Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 253 trang Hà Tiên 24/04/2024 770
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
am đã 
90 
được quy hoạch. Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang tiếp tục triển khai các thủ tục 
để đầu tư xây dựng thêm 654km đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (theo Nghị 
quyết số 52/2017/QH14, ngày 22/11/2017 của Quốc hội); 40km đường cao tốc đoạn 
thành phố Lạng Sơn - cửa khẩu Hữu Nghị (Đồng Đăng); 92km đường cao tốc Vân 
Đồn - Móng Cái. Phấn đấu đến năm 2030, đưa vào khai thác khoảng 5.000 km đường 
bộ cao tốc và hơn 80% các địa phương trong cả nước đều có đường bộ cao tốc đi qua 
tạo trục xương sống cho các hành lang vận tải chủ yếu [3], [30], [31]. 
 Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 
công bố, trong kỳ đánh giá 2017 - 2018, năng lực và chất lượng kết cấu hạ tầng của 
Việt Nam liên tục tăng bậc, từ thứ 95/144 (năm 2011) lên thứ 79/137 (năm 2016), 
trong đó, chỉ số về chất lượng kết cấu hạ tầng đường bộ đứng thứ 92 (tăng 28 bậc). Chỉ 
số năng lực quốc gia về logistics (LPI) của Việt Nam năm 2018 xếp hạng 39/160 
nước, tăng 25 bậc so với 2016 (năm 2011, Việt Nam xếp hạng 53/155 nước). Trong 
khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam xếp thứ 3 sau 
Singapore (xếp hạng 7) và Thái Lan (xếp hạng 32). Tất cả các chỉ số đánh giá LPI năm 
2018 đều tăng vượt bậc, trong đó, mức tăng cao nhất là năng lực chất lượng dịch vụ 
(xếp hạng 33, tăng 29 bậc) và khả năng theo dõi, truy xuất hàng hóa (xếp hạng 34, 
tăng 41 bậc) [3], [30]. 
 Về quy mô: tính đến năm 2020, tổng chiều dài đường bộ của nước ta là 496.974 km, 
trong đó có 25.811 km do Trung ương quản lý (chiếm 5,2%), 471.163 km do địa 
phương quản lý (chiếm 94,8%) [36]. 
 Về cấp đường: đường cao tốc là 957 km (chiếm 0,19%), đường cấp I là 305 km 
(chiếm 0,06%), đường cấp II là 1.303 km (chiếm 0,26%), còn lại là đường cấp III, IV, 
V, VI, đường giao thông nông thôn (GTNT) và đường chưa xác định cấp (Bảng 4.1) 
[36]. 
 Về kết cấu mặt đường: đường nhựa (Bê tông nhựa, láng nhựa) là 138.403 km 
(chiếm 27,8%), đường bê tông xi măng là 185.615 km (chiếm 37,3%), còn lại là 
đường đá, gạch, đất và khác là 172.955 km (chiếm 34,9%) (Bảng 4.1) [36]. 
Bảng 4.1: Chiều dài đường bộ Việt Nam tính đến năm 2020 
Tổng số 
Phân theo cấp quản lý 
Trung ương 
Địa phương 
(Tỉnh/TP, quận/ 
huyện/thị xã) 
1 2 3 
I. Đường bộ (km) 
Chia theo cấp kỹ thuật 496.974 25.811 471.163 
- Đường cao tốc 957 781 176 
91 
Tổng số 
Phân theo cấp quản lý 
Trung ương 
Địa phương 
(Tỉnh/TP, quận/ 
huyện/thị xã) 
1 2 3 
- Đường cấp I 305 182 123 
- Đường cấp II 1.303 665 638 
- Đường cấp III 15.560 9.708 5.852 
- Đường cấp IV 29.724 8.775 20.949 
- Đường cấp V 28.585 3.813 24.771 
- Đường cấp VI 45.139 1.563 43.576 
- Đường GTNT; đường chưa 
xác định cấp 375.402 323 375.079 
Chia theo kết cấu mặt đường 496.974 25.811 471.163 
- Nhựa (BTN, Láng nhựa) 138.403 23.855 114.548 
- Bê tông xi măng 185.615 1.214 184.401 
- Đá, gạch, đường có mặt 
khác 66.168 126 66.043 
- Đất 99.571 66 99.504 
- Khác 7.217 550 6.667 
Cầu trên tuyến 
- Cầu lớn (từ 100m trở lên) 
 + Số lượng cầu (chiếc): 1.132 1.132 
 + Tổng chiều dài (m): 320.814 320.814 
- Cầu trung (từ 25m đến 
<100m) 
 + Số lượng cầu (chiếc): 3.773 3.773 
 + Tổng chiều dài (m): 179.704 179.704 
- Cầu nhỏ (<25m) 
 + Số lượng cầu (chiếc): 2.405 2.405 
 + Tổng chiều dài (m): 32.222 32.222 
Nguồn: Tổng cục đường bộ Việt Nam [36] 
 Tuy nhiên, năng lực của hệ thống đường bộ còn hạn chế, hệ thống đường bộ cao 
tốc mới bước đầu hình thành, chưa đạt mục tiêu đến năm 2020 đưa vào sử dụng 
khoảng 2.000km đường cao tốc. Hiện nay, tổng chiều dài mạng lưới đường bộ mới 
bằng một phần sáu so với các nước đang phát triển trong khu vực. Chưa hình thành 
92 
được hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, nhất là so sánh với các 
tiêu chí của quốc tế. 
