Luận án Kiến tạo tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ở Hà Nội
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Kiến tạo tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ở Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Kiến tạo tính hấp dẫn không gian khu đô thị mới ở Hà Nội
thành phố rất thuận lợi cho phát triển dân cư. (2) Tiềm năng thủy văn: Hà Nội có nhiều diện tích mặt nước với bảy con sông chảy qua và hàng trăm hồ lớn nhỏ trong thành phố. Những sông hồ này của Hà Nội không những là một kho dự trữ nước lớn mà còn là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hút nhiệt tỏa nóng của các công trình và các hoạt động của con người. Các diện tích mặt nước của Hà Nội vừa tạo ra cho thành phố khí hậu mát lành - tiểu khí hậu đô thị, vừa là những danh lam thắng cảnh, những vùng văn hóa đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội. Ngoài ra mực nước ngầm Hà Nội cao, dễ khai thác để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. (3) Tiềm năng khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C. Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9 °C, độ ẩm trung bình 80-82%. Lượng mưa trung bình trên 1700 mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm). (4) Tiềm năng hệ sinh thái: Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị... Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả. Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng. Hà Nội cũng có các làng hoa và cây cảnh đã có truyền thống từ lâu đời và khá nổi tiếng. Gần đây, nhiều làng hoa và cây cảnh cũng được hình thành thêm ở các vùng ven đô cùng với các loài được chuyển từ các nơi về làm cho tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú. b. Hạn chế tự nhiên Tuy nhiên, Hà Nội cũng cho thấy những bất lợi tự nhiên mà khi xây dựng các 84 điểm dân cư hay khu dân cư cần chú ý: (1) Lũ lụt và úng ngập: Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 10, nước hệ thống sông Hồng lên cao làm ngập các vùng ngoài đê, và có những năm làm vỡ đê, là thảm họa cho cả một vùng rộng lớn, gây mất mùa, thiệt hại lớn về người và của. Nội thành Hà Nội ngày càng tăng nguy cơ bị úng ngập hơn. Một trong những nguyên nhân của úng ngập là do bề mặt địa hình thấp, nhất là phần phía Nam, việc tiêu thóat tự nhiên nước mặt ra các hệ thống sông là không thể (sông Hồng) hoặc rất khó khăn (sông Nhuệ, sông Đáy). Ngoài ra, hiện nay, úng ngập còn do con người khi đô thị hóa tràn lan, triệt tiêu bề mặt thấm nước hay san lấp, thu hẹp và làm nông dần các hồ điều hòa, các dòng chảy thoát nước. Chính vì vậy, các khu dự án dân cư mới thường tôn nền cao và có hồ điều hòa ở trung tâm để khắc phục hiện tượng úng ngập. (2) Suy thoái và ô nhiễm môi trường: Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang làm suy giảm mạnh chất lượng môi trường nước, không khí và đất ở Hà Nội. Diện tích đô thị cùng với dân số đô thị tăng nhanh, nhưng hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa đồng bộ nên không đáp ứng yêu cầu dịch vụ môi trường. Ngoài ra, đô thị hóa và mở rộng đô thị đã làm cho nhiều nhà máy và các khu công nghiệp trước đây nằm ở ngoại ô, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc và tác động trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng. Các làng nghề thủ công nghiệp cũng góp phần ảnh hưởng đến sự suy thoái môi trường. Do đó, một số dự án khu dân cư sinh thái đã lấy việc cải thiện các vấn đề môi trường trở thành tâm điểm để nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường BĐS. (3) Các hiện tượng tự nhiên bất thường: Gần đây, Hà Nội cũng đã chứng kiến nhiều sự thay đổi bất thường của tự nhiên liên quan đến sự cực đoan của khí hậu Hà Nội, chẳng hạn nhiệt độ xuống thấp tạo điều kiện hình thành sương muối trong một số tháng giữa mùa đông. Ngoài ra vào nhiều đợt không khí lạnh, nhiệt độ thấp dưới 12 °C kéo dài trong nhiều ngày gây ra rét hại, nhất là vào nửa sau mùa đông. Lượng mưa giờ lớn nhất xấp xỉ 100 mm và lượng mưa tháng lớn nhất xấp xỉ 800 mm, tiềm ẩn nguy cơ ngập lụt. Gió mạnh và mưa to trong các cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh sống, sản xuất, gây thiệt hại về nhà cửa, hệ thống điện, cung cấp nước và thu hoạch mùa màng. Ngoài ra, một số hiện tượng tai biến địa hình liên quan đến các quá trình nội sinh (động đất, nứt đất), ngoại sinh (xói lở bờ sông) và do con người (lún đất), hoặc tổng hợp các quá trình đó (xói lở, úng ngập,...) cũng xảy ra thường xuyên hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại của các khu dân cư hiện có lẫn sự phát triển của các khu dân cư mới. 2.3.4. Cơ hội cải thiện sinh kế và điều kiện an sinh xã hội tại Hà Nội 85 “...Ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh”. Như vậy, ngay từ trong lịch sử, Hà Nội đã được đánh giá là mảnh đất hấp dẫn, chứa đầy những thuận lợi để phát triển. Hiện nay, theo kết quả điều tra di cư nội địa quốc gia 2015 [50], tỷ lệ di cư đến thành phố này là tương đối cao ở Việt Nam - 15,3% (so với 19,9% của TP. Hồ Chí Minh) với các lý do liên quan đến công việc (các cơ hội việc làm mới, tốt hơn) và kinh tế (thu nhập cao hơn), kế tiếp là các lý do học tập và liên quan đến gia đình. Quyết định di chuyển của người di cư phần nhiều do “lực hút” ở nơi đến hơn là “lực đẩy” ở nơi đi, do đó bản thân thành phố này đang thể hiện sức hấp dẫn của đô thị lớn thứ hai ở Việt Nam và cũng là đô thị lớn nhất Bắc Bộ. Theo kết quả cuộc khảo sát, về môi trường tự nhiên, người di cư đến Hà Nội cho biết vấn đề nhiệt độ, mật độ dân cư và các vấn đề ô nhiễm môi trường cư trú thành phố này nghiêm trọng hơn rất nhiều so với nơi cư trú cũ của họ và họ cảm thấy không hài lòng. Trong khi đó, về môi trường xã hội, người di cư đến Hà Nội lại cho thấy tỷ lệ tương đối thấp (4,6%) lo ngại về tình hình an ninh, cảm thấy không hài lòng/an toàn/thoải mái ở nơi cư trú mới, chưa bằng một nửa so với TP. Hồ Chí Minh (9,4%). Và khi so sánh giữa các vùng kinh tế - xã hội, tỷ lệ người di cư ít gặp khó khăn nhất là người di cư đến hai đô thị lớn nhất của cả nước, lần lượt là 17,4% ở Hà Nội và 23,4% ở TP. Hồ Chí Minh, trong đó, tỷ lệ người di cư đến gặp khó khăn về chỗ ở tại Hà Nội thấp nhất cả nước (16,5%), bằng một nửa TP. Hồ Chí Minh (31,6%). Tuy nhiên, tỷ lệ người di cư đến Hà Nội gặp khó khăn do không thích nghi với nơi ở mới lại tương đối cao (24,2%), trên mức trung bình toàn quốc (22,7%) và so với TP. Hồ Chí Minh (17,9%). Như vậy, ở cấp độ đô thị, những con số thống kê nêu trên đã phần nào cho thấy tính hấp dẫn và đáng sống của Hà Nội. 2.4. Kinh nghiệm kiến tạo tính hấp dẫn không gian cho các khu dân cư 2.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới a. Chương trình Live My Hood tại thành phố Kitchener (Canada) [88] Năm 2015, thành phố Kitchener đã tập hợp một nhóm dự án của những cư dân từ khắp nơi trong thành phố để phát triển Chiến lược Khu dân cư đầu tiên của Kitchener, được gọi là “Love My Hood: Kitchener’s Guide to Great Neighbourhoods” (Yêu khu phố của tôi: Hướng dẫn của Kitchener về các khu dân cư tuyệt vời) [88]. Thông qua 3 nền tảng: Great Places (địa điểm tuyệt vời), Connected People (con người được kết nối) và Working Together (làm việc cùng nhau), Love My Hood xây dựng những khu dân cư hấp dẫn và đáng sống tại Kitchener bằng cách cung cấp cho người dân các công cụ, 86 chương trình và tài nguyên để tạo nên những sự thay đổi tích cực trên nguyên tắc “tận dụng tài sản, nguồn cảm hứng và tiềm năng của cộng đồng địa phương, và kết quả là tạo ra KGCC có chất lượng đóng góp cho sức khỏe, hạnh phúc và hạnh phúc của mọi người” [109]. Love My Hood mong muốn kiến tạo nơi chốn cho các khu dân cư nhằm giúp người dân có thể trải nghiệm: (1) Tăng kiến thức về khu phố của họ; (2) Địa điểm có thể đáp ứng nhu cầu của họ; (3) Cơ hội để tìm hiểu những người hàng xóm của họ; (4) Cảm thấy được chào đón và thoải mái trong khu phố của họ; (5) Ý thức sở hữu và niềm tự hào đối với các địa điểm khu phố của họ; (6) Một cái nhìn mới về khu phố của họ từ hàng xóm của họ; (7) Cách hành động của họ tạo sự khác biệt trong khu phố. Nói cách khác, các khu phố sẽ: (1) Trở thành một điểm đến bằng cách tập hợp các không gian ở cấp độ khu dân cư; (2) Được nhận biết và được tôn vinh các bản sắc; (3) Xây dựng mối quan hệ cộng đồng bằng cách làm việc cùng nhau. Để làm được điều này, sáu nguyên tắc đã được đưa ra: (1) Dựa trên tài nguyên (asset-based) - tập trung vào các tài sản hiện có trong khu phố, huy động người dân và các đối tác cộng đồng xây dựng trên những điểm mạnh đó. Nói cách khác, tài sản của khu dân cư là vật chất và con người (kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm), được sử dụng làm điểm khởi đầu cho sự thay đổi; Bảng 2.7. Bảng xác định các tài nguyên có thể thấy trong một khu phố [88] Tài nguyên Mô tả Ví dụ Địa điểm Tài sản như một nơi gặp gỡ để khuyến khích người dân kết nối và dành thời gian cùng nhau - Công viên và sân chơi - Khu vực tự nhiên và không gian xanh - Trung tâm cộng đồng - Tiện nghi giải trí - Vườn cộng đồng - Chợ nông sản Giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội Tài sản đóng góp vào chất lượng cuộc sống của người dân - Thư viện - Trung tâm đọc viết - Trường mầm non - Trường học, cao đẳng và đại học - Bệnh viện và phòng khám - Cơ sở y tế tâm thần - Cơ sở chăm sóc người cao tuổi - Các dịch vụ nhà ở - Chương trình hỗ trợ xã hội và thu nhập Tiện nghi Tài sản cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người dân - Cửa hàng tạp hóa 87 Tài nguyên Mô tả Ví dụ - Chợ - Nhà hàng, quán cà phê và quán bar - Trung tâm giải trí Kinh tế Tài sản tạo ra thu nhập và kinh tế tốt trong khu phố - Trung tâm đào tạo việc làm - Các doanh nghiệp nhỏ và