Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng

Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng trang 1

Trang 1

Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng trang 2

Trang 2

Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng trang 3

Trang 3

Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng trang 4

Trang 4

Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng trang 5

Trang 5

Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng trang 6

Trang 6

Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng trang 7

Trang 7

Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng trang 8

Trang 8

Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng trang 9

Trang 9

Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 179 trang Hà Tiên 12/05/2024 740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng

Luận án Mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng
ực du lịch, tác động này rất mạnh. 
 Những hình ảnh đẹp, chất lượng dịch vụ du lịch, các TNDL được khám phá, đánh 
giá và chia sẻ rất nhanh trên mạng xã hôi, các trang web Đây là lợi thế lớn cho sự 
phát triển du lịch. 
 Với công nghệ thông tin, việc tổ chức các tua, tuyến tham quan cũng khác với 
kiển truyền thống. Việc tiếp cận thông tin về SPDL dễ dàng cũng đi liền với các hoạt 
động du lịch đa dạng, chủ động hơn. 
e. Tác động của công tác quy hoạch NTM 
Hoạt động du lịch làng theo định hướng của mô hình diễn ra trong phạm vi không 
gian của toàn làng, xã, từ điểm dân cư đến đồng ruộng. Vì vậy sự chi phối của quy hoạch 
xây dựng rất quan trọng. [77] 
Việc xây dựng các SPDL cũng đồng thời là xây dựng các không gian cho các sản 
phẩm đó hoạt động. Không gian cho SPDL khác với các không gian của làng xã thông 
thường. Như các khu dịch vụ du lịch, điểm du lịch trung tâm du lịch. Môi trường, cảnh 
quan cần chất lượng cao hơn. Vì vậy phải có sự lồng ghép để thiết lập trong quá trình 
quy hoạch xây dựng hoặc bổ sung, điều chỉnh. 
Chương trình NTM với phong trào xây dựng theo 19 tiêu chí với sự quan tâm của 
chính quyền các cấp là một cơ hội để lồng ghép xây dựng không gian du lịch trong quy 
hoạch phát triển nông thôn. 
e. Tác động của Quy hoạch du lịch và kết nối du lịch trong vùng ĐBSH và 
tỉnh/thành phố 
Đặc điểm của hoạt động du lịch là có sự kết nối vùng, khu vực để liên kết các 
SPDL trên một tua, tuyến tham quan. Hầu như du khách không ở một điểm tham quan 
duy nhất trong kế hoạch du lịch của mình. Vì vậy việc lập quy hoạch du lịch vùng và 
thiết lập các liên kết SPDL trên quy mô vùng là rất cần thiết. 
Điểm du lịch nào càng có hệ thống du lịch xung quanh phong phú càng có nhiều 
cơ hội để phát triển. Hiện nay các tỉnh đều đã có Quy hoạch du lịch Vùng ĐBSH cũng 
đã có quy hoạch du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi để các làng du lịch phát triển, kết 
nối theo định hướng chung. 
2.2.6. Biến đổi cấu trúc làng nghề trong các làng nghề truyền thống 
Từ năm 1954 đến nay, cấu trúc LN xuất hiện một số chức năng mới như sau: 
Các công trình hạ tầng xã hội: Nhà trẻ mẫu giáo, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa. Tại 
quy mô xã còn có UBND xã, nhà văn hóa xã, sân thể thao. 
Các công trình phục vụ sản xuất: Trụ sở HTX, kho thóc và sân phơi, kho dụng cụ, thuốc 
bảo vệ thực vật... Các công trình này giai đoạn hiện nay cũng đã mất nhiều do mô hình 
71 
HTX đã thay đổi sau thời kỳ đổi mới, khi mô hình khoán 10 được thực hiện (1986-
1990). [49] 
 Các xóm mới, khu ở mới: Xây dựng các thôn mới hoặc tổ dân cư mới đáp ứng 
nhu cầu ở của người dân, nhu cầu tách hộ. Nhiều khu dân cư đã vượt ra khổi ranh giới 
