Luận án Kết quả triển khai mô hình thí điểm quản lý rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng ở hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Kết quả triển khai mô hình thí điểm quản lý rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng ở hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Kết quả triển khai mô hình thí điểm quản lý rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng ở hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình
vào mô hình thí điểm đều bày tỏ quan điểm rằng, mô hình bắt đầu bằng mối quan hệ giữa gia đình - NVYT tuyến xã - GVMN là phù hợp với mối quan hệ gần gũi hiện có trong cộng đồng người Việt Nam. Điều này giúp cho việc phát hiện, sàng lọc và quản lý trẻ RLTK tại cộng đồng được thuận tiện và dễ dàng: “Y tế thôn, CBYT xã và GVMN rất gần gũi và có tiếng nói trong cộng đồng, do đó, mô hình khởi đầu bằng mối quan hệ này sẽ tạo nền tảng cho các bước sàng lọc, chẩn đoán và quản lý sau này”. (TLN, CBYT tuyến tỉnh, Thái Bình). 3.3.1.2. Vận hành một cách dễ dàng Hầu hết đối tượng tham gia nghiên cứu, đặc biệt là những đối tượng trực tiếp tham gia vào mô hình thí điểm đều đồng ý rằng, mô hình đã thiết lập chức năng, nhiệm vụ và cách thức triển khai rõ ràng, không tạo ra những thay đổi quá lớn trong môi trường chính sách hiện tại, do đó việc triển khai thí điểm khá thuận lợi. “Vai trò của các nhóm trong mô hình phù hợp với các văn bản hiện hành, do đó không gặp những phản ứng tiêu cực trong quá trình triển khai”. (TLN, CBYT tuyến tỉnh, Hòa Bình) Khó khăn duy nhất ghi nhận được từ các cuộc PVS/TLN đó là việc triển khai chính sách bảo hiểm y tế tại tuyến cơ sở: “Khi chúng tôi triển khai việc chuyển tuyến trẻ có kết quả dương tính với MCHAT 23 từ tuyến xã lên thẳng tuyến tỉnh không qua tuyến huyện thì BHYT không thanh toán cho những trường hợp này. Điều này cũng gây khó khăn cho gia đình trẻ và cho cả CBYT cơ sở” (TLN, NVYT tuyến xã, Hòa Bình). 98 “Nếu mà thông tuyến như vậy chắc phải là chính sách từ trên Bộ Y tế chứ Sở Y tế chắc là không được. Sở Y tế không đủ thẩm quyền vì còn liên quan đến vấn đề kinh phí thanh toán bảo hiểm y tế” (PVS, Lãnh đạo Sở y tế tỉnh Thái Bình). 3.3.1.3. Tính phù hợp của chương trình truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về rối loạn tự kỷ tại cộng đồng Kết quả đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của các đối tượng đích của chương trình truyền thông (mục 3.2) là một chỉ báo quan trọng thể hiện tính phù hợp của chương trình. Ngoài ra, các phân tích sau đây cung cấp những thông tin bổ sung cho tính phù hợp của chương trình: - Mức độ tiếp cận của đối tượng đích với các sản phẩm truyền thông: Hình 3.8. Tỷ lệ tiếp cận với các sản phẩm truyền thông của chương trình Kết quả trong Hình 3.8 cho thấy, tỷ lệ NCST, GVMN và NVYT tiếp xúc với ít nhất 1 sản phẩm truyền thông của chương trình nằm trong khoảng 80-90%, cao nhất là nhóm NVYT. Trong đó, NCST chủ yếu