lớn - Hiệp hội cải tiến kinh doanh - Các nhóm lao động Giao thông Tài sản giúp người dân đi lại trong khu phố và để tiếp cận các điểm đến ngoài khu phố - Vỉa hè - Đường mòn nhỏ - Làn đường dành cho xe đạp - Trung chuyển (bến, trạm và tuyến) - Đường phố Văn hóa Tài sản giúp người dân tận hưởng và ăn mừng cuộc sống thông qua lịch sử, văn hóa, giải trí và thể thao - Sự kiện - Cộng đồng tôn giáo / nơi thờ phụng - Các nhóm văn hóa hoặc dân tộc - Các di tích lịch sử hoặc các địa điểm / công trình di sản - Các công trình kiến trúc quan trọng - Bảo tàng - Các nhóm thể thao và câu lạc bộ giải trí - Các nhóm nghệ thuật - Nghệ thuật công cộng và di tích Cộng đồng Tài sản trợ giúp người dân trong khu phố của họ và giải quyết nhu cầu của khu phố - Các hiệp hội khu dân cư - Các nhóm hội - Các tổ chức phi lợi nhuận - Câu lạc bộ dịch vụ An toàn Tài sản giúp người dân cảm thấy an toàn và tăng độ an toàn cho khu phố - Cảnh sát - Phòng cháy chữa cháy - Các quy chế - Các sáng kiến về phòng chống tội phạm hoặc canh gác khu dân cư - Các tính năng làm yên tĩnh đường phố - Chiếu sáng Cá nhân Tài sản mà cư dân đóng góp - Kỹ năng cho khu phố - Tài năng - Kinh nghiệm - Lãnh đạo - Mạng lưới (2) Dựa trên địa điểm (place-based) - điều này giúp người dân sẽ tìm hiểu, khám phá khu phố của mình, hình thành những ý tưởng và đề xuất chúng để biến đổi không 88 gian thành một địa điểm cụ thể và độc đáo. Ý tưởng được khuyến khích bao gồm kết hợp nghệ thuật công cộng (ví dụ: tranh tường), các biện pháp can thiệp tạm thời hoặc vĩnh viễn (ví dụ: chỗ ngồi) và tương tác xã hội (ví dụ: sự kiện). (3) Cư dân khởi xướng (resident led) - người sẽ xác định các nhu cầu tập thể, nguyện vọng và tầm nhìn cho các không gian trong khu phố, tạo dựng và cung cấp cơ hội cho tất cả mọi người có thể tham gia. Các đối tác cộng đồng có thể giúp đỡ với các ý tưởng, lập kế hoạch hoặc hỗ trợ tài chính. Thành phố sẽ quan sát, lắng nghe và đặt câu hỏi để học hỏi từ bạn và hàng xóm của bạn. (4) Giới thiệu về việc tạo “địa điểm” với các hành động đơn giản, ngắn hạn (about creating a “place” with simple, short-term actions) - việc tạo một địa điểm tuyệt vời không cần những giải pháp phức tạp, có thể bắt đầu với một số hành động đơn giản, ngắn hạn để thử nghiệm điều gì người dân vào một không gian, ví dụ trồng hoa, tạo chỗ ngồi, nghệ thuật công cộng và vỉa hè hoặc tranh tường đường phố... (5) Phân lớp (layered) - để đảm bảo các không gian có thể thu hút người dân, cung cấp một lý do để họ ở lại và tương tác với hàng xóm của họ. Việc kết hợp tối thiểu ba yếu tố là một giải pháp. Ví dụ, đặt một chiếc ghế dài và thùng rác bên dưới một cái cây và bên cạnh một khu vườn cộng đồng có thể khuyến khích người làm vườn và những người đi ngang qua để nghỉ ngơi và trò chuyện. (6) Một hành trình liên tục (an ongoing journey) - khu dân cư là tập hợp một chuỗi không gian hấp dẫn dựa trên nhu cầu, nguyện vọng và điểm nhìn có thể thay đổi. Có bốn bước để kiến tạo địa điểm: (1) Tìm một không gian: (1a) Làm quen với các không gian trong khu phố, ghé thăm và lựa chọn một nơi trong khu vực để tác động; (1b) Tìm hiểu xem ai sở hữu không gian đó; (1c) Đề nghị sự cho phép của chủ sở hữu để sử dụng không gian. (2) Tạo ý tưởng