Luận án Nghiên cứu an ninh nước dưới tác động của biến đổi khí hậu - áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu an ninh nước dưới tác động của biến đổi khí hậu - áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu an ninh nước dưới tác động của biến đổi khí hậu - áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi
ng phổ biến 65 ÷ 80% trong đó tăng cao nhất ở trạm Quảng Ngãi (Bảng 2.16). 83 Bảng 2.16. Mức biến đổi lượng mưa 1 ngày lớn nhất năm (%) tại các trạm khí tượng Quảng Ngãi (Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%) Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) [1] Theo kịch bản RCP8.5, trong thế kỷ 21, Rx1day năm ở Quảng Ngãi có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở. Vào đầu thế kỷ, Rx1day tăng phổ biến từ 45 ÷ 85%. Vào giữa thế kỷ, mức tăng Rx1day phổ biến từ 50 ÷ 80%. Đến cuối thế kỷ, Rx1day tăng phổ biến 60 ÷ 80%. Ở cả 3 thời kỳ, mức tăng Rx1day ở trạm đảo Lý Sơn luôn lớn nhất, trạm Ba Tơ luôn nhỏ nhất (Bảng 2.16). Kịch bản thay đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất (R5xday) Theo kịch bản RCP4.5, trong thế kỷ 21, Rx5day năm ở Quảng Ngãi có xu tăng so với thời kỳ cơ sở trên phạm vi toàn tỉnh. Vào đầu thế kỷ, Rx5day tăng phổ biến 25 ÷ 40%. Vào giữa thế kỷ, Rx5day tăng phổ biến 40 ÷ 50%. Đến cuối thế kỷ, Rx5day tăng phổ biến 50 ÷ 60%. Ở cả 3 thời kỳ, Rx5day đều có xu hướng tăng cao nhất ở trạm Quảng Ngãi (Bảng 2.17). Theo kịch bản RCP8.5, trong thế kỷ 21, Rx5day năm ở Quảng Ngãi có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở. Vào đầu thế kỷ, Rx5day tăng phổ biến từ 15 ÷ 50%. Vào giữa thế kỷ, Rx5day tăng phổ biến 40 ÷ 60%. Đến cuối thế kỷ, Kịch bản Trạm Thời kỳ Đầu thế kỷ 21 (2016 - 2035) Giữa thế kỷ 21 (2046 - 2065) Cuối thế kỷ 21 (2080 - 2099) RCP4.5 Ba Tơ 46.5 (27.5 - 63.7) 66.0 (41.2 - 88.2) 64.5 (53.3 - 75.3) Quảng Ngãi 59.8 (39.1 - 80.4) 56.6 (46.0 - 67.1) 81.4 (62.9 - 99.8) Lý Sơn 49.5 (27.5 - 73.2) 53.6 (35.2 - 73.1) 65.4 (40.2 - 94.6) RCP8.5 Ba Tơ 46.3 (33.7 - 57.3) 51.8 (39.9 - 64.1) 60.9 (43.5 - 77.0) Quảng Ngãi 84.8 (50.7 -113.4) 69.1 (60.0 - 77.8) 65.9 (50.6 - 80.9) Lý Sơn 86.2 (59.3 -115.7) 80.6 (59.4 -102.3) 78.9 (51.5 -103.5) 84 mức tăng Rx5day phổ biến 40 ÷ 80%. Ở cả 3 thời kỳ, lượng mưa luôn có xu hướng tăng cao nhất ở trạm Lý Sơn, tăng thấp nhất ở trạm Ba Tơ (Bảng 2.17). Bảng 2.17. Mức biến đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm (%) tại các trạm khí tượng Quảng Ngãi so với thời kỳ cơ sở (Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20%, cận trên 80%) Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) [1] Kịch bản nước biển dâng Kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho vùng bờ biển từ đèo Hải Vân đến Mũi Đại Lãnh trong đó có Quảng Ngãi ứng với bốn kịch bản: kịch bản RCP8.5 (nồng độ khí nhà kính cao), kịch bản RCP6.0 (nồng độ khí nhà kính trung bình cao), kịch bản RCP4.5 (nồng độ khí nhà kính