tiếp cận với sản phẩm truyền thông là bài phát thanh qua loa xã/phường và tờ rơi; GVMN tiếp cận với bài phát thanh qua loa xã/phường, áp phích và tờ rơi; còn NVYT tiếp cận được với cả 4 loại hình truyền thông ở mức độ tương đương nhau (60-65%). - Hiểu được thông điệp của chương trình 99 Hình 3.9. Thông điệp chính được đối tượng đích rút ra sau chương trình Kết quả Hình 3.9 cho thấy, đa số (tỷ lệ từ 73-91%) NCST, GVMN và NVYT đã rút ra được thông điệp chính của chương trình truyền thông liên quan đến sự cần thiết của phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ mắc RLTK, đó là“Cần phát hiện sớm các dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc RLTK”, “Trẻ mắc RLTK cần được can thiệp càng sớm càng tốt” và “Cần sự phối hợp của NCST, GVMN và CBYT để phát hiện sớm dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc RLTK”, trong đó tỷ lệ nhắc được các thông điệp giảm dần theo thứ tự NVYT, GVMN và NCST. Như vậy, kết quả định lượng cho thấy tỷ lệ tiếp cận ít nhất 1 sản phẩm truyền thông và tỷ lệ rút ra được thông điệp chính của chương trình can thiệp đều đạt ở mức 70-90%, đây là những chỉ số quan trọng thể hiện tính phù hợp của chương trình truyền thông. Ngoài ra, các thông tin từ kết quả nghiên cứu định tính đã giúp bổ sung thêm thông tin và làm rõ hơn kết quả định lượng này: Trước hết, các đối tượng tham gia nghiên cứu đều có nhận định chung về các hoạt động truyền thông là phù hợp và có ý nghĩa; các sản phẩm truyền thông đều rất dễ hiểu, được thiết kế đẹp mắt và họ cảm thẩy hài lòng về những sản phẩm này. Đặc biệt, các đối tượng đích (NCST, GVMN và NVYT) đều bày tỏ sự thích thú đối với bài phát thanh và tờ rơi, do các sản phẩm này cung cấp nhiều nội dung hữu ích về RLTK_vấn đề mà trước đây họ đã nghe thấy nhưng gần như không hiểu rõ: 100 “Các hoạt động rất có ý nghĩa và phù hợp, các tài liệu đều rất là đẹp từ hình ảnh cho đến màu sắc chủ đạo là màu xanh, trông rất là bắt mắt. Như thế là rất tốt. Bản thân tôi thấy rất là hài lòng” (TLN, NVYT tuyến xã, huyện Lương Sơn). “Chị có nhận được tờ thông tin từ cô y tế thôn. Nhìn chung chị thấy rất dễ hiểu và hữu ích nữa. Mặc dù là cái tự kỷ trước đây thì cũng có nghe đến rồi, nhưng chưa bao giờ biết thông tin nào là đúng. Bài phát thanh thì cũng có nghe ở xã, cũng mới đây thôi, rất là hay, nhiều khi đang làm việc gì đó, cũng phải dừng lại để nghe cho hết” (TLN, NCST, huyện Tiền Hải). Còn đối với hai sản phẩm truyền thông banner và áp phích, một số ý kiến cho rằng, họ có nhìn thấy dán ở trường hay ở trạm y tế, nhưng vì ít thông tin và cũng bị lẫn với nhiều áp phích khác nên các đối tượng không chú ý nhiều và thấy ít hứng thú với các sản phẩm này. Đây có thể là lý do dẫn đến tỷ lệ tiếp cận với các sản phẩm này thấp hơn so với tờ rơi hay bài phát thanh: “Mấy cái áp phích [ý là banner và áp phích] như em đang cầm kia thì ngay cả trường mầm non chỗ chị cũng có dán đấy. Bố mẹ đến đón con thì cũng thấy ở trường