 Vì vậy, trong những năm tới, Nhà nước cần ưu tiên tập trung đầu tư phát triển 
đường bộ cao tốc để tạo nên các trục xương sống của mạng lưới giao thông quốc gia 
đến năm 2030. Xét trên các hành lang vận tải, hành lang Bắc - Nam kết nối Thủ đô Hà 
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đi qua 32 tỉnh và thành phố, kết nối bốn vùng kinh tế 
trọng điểm được xác định là hành lang vận tải quan trọng nhất, rất cần thiết phải ưu 
tiên đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế. Trong giai đoạn tới, phải nối thông toàn 
tuyến cao tốc Bắc - Nam và một số tuyến đường bộ cao tốc kết nối tới các trung tâm 
kinh tế lớn của cả nước. 
4.1.2. Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam 
giai đoạn 2015 – 2020 
 Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và Nghị quyết 13-
NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, về xây 
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công 
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đã đề ra mục tiêu: “Tập trung huy động 
mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải, bức xúc và từng 
bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng bộ với một số 
công trình hiện đại...”. Trong đó, kết cấu hạ tầng giao thông là một trong bốn lĩnh vực 
trọng tâm với yêu cầu: “bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các 
đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ...”. 
 Sau 8 năm triển khai thực hiện, kết cấu hạ tầng giao thông nước ta gần đây đã có 
bước phát triển mạnh mẽ theo hướng đồng bộ, hiện đại, rút ngắn khoảng cách giữa các 
vùng, miền. Một số công trình giao thông được quy hoạch và đầu tư theo hướng đồng 
bộ, hiện đại như đường bộ cao tốc, sân bay, cảng biển quốc tế đạt tiêu chuẩn khu vực 
và thế giới, góp phần tạo diện mạo mới, phát triển kinh tế - xã hội đất nước mạnh mẽ. 
Mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm Bắc – 
Nam đã được quy hoạch; các cửa khẩu, sân bay, cảng biển quốc tế và các tuyến đường 
vành đai đô thị có nhu cầu vận tải lớn với tổng chiều dài hơn 6.400 km; tuyến đường 
sắt tốc độ cao Bắc - Nam và hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí 
Minh; các cảng biển cửa ngõ quốc tế (Lạch Huyện, Vân Phong và Cái Mép - Thị Vải); 
mạng đường bay theo mô hình nan quạt với tần suất khai thác cao tại hai đầu Hà Nội 
và Thành phố Hồ Chí Minh 
 Trong giai đoạn 2015 – 2020, có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB ở 
cả cấp Trung ương và địa phương với các hình thức đầu tư công, ODA, BOT, BT đã 
và đang triển khai thực hiện (Bảng phụ lục 4). 
 Một số dự án lớn thuộc lĩnh vực GTĐB đã hoàn thành trong giai đoạn này phải kể 
đến như: 
93 
 - Dự án phát triển GTVT khu vực đồng bằng Bắc Bộ (WB6) với tổng mức đầu tư 
hơn 4.400 tỷ đồng, nguồn vốn ODA và ngân sách Nhà nước (NSNN) đã hoàn thành 
năm 2015. 
 - Dự án Quốc lộ (QL) 1 đoạn Km 717+000 - Km747+170; Km769+800 - 
Km770+680 và đoạn Km771+200 - Km791A+500 thuộc tỉnh Quảng Trị, tổng mức 
đầu tư hơn 2.990 tỷ đồng, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP), đã hoàn thành 
tháng 10 năm 2015. 
