Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae)

Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trang 1

Trang 1

Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trang 2

Trang 2

Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trang 3

Trang 3

Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trang 4

Trang 4

Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trang 5

Trang 5

Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trang 6

Trang 6

Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trang 7

Trang 7

Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trang 8

Trang 8

Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trang 9

Trang 9

Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 200 trang Hà Tiên 30/10/2024 630
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae)

Luận án Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae)
ào EC50, khả năng 
kháng oxy hóa tổng các cao chiết khảo sát được xếp theo thứ tự giảm dần bao gồm lá Gáo 
trắng, vỏ thân Gáo vàng, vỏ thân Gáo trắng, rễ Gáo trắng, hoa Trang to, lá Trang to, lá 
Gáo vàng, rễ Gáo vàng, lá Mơ lông, lá Mơ leo, Lưỡi rắn và Lưỡi rắn trắng. 
Bảng 4.9: EC50 của cao chiết trong phương pháp phosphomolybdenum 
Cao chiết (n=3) Phương trình tuyến tính EC50 (g/mL) 
Lá Mơ lông y=0,0041x+0,2093 (R²=0,997) 71,5±1,23b 
Lá Mơ leo y=0,0041x+0,1667 (R²=0,996) 81,2±0,55a 
Lá Trang to y=0,0062x+0,1717 (R²=0,994) 52,9±0,3e 
Hoa Trang to y=0,007x+0,1563 (R²=0,995) 48,8±0,27f 
Lá Gáo vàng y=0,0061x+0,1707 (R²=0,997) 54,5±0,36d 
Vỏ thân Gáo vàng y=0,0073x+0,2261 (R²=0,988) 37,1±0,05i 
Rễ Gáo vàng y=0,0042x+0,2448 (R²=0,991) 61,2±0,27c 
Lá Gáo trắng y=0,0084x+0,2336 (R²=0,997) 31,5±0,17j 
Vỏ thân gáo trắng y=0,0076x+0,1864 (R²=0,995) 40,9±0,22h 
Rễ Gáo trắng y=0,0076x+0,1379 (R²=0,993) 47,4±0,59g 
Lưỡi rắn - - 
Lưỡi rắn trắng - - 
Trolox y=0,145x+0,163 (R²=0,989) 2,32±0,08k 
Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị có mẫu tự theo sau trong cùng một cột giống 
nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; Dấu “-“ là không xác định. 
Qua kết quả khảo sát khả năng kháng oxy hóa của 12 cao chiết thực vật nghiên cứu, 
có 10 cao chiết cho khả năng kháng oxy hóa bao gồm lá Mơ lông, lá Mơ leo, lá Trang to, 
hoa Trang to, lá Gáo vàng, vỏ thân Gáo vàng, rễ Gáo vàng, lá Gáo Trắng, vỏ thân Gáo 
trắng, rễ Gáo trắng. Cũng qua khảo sát cho thấy, các cao chiết này có hàm lượng 
polyphenol, flavonoid và alkaloid tổng khá cao (Bảng 4.3). Đây có thể là lý do để các cao 
chiết này có khả năng kháng oxy hóa và có thể có hoạt tính sinh học khác như kháng viêm 
và bảo vệ gan. Từ kết quả khảo sát có 10 mẫu cao chiết có khả năng kháng oxy hóa. Tuy 
59 
nhiên, các mẫu thực vật sử dụng để chiết cao trong nghiên cứu hầu hết tìm khá dễ với số 
lượng lớn, riêng mẫu hoa Trang to thì mẫu thu hạn chế nên hoa Trang to không được 
chọn để nghiên cứu tiếp. Chín cao chiết gồm lá Trang to, lá Mơ lông, lá Mơ leo, lá,vỏ 
thân, rễ Gáo trắng, lá, vỏ thân và rễ Gáo vàng được chọn khảo sát tiếp hiệu quả kháng 