lũy tre và cổng làng cũ, một số nơi bám theo mặt đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có sự tác động 
của các yếu tố ĐTH. 
Hình 2.7. Sơ đồ biến đổi cấu trúc 
không gian xã [83] 
Mô hình ở vẫn là nhà thấp tầng, phổ biến từ 1-3 tầng, diện tích đất khoảng từ 150- 
200m2, loại rộng đến 400-500 m2. Một số nhà ở xây đến 4-5 tầng. Gần đây đã xuất hiện 
dạng nhà ống, chia lô đất với quy mô rộng 4-6 m, sâu 18-20m. 
Hệ thống hạ tầng, giao thông: Cơ bản các làng vẫn giữ nguyên cấu trúc đường 
trước đây, chỉ mở rộng trục đường chính (5-7m), thảm nhựa hoặc đổ bê tông. Đường 
trong các xóm, ngõ đổ bê tông, một số nơi còn lát gạch, cơ bản giữ nguyên kích thước 
cũ từ 2,5 - 5 m. Tuy nhiên một số thôn đã xây dựng đường bao, kết nối một số ngõ chính 
với đường bao. 
 Ngoài việc thoát ra ao hồ, thoát nước mưa và nước thải chung, một số làng đã 
xây dựng hoàn chỉnh đường thu gom thoát nước mưa và nước thải, hạn chế chảy ra ao 
hồ riêng. Tuy nhiên hầu hết không có thu gom hoàn chỉnh nên mới thu gom được ở quy 
mô các thôn xóm, sau đó thoát ra các ao hồ, kênh mương chung trong xã và không qua 
xử lý. 
 Các mặt nước ao hộ gia đình bị lấp dần. Các ao chung cơ bản được giữ lại nhưng 
nhiều nơi chưa được xây dựng tốt. Hệ thống giếng cổ của làng được giữ gìn nhưng 
không sử dụng, giữ với ý nghĩa tâm linh, bảo tồn. [48] 
 Những thành tố mất chủ yếu là cổng làng, lũy tre làng, một số đình, chùa miếu... 
72 
bị phá dỡ thời chiến tranh và sau 1954. 
2.2.7. Mối quan hệ giữa họat động du lịch, sản xuất với không gian làng nghề 
 Hoạt động du lịch và sản xuất LN là một thành phần cấu thành cơ cơ kinh tế của 
xã. Hoạt động kinh tế này đã tác động đến không gian LN theo cả hai chiều, cụ thể như 
sau: 
a. Tác động hoạt động kinh tế du lịch và sản xuất nghề đến không gian LN 
Giai đoạn từ năm 1986 đến nay, quy mô của hoạt động nghề đã có sự thay đổi 
mở rộng nhờ việc áp dụng công nghệ sản xuất mới. Hoạt động sản xuất nghề đã làm 
biến đổi cấu trúc không gian LN. Các không gian chức năng LN có sự biến đổi về cả vị 
trí, quy mô và tính chất chức năng. 
Do đòi hỏi quỹ đất sản xuất lớn nên vị trí của chức năng sản xuất có xu hướng 
dịch chuyển ra ngoài khu vực dân cư nông thôn. Một số LN đã xây dựng các cụm sản 
xuất tập trung quy mô lớn ở ven làng, trên cơ sở quỹ đất nông nghiệp. 
Quy mô chức năng có sự biến đổi theo hướng mở rộng để phục vụ sản xuất. Diện 
tích đất sản xuất được mở rộng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp mở rộng như 
đường giao thông, bổ sung trạm xử lý nước thải và bãi tập kết để phục vụ cho việc vận 
chuyển nguyên liệu và hàng hóa. 
Một số chức năng được xử dụng để phục vụ sản xuất như nhà văn hóa, sân chơi, 
ao làng để tổ chức hoạt động sản xuất như phơi sản phẩm nghề (lá lụi), ngâm nguyên 
liệu (tre) hay tổ chức các hoạt động trưng bày sản phẩm nghề. 
b. Tác động không gian LN đến hoạt động du lịch và sản xuất 
Việc phát triển du lịch và sản xuất lồng ghép bên trong cấu trúc LN cũng chịu tác 
động ngược lại của không gian LN. 
Cấu trúc làng xã truyền thống tạo nên bối cảnh không gian đặc trưng cho các 
LNTT. Ví dụ cảnh quan LN gốm Phù Lãng gắn với hệ thống đường ngõ, nhà ở mái 
ngói, lũy tre tạo ấn tượng hấp dẫn khách du lịch. Cảnh quan đồng ruộng, ao hồ làng Nha 
Xá tạo ấn tượng cảnh quan tự nhiên gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền 
thống. 
Tuy nhiên, các hoạt động du lịch và sản xuất bị giới hạn bởi cấu trúc, kết cấu hạ 
tầng làng truyền thống. Không gian nhà ở truyền thống, nhà ở kết hợp sản xuất nghề có 
quy mô nhỏ. Các điểm di tích bị giới hạn bởi không gian đường làng, nhà dân. Quy mô 