trung bình thấp) và kịch bản RCP2.6 (nồng độ khí nhà kính thấp). Mực nước biển dâng tương đối cho khu vực được xây dựng theo mực nước dâng trung bình toàn cầu trong tương lai và mực nước dâng trong quá khứ bao gồm số liệu quan trắc từ trạm hải văn và từ vệ tinh theo phương trình tuyến tính. Kịch bản mực nước biển dâng tương đối cho khu vực Quảng Ngãi theo các kịch bản được trình bày tương ứng trong Bảng 2.18 và Hình 2.19. Trong 50 năm đầu của thế kỉ, mực nước biển dâng với tốc độ chậm hơn so với 50 năm sau của thế kỷ (chỉ khoảng 13 - 25 cm). Theo các kịch bản nước biển dâng, mực nước biển có xu hướng tăng nhanh hơn từ giữa thế kỷ Kịch bản Trạm Thời kỳ Đầu thế kỷ 21 (2016 - 2035) Giữa thế kỷ 21 (2046 - 2065) Cuối thế kỷ 21 (2080 - 2099) RCP4.5 Ba Tơ 26.2 (9.7 - 42.0) 48.2 (21.6 - 76.0) 49.2 (32.1 - 65.8) Quảng Ngãi 40.6 (25.5 - 54.8) 52.5 (32.7 - 73.1) 62.8 (41.8 - 84.4) Lý Sơn 37.2 (15.7 - 58.5) 41.3 (21.1 - 62.7) 52.3 (23.0 - 83.2) RCP8.5 Ba Tơ 17.0 (8.7 - 25.2) 40.4 (30.4 - 49.7) 43.7 (22.6 - 63.2) Quảng Ngãi 43.3 (28.0 - 57.0) 57.6 (46.1 - 68.9) 60.3 (35.2 - 84.4) Lý Sơn 50.3 (29.5 - 70.9) 60.4 (38.9 - 80.9) 80.8 (44.8 -113.7) 85 21, mực nước biển dâng vào khoảng 22 - 25 cm vào giữa thế kỷ 21. Vào cuối thế kỷ, mực nước biển dâng cho khu vực tỉnh Quảng Ngãi khoảng 45 - 73 cm. Bảng 2.18. Kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu khu vực tỉnh Quảng Ngãi (cm) Năm Kịch bản RCP2.6 RCP4.5 RCP6.0 RCP8.5 2030 13 (8 ÷ 19) 13 (8 ÷ 18) 12 (8 ÷ 17) 13 (9 ÷ 18) 2040 17 (10 ÷ 25) 17 (11 ÷ 25) 17 (11 ÷ 24) 18 (13 ÷ 26) 2050 22 (13 ÷ 32) 23 (14 ÷ 32) 22 (15 ÷ 31) 25 (17 ÷ 35) 2060 26 (15 ÷ 39) 28 (17 ÷ 40) 28 (19 ÷ 40) 33 (22 ÷ 46) 2070 31 (18 ÷ 45) 34 (21 ÷ 48) 34 (23 ÷ 49) 41 (28 ÷ 58) 2080 35 (21 ÷ 52) 40 (25 ÷ 57) 41 (28 ÷ 59) 51 (35 ÷ 71) 2090 40 (24 ÷ 59) 47 (29 ÷ 66) 49 (33 ÷ 70) 62 (42 ÷ 86) 2100 45 (26 ÷ 66) 54 (33 ÷ 76) 57 (38 ÷ 82) 73 (50 ÷ 103) Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) [1] 0 20 40 60 80 100 120 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 2110 Cận trên - Kịch bản RCP2.6 Cận trên - Kịch bản RCP4.5 Cận trên - Kịch bản RCP6.0 Cận trên - Kịch bản RCP8.5 Cận dưới - Kịch bản RCP2.6 Cận dưới - Kịch bản RCP4.5 Cận dưới - Kịch bản RCP6.0 Cận dưới - Kịch bản RCP8.5 M ực nư ớc tă ng ( cm ) Hình 2.19. Kịch bản nước biển dâng cho khu vực ven biển Quảng Ngãi 86 Nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 0,86% diện tích tỉnh Quảng Ngãi nguy cơ bị ngập, tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển như Đức Phổ (3,62%), Sơn Tịnh (3,24%), Tư Nghĩa (3,49%). Kịch bản thay đổi nguy cơ hạn hán Thực tế cho thấy nắng nóng đã làm cho lượng nước bốc hơi tăng nhanh, đồng thời mực nước trên các hồ chứa, đồng ruộng cũng nhanh chóng bị hạ thấp dẫn đến nguy cơ hạn hán gia tăng. Do vậy, để đánh giá nguy cơ hạn hán trong tương lai, tác giả đã xem xét mức biến đổi số ngày nắng nóng theo các kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 chi tiết đến cấp huyện. Bảng 2.19. Kết quả tính toán số ngày nắng nóng theo các kịch bản biến đổi khí hậu tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ngãi (ngày) TT Huyện/Thành Phố Thời kỳ cơ sở Kịch bản RCP4.5 Kịch bản RCP8.5 1986- 2005 2016- 2035 2046- 2065 2080- 2099 2016- 2035 2046- 2065 2080- 2099 1 Huyện Ba Tơ 73,80 75,15 109,55 128,20 112,50 156,90 175,30 2 Huyện Sơn Tây 3,65 6,85 12,10 19,60 11,45 29,75 50,70 3 Huyện Sơn Hà 34,40 50,85 88,00 107,90 89,10 139,90 167,40 4 Huyện Tây Trà 47,40 78,65 118,10 145,60 120,85 165,35 196,10 5 Huyện Trà Bồng 38,65 60,60 95,90 117,80 100,95 147,40 170,90 6 Huyện Sơn Tịnh 47,00 71,50 110,95 140,70 114,50 162,15 189,20 7 Huyện Bình Sơn 8,70 23,25 48,35 67,50 50,80 109,55 155,20 8 Huyện Minh Long 34,40 50,85 88,00 107,90 89,10 139,90 167,40 9 Huyện Nghĩa Hành 45,95 68,45 105,85 125,20 111,45 158,70 174,50 10 Huyện Tư Nghĩa 47,00 71,50 110,95 140,70 114,50 162,15 189,20 11 Huyện Mộ Đức 15,90 33,45 62,20 84,20 62,60 121,90 161,50 12 Huyện Đức Phổ 15,90 33,45 62,20 84,20 62,60 121,90 161,50 13 TP. Quảng Ngãi 47,00 71,50 110,95 140,70 114,50 162,15 189,20 Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) [1] 87 Để tính toán số ngày nắng nóng (có nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 35oC) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, sử dụng số liệu nhiệt độ ngày lớn nhất của 12 trạm (trạm Ba Tơ, Giá Vực, Sơn Hà, Trà My, Trà Bồng, Trà Khúc, Châu Ổ, Sơn Giang, An Chỉ, Mộ Đức, Đức Phổ, Quảng Ngãi). Phần lớn các trạm đo có tài liệu quan trắc từ 1976 đến nay có chất lượng đảm bảo, đáng tin cậy. Tính toán số ngày nắng nóng tại các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo thời kỳ cơ sở 1986 - 2005 và theo hai kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5 và RCP8.5 với các thời kỳ được tính toán như sau: 2016 - 2035; 2046 - 2065; 2080 – 2099 (Bảng 2.19). Theo kết quả tính toán cho kịch bản cơ sở, các huyện miền núi Ba Tơ, Tây Trà, Trà Bồng là những nơi có số ngày có nhiệt độ trên 35oC lớn, nằm trong khoảng từ 38 - 74 ngày. Số ngày nắng nóng (T>35oC) lớn nhất tính toán được tại Ba Tơ (73,8 ngày). Khu vực đồng bằng ven biển có số ngày có nhiệt độ trên 35oC ít hơn, phổ biến từ 08 - 47 ngày. Huyện Sơn Tây có số ngày có nhiệt độ trên 35oC là ít nhất (3,65 ngày). Kịch bản thay đổi nguy cơ lũ Tại Quảng Ngãi, trận lũ tháng 12/1999 được chọn làm cơ sở để tính toán ngập lụt cho khu vực Quảng Ngãi. Sử dụng mô hình MIKE 11 GIS với số liệu đầu vào là bộ thông số mô hình đã được hiệu chỉnh và kiểm định ở trên cho trận lũ năm 1999 kết hợp với mô hình cao độ số (DEM) để tính toán ngập lụt cho Quảng Ngãi (Bảng 2.20 và Bảng 2.21). Bảng 2.20. Diện tích ngập tỉnh Quảng Ngãi theo kịch bản hiện trạng năm 1999 Kịch bản Tỉnh Diện tích ngập toàn bộ (ha) Diện tích bị ngập sâu (ha) >=1m >=2m >=3m >=4m >=5m Nền Quảng Ngãi 59.665 52.285 43.407 34.656 