cho không gian: (2a) Xem xét chức năng hiện tại và mong muốn của không gian; (2b) Tìm hiểu suy nghĩ những người dân trong khu phố của bạn; (2c) Xác định số lượng dự kiến người có thể sử dụng; (2d) Xác định nhu cầu, nguyện vọng của những người sử dụng dự kiến; (2e) Đối chiếu với người chịu trách nhiệm, quản lý khu vực; (2f) Nghiên cứu những ý tưởng thú vị từ các khu phố khác hoặc các thành phố khác; (2g) Lựa chọn (các) ý tưởng. (3) Hiện thực hóa: (3a) Mô tả ý tưởng để chia sẻ với tất cả mọi người khác (phác thảo, bản vẽ hoặc hình ảnh); (3b) Xác định kinh phí; (3c) Tìm kiếm nguồn tài chính; (3d) Nhận được sự chấp thuận từ chủ đất và/hoặc khu/thành phố; (3e) Lập danh sách 89 các việc cần làm để hoàn thành ý tưởng; (3f) Thực hiện ý tưởng. (4) Vận hành địa điểm: (4a) Tổ chức lễ khai mạc; (4b) Giới thiệu với tất cả mọi người; (4c) Ghé thăm thường xuyên; (4d) Gìn giữ, duy trì đảm bảo thẩm mỹ; (4e) Tổ chức các cuộc tụ họp và sự kiện; (4f) Chia sẻ những câu chuyện; (4g) Duy trì sự sống động; (4h) Suy nghĩ về tương lai của địa điểm. Để thực hiện được, một bộ năm công cụ hướng dẫn được cung cấp cho người dân: (1) Công cụ A - Danh sách các tài nguyên và ý tưởng cho khu phố; (2) Công cụ B - Danh sách các đối tác tiềm năng của cộng đồng; (3) Công cụ C - Sự tích hợp và đa dạng giá trị trong khu phố; (4) Công cụ D - Thống kê tài sản: Tài sản vật chất của khu phố, các địa điểm kết nối bởi đi bộ; (5) Công cụ E - Cách phát triển tầm nhìn. b. Kiến tạo địa điểm ở Bắc Ireland [70] Chính quyền Bắc Ireland từ năm 2000, đã đưa ra hướng dẫn “Creating places: Achieving quality in residential developments” (Kiến tạo địa điểm: đạt chất lượng trong phát triển dân cư) [70] làm cơ sở để nâng cao chất lượng của tất cả các phát triển khu dân cư mới trên khắp Bắc Ireland. Hướng dẫn này cho thấy các địa điểm có chất lượng như thế nào, dù được tạo ra ở môi trường nông thôn hay môi trường đô thị, sẽ tôn trọng bối cảnh và tận dụng tối đa các đặc điểm hiện tại địa điểm. Các không gian được thiết kế để bảo vệ và tôn trọng môi trường sống tự nhiên và di sản, khuyến khích đi bộ và đi xe đạp, cung cấp tiếp cận thuận tiện cho giao thông công cộng, tạo ra những nơi hấp dẫn và an toàn, phục vụ tốt nhu cầu của cư dân ở mọi lứa tuổi, cũng như cho du khách và các nhà cung cấp dịch vụ. Bộ hướng dẫn này gồm ba phần, từ nguyên tắc tổng thể đến hướng dẫn chi tiết (Phụ lục 3). c. Kiến tạo địa điểm ở Singapore [69] Singapore lại có một cách kiến tạo địa điểm bằng nghệ thuật và văn hóa để hình thành và làm sinh động những khu dân cư thông qua các chương trình và quan hệ đối tác văn hóa nhằm truyền đạt lịch sử và di sản truyền thống, thể hiện sự khác biệt và bản sắc riêng của Singapore. Kiến tạo địa điểm tốt bao gồm ba thành phần chính: (1) Địa điểm và không gian là nền vật chất để lưu giữ các yếu tố di sản; (2) Các chương trình hoạt động phục vụ cho giao tiếp, tạo cảm giác về lịch sử và bản sắc cho cả người dân và du khách; (3) Quan hệ đối tác chiến lược cho phép các chương trình này kết nối các nhóm xã hội đa dạng cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ cảm giác, đẩy mạnh các giá trị tập thể và bản sắc Singapore. Cụ thể hơn, các chính sách kiến tạo địa điểm của Singapore đã