viêm in vitro và khả năng bảo vệ gan trên mô hình chuột. 
4.3.3 Hiệu quả kháng viêm in vitro của các cao chiết 
 Hoạt tính kháng viêm của 9 cao chiết thực vật họ Cà phê được xác định bằng hoạt 
động kháng viêm in vitro thông qua hoạt động ức chế sự biến tính protein albumin huyết 
thanh bò (BSA) được so sánh với chất đối chứng dương là diclofenac, kết quả thể hiện ở 
Bảng 4.10. Dựa vào kết quả ở Bảng 4.10 cho thấy, khả năng kháng viêm của các cao chiết 
thực vật họ Cà phê thông qua hiệu suất ức chế sự biến tính protein albumin huyết thanh bò 
(BSA) rất khác nhau. Do đặc tính của từng cao chiết nên nồng độ bắt đầu khảo sát hiệu suất 
ức chế sự biến tính protein BSA của các cao chiết khác nhau. Cao lá Mơ leo, lá Trang to, rễ 
Gáo vàng được khảo sát ở nồng độ 0,78125 µg/mL. Cao vỏ thân Gáo vàng, lá Gáo trắng và 
rễ Gáo trắng được khảo sát ở nồng độ 1,5625 µg/mL, trong khi cao lá Mơ lông, lá Gáo 
vàng và vỏ thân Gáo trắng bắt đầu khảo sát ở nồng độ 3,125 µg/mL. So sánh hiệu suất ức 
chế sự biến tính protein BSA của các cao chiết ở nồng độ 6,25 µg/mL. Cao lá Mơ leo có 
hiệu suất ức chế cao nhất (52,7±1,53%) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 
5% so với cao lá Trang to (52,5±1,3%). Cao rễ Gáo vàng có hiệu suất ức chế cao thứ 2 và 
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các cao chiết còn lại. Cao rễ Gáo trắng, vỏ thân Gáo 
vàng và lá Mơ lông có hiệu suất ức chế giảm lần lượt là 24,7±2,33%, 20,6±1,53% và 
19,6±2,33%. Ở nồng độ 6,25 µg/mL, cao lá Gáo vàng và cao vỏ thân Gáo trắng có hiệu 
suất ức chế giảm lần lượt là 15,5±0,88% và 13,0±1,53%, trong khi chất đối chứng dương 
diclofenac có hiệu suất ức chế là 84,5±0,23%. 
60 
Bảng 4.10: Hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSA của các cao chiết 
Cao chiết 
Hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSA của cao chiết ở các nồng độ (µg/mL) khác nhau 
0,78125 1,5625 3,125 6,25 12,5 25 50 100 
Lá Mơ lông - - 3,36±0,88d 19,6±2,33c 29,8±1,53b 50,1±3,18a - - 
Lá Mơ leo 6,92±1,53d 12±0,88c 23,7±1,53b 52,7±1,53a - - - - 
Lá Trang to 23,7±1,53e 29,8±1,53d 39,4±2,33c 52,5±1,3b 69,4±3,05a - - - 
Lá Gáo vàng - - 13,0±1,53f 15,5±0,88e 21,6±2,33d 30,3±2,33c 43,0±2,33b 64,9±1,53a 
Vỏ thân Gáo vàng - 7,43±2,33f 13,0±1,53e 20,6±1,53d 25,7±2,33c 43,5±3,05b 61,8±4,58a - 
Rễ Gáo vàng 11,5±1,53f 16,0±1,53e 24,7±2,33d 30,3±1,76c 45,0±1,53b 71,5±3,18a - - 
Lá Gáo trắng - 8,95±2,33e 13,5±0,88d 16,5±0,88d 25,2±1,53c 34,3±3,05b 53,2±2,33a - 
Vỏ thân Gáo trắng - - 6,92±3,05f 13,0±1,53e 21,6±2,33d 30,3±3,18c 44,0±2,33b 68,4±2,33a 
Rễ Gáo trắng - 15,5±2,33e 18,6±2,33e 24,7±2,33d 38,4±2,33c 53,2±2,33b 83,7±3,84a - 
Diclofenac 47,1±0,88d 58,0±0,09c 69,0±0,15b 84,5±0,23a - - - - 
Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị có mẫu tự theo sau trong cùng một hàng giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống 
kê ở mức 5%; Dấu “-“ là không khảo sát 
61 
 Ngoài ra, khả năng ức chế sự biến tính protein của cao chiết thực vật họ Cà phê còn 