26.030 17.217 Nguồn: Huỳnh Thị Lan Hương (2015) [7] 88 Bảng 2.21. Kết quả ngập lụt tính cho các huyện theo kịch bản hiện trạng năm 1999 STT Huyện/thành phố Diện tích ngập toàn bộ (ha) Diện tích bị ngập sâu (ha) >=1m >=2m >=3m >=4m >=5m 1 TP. Quảng Ngãi 3.129 2.387 1.899 1.270 698 0 2 Bình Sơn 4.621 3.341 1.631 559 249 125 3 Sơn Tịnh 9.186 6.719 5.045 3.304 1.709 783 4 Tư Nghĩa 9.788 8.204 7.067 5.650 3.751 800 5 Nghĩa Hành 7.571 6.232 4.696 3.163 1.271 24 6 Mộ Đức 12.900 12.169 11.205 10.114 8.859 7.256 7 Đức Phổ 11.904 12.687 11.353 10.130 9.072 7.856 8 Sơn Hà 566 546 512 465 421 373 Nguồn: Huỳnh Thị Lan Hương (2015) [7] Dựa vào kết quả tính toán theo kịch biến đổi khí hậu cho thấy, diện tích ngập lớn nhất tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ngãi ở tất cả các thời kỳ của kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5 đều tăng so với thời kỳ cơ sở (1986 - 2005) với mức tăng từ 21,0 - 2.214 ha tương ứng với mức tăng 0,49 - 47,91%, trong đó thời kỳ 2080 - 2099 tăng nhiều nhất, tiêu biểu là huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh với mức tăng lần lượt là 2.214 ha (tăng 47,91%) và 1.453 ha (tăng 15,82%), tiếp đó là đến các huyện Tư Nghĩa và huyện Nghĩa Hành với mức tăng lần lượt là 542 ha (tương ứng với mức tăng 5,53%) và 254 ha (tăng 3,35%) (ứng với thời kỳ 2080 - 2099). Trong khi đó huyện Sơn Hà có mức tăng thấp nhất là 21,0 ha (tăng 3,73%, ứng với thời kỳ 2016 - 2035). 2.6. Tiểu kết Chương 2 2.6.1. Về bộ chỉ số đánh giá an ninh nước Căn cứ vào kết quả tổng quan tài liệu kết hợp với tình hình thông tin, dữ liệu thực tiễn tại địa phương, thông qua phương pháp xin ý kiến chuyên gia, Luận án đã xác định được 17 chỉ số thành phần, 04 nhóm chỉ số chính để 89 tính toán an ninh nước. Chỉ số an ninh nước được phân thành 05 ngưỡng từ an ninh nước rất thấp đến an ninh nước rất cao. 2.6.2. Về các phương pháp mô hình toán và phương pháp tính toán nhu cầu nước cho các ngành Luận án sử dụng bộ mô hình MIKE bản quyền của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, bao gồm các mô hình toán thủy văn, thủy lực nhằm tính toán các số liệu phục vụ việc xây dựng các chỉ số đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt. Trong đó, Mô hình MIKE-NAM được sử dụng để đánh giá sự thay đổi dòng chảy của hệ thống sông trên lưu vực bao gồm dòng chảy năm, dòng chảy mùa lũ và mùa kiệt trên lưu vực; Mô hình MIKE11 dùng để mô phỏng dòng chảy, lưu lượng, chất lượng nước và vận chuyển bùn cát ở các cửa sông, sông, kênh tưới...; Mô hình CROPWAT (phiên bản 8.0) để tính nhu cầu tưới, chế độ tưới và kế hoạch tưới cho các loại cây trồng trong các điều kiện khác nhau. Bên cạnh đó, nhu cầu nước cho lĩnh vực sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ là sử dụng phương pháp phân tích thống kê dựa trên các chỉ tiêu cấp nước. 2.6.3. Về số liệu sử dụng trong Luận án Số liệu mưa ngày tại các trạm có đo mưa và lưu lượng nước