sức chứa hoạt động du lịch không quá lớn. Theo như khảo sát tại 15 LN, một điểm du 
lịch LN không vượt quá 50 khách du lịch. 
Nhìn chung, tác động hoạt động du lịch, sản xuất và không gian LN có mối quan 
hệ qua lại, chi phối và tạo nên giá trị hấp dẫn của LNTT. Những không gian LN như 
73 
nhà ở truyền thống, di tích, cảnh quan tự nhiên phải nhìn nhận như giá trị di sản văn hóa 
cần phải bảo vệ. Các không gian công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật cần phải được 
nâng cấp để phục vụ hoạt động sản xuất và du lịch, nhưng đảm bảo không ảnh hưởng 
đến giá trị văn hóa của LN. Các không gian ven làng, đồng ruộng là yếu tố cấu thành 
cấu trúc không gian làng xã truyền thống, là không gian đệm, không gian phát triển các 
hạng mục công trình dịch vụ du lịch. 
2.3. Cơ sở pháp lý 
2.3.1. Văn bản pháp lý 
Nhật Bản có Luật cho LN riêng mà LN, LNTT thuộc khu vực nông thôn vùng 
ĐBSH, bản thân nó bao gồm bởi nhiều khu vực chức năng đặc thù khác nhau, mỗi chức 
năng lại bị chi phối bởi Luật riêng [71]. Trong đó, các hoạt động sản xuất và du lịch LN 
chủ yếu tác động bởi Luật du lịch, Luật bảo vệ môi trường, Luật di sản và Luật sở hữu 
trí tuệ. Luận án nhận thấy, Luật du lịch là quy định cụ thể nhất hoạt động du lịch tại LN. 
Luật Xây dựng đã được triển khai thành các Nghị định, Thông tư về công tác xây 
dựng nông thôn [6]. Trong đó tác động gần đây nhất là Thông tư số 02/2017/BXD 
Hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn. [30] 
Luật Quy hoạch 2017 và Luật đất đai 2013 tác động đến công tác quy hoạch nông 
thôn [4] [9]. 
Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14, hiệu lực từ 01/7/2020. Có các nội dung quy định 
công tác bảo tồn, kế thừa các giá trị văn hóa trong hoạt động kiến trúc. [11] 
Các quy định trong chính sách về quy hoạch, kiến trúc ở khu vực nông thôn nhìn 
chung còn chỉ tập trung vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và 
nâng cao đời sống người dân nói chung. Còn thiếu các chính sách về bảo tồn, gìn giữ 
các giá trị văn hóa làng xã, lồng ghép trong công tác quy hoạch. Chưa có các quy định 
chỉ tiêu riêng cho các làng, xã có phát triển các mô hình đặc thù như làng du lịch. 
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, đang nghiên cứu điều chỉnh bổ sung năm 2020 
[5]; Luật Đa dạng sinh học năm 2018 [10]. Luật tập trung vào việc bảo tồn và phục hồi 
sự đa dạng sinh học ở các khu đã được công nhận là các khu bảo tồn ở các cấp như 
Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loại - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh 
quan. Riêng về khu vực nông thôn chưa có những quy định cụ thể. Còn hạn chế đối với 
việc thúc đẩy gìn giữ, phục hồi sự đa dạng sinh học, môi trường sinh thái ở nông thôn. 
Theo Luật Du lịch 2017 (điều 18), Luật Đầu tư 2014 (điều 16, 17,18), Chính phủ 
quy định một số hình thức ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp khi đầu tư vào 
một số lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các ưu đãi đầu tư cho ngành nông nghiệp, 
chưa có ưu đãi cụ thể cho đầu tư vào kinh doanh du lịch tại khu vực nông thôn [7] [8]. 
74 
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về khuyến khích phát triển hợp 
tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhưng chưa có cơ chế hỗ 
trợ, khuyến khích liên kết du lịch và phát triển nông nghiệp [12]. 
Ngày 12/4/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2018/NĐ-CP về phát 
triển ngành nghề nông thôn (thay thế Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về 
phát triển ngành nghề nông thôn), trong đó đưa ra một số khái niệm liên quan đến ngành 
nghề nông thôn. [13] 
