng, phát hiện ngƣời nhiễm, chuyển gửi bệnh nhân sẽ chủ động và hiệu quả hơn khi triển khai ở bệnh viện do các đối tƣợng khách hàng thƣờng là đối tƣợng ẩn, ít bộc lộ bản thân và hạn chế tiếp cận dịch vụ y tế. Ở bệnh viện thì cơ bản nó vẫn là thụ động, bởi vì trung tâm nó chuyên ngành, thì nó phối hợp lồng ghép đi cơ sở để đi cơ sở, đi phát hiện dƣới cộng đồng nó là chuyện bình thƣờng, nó là chuyện diễn ra từng ngày. Có thể một cán bộ đi dám sát chỉ đạo tuyến vẫn có thể làm việc này (CBXN, nam, 38 tuổi, PVS12). Một số ý kiến mong muốn đƣợc triển khai mô hình tại bệnh viện, tuy nhiên lý do đƣa ra là để bệnh nhân đƣợc khám các chuyên khoa khác thì chƣa thực sự thuyết phục. Trong khi một số ý kiến cho rằng triển khai tại bệnh viện, nơi có nhiều loại bệnh tật, đông bệnh nhân, bác sỹ chuyên tâm vào điều trị hơn là dự phòng khai thác tƣ vấn giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm và phát hiện tìm ca sẽ hạn chế. Phù hợp về yêu cầu điều ki n đảm bảo thực hi n mô hình. Các yêu cầu về cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phù hợp với điều kiện sẵn có của địa phƣơng, các cơ sở y tế sẵn sàng đáp ứng đƣợc ở điều kiện tối thiểu, việc đầu tƣ thêm trang thiết bị chỉ ở mức độ cơ bản, không đòi hỏi quá nhiều chi phí nên việc thực hiện mô hình khả thi và bền vững. 117 Cơ sở vật chất theo quy định thì cũng không đòi hỏi cao, nó cũng phù hợp. Nhất là trang thiết bị thì nó phù hợp với phòng XN đang sinh hoạt lâu nay, cũng không thay đổi nhiều so với XN chƣa đƣợc khẳng định thì nó cũng không sai lệch nhiều, gần nhƣ là giống nhau (Cán bộ xét nghiệm, nam, 38 tuổi, PVS3). Các yêu cầu về nhân sự, quy định kỹ thuật/quy trình phù hợp với trình độ của cán bộ địa phƣơng thƣờng là các cán bộ trung cấp, đào tạo ngắn hạn, khó học tập và tiếp cận phƣơng pháp mới nhƣ: 1/Từ quy trình tƣ vấn cho khách hàng cũng đơn giản, ngắn gọn dễ áp dụng, kỹ thuật sinh phẩm dễ làm dễ đọc kết quả, không khó đối với cán bộ y tế vùng sâu vùng xa. Còn với góc độ ngƣời tƣ vấn thì nó cũng dễ đi rất là nhiều, nó không có thủ tục rƣờm rà gì nhiều lắm, bởi vì đọc test thì nó đơn giản không có vấn đề gì khó(Trƣởng khoa điều trị, nam, 50 tuổi, PVS13). 2/Phƣơng pháp, kỹ thuật thực hiện cũng dễ dàng học và không cần phải đào tạo nhiều nhƣ các phƣơng pháp kỹ thuật xét nghiệm khác cần một cán bộ có trình độ nhất định. Cái vấn đề mà đào tạo cũng ngắn thôi chị ạ (Cán bộ xét nghiệm, nữ, 53 tuổi, PVS2). 3/Quy trình thực hiện có thay đổi để đáp ứng với yêu cầu làm xét nghiệm khẳng định HIV nhƣng không nhiều so với ban đầu, nên cán bộ cũng dễ dàng áp dụng. Thay đổi 1 chút là thêm 1 số quy trình thôi, giấy tờ nhiều hơn 1 chút nhƣng mà lại tiện cho mình để theo dõi (Cán bộ xét nghiệm, nam, 38 tuổi, PVS 3) Tính khả thi của mô hình: Từ các ý kiến của ngƣời trong cuộc cho thấy rằng mô hình có khả năng thực hiện đƣợc ở địa phƣơng trong bối cảnh cắt giảm nguồn lực, tình hình dịch gia tăng và khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật/nhân lực ở các cơ sở y tế miền núi: Cán bộ y tế các cấp đều nhận thấy mô hình phù hợp với điều ki n địa phương, nên dù có khó khăn cũng đã có gắng thực hiện, từ đó mang lại các hiệu quả can thiệp đối với bệnh nhân và cán bộ y tế nhƣ: 1/Tăng việc nhận kết quả; bệnh nhân đƣợc kết nối điều trị sớm, điều này cũng đƣợc chứng minh bằng số liệu ở phần đánh giá hiệu quả 3.3.1: Đại đa số là đi nhận hết ạ, chỉ một vài trƣờng hợp mất dấu ..có một trƣờng hợp ngày lấy mẫu thứ 7, chủ nhật, thì em cũng linh động ngƣời ta ở xa làm khẳng định luôn và thứ 2 đã chuyển khách hàng xuống điều trị luôn rồi (Cán bộ xét nghiệm, nữ, 53 tuổi, PVS2). 2/Giảm tình trạng tiếp cận xét nghiệm phát hiện muộn, hoặc tử vong do đến cơ sở y tế muộn của bệnh nhân: 118 Khi có chƣơng trình này từ tháng 3 lại đây những bệnh nhân nào mà em làm dƣơng tính luôn thì họ đƣợc tiếp xúc điều trị luôn thì sức khỏe của họ tốt hơn so với những ngƣời trƣớc khi có chƣơng trình, có những ngƣời
File đính kèm:
- luan_an_hieu_qua_mo_hinh_can_thiep_xet_nghiem_khang_dinh_hiv.pdf
- Trang thông tin luận án.pdf
- Tóm tắt luận án Nguyễn Việt Nga.pdf
- Information of Thesis.pdf