nhưng mà cũng ít người chú ý vì là có nhiều áp phích khác và cái của mình cũng ít thông tin hơn các cái khác” (TLN, GVMN, TP. Hòa Bình). Thêm vào đó, nhận định từ các NVYT tuyến xã về cách thức thực hiện các hoạt động truyền thông theo cách lồng ghép với các hoạt động họ đang thực hiện cũng cho thấy cách làm này là phù hợp trong bối cảnh nguồn nhân lực còn hạn chế: “Khi mình làm chương trình về tiêm chủng thì mình sẽ nhắc nhở bố mẹ của trẻ luôn là có cái phiếu này [ý nói là bộ công cụ sàng lọc phát triển AQS VN], bố mẹ nhớ về kiểm tra cho trẻ, thấy gì băn khoăn thì lần sau cho trẻ đi tiêm hỏi lại, hoặc là đến hỏi luôn cũng được. Như vậy là mình làm kết hợp với các hoạt động khác Cứ làm như vậy mới khả thi được” (TLN, NVYT tuyến xã, TP. Hòa Bình). Chương trình truyền thông được đánh giá là phù hợp với hầu hết đối tượng đích, tuy nhiên, để đạt kết quả tốt hơn, một số ý kiến cho rằng, cần có những hoạt động truyền thông riêng cho các bố mẹ, gia đình có con bị rối loạn phát triển hoặc RLTK để họ thấy rằng không phải chỉ một mình con họ có vấn đề mà các nhà khác cũng vậy. Bằng cách này, những nỗ lực của cha mẹ có con bị RLTK cũng tăng lên và sự tự kì thị cũng bớt đi nhiều. 101 “Nếu mà mình có một cái buổi mà gọi là tập trung vào chính các nhà có con bị tự kỷ” “nếu như mà chị tập trung 40-50 bố mẹ [ý là bố mẹ có con bị tự kỷ], khi mà người ta trao đổi với nhau họ thấy: ừ không phải một mình con nhà mình, cũng rất nhiều người bị như thế, mỗi con bị một kiểu, thôi thì cùng bố mẹ, thôi thì là nhiều thế này thì con nhà mình cũng phải cố gắng để can thiệp cho con. Em nghĩ là cái cách nhìn của bố mẹ về con chắc khác hơn chứ không thể nào như này [ý là không can thiệp gì cho trẻ]” (TLN CBYT Khoa Nhi, BVĐK tỉnh Hòa Bình). “đầu tiên nhà một bạn, mẹ cũng nghĩ là tủi thân, nghĩ là sao lại con mình khổ mỗi con nhà mình, nhưng mà khi mà cho 2 mẹ gặp nhau một phát thấy con nhà kia nó kém hơn con nhà mình thì mẹ lại có động lực hơn” (TLN CBYT Khoa Nhi, BVĐK tỉnh Thái Bình). 3.3.1.4. Tính phù hợp của các hoạt động tác động lên hệ thống y tế Để vận hành mô hình, bên cạnh chương trình truyền thông tại cồng đồng, một số hoạt động tác động lên sự vận hành/hoạt động của hệ thống y tế cũng được triển khai, bao gồm: cung cấp các biểu mẫu quản lý trẻ RLTK, đào tạo cho CBYT (tuyến xã, huyện) về các bộ công cụ sàng lọc rối loạn phát triển và RLTK và hỗ trợ cơ sở vật chất cho y tế tuyến tỉnh. Kết quả nghiên cứu định tính đã cho thấy, hoạt động nhận được sự hài lòng nhất, được đánh giá là phù hợp nhất là hoạt động tập huấn cho CBYT: “Hài lòng nhất là hoạt động tập huấn đó”..