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 
27/11/2009 (sau đó được bổ sung sửa đổi trong Quyết định 971/QĐ-TTg) về phê duyệt 
đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” [15]; Quyết định số 
490/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 “Phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 
2018 – 2020” [21], trong đó đã ban hành “Bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng Sản phẩm” 
LN, LNTT. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 
590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/4/2013 phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề trình 
độ sơ cấp nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn [26]. Đào tạo nghề cho 
lao động nông thôn cũng được đưa vào là nội dung thành phần trong Chương trình mục 
tiêu quốc gia xây dựng NTM theo Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ 
tướng Chính phủ, với mục tiêu là đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (1,4 
triệu người học nghề nông nghiệp, 4,1 triệu người học nghề phi nông nghiệp). [19] 
2.3.2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn 
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4454:2012 về văn bản quy định rõ nhất về các nội 
dung quy hoạch xây dựng nông thôn. Trong đó, quy chuẩn đã đề cập đến các yêu cầu 
trong việc bố trí khu vực cụm TTCN như sau: 
“Phù hợp với tiềm năng phát triển công nghiệp - dịch vụ về tài nguyên, đất đai, 
lao động; Phù hợp với quy hoạch TCKG trong điểm dân cư nông thôn; Lựa chọn ngành 
công nghiệp - dịch vụ phù hợp với mục tiêu xây dựng NTM tại địa bàn xã; Tổ chức tốt 
các hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước) và hạ tầng xã hội (trường học, 
y tế, công trình văn hóa, chợ) có tính đến yêu cầu kết nối với khu trung tâm xã”. 
 Nguyên tắc bố trí khu vực cụm TTCN: “Khu sản xuất tập trung, xí nghiệp, cụm 
- điểm công nghiệp có chất thải độc hại và nguy cơ gây ô nhiễm cao phải bố trí ở cuối 
hướng gió chủ đạo, cuối nguồn nước đối với khu dân cư tập trung, gần các trục đường 
chính, đường liên thôn, liên xã hoặc cạnh kênh mương chính. Đảm bảo khoảng cách ly 
vệ sinh phù hợp với đặc điểm, quy mô và mức độ độc hại của công trình sản xuất tiểu, 
thủ công nghiệp như các quy định có liên quan.” [29] 
 Tiêu chuẩn chỉ ra 2 mô hình phát triển nghề “khu TTCN tập trung, kết hợp với 
75 
sản xuất tại hộ gia đình”. Tiêu chuẩn cho phép việc tổ chức sản xuất trong làng, mô 
hình hộ gia đình, nhưng phải đáp ứng điều kiện: “phải có giải pháp thu gom nước thải 
và không được gây tiếng ồn quá mức cho phép trong khu dân cư từ 50 dBA đến 75 dBA” 
[29] 
Quy chuẩn Việt Nam 01.2019/BXD là văn bản ban hành gần nhất, thay thế các 
quy chuẩn quy hoạch xây dựng 01.2008/BXD. Trong đó, quy chuẩn nhấn mạnh việc xử 
lý nước thải LN “phải được xử lý đảm bảo các quy định tại các quy chuẩn môi trường 
đối với nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận và các quy chuẩn liên quan khác; Bùn 
thải hệ thống thoát nước phải được thu gom, xử lý theo quy định hoặc vận chuyển đến 
cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung”. [31] 
2.3.3. Định hướng chiến lược phát triển 
 Chương trình NTM 
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 
X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã đặt ra yêu cầu của xây dựng NTM trong 
bối cảnh mới: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh 
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công 
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá 
dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở 
nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. [2] 