được xác định dựa vào giá trị EC50 (Effective Concentration of 50%) và để so sánh với chất 
đối chứng dương diclofenac. Giá trị EC50 của các loại cao được tính dựa vào phương trình 
hồi quy tuyến tính của từng cao và trình bày trong Bảng 4.11. Nồng độ của cao chiết khi 
đạt được giá trị EC50 càng cao thì khả năng ức chế sự biến tính protein của cao chiết càng 
yếu, và ngược lại nồng độ càng nhỏ thì khả năng ức chế sự biến tính protein của cao chiết 
càng mạnh. Dựa vào kết quả ở Bảng 4.11 cho thấy rằng giá trị EC50 của cao lá Mơ leo 
(6,03±0,12 µg/mL) là thấp nhất và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với cao lá 
Trang to (6,7±0,42 µg/mL). Nhóm cao chiết có giá trị EC50 thấp thứ hai là cao rễ Gáo 
vàng (15,3±0,6 µg/mL) và tiếp theo là cao lá Mơ lông (24,1±1,26 µg/mL) khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê so với cao rễ Gáo trắng (24,3±1,59 µg/mL). Nhóm cao chiết có 
giá trị EC50 thấp thứ ba gồm cao vỏ thân Gáo vàng (36,3±2,62 µg/mL) khác biệt có ý 
nghĩa thống kê so cao lá Gáo trắng (44,7±3,15 µg/mL). Trong khi hai cao chiết có giá trị 
EC50 cao nhất là cao vỏ thân Gáo trắng (65±3,12 µg/mL) và cao lá Gáo vàng (68,1±2,24 
µg/mL) khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 
Bảng 4.11: EC50 trong ức chế sự biến tính protein BSA 
Cao chiết Phương trình hồi quy tuyến tính EC50 (µg/mL) 
Lá Mơ lông y=1,9702x+2,6489 (R²=0,947) 24,1±1,26d 
Lá Mơ leo y=8,4526x–0,9338 (R=0,9957) 6,03±0,12f 
Lá Trang to y=3,7868x+24,658 (R²=0,9638) 6,7±0,42f 
Lá Gáo vàng y=0,5274x+14,112 (R²=0,9839) 68,1±2,24a 
Vỏ thân Gáo vàng y=1,0821x+10,951 (R²=0,9617) 36,3±2,62c 
Rễ Gáo vàng y=2,3711x+13,747 (R²=0,9839) 15,3±0,6e 
Lá Gáo trắng y=0,8753x+10,953 (R²=0,9797) 44,7±3,15b 
Vỏ thân Gáo trắng y=0,601x+11,019 (R²=0,9677) 65±3,12a 
Rễ Gáo trắng y=1,3917x+16,215 (R²=0,9868) 24,3±1,59d 
Diclofenac y=6,4717x+45,727 (R²=0,9599) 0,66±0,09g 
Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị có mẫu tự theo sau trong cùng một cột giống 
nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. 
Kết quả cho thấy, hiệu quả ức chế sự biến tính protein của các cao chiết thực vật họ Cà 
phê trong nghiên cứu đều thấp hơn diclofenac (EC50=0,66±0,09 µg/mL). Sự biến tính 
protein mô là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh viêm do protein bị mất đi cấu trúc thứ 
cấp và cấu trúc bậc ba bởi stress bên ngoài hoặc các hợp chất như acid hoặc bazơ mạnh, 
muối vô cơ, dung môi hữu cơ hoặc nhiệt độ cao. Hầu hết protein sinh học khi bị biến tính 
sẽ bị mất đi hoạt tính sinh học (Shah et al., 2017). Do đó, đánh giá hoạt động ức chế sự 
biến tính protein là một phương pháp khảo sát khả năng kháng viêm. Các sản phẩm hoặc 
62 
hợp chất có khả năng ức chế sự biến tính protein được xem là tác nhân kháng viêm hiệu 
quả (Mounnissamy et al., 2007). 
Khả năng ức chế sự biến tính protein albumin huyết thanh bò (BSA) của các cao 
chiết thực vật họ Cà phê đã được chứng minh bởi sự so sánh với thuốc kháng viêm 
diclofenac, kết quả cho thấy hiệu quả ức chế sự biến tính protein của các cao chiết thực vật 