 - Dự án QL1 đoạn Km1265 - Km1353+300, tỉnh Phú Yên, tổng mức đầu tư hơn 
4.350 tỷ đồng, nguồn vốn TPCP, đã hoàn thành tháng 10 năm 2015. 
 - Dự án QL1 các đoạn Km1589+300÷Km1642+000 và Km1692+000÷ 
Km1720+800 thuộc tỉnh Bình Thuận, tổng mức đầu tư 5.118 tỷ đồng, nguồn vốn 
TPCP, đã hoàn thành tháng 6 năm 2015. 
 - Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi, tỉnh Cà Mau với tổng mức 
đầu tư hơn 3.540 tỷ đồng, nguồn vốn TPCP, đã hoàn thành tháng 01 năm 2016. 
 - Dự án nâng cấp mạng lưới giao thông tiểu vùng MêKông mở rộng (GMS) phía 
Bắc thứ 2 (Nâng cấp QL217, tỉnh Thanh Hóa) giai đoạn 1, tổng mức đầu tư 1,899 tỷ 
đồng, nguồn vốn vay ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), hoàn thành tháng 01 năm 
2016. 
 - Hợp phần B - Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu 
Long (WB5) với tổng mức đầu tư 5.968 tỷ đồng, nguồn vốn vay ngân hàng thế giới 
(WB), hoàn thành tháng 6 năm 2016. 
 - Hạng mục bổ sung hầm chui nút giao Vũng Tàu và cầu An Hảo, tuyến nối QL1K 
- Dự án xây dựng cầu Đồng Nai, tổng mức đầu tư 939 tỷ đồng, nguồn vốn BOT, hoàn 
thành tháng 4 năm 2017. 
 - Dự án xây dựng cầu Long Bình - Chrey Thom, tổng mức đầu tư 799 tỷ đồng, 
nguồn vốn ngân sách Nhà nước, hoàn thành tháng 4 năm 2017. 
 - Dự án đường Tân Vũ - Lạch Huyện (chưa bao gồm hạng mục bổ sung nút giao 
khác mức Tân Vũ) có tổng mức đầu tư 11.849 tỷ đồng, nguồn vốn JICA và vốn đối 
ứng, hoàn thành tháng 9 năm 2017. 
 - Dự án Tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường Quốc gia lần thứ 2 (giai 
đoạn bổ sung), có tổng mức đầu tư hơn 550 tỷ đồng, nguồn vốn JICA và vốn đối ứng, 
hoàn thành tháng 12 năm 2017. 
 - Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa thuộc các tỉnh Bình 
Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An, có tổng mức đầu tư 430 tỷ đồng, nguồn 
vốn trái phiếu Chính phủ, hoàn thành tháng 6 năm 2018. 
 - Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, tổng mức đầu tư 34.516 tỷ đồng, 
nguồn vốn vay JICA, ngân hàng thế giới WB và vốn đối ứng trong nước, hoàn thành 
tháng 9 năm 2018. 
94 
 - Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới - Chợ Chu, tổng mức đầu tư 926,5 tỷ 
đồng, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, hoàn thành tháng 12 năm 2018. 
 - Dự án cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu, tổng mức đầu tư 2.872 tỷ đồng, 
nguồn vốn ODA, hoàn thành tháng 12 năm 2018. 
 - Dự án cầu Vàm Cống – dự án thành phần 3 thuộc Dự án kết nối khu vực trung 
tâm đồng bằng Mê Kông, có tổng mức đầu tư 7.342 tỷ đồng, nguồn vốn ODA của Hàn 
Quốc (thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc – EDCF) và vốn đối ứng 
của Chính phủ Việt Nam, hoàn thành tháng 5 năm 2019. 
 - Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn tránh Chư Sê tỉnh Gia Lai, có tổng mức đầu tư 
248,92 tỷ đồng, nguồn vốn dư của dự án nâng cấp, mở rộng QL1 và đường Hồ Chí 
Minh qua Tây Nguyên, hoàn thành tháng 6 năm 2019. 
 - Dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 12B đoạn Tam Điệp - Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, 
tổng mức đầu tư 1.128 tỷ đồng, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, hoàn thành tháng 11 
năm 2019. 
 - Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh QL1A, đoạn qua Đèo Con, tỉnh Hà Tĩnh và 
tỉnh Quảng Bình, tổng mức đầu tư hơn 390 tỷ đồng, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, 
hoàn thành tháng 12 năm 2019. 
 - Dự án xây dựng cầu Thịnh Long thuộc tuyến đường bộ ven biển tỉnh Nam Định, 
tổng mức đầu tư 1.158 tỷ đồng, nguồn vốn ODA, hoàn thành tháng 3 năm 2020. 