Để cụ thể hóa Nghị quyết 26-NQ/TW, trên cơ sở ý kiến tham mưu của các bộ, 
ngành và địa phương, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc 
gia về xây dựng NTM ng thôn mới với 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu, chia thành 05 nhóm nội 
dung: (i) Quy hoạch; (ii) Hạ tầng kinh tế - xã hội; (iii) Kinh tế và tổ chức sản xuất; (iv) 
Văn hóa – xã hội – môi trường; (v) Hệ thống chính trị với các mức độ đánh giá định tính 
và định lượng khác nhau. Bộ tiêu chí NTM là căn cứ để xây dựng nội dung Chương 
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM và kiểm tra, đánh giá xã đạt chuẩn NTM. [2] 
 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 
phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020. 
Chương trình xây dựng NTM lựa chọn cấp xã làm đơn vị triển khai. Đây là một chương 
trình tổng thể về phát triển kinh tế xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội 
dung cơ bản dựa theo Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM [16]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn cũng ban hành hướng dẫn để thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM [25]. 
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM và tiêu 
chí Quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020. [19] [20] 
 Đề án “Chiến lược phát triển SPDL Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 
76 
năm 2030” được phê duyệt theo Quyết định 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03 tháng 08 
năm 2016 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. [22] 
Định hướng đề án ưu tiên phát triển 4 dòng SPDL chính, bao gồm 2 dòng sản phẩm 
liên quan trực tiếp đến du lịch nông thôn nói chung và du lịch LN, Di sản nông thôn nói 
riêng: 1) Phát triển các SPDL văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn 
hóa, lối sống địa phương; phát triển du lịch LN và du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại 
nhà dân; 2) Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm sinh thái, chú trọng khám phá đa dạng 
sinh học, hang động, du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn. 
Lộ trình cụ thể phát triển các SPDL nông thôn: Giai đoạn 2016-2020: Tập trung 
đẩy mạnh về các SPDL văn hóa gắn với tìm hiểu cuộc sống, tìm hiểu ẩm thực, LN, lễ 
hội, di sản văn hóa; Giai đoạn 2020-2025 là: Định vị hình ảnh các SPDL tìm hiểu văn 
hóa lối sống, tìm hiểu di sản, lễ hội, LN, du lịch cộng đồng; Giai đoạn 2025-2030: Hoàn 
thiện phát triển và định vị toàn bộ hệ thống SPDL sinh thái: núi cao, miệt vườn, nông 
nghiệp và SPDL thể thao mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên và Hoàn thiện phát triển và 
định vị toàn bộ hệ thống SPDL văn hóa gắn với tìm hiểu văn hóa lối sống, tìm hiểu di 
sản, cộng đồng, LN, lễ hội. 
Trong đó, vùng ĐBSH phát triển các SPDL đặc thù có liên quan đến du lịch nông 
thôn là: Du lịch LN, lễ hội: Du lịch lễ hội (Phủ Dầy, Cổ Lễ, Chợ Viềng ... ); Lễ hội Chọi 
Trâu, LN gốm Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc; Du lịch nông thôn: Du lịch trải nghiệm 
làng quê vùng nông thôn ĐBSH; Các SPDL bổ trợ: Phát triển các SPDL văn hoá gắn 
với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hoá, lối sống địa phương; phát triển du lịch 
LN và du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân. 
 Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch Nông thôn Việt Nam, (2013). Tổng cục 
du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch và JICA phối hợp thực hiện 
Cẩm nang tóm tắt các phương pháp phát triển du lịch nông thôn có thể ứng dụng 
vào thực tiễn dựa vào các chương trình thí điểm phát triển du lịch nông thôn tại Việt 