họ Cà phê đều thấp hơn diclofenac gồm cao lá Mơ leo và cao lá Trang to lần lượt thấp 
hơn diclofenac lần lượt là 9,14 và 10,1 lần, cao rễ Gáo vàng thấp hơn diclofenac 23,2 lần. 
Cao lá Mơ lông và rễ Gáo trắng thấp hơn diclofenac khoảng 36 lần. Vỏ thân Gáo vàng và 
lá Gáo trắng lần lượt thấp hơn diclofenac lần lượt 55 và 67,8 lần. Trong khi nhóm cao 
chiết có hiệu quả ức chế sự biến tính protein thấp nhất là vỏ thân Gáo trắng và lá Gáo 
vàng lần lượt thấp hơn diclofenac 98,4 và 103,2 lần. Các cao chiết thực vật thường chứa 
nhiều chất kháng oxy hóa và các hợp chất có khả năng làm sạch gốc tự do. Đồng thời, các 
hợp chất polyphenol và flavonoid ở thực vật đã được chứng minh có liên quan với các 
hoạt động kháng sự biến tính protein (Imam et al., 2017), kháng oxy hóa và kháng viêm 
(Diaz et al., 2012). Trong các cao chiết có sự hiện diện của các thành phần hóa học có 
hoạt tính sinh học như: alkaloid, flavonoid, terpenoid, glycoside, phenol, coumarin và 
anthraquinone . Đặc biệt, các cao chiết có thành phần polyphenol và flavonoid tổng khá 
cao. Chính vì vậy, các cao chiết có hoạt tính kháng oxy hóa và kháng viêm khá tốt như 
trên. 
Mặc khác, các quá trình viêm được kích hoạt bởi các tác nhân gây độc có liên quan 
mật thiết đến quá trình gây độc gan do hóa chất (Luster et al., 2000). Các quá trình viêm 
thường sản xuất ra các chất trung gian liên quan đến sự phát sinh các gốc tự do ảnh hưởng 
đến sự tổn thương gan hoặc sửa chữa mô gan. Do đó, cũng có thể thấy rằng cao chiết có 
hoạt tính kháng viêm cũng có thể biểu hiện hoạt tính bảo vệ gan (Joshy et al., 2016). 
4.4 Khả năng bảo vệ gan của các cao chiết 
4.4.1 Khả năng điều hòa enzyme AST và ALT của các cao chiết 
Carbon tetrachloride đã được biết đến từ rất lâu với khả năng gây độc cho gan và 
thường được dùng phổ biến trong các nghiên cứu để gây tổn thương gan trên động vật thí 
nghiệm. Sau 4 tuần cho chuột uống CCl4, gan chuột thử nghiệm đã bị xơ hóa và thay đổi 
các chỉ số sinh hóa của gan. Khi tế bào gan bị tổn thương, các enzyme aspartate 
transaminase (AST) và alanine aminotransferase (ALT) được phóng thích vào máu làm 
cho hàm lượng của các enzyme này đo được trong máu tăng cao. Thông qua việc xác định 
hàm lượng AST, ALT trong huyết thanh của nhóm chuột được gây độc bởi CCl4 không 
uống cao chiết (nhóm đối chứng bệnh) và các nhóm được gây độc bởi CCl4 được cho 
63 
uống cao chiết thực vật và nhóm chuột bình thường uống nước cất (đối chứng bình 
thường) có thể xác định được hiệu quả làm giảm enzyme gan của các cao chiết. 
Bảng 4.12: Hàm lượng enzyme gan của các nhóm chuột thí nghiệm 
Nhóm thí nghiệm 
Hàm lượng enzyme (U/L) 
AST ALT 
Bình thường 169±12,4fg 34,4±8,9c 
Olive, DMSO 1% 178,2±43fg 69,8±21,3c 
CCl4 1386,4±354,5a 921,2±375a 
CCl4, silymarin 16 mg/kg 257,6±134,5ef 113,6±26,8c 
CCl4, lá Mơ lông 100 mg/kg 423±149,1de 418,6±703,7b 
CCl4, lá Mơ lông 200 mg/kg 178,6±157,3fg 119,2±156,5c 
CCl4, lá Mơ lông 400 mg/kg 172,8±137,3fg 87±78,7c 
CCl4, lá Mơ leo 100 mg/kg 208,8±147,7fg 75,8± 54,8c 