 - Dự án thành phần 2 thuộc dự án cầu Cổ Chiên, QL60, tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, 
có tổng mức đầu tư 825 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách Nhà nước, hoàn thành tháng 3 
năm 2020. 
 - Dự án nâng cấp mạng lưới giao thông GMS phía Bắc lần 2 (QL217), có tổng mức 
đầu tư 1.717 tỷ đồng, nguồn vốn vay ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), hoàn thành 
tháng 6 năm 2020. 
 - Dự án tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2, có 
tổng mức đầu tư 6.070 tỷ đồng, nguồn vốn vay JICA và vốn đối ứng trong nước, hoàn 
thành tháng 7 năm 2020. 
 - Dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 Hà Nội, tổng 
mức đầu tư 5.343 tỷ đồng, nguồn vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước, 
hoàn thành tháng 10 năm 2020. 
 - Dự án thành phần: Tuyến đường kết nối giữa đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình 
với QL1, có tổng mức đầu tư 2.374 tỷ đồng, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, hoàn 
thành tháng 12 năm 2020. 
 - Dự án đầu tư xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, có tổng mức đầu tư 6.355 tỷ 
đồng, nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ, hoàn thành 
tháng 12 năm 2020. 
95 
4.1.3. Đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông 
đường bộ tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 
4.1.3.1. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đầu tư xây dựng 
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2015 – 2020 
 Các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB được triển khai thực hiện trong giai đoạn 
2015 - 2020 đều đã mang lại hiệu quả trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, 
của khu vực mà công trình, tuyến đi qua và cho cả đất nước, làm tăng năng lực cạnh 
tranh của nền kinh tế và đảm bảo an ninh – quốc phòng (Bảng 4.2). 
Bảng 4.2. Hiệu quả kinh tế xã hội của một số dự án đầu tư xây dựng CSHT 
GTĐB thực hiện trong giai đoạn 2015 – 2020 
STT Tên dự án Hiệu quả kinh tế xã hội 
I Vốn NSNN và vốn TPCP 
1 
Dự án kết nối đường cao 
tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình 
với QL 1A (giai đoạn 1). 
Dự án kết nối đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình 
với QL 1A, giai đoạn 1 xây dựng đoạn Cao Bồ (Ý 
Yên – Nam Định) đến QL 10 (Khánh Hòa – Ninh 
Bình) được đầu tư xây dựng đã từng bước hình 
thành tuyến đường cao tốc Bắc – Nam, đáp ứng 
nhu cầu vận tải và kết nối các trung tâm kinh tế, 
chính trị trong vùng kinh tế Bắc Bộ, làm tăng 
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối 
cảnh hội nhập và đảm bảo anh ninh quốc phòng. 
2 
Dự án đầu tư xây dựng 
tuyến đường bộ nối cao 
tốc Hà Nội – Hải Phòng 
và cao tốc Cầu Giẽ - 
Ninh Bình (giai đoạn 1). 
Dự án gồm 2 đoạn: đoạn nối từ cao tốc Hà Nội – 
Hải Phòng (tại nút giao QL39) đến cầu Hưng Hà 
dài 24km và đoạn nối từ cao tốc Cầu Giẽ - Ninh 
Bình (tại nút giao Liêm Tuyền) đến cầu Hưng Hà 
dài 15km. Nối giữa 2 đoạn là cầu Hưng Hà và 
đường dẫn 2 đầu cầu dài 6,1km. Dự án hoàn 
thành đã rút ngắn hơn 50km lưu thông giữa Hưng 
Yên và Hà Nam, đồng thời giảm áp lực giao 
thông cho Hà Nội; thúc đẩy phát triển kinh tế toàn 
diện của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trực tiếp là Hà 
Nam, Hưng Yên, Thái Bình và Ninh Bình. 
3 
Dự án đầu tư xây dựng 
mở rộng QL 1A qua địa 
phận tỉnh Quảng Trị. 
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng QL 1A qua địa 
phận tỉnh Quảng Trị có chiều dài gần 60km, điểm 
đầu tại Km 717+100 và điểm cuoois tại Km 
791A+500. Dự án hoàn thành và đưa vào khai 
thác sử dụng đã góp phần hoàn chỉnh đồng bộ 
tuyến QL 1A – tuyến giao thông chính huyết 
96 
STT Tên dự án Hiệu quả kinh tế xã hội 
mạch trên toàn quốc; đáp ứng kịp thời nhu cầu 
vận tải ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn 
giao thông trên tuyến QL 1A, phục vụ phát triển 
kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của 
tỉnh Quảng Trị nói riêng và khu vực kinh tế trọng 
điểm miền Trung nói chung. 