ngày tại trạm thủy văn Sơn Giang và An Chỉ được sử dụng để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy văn MIKE-NAM. Các kết quả tính toán nhiệt độ và lượng mưa tại các trạm khí tượng Quảng Ngãi, Ba Tơ và Lý Sơn dựa theo các kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thực hiện tương ứng với Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016. Số liệu kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi được lấy trong các quy hoạch của tỉnh và Niên giám thống kê tỉnh. Ngoài ra, các số liệu khác được thu thập thông qua hoạt động điều tra, khảo sát tại địa phương. 90 2.6.4. Phân tích, đánh giá an ninh nước tỉnh Quảng Ngãi thông qua các báo cáo và số liệu thu thập được Qua phân tích số liệu và thông tin về hiện trạng tài nguyên nước, có thể rút ra một số nhận định về hiện trạng an ninh nước ở Quảng Ngãi như sau: nhìn chung, tài nguyên nước của Quảng Ngãi khá dồi dào, nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Dòng chảy tại trạm vùng núi phía Tây lớn hơn rất nhiều so với trạm đồng bằng, dòng chảy mùa lũ chiếm tỷ lệ lớn. Vào mùa cạn, do lượng dòng chảy sông suối giảm, nhất là vào các tháng III-VIII, thiếu hụt nguồn nước xảy ra trên hầu hết các khu vực trên địa bàn tỉnh. Ô nhiễm nước cũng đã xuất hiện ở nhiều khu vực của tỉnh Quảng Ngãi. Cùng với dự báo về tài nguyên nước trong tương lai, trong điều kiện biến đổi khí hậu, sơ bộ có thể đánh giá được tài nguyên nước của Quảng Ngãi đang đứng trước nguy cơ bị mất an ninh. Trên đây là cơ sở để Luận án tiến hành tính toán, đánh giá, phân ngưỡng để đánh giá an ninh nước trong các kịch bản hiện trạng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu cho các đơn vị hành chính trong tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó, phân tích để đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo và tăng cường an ninh nước cho tỉnh Quảng Ngãi. Các nội dung tính toán cụ thể sẽ được trình bày trong Chương 3. 91 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ AN NINH NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO, TĂNG CƯỜNG AN NINH NƯỚC TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. Đánh giá an ninh nước tỉnh Quảng Ngãi 3.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và nhu cầu sử dụng nước của Quảng Ngãi 3.1.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước ở Quảng Ngãi a. Thay đổi của dòng chảy theo số liệu quan trắc Lưu lượng dòng chảy trên sông Vệ tại trạm thủy văn An Chỉ có xu hướng giảm cả ở 3 đặc trưng mùa lũ, mùa cạn và năm. Dòng chảy trên sông Trà Khúc tại trạm Sơn Giang có xu thế tăng. Tại trạm thủy văn An Chỉ: Xét trong thời đoạn từ 1981-2020, lưu lượng trung bình lũ mỗi năm giảm 1,6m3/s, lưu lượng trung bình mùa cạn giảm 0,2m3/s, lưu lượng trung bình năm giảm 0,6m3/s (Hình 3.1). Hình 3.1. Diễn biến lưu lượng tại trạm An Chỉ 92 Tại trạm thủy văn Sơn Giang: Xét trong thời đoạn từ 1981-2020, lưu lượng trung bình lũ mỗi năm tăng 1,2m3/s, lưu lượng trung bình mùa cạn tăng 1,1m3/s, lưu lượng trung bình năm tăng 1,1m3/s (Hình 3.2). Hình 3.2. Diễn biến lưu lượng tại trạm Sơn Giang b. Tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy - Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình Để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy mặt, mô hình MIKE-NAM được sử dụng để tính toán dòng chảy mặt cho các khu vực cần tính toán cho thời kỳ cơ sở 1986 - 2005 và các thời kỳ 2016 - 2035, 2046 - 2065, 2080 - 2099 theo các kịch bản RCP4.5 và RCP8.5. Sự biến động về tài nguyên nước giữa các thời kỳ được sử dụng để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy mặt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trên các lưu vực sông thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chỉ có 2 trạm thủy văn có quan trắc lưu lượng nước là trạm Sơn Giang trên sông Trà Khúc và trạm An Chỉ trên sông Vệ. Do đó, luận án sử dụng số liệu lưu lượng nước 93 thực đo tại 2 trạm Sơn Giang và An Chỉ để hiệu chỉnh và kiểm định bộ thông số mô hình MIKE-NAM cho lưu vực được khống chế bởi 2 trạm này. - Hiệu chỉnh mô hình MIKE-NAM Để hiệu chỉnh bộ thông số mô hình MIKE-NAM, luận án sử dụng chuỗi số liệu lưu lượng nước trung bình ngày giai đoạn 1981-2007 tại 2 trạm Sơn Giang và An Chỉ. Danh sách các trạm đo mưa, bốc hơi và trọng số của các trạm sử dụng trong tính toán dòng chảy cho các lưu vực của các trạm thủy văn nói trên được trình bày trong Bảng 3.1. Bảng 3.1. Danh sách các trạm mưa và bốc hơi được sử dụng để hiệu chỉnh và kiểm định bộ thông số mô hình MIKE-NAM Trạm thủy văn Sông Diện tích lưu vực (km2) Trạm mưa / Trọng số Trạm bốc hơi Sơn Giang An Chỉ Trà Bồng Cổ Lũy Sơn Hà Mộ Đức Ba Tơ Giá Vực Kon Plong Sơn Giang Trà Khúc 2.440 0,3 0 0,08 0,11 0,06 0 0 0,22 0,23 Ba Tơ An Chỉ Vệ 814 0 0,18 0 0 0 0,02 0,64 0,16 0 Ba Tơ Sau khi hiệu chỉnh mô hình MIKE-NAM cho các trạm thủy văn Sơn Giang và An Chỉ, bộ thông số mô hình được sử dụng cho kiểm định mô hình để đánh giá độ tin cậy của kết quả tính toán. Bộ thông số của MIKE-NAM cho lưu vực của các trạm thủy văn Sơn Giang và An Chỉ được trình bày trong Bảng 3.2. Bảng 3.2. Bộ thông số mô hình NAM tại các lưu vực STT Trạm Thông số Umax Lmax CQOF CKIF CK1,2 TOF TIF TG CKBF 1 Sơn Giang 10 106 0,65 776 47,1 0,906 0,623 0,4 1200 2 An Chỉ 11 120 0,65 250 35 0,906 0,623 0,65 1200 94 Độ chính xác của kết quả tính toán dòng chảy trong quá trình hiệu chỉnh được đánh giá bằng chỉ tiêu Nash-Sutcliffe với các giá trị đều lớn hơn 0,8. Kết quả đánh giá cho các lưu vực được trình bày trong Bảng 3.3. Bảng 3.3. Đánh giá kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM STT Trạm Thời gian hiệu chỉnh Chỉ tiêu Nash-Sutcliffe 1 Sơn Giang 1981 - 2007 0,80 2 An Chỉ 1981 - 2007 0,91 Đường quá trình lưu lượng nước tính toán và thực đo trong thời kỳ hiệu chỉnh tại 2 trạm Sơn Giang và An Chỉ được trình bày trong Hình 3.3 và Hình 3.4. Hình 