CCl4, lá Mơ leo 200 mg/kg 187,2±91,4fg 94,8± 49,2c 
CCl4, lá Mơ leo 400 mg/kg 181,8±123,4fg 107,3±87,9c 
CCl4, lá Trang to 100 mg/kg 137,4±26,3fg 104,8±14,8c 
CCl4, lá Trang to 200 mg/kg 119,2±46,4fg 84,2±20c 
CCl4, lá Trang to 400 mg/kg 88,8±14,6fg 45± 21,1c 
CCl4, lá Gáo trắng 100 mg/kg 125±29,7fg 30±8,3c 
CCl4,lá Gáo trắng 200 mg/kg 81±12,5g 29,8±8,5c 
CCl4,lá Gáo trắng 400 mg/kg 57± 15,4g 21,4±3,8c 
CCl4, vỏ thân Gáo trắng 100 mg/kg 107,2±45,1fg 54,4±36,8c 
CCl4, vỏ thân Gáo trắng 200 mg/kg 54,8±21,9g 27,8±17,9c 
CCl4, vỏ thân Gáo trắng 400 mg/kg 37,4±10,7g 22±10,3c 
CCl4, rễ Gáo trắng 100 mg/kg 451±190,3d 88,8± 16c 
CCl4, rễ Gáo trắng 200 mg/kg 106,2±39,1fg 66,8± 40,9c 
CCl4, rễ Gáo trắng 400 mg/kg 60,8±10,5g 17,8±4,3c 
CCl4, lá Gáo vàng 100 mg/kg 1104,6± 411,8b 415,2±159,1b 
CCl4, lá Gáo vàng 200 mg/kg 676,2±362c 372,8± 201,9b 
CCl4, lá Gáo vàng 400 mg/kg 122,8±16,8fg 30,2±15,8c 
CCl4, vỏ thân Gáo vàng 100 mg/kg 116± 13,2fg 93,8± 27,9c 
CCl4, vỏ thân Gáo vàng 200 mg/kg 91,6±5,2fg 77,6±18,1c 
CCl4, vỏ thân Gáo vàng 400 mg/kg 37,8±12g 24,4±6,4c 
CCl4, rễ Gáo vàng 100 mg/kg 143,8±33,7fg 115,2± 13c 
CCl4, rễ Gáo vàng 200 mg/kg 108,4±12,1fg 90± 11,7c 
CCl4, rễ Gáo vàng 400 mg/kg 44,4±6,7g 28,8±11,4c 
Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=5; Các ký tự giống nhau theo sau trong cùng một cột khác 
biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5%. 
Số liệu được trình bày ở Bảng 4.12 cho thấy, nhóm chuột đối chứng bệnh và nhóm 
chuột đối chứng bình thường có sự khác biệt đáng kể (p<0,05) trong các chỉ số enzyme 
gan AST và ALT. Hàm lượng AST của nhóm chuột đối chứng bệnh và nhóm chuột bình 
thường đo được lần lượt là 1386,4±354,5 U/L và 169±12,4 U/L; hàm lượng ALT đo được 
lần lượt là 921,2±375 U/L và 34,4±8,9 U/L. Từ đây cho thấy, khi chuột uống CCl4 kéo 
dài 4 tuần thì hàm lượng enzyme AST tăng cao gấp 8 lần và ALT tăng gấp 26 lần so với 
nhóm chuột đối chứng bình thường, chứng tỏ chuột uống CCl4 đã bị nhiễm độc gan. Ở 
nhóm chuột uống dầu olive và DMSO 1% đo được hàm lượng AST là 178,2±43 U/L và 
64 
ALT là 69,8±21,3 U/L, so với nhóm chuột đối chứng bình thường thì hàm lượng AST và 
ALT ở hai nhóm này khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), cho thấy việc sử dụng dầu 
olive và DMSO 1% làm dung môi pha cao chiết và pha CCl4 trong thí nghiệm không ảnh 
hưởng đến hàm lượng enzyme AST và ALT trong huyết thanh chuột. Kết quả này cũng 
phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước, DMSO 1% được sử dụng làm dung môi 
hòa tan một số hóa chất, thuốc thí nghiệm hoặc dùng trong đối chứng âm (không gây độc) 
trong các thí nghiệm kháng khuẩn (Wicaksono et al., 2009; Koarslan et al., 2016). Ở 
nhóm chuột uống CCl4 được điều trị bằng silymarin hàm lượng AST đo được trong máu 
là 257,6±134 U/L và ALT là 113,6±26,8 U/L, khi so với hàm lượng AST và ALT của 
nhóm chuột đối chứng bệnh thì silymarin 16 mg/kg đã làm giảm được 92,7±11,05% 
lượng AST và 91,0±3,02% ALT. Kết quả cho thấy silymarin đã ức chế được tác hại CCl4, 