“Hôm có mấy bác sĩ ở trung ương về đấy, chúng tôi lại được hướng dẫn lại lần nữa [ý là hướng dẫn sử dụng bộ công cụ ASQ và MCHAT-23]. Mà cái bác gì ở bệnh viện trung ương bác ý nói dễ hiểu lắm” (TLN CBYT xã/phường TP. Hòa Bình). “Tập huấn hồi ở bệnh viện tôi có tham gia đấy. Giờ về vẫn nhắc các bố mẹ để ý theo dõi con. Tôi cho công tác viên đi phát cái bộ ASQ cho các gia đình, nhắc họ lấy phiếu ra mà đánh dấu vào đấy xem con mình thế nào. Trước cũng có nghe nhưng cũng chỉ biết vậy chứ chẳng làm gì. Có cái chương trình này thấy mình cũng thay đổi, để ý hơn. Mà tôi nhắc cả bên trường mầm non nữa đấy. Nói chung tôi thấy hoạt động tập huấn rất là tốt, rất là hiệu quả” (TLN, CBYT tuyến xã, TP. Thái Bình). Liên quan tới các hoạt động hỗ trợ cải tạo cơ sở vật chất và cung cấp TTB cho y tế tuyến tỉnh, hầu hết các đối tượng tham gia định tính đều cảm thấy chưa 102 được hài lòng do đến thời điểm hiện tại phòng can thiệp cho trẻ RLTK vẫn còn khó khăn về cơ sở vật chất và TTB: “Chương trình hỗ trợ về trang thiết bị thì nói chung là cũng có nhưng mà một số vẫn còn chưa đáp ứng được theo hy vọng. Bây giờ bệnh viện cũng mới bắt đầu có ba trẻ đến can thiệp thì chưa thấy gặp khó khăn, nhưng em nghĩ là nếu số lượng trẻ tăng lên thì chắc chắn là thiếu rất là nhiều” (TLN, CBYT Khoa Nhi BVĐK tỉnh Hòa Bình). “Hai phòng can thiệp này là cải tạo từ phòng cũ của khoa Nhi, các trang thiết bị mới gọi là có để thực hiện can thiệp thôi, chứ còn phải nói là vẫn rất là nghèo nàn” (TLN CBYT Khoa Nhi BVĐK tỉnh Hòa Bình). Bên cạnh đó, khi xây dựng mô hình, nhóm nghiên cứu đã xây dựng 02 cuốn sổ quản lý trẻ tại cộng đồng (sổ chiều A và chiều B), 02 sổ theo dõi, quản lý trẻ nghi ngờ có rối loạn phát triển/tự kỷ (tuyến huyện và tuyến tỉnh), đồng thời bổ sung thêm nội dung “Báo cáo các trường hợp nghi ngờ có rối loạn tự kỷ” vào biểu mẫu số 9/BCX “Hoạt động phòng chống bệnh xã hội” đang được trạm y tế xã/phường sử dụng để báo cáo lên tuyến huyện. Kết quả đánh giá về tính phù hợp của các biểu mẫu này cho thấy, 2 cuốn sổ được sử dụng ở tuyến xã (sổ chiều A và chiều B) và việc tích hợp thêm thông tin RLTK vào mẫu báo cáo 9/BCX là phù hợp và được y tế tuyến xã sử dụng, trong khi đó việc sử dụng biểu mẫu quản lý trẻ dành cho tuyến huyện và tỉnh là không cần thiết vì các số liệu hiện nay đều được cán bộ cập nhật và quản lý trên máy tính. Do đó, vấn đề khó khăn ở đây là chưa có hệ thống thông tin kết nối các tuyến với nhau (xã/phường - huyện/thành phố - tỉnh) nên việc quản lý thông tin trẻ RLTK vẫn ở trong phạm vi của từng tuyến: “3 tháng một lần chị vẫn ghi thêm thông tin về RLTK vào Báo cáo bệnh xã hội và gửi lên trung tâm đấy. Việc tích hợp thêm nội dung như thế rất là tiện, mình chỉ cần ghi thêm vào thôi chứ không cần thêm một cuốn sổ.” “Sổ chiều A và chiều B cũng rất là cần thiết, mình quản lý được tình trạng của trẻ đang như thế nào để mà còn nhắc nhở cha mẹ” (TLN, NVYT tuyến xã, huyện Lương Sơn). “Em nói thật là em không dùng cái sổ xanh xanh mà chị đưa đâu. Em lưu vào file trong máy tính luôn nên mỗi lần chị hỏi về số lượng là em có để gửi email cho chị ngay đấy. Cái sổ đấy em thấy không phù hợp với em” (TLN CBYT tuyến tỉnh, TP. Hòa Bình) 103 “Vâng, hiện tại thì khoa bọn em đang có mail chung và chia sẻ các hoạt động chung trong