đề xuất nhiều giải pháp cụ thể dựa trên ba thành phần này [69]: 90 (1) Địa điểm: tạo ra các khu phố mang tính biểu tượng với các “nhân vật” đặc biệt: giống như các thành phố khác trên toàn cầu, danh tính đa văn hóa và lịch sử phong phú của Singapore có thể được phản ánh trong không gian và địa điểm của các khu phố. Kế hoạch Di sản Singapore (SG Heritage Plan) đưa ra các khuyến nghị để bảo vệ và phát huy di sản hữu hình của Singapore, bằng cách tính toán các cân nhắc di sản trong các kế hoạch phát triển các tòa nhà, các địa điểm và các cấu trúc lịch sử. Kiến tạo địa điểm được tích hợp đồng thời trong quy hoạch đô thị, chính sách văn hóa và sự tham gia của cộng đồng góp phần tạo nên một thành phố sôi động và thành công về văn hóa. (2) Các chương trình: làm trẻ hóa “phần cứng” thông qua các “sóng nhiệt” (heartware) văn hóa: Chương trình nghệ thuật và văn hóa đóng góp vào việc trẻ hóa đô thị, kết nối người Singapore với không gian, lịch sử và tương lai. Các chương trình hoạt động nâng cao những trải nghiệm được chia sẻ, nâng cao sự hiểu biết giữa các cộng đồng trong một thành phố đa văn hóa. Các chương trình cung cấp hoạt động biểu diễn quanh năm trong các lĩnh vực âm nhạc, khiêu vũ, sân khấu và nghệ thuật thị giác... (3) Quan hệ đối tác - làm việc với cộng đồng: Các chương trình hoạt động chỉ có thể thành công và bền vững bằng cách làm việc chặt chẽ với các bên liên quan, có thể từ các nhóm cộng đồng đến các tổ chức văn hóa và các đối tác kinh tế. Các đối tác tham gia vào việc thiết lập các hành trình nghệ thuật và di sản công cộng cung cấp nhiều trải nghiệm cho công dân, cho phép họ kết nối chặt chẽ hơn với những nơi họ sinh sống. Một số không gian trong các trung tâm mua sắm, trung tâm bán lẻ hay diện tích trống của các chung cư HDB và câu lạc bộ cộng đồng được chuyển thành các không gian triển lãm dành cho nghệ sĩ cộng đồng và nhóm quan tâm để chia sẻ tài năng và câu chuyện của họ với bạn bè và hàng xóm. 2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam KĐTM Phú Mỹ Hưng [89] KĐTM Phú Mỹ Hưng là một khu đô thị thuộc Quận 7, toạ lạc ở phía Nam TP. Hồ Chí Minh. Khác với Quận 1 là trung tâm gắn liền với lịch sử, KĐTM Phú Mỹ Hưng được xây dựng gắn liền với khái niệm hiện đại. Ngày 26/06/2008, Bộ Xây dựng và UBND TP. Hồ Chí Minh công nhận Phú Mỹ Hưng là “KĐTM kiểu mẫu” của Việt Nam. KĐTM Phú Mỹ Hưng được đánh giá là một trong những dự án tiên phong trong việc kiến tạo một cộng đồng cư dân kiểu mẫu hoàn toàn mới, trở thành điểm sáng của thị trường BĐS. Điểm chung của những dự án Phú Mỹ Hưng là vừa mang đến giá trị hoàn hảo cho cuộc sống cư dân, vừa trở thành một phần tô điểm không thể thiếu cho diện mạo chung của TP. Hồ Chí Minh. Vì thế mà dễ dàng nhận thấy, hầu hết những sản 91 phẩm của Phú Mỹ Hưng đều “cháy hàng” nhanh chóng ngay từ khi còn ấp ủ - một biểu hiện dễ thấy về tính hấp dẫn và đáng sống
File đính kèm:
- luan_an_kien_tao_tinh_hap_dan_khong_gian_khu_do_thi_moi_o_ha.pdf
- 9.DONGGOPMOI-tv-nguyenthanhhung.docx
- 7.Trangthongtinnhungdonggopmoi-tv-nguyenthanhhung.pdf
- 6.TrangTTnhungdonggopmoi-ta-nguyenthanhhung.pdf
- 5.TomtatLATS-tv-nguyenthanhhung.pdf
- 4.TomtatLATS-ta-nguyenthanhhung.pdf
- 3.TrichyeuLATS-nguyenthanhhung.pdf