3.3. Dòng chảy tính toán và thực đo tại trạm Sơn Giang (hiệu chỉnh) 95 Hình 3.4. Dòng chảy tính toán và thực đo tại trạm An Chỉ (hiệu chỉnh) - Kiểm định mô hình MIKE-NAM Để kiểm định bộ thông số mô hình MIKE-NAM, luận án sử dụng chuỗi số liệu lưu lượng nước trung bình ngày giai đoạn 2009-2020 tại 2 trạm Sơn Giang và An Chỉ. Bảng 3.4. Đánh giá kết quả kiểm định mô hình NAM STT Trạm Thời gian kiểm định Chỉ tiêu Nash-Sutcliffe 1 Sơn Giang 2009 - 2020 0,87 2 An Chỉ 2009 - 2020 0,88 Độ chính xác của kết quả tính toán dòng chảy trong quá trình kiểm định cũng được đánh giá bằng chỉ tiêu Nash-Sutcliffe với các giá trị đều lớn hơn 0,87. Vì vậy, mô hình đều đảm bảo được độ chính xác để có thể được sử dụng để tính toán, mô phỏng cho tương lai. Kết quả đánh giá cho các lưu vực được trình bày trong Bảng 3.4. 96 Đường quá trình lưu lượng nước tính toán và thực đo trong thời kỳ kiểm định mô hình tại 2 trạm Sơn Giang và An Chỉ được trình bày trong Hình 3.5 và Hình 3.6. Hình 3.5. Dòng chảy tính toán và thực đo tại trạm Sơn Giang (kiểm định) Hình 3.6. Dòng chảy tính toán và thực đo tại trạm An Chỉ (kiểm định) 97 Việc đánh giá kết quả hiệu chỉnh và kiểm định cho thấy các bộ thông số mô hình MIKE-NAM có thể được sử dụng để tính toán dòng chảy theo các kịch bản cho các huyện/thành phố của Quảng Ngãi. Để tính toán dòng chảy cho các huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi, luận án đã phân chia thành các tiểu vùng theo lưu vực sông sao cho dòng chảy sinh ra trên các tiểu vùng ở thượng lưu sẽ chảy xuống tiểu vùng ở phía hạ lưu. Ví dụ, huyện Ba Tơ được chia thành 5 tiểu vùng, trong đó, BATO1 chảy xuống huyện Nghĩa Hành, BATO2 chảy xuống huyện Sơn Hà, BATO4 chảy xuống huyện Đức Phổ và BATO5 chảy sang tỉnh Bình Định (Hình 3.7). Theo kết quả tính toán trong Bảng 3.5 và Bảng 3.6 có thể thấy, trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu, dòng chảy năm và dòng chảy mùa lũ đều có xu thế tăng, dòng chảy mùa kiệt có xu thế giảm so với thời kỳ cơ sở ở tất cả các khu vực của tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, mức độ thay đổi dòng chảy lớn nhất xảy ra ở các huyện Ba Tơ, Mộ Đức và Đức Phổ; mức độ thay đổi dòng chảy nhỏ nhất xảy ra ở các huyện Tây Trà và Trà Bồng. - Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy mặt: Kết quả tính toán sự thay đổi dòng chảy mặt giữa các thời kỳ của các kịch bản biến đổi khí hậu so với thời kỳ cơ sở cho từng huyện, thành phố của Quảng Ngãi được trình bày trong Bảng 3.5 và các hình từ Hình 3.8 đến Hình 3.10. Qua đó cho thấy, trên địa bàn của tất cả các huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi, trong t
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_an_ninh_nuoc_duoi_tac_dong_cua_bien_doi_k.pdf
- 5. Trang thong tin dong gop moi tieng Anh_NCS. Hieu.pdf
- 4. Trang thong tin dong gop moi tieng Viet_NCS. Hieu.pdf
- 3. Tom tat tieng Anh_NCS.Hieu.pdf
- 2. Tom tat tieng Viet_NCS.Hieu.pdf