khoa. Nhưng mà nếu có thể kết nối được thông tin từ các tuyến phía dưới và trên cả TƯ thì việc quản lý thông tin sẽ dễ dàng hơn” (TLN CBYT tuyến tỉnh, Hòa Bình) 3.3.2. Tính khả thi của mô hình quản lý rối loạn tự kỷ trẻ em tại cộng đồng 3.3.2.1. Nguồn nhân lực Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều đồng ý rằng, việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý dựa trên hệ thống nhân lực sẵn có ở cộng đồng và trong hệ thống y tế, trong đó thiết lập vai trò của các bên liên quan phù hợp với năng lực, chức năng và nhiệm vụ hiện tại của họ là cách tiếp cận hoàn toàn phù hợp. Đây cũng là điểm cốt lõi giúp mô hình quản lý đã được triển khai khả thi và có kết quả. Cụ thể: Tại cộng đồng, vai trò của NCST, GVMN, nhân viên y tế thôn bản /NVYTTB) trong mô hình thí điểm là phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về phát triển của trẻ bằng việc sử dụng bộ công cụ ASQ Việt Nam. Kết quả đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành xử trí sớm RLTK ở trẻ của NCST, GVMN, NVYT sau một năm can thiệp (chi tiết ở mục 3.2) đã cho thấy “cộng đồng” đã có đủ năng lực đảm nhận nhiệm vụ của mình trong mô hình. Đây chính là một chỉ báo quan trọng để nhìn nhận tính phù hợp và khả thi của mô hình quản lý. Các thông tin thu được từ các cuộc thảo luận nhóm cũng đã chứng minh thêm điều này: “Trước thì chúng tôi không biết [ý là RLTK ở trẻ] nhưng mà sau thì được nghe các bài tuyên truyền trên loa phát thanh rồi lại đọc các tờ thông tin nên là đã hiểu hơn về cái tự kỷ rồi đấy. Chứ trước là cứ nghe nói tự kỷ thôi, chứ có hiểu là gì đâu”... Chúng tôi được hướng dẫn dùng tài liệu để về tự theo dõi và kiểm tra cho con cháu mình ở nhà, xem có dấu hiệu gì bất thường không. Có gì nghi ngờ là lại đến ngay trạm để hỏi thêm” (TLN, NCST, huyện Lương Sơn) “Giờ thì mình chú tâm tới việc kiểm tra các mốc phát triển của các con hơn. Trước thì chỉ có các con nào mà thấy biểu hiện rõ ràng chậm phát triển, hơn nhiều các bạn khác, rất là đặc biệt thì mới để ý và nói với cha mẹ của các con” (TLN, GVMN, TP. Thái Bình) Trước khi có cái tự kỷ này về đây, chúng tôi có nghe nói rồi cũng biết nhưng không hiểu lắm. Bố mẹ nhiều lúc cứ hỏi con cháu thế nọ thế kia có phải tự kỷ không. Chúng tôi 104 cũng chẳng biết rõ và cũng chỉ biết bảo thử lên bệnh viện hỏi xem. Giờ thì chúng tôi biết rồi. Phát cho bố mẹ cái ASQ [phiếu đánh giá sàng lọc phát triển ở trẻ em] để về nhìn con mình xem có dấu hiệu gì không, mà phải làm càng sớm càng tốt. Có gì thì báo lại rồi lên trạm, các cô ở đó làm cái M-CHAT 23. Nếu trẻ có gì thì các cô ở trạm sẽ giới thiệu gia đình lên bệnh viện Nhi tỉnh” (TLN, CBYT tuyến xã, TP. Thái Bình) Tại tuyến xã/phường, kết quả nghiên cứu cho thấy chương trình thí điểm mô hình quản lý RLTK ở trẻ đã tổ chức các khóa đào tạo/tập huấn cho cán bộ TYT xã/phường để có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ sàng lọc trẻ nghi mắc tự kỷ bằng bộ công cụ M-CHAT 23: “Cái M-CHAT23 đấy tôi biết chứ. Năm trước ý chúng tôi chả cầm đi hỏi từng nhà có con nhỏ đấy. Lúc đấy là đã được hướng dẫn cách hỏi, cách đánh dấu thế nào rồi” (TLN, CBYT tuyến xã, TP. Hòa Bình). Kết quả đánh giá tại tuyến xã/phường cũng cho thấy TYT đã phân công người phụ trách quản lý và theo dõi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ rối loạn phát triển và RLTK. Cán bộ phụ trách này có thể là người chuyên trách các chương trình liên quan đến trẻ em hoặc người chuyên trách chương trình sức khỏe tâm thần cộng đồng. “Ở trạm này tôi là người được giao cầm sổ chiều A và chiều B để quản lý. Tôi phụ trách chương trình bà mẹ trẻ em. Cứ cái gì liên quan đến hai đối tượng này là tôi làm (cười). Giờ lại thêm cái việc này. Nhưng cũng phải nói thật là cái tự kỷ này nó không như các vấn đề khác. Thi thoảng mới có nhà đưa con đến nên thực ra là cũng không vất vả hơn” (TLN, CBYT tuyến xã, TP. Thái Bình). Tại tuyến huyện, nhân lực tham gia thử nghiệm mô hình quản lý cũng là những người đang phụ trách các chương trình sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản, tâm thần cộng đồng. Khi được phân công nhiệm vụ và được phát một cuốn sổ để tổng hợp các trường hợp trẻ được chuyển lên và chuyển về, cán bộ điều phối tại TTYT huyện/thành phố triển khai xuống các xã và yêu cầu các xã báo cáo theo mẫu để tổng hợp. “Chị làm chương trình tâm thần cộng đồng nên khi nghe có chương trình tự kỷ này về, sếp giao luôn cho chị. Cũng không thêm gì nhiều việc. Dưới xã họ báo cáo lên theo mẫu báo cáo rồi, mình chỉ cần tổng hợp lại thôi” (TLN, CBYT tuyến huyện, Lương Sơn) 105 Tại tuyến tỉnh, để có thể đảm nhận được vai trò chẩn đoán và can thiệp cho trẻ RLTK, CBYT cần có chứng chỉ hoàn thành khóa học 12 tuần của Bệnh viện Nhi TƯ. Đối với Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình, các bác sĩ, điều dưỡng của Khoa PHCN đã thực hiện can thiệp RLTK từ cách đây khoảng 7 năm và đã đảm nhận được vai trò. Còn ở BVĐK tỉnh Hòa Bình, tại thời điểm trước can thiệp chưa thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên, kết quả đánh giá sau can thiệp đã cho thấy, bệnh viện đã cử một bác sĩ và ba điều dưỡng của Khoa Nhi đi học để triển khai hoạt động tại đơn vị can thiệp mới được thành lập (trong thời gian triển khai can thiệp) tại Khoa: “Đợt vừa rồi em và bạn Nh. cũng mới đi học ở chỗ thầy M. [bệnh viện Nhi TƯ] về. Bọn em cũng can thiệp cho hai bạn do thầy M. chuyển từ chỗ thầy về. Thầy gọi cho bọn em bảo có hai trường hợp ở Hòa Bình mà thầy thấy bọn em làm can thiệp được nên thầy giới thiệu về đây. Mỗi bạn bọn em có một cuốn sổ theo dõi theo từng lần tập để xem các bạn ý tiến bộ như thế nào” (TLN CBYT Khoa Nhi BVĐK tỉnh Hòa Bình). Có thể thấy rằng, bệnh viện tuyến tỉnh không phải tuyển thêm người để triển khai hoạt động can thiệp RLTK mà nhân lực đều là những người đã và đang công tác tại Khoa Phục hồi chức năng (PHCN) hoặc Khoa Nhi. Tại tuyến trung ương: Hiện tại, Bệnh