bảo vệ được tế bào gan. 
Chuột được gây nhiễm độc gan bằng CCl4 và điều trị bằng các cao chiết mức 
enzyme AST và ALT trong huyết thanh chuột thí nghiệm đã được cải thiện rõ rệt so với 
nhóm đối chứng bệnh. Ở các nồng độ cao chiết 100, 200 và 400 mg/kg khối lượng chuột, 
các cao chiết được khảo sát đều cho kết quả làm giảm hàm lượng enzyme AST và ALT ở 
các nhóm chuột thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng bệnh. 
Các cao chiết lá Mơ lông, lá Mơ leo, lá Trang to và lá Gáo vàng có hiệu quả hạ enzyme 
gan tương đương nhau. Ở các nhóm chuột uống cao chiết liều 200 mg/kg và 400mg/kg có 
hàm lượng enzyme AST và ALT khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm bình 
thường. Các cao chiết lá Trang to, lá Gáo trắng, vỏ thân Gáo trắng, vỏ thân Gáo vàng và 
rễ Gáo vàng cho hiệu quả hạ enzyme gan tương đương nhau. Ở liều 100 mg/kg đã cho kết 
quả có hàm lượng enzyme AST và ALT khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so 
với nhóm bình thường hoặc tương đương với silymarin. Ở các nhóm chuột uống cao chiết 
200 và 400 mg/kg đã cho kết quả có hàm lượng enzyme AST và ALT khác biệt không có 
ý nghĩa thống kê so với nhóm uống cao chiết liều 100 mg/kg. 
Xét hiệu quả hạ enzyme gan ở nồng độ cao chiết 100 mg/kg khối lượng chuột, nhóm 
chuột uống cao chiết lá Gáo vàng có hàm lượng enzyme AST là 1104,6±411,8 U/L cao 
gấp 6 lần so với nhóm bình thường và ALT là 415,2±159,1 U/L cao gấp 11 lần so với 
nhóm bình thường, nhưng so với nhóm đối chứng bệnh thì khác biệt có ý nghĩa thống kê. 
Nhóm chuột uống cao chiết rễ Gáo trắng có hàm lượng enzyme AST và ALT khác biệt có 
ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng bệnh, hàm lượng AST là 451±190,3 U/L cao gần 
3 lần so với bình thường và ALT là 88,8±16 U/L khác biệt không ý nghĩa thống kê so với 
bình thường. Nhóm chuột uống cao chiết lá Mơ lông có hàm lượng AST 423±149,1 U/L 
gấp 2,5 lần và ALT 418,6±703,7 U/L gấp 12 lần so với bình thường. Nhóm chuột uống 
cao lá Mơ leo có hàm lượng AST 208,8±147,7 U/L và ALT 75,8±54,8 U/L tương đương 
65 
với nhóm chuột uống silymarin 16 mg/kg khối lượng chuột có giá trị AST 257,6±134,5 
U/L và ALT 113,6±26,8 U/L. Các nhóm chuột uống cao chiết lá Trang to, lá Gáo trắng, 
vỏ thân Gáo trắng, vỏ thân Gáo vàng và rễ Gáo vàng có hàm lượng enzyme AST và ALT 
tương đương nhau và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nhóm bình 
thường. Ở nồng độ 100 mg/kg khối lượng chuột, cao chiết lá Gáo trắng cho kết quả hạ 
enzyme AST và ALT tốt nhất. 
Ở liều 200 mg/kg khối lượng chuột, nhóm chuột uống cao chiết lá Gáo vàng có hàm 
lượng enzyme AST là 676,2±362 U/L gấp 4 lần và ALT là 372,8±201,9 U/L gấp 11 lần 
so với nhóm đối chứng bình thường. Các nhóm chuột uống cao chiết lá Mơ leo, lá Mơ 
lông, lá Trang to, rễ Gáo vàng, rễ Gáo trắng có hàm lượng enzyme AST giảm lần lượt 
trong khoảng từ 187,2±91,4 U/L đến 106,2±39,1 U/L và hàm lượng ALT giảm lần lượt 
trong khoảng từ 119,2±156,5 U/L đến 66,8±40,91 U/L. Các nhóm chuột uống cao chiết 