Nam. Thu thập số liệu thông tin về 121 địa bàn nông thôn có tiềm năng phát triển du 
lịch trên toàn quốc. Dựa vào các mô hình phát triển du lịch nông thôn thực tế đã thực 
hiện, sử dụng tối đa biểu đồ và hình ảnh, để diễn giải phương pháp phát triển du lịch 
nông thôn tại Việt Nam. Ngoài ra, trên cơ sở nhiều mô hình đã được triển khai, cẩm 
nang này cũng phân tích phương pháp phát triển và cơ chế quản lý cần thiết trong quá 
trình phát triển du lịch tại các vùng nông thôn. [86] 
 Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP).	 
Mục tiêu của chương trình đến năm 2020 phát triển 80 - 100 làng (bản) văn hóa 
du lịch đạt tiêu chuẩn Làng Du lịch từ 3 - 5 sao [14] [21] (theo Tiêu chuẩn quốc gia 
77 
TCVN 7797:2009 Làng Du lịch - Xếp hạng [32]), và củng cố 2.000 tổ chức kinh tế sản 
xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch nông thôn hiện có. Trong giai đoạn 2021-
2030, chủ đề “OCOP và du lịch: Đề xuất mô hình tổ chức OCOP gắn với du lịch” là chủ 
đề ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển của Chương trình. Nội dung phát triển 
dịch vụ du lịch nông thôn của OCOP được hiện thực hóa qua các dự án thành phần của 
Chương trình, cụ thể là: Dự án thành phần cấp Quốc gia - Dự án Làng/bản Văn hóa du 
lịch và Dự án thành phần cấp tỉnh - Mỗi tỉnh lựa chọn các lợi thế để xây dựng, triển khai 
các dự án làng (bản, ấp, phun sóc) văn hóa du lịch gắn với sản xuất và kinh doanh sản 
phẩm OCOP. Trong đó vùng ĐBSH lựa chọn 3 tỉnh, thành phố chỉ đạo điểm là: Hà Nội, 
Quảng Ninh, Thái Bình. 
Một số tỉnh thành địa phương đã triển khai thí điểm Chương trình mỗi xã, phường 
một sản phẩm, trong đó có các SPDL nông thôn. Tiêu biểu có thể kể đến: “Chương trình 
mỗi xã, phường một sản phẩm giai đoạn 2013-2016 của tỉnh Quảng Ninh” [33], với 
SPDL làng quê Yên Đức, lễ hội hoa ở Hoành Bồ, Ba Chẽ....; với kết quả nhiều xã, thôn, 
bản đã đạt được chỉ tiêu công nhận là Làng Văn hóa du lịch tiêu biểu. Vùng ĐBSH bước 
đầu thực nghiệm thành công xây dựng “mô hình du lịch trải nghiệm NTM” tại Bát Tràng 
và đang tiếp tục triển khai nhân rộng ra địa bàn các huyện trên toàn tỉnh. Những SPDL 
mới này đã tạo được sức hấp dẫn với du khách, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế 
địa phương, nâng cao thu nhập người dân. 
 Đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 
đến năm 2030. [18] 
Đồ án đã đinh hướng phát triển du lịch vùng ĐBSH và Duyên hải Đông Bắc gồm 
11 tỉnh/thành phố theo hướng hai thác sản phẩm đặc trưng: Du lịch văn hoá gắn với văn 
minh lúa nước sông Hồng; Du lịch biển đảo; Du lịch MICE Hội họp, Khuyến thưởng, 
hội nghị, triển lãm; Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn; Du lịch lễ hội, tâm linh; 
Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp. Đồ án nhấn mạnh loại hình du lịch sinh thái 
nông nghiệp nông thôn là một loại hình du lịch đặc thù và hấp dẫn của vùng ĐBSH. 
 Đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH và Duyên hải Đông 
Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [87] 
Đồ án đã khai thác tính đặc thù về tài nguyên để phát triển SPDL đặc trưng và 
thương hiệu du lịch vùng. Trong đó, LNTT được xác định là một loại hình SPDL độc 
đáo cần được đầu tư nghiên cứu và phát triển. Đồ án định hướng phát triển các LN cùng 
các s

File đính kèm:

  • pdfluan_an_mo_hinh_quy_hoach_lang_nghe_truyen_thong_du_lich_vun.pdf
  • pdfNguyen Thu Huong-LA- tom tat VNese.pdf
  • pdfNguyen Thu Huong-LA- tom tat-EN.pdf
  • pdfNguyen Thu Huong-Tinh moi LA TIẾNG ANH.pdf
  • pdfNguyen Thu Huong-Tinh moi LA tieng viet.pdf
  • pdfNguyen Thu Huong-Trich yeu luan an.pdf