viện Nhi TW có hai Khoa đang cùng tham gia sàng lọc, chẩn đoán và can thiệp cho trẻ mắc RLTK là Khoa Tâm thần và Khoa PHCN. Do đó, nguồn nhân lực đã có sẵn và có đủ năng lực để đảm nhận vai trò chẩn đoán khẳng định và can thiệp trong mô hình. Như vậy, về nhân lực để triển khai mô hình, từ tuyến xã lên đến tuyến trung ương đều có thể sử dụng nhân lực sẵn có tại địa phương/đơn vị mà không cần tuyển dụng mới nhân sự. Đây là một khía cạnh rất quan trọng đảm bảo tính khả thi của mô hình. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định tính cũng đã chỉ ra những khó khăn về mặt nhân lực khi triển khai mô hình cần được cân nhắc đến khi triển khai mô hình trong tương lai: Trước hết, là khó khăn liên quan tới năng lực của CBYT tuyến xã và tuyến tỉnh: Theo phản hồi của các cán bộ tại TYT, mặc dù đã được tập huấn sử dụng các bộ công cụ sàng lọc rối loạn phát triển và RLTK, họ vẫn cảm thấy chưa thực sự tự 106 tin khi sử dụng bộ công cụ M-CHAT23 và có mong muốn được tập huấn kỹ hơn nữa để có thể thực hiện sàng lọc trẻ RLTK hiệu quả hơn. “Thực sự là chị vẫn chưa được tự tin lắm về việc dùng bộ M-CHAT. Cụ thể là cần đặt câu hỏi như thế nào để cha mẹ/NCST có thể hiểu và trả lời được ngay; khi hỏi về các dấu hiệu cờ đỏ cần giải thích cụ thể ra sao” “rất mong muốn là được tiếp tục đào tạo” (TLN, CBYT tuyến xã, huyện Tiền Hải) Đối với CBYT tuyến tỉnh, hiện đang phải đảm nhận vai trò chẩn đoán và can thiệp cho trẻ RLTK tại địa phương, kết quả nghiên cứu cho thấy, đây là thách thức vô cùng lớn đặc biệt đối với những tỉnh chưa từng thực hiện hoạt động này (tương tự như Hòa Bình trước thời điểm can thiệp): “Mặc dù được đi tập huấn rồi, bọn em cũng đang can thiệp cho 2 trẻ ở đây. Nhưng mà thú thật là cái RLTK này rất là thách thức, chắc chắn bọn em hay các đồng nghiệp sau này muốn theo đuổi lĩnh vực này phải rất quyết tâm” hỏi em có tự tin không, thì em phải nói thật là chưa thể tự tin đâu ạ” (TLN CBYT Khoa Nhi BVĐK tỉnh Hòa Bình). “Về vấn đề này, nhiều tỉnh phải nói là “như một tờ giấy trắng” nghĩa là hầu như cán bộ y tế chưa biết gì. Thế nên là để nhân rộng được mô hình, cái cần đầu tiên là giải quyết về mặt chuyên môn cho tuyến tỉnh, thế mới giảm được tải cho tuyến trung ương được” (PVS, CBYT bệnh viện Nhi Trung Ương). Ngoài ra, những khó khăn của việc kiêm nhiệm thêm việc quản lý RLTK đối với y tế thôn và cán bộ y tế tuyến xã, huyện cũng đã được nhắc đến, tuy nhiên khó khăn này có thể khắc phục được thông qua việc lồng ghép vào các hoạt động thường qui đang thực hiên tại cơ sở y tế: “Cán bộ tại trạm, mà ngay cả y tế thôn cũng thế, thì như em biết đấy, gần ba chục chương trình quốc gia một năm, những đợt có chiến dịch rất là bận, thêm chương trình là thê
File đính kèm:
- luan_an_ket_qua_trien_khai_mo_hinh_thi_diem_quan_ly_roi_loan.pdf
- Tom tat luan an_ Hua Thanh Thuy_Bảo vệ cấ trường.pdf
- Trang thông tin về luận án_Tiếng Anh.docx
- Trang thông tin về luận án_Tiếng Việt.docx