vỏ thân Gáo vàng, lá Gáo trắng, vỏ thân Gáo trắng có hàm lượng enzyme AST trong 
khoảng từ 91,6±5,2 U/L đến 54,8±21,9 U/L và hàm lượng ALT trong khoảng từ 
77,6±18,1 U/L đến 27,8±17,9 U/L, theo thứ tự hàm lượng các enzyme giảm dần từ vỏ 
thân Gáo vàng, lá Gáo trắng và vỏ thân Gáo trắng. Ở liều 200 mg/kg khối lượng chuột, 
cao chiết vỏ thân Gáo trắng cho kết quả hạ enzyme AST và ALT tốt nhất. 
Ở liều cao chiết 400 mg/kg khối lượng chuột, nhóm chuột uống cao chiết lá Mơ leo 
và nhóm chuột uống cao chiết lá Mơ lông có hàm lượng AST lần lượt là 181,7±123,3 U/L 
và 122,8±16,7 U/L, ALT lần lượt là 107,2±87,9 U/L và 87±78,7 U/L. Các nhóm chuột 
uống cao chiết lá Gáo vàng, lá Trang to, rễ Gáo trắng, lá Gáo trắng, rễ Gáo vàng, vỏ thân 
Gáo vàng và vỏ thân Gáo trắng có hàm lượng AST giảm lần lượt từ 122,8±16,7 U/L đến 
37,4±10,7 U/L; hàm lượng ALT có giá trị từ 45±21,0 U/L (nhóm uống cao chiết lá Trang 
to) đến 17,8±4,3 U/L (nhóm uống cao chiết rễ Gáo trắng), các nhóm uống cao chiết lá 
Gáo vàng, rễ Gáo vàng, vỏ thân Gáo vàng, vỏ thân Gáo trắng và lá Gáo trắng có giá trị 
ALT gần như nhau, dao động trong khoảng 21,4±3,7 U/L đến 30,1±15,8 U/L. Nếu xét về 
mặt thống kê, ở liều 400 mg/kg các nhóm chuột uống cao chiết có hàm lượng AST và 
ALT hầu như khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng bình thường, 
trong khi hàm lượng ALT của nhóm uống cao chiết lá Mơ leo và nhóm uống cao chiết lá 
Mơ lông cao lần lượt gấp 3 và gấp 2 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối 
chứng bình thường (p<0,5). Từ kết quả trên cho thấy, ở nồng độ 400 mg/kg khối lượng 
chuột có 7 cao chiết thí nghiệm cho kết quả hạ enzyme AST và ALT về tương đương giá 
trị bình thường là cao chiết lá Gáo vàng, lá Trang to, rễ Gáo trắng, lá Gáo trắng, rễ Gáo 
vàng, vỏ thân Gáo vàng và vỏ thân Gáo trắng. Trong đó, cao chiết vỏ thân Gáo trắng và 
vỏ thân Gáo vàng cho kết quả hạ enzyme AST và ALT tốt nhất. Nếu xét ở cả 3 liều khảo 
66 
sát 100, 200, 400 mg/kg có 5 cao chiết bao gồm lá Trang to, lá Gáo trắng, vỏ thân Gáo 
trắng, vỏ thân Gáo vàng và rễ Gáo vàng làm giảm AST và ALT hiệu quả. 
4.4.2 Khả năng kháng oxy hóa in vivo của các cao chiết trên chuột tổn thương 
gan bằng CCl4 
Hoạt tính kháng oxy hóa bảo vệ gan của cao chiết từ các cây thuộc họ Cà phê cũng 
thể hiện thông qua hoạt động điều hòa hàm lượng MDA và GSH trong mô gan của các 
nhóm chuột thí nghiệm. Hoạt tính kháng oxy hóa in vivo của các cao chiết được đánh giá 
dựa trên khả năng kháng peroxide hóa lipid màng tế bào và sản sinh chất kháng oxy hóa 
nội sinh. Nghiên cứu dựa vào hàm lượng MDA để xác định sự kháng peroxide hóa lipid 
màng tế bào và hàm lượng GSH để xác định khả năng sản sinh chất kháng oxy hóa nội 
sinh ở mô gan chuột. 
Quá

File đính kèm:

  • pdfluan_an_khao_sat_hieu_qua_khang_oxy_hoa_va_bao_ve_gan_tren_m.pdf
  • docxTrang thong tin luan an tieng Viet Phan Kim Dinh.docx
  • docxTrang thong tin luan an tieng Anh Phan Kim Dinh.docx
  • pdfQuyen tom tat LA tieng Viet Phan Kim Dinh.pdf
  • pdfQuyen tom tat LA tieng Anh Phan Kim Dinh.pdf