4 
Dự án đầu tư xây dựng 
mở rộng QL 1A đoạn qua 
tỉnh Phú Yên. 
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng QL 1A đoạn qua 
tỉnh Phú Yên có chiều dài hơn 60km, từ Km 1265 
đến Km 1353+300. Dự án đưa vào khai thác sử 
dụng là động lực phát triển kinh tế - xã hội của 
các tỉnh khu vực miền Trung, rút ngắ đáng kể thời 
gian hành trình, nâng cao hiệu quả cho các 
phương tiện, góp phần giảm thiểu tai nạn giao 
thông trên địa bàn và hoàn chỉnh đồng bộ tuyến 
QL 1A. 
5 
Dự án đầu tư xây dựng 
QL 12B đoạn Tam Điệp 
– Nho Quan, Ninh Bình. 
Dự án đầu tư xây dựng QL 12B đoạn Tam Điệp – 
Nho Quan, Ninh Bình có tổng chiều dài khoảng 
27,5 km. Dự án đưa vào khai thác sử dụng đã góp 
phần nâng cao hiệu quả khai thác tuyến đường Hồ 
Chí Minh và QL 1A, phục vụ công tác cứu hộ, 
cứu nạn, phòng chống cháy rừng quốc gia Cúc 
Phương, giảm ùn tắc giao thông nhất là trong mùa 
du lịch, lễ hội hàng năm. 
6 
Dự án đường Hồ Chí 
Minh đoạn Năm Căn - 
Đất Mũi, tỉnh Cà Mau. 
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất 
Mũi, tỉnh Cà Mau có tổng chiều dài hơn 58km. 
Đây là dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi 
sau khi hoàn thành đã xóa thế ốc đảo biệt lập của 
huyện Ngọc Hiển (điểm cuối cùng của đất nước 
chưa có đường ô tô đến trung tâm); đồng thời dự 
án còn tạo nên bước đột phá về kinh tế - xã hội, 
phát triển du lịch cho vùng đất cực Nam của Tổ 
quốc, cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu 
Long. 
7 
Dự án xây dựng Cầu 
Rạch Miễu – QL60 tỉnh 
Tiền Giang và tỉnh Bến 
Tre. 
Cầu Rạch Miễu đã giải quyết triệt để ách tắc giao 
thông tại khu vực phà Hàm Luông, đảm bảo giao 
thông thông suốt, đồng bộ với qui hoạnh cải tạo 
nâng cấp Quốc Lộ 60. Cầu Rạch Miễu cùng với 
97 
STT Tên dự án Hiệu quả kinh tế xã hội 
QL60, kết hợp với mạng đường giao thông tạo 
nên sự gắn kết chặt chẽ giữa QL60, QL57 với 
QL1, đồng thời tạo sự nối kết lưu thông thuận 
tiện giữa các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Sóc 
Trăng, Trà Vinh với nhau và với Thành phố (TP) 
Hồ Chí Minh. Cùng với cầu Cổ Chiên được xây 
dựng năm 2015 tạo nên một tuyến thứ hai từ đồng 
bằng sông Cửu Long về TP. Hồ Chí Minh ngắn 
hơn 40km, khắc phục được sự đơn tuyến của 
QL1A hiện nay. 
8 
Dự án thành phần I, cầu 
Cổ Chiên QL.60 
Dự án sau khi hoàn thành đáp ứng được nhu cầu 
vận tải ngày càng tăng cao trên tuyến QL60, giảm 
ùn tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, an ninh 
quốc phòng của hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh nói 
riêng và vùng trong khu vực đồng bằng sông Cửu 
Long nói chung, đặc biệt là các tỉnh duyên hải 
Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. 
9 
Dự án thành phần 2: Dự 
án đầu tư xây dựng cầu 
Cổ Chiên, QL60 tỉnh Bến 
Tre và Trà Vinh. 
 Dự án sau khi hoàn thành đáp ứng được nhu cầu 
vận tải ngày càng tăng cao trên tuyến QL60, giảm 
ùn tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, an ninh 
quốc phòng của hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh nói 
riêng và vùng trong khu vực đồng bằng sông Cửu 
Long nói chung, đặc biệt là các tỉnh duyên hải 
Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. 
10 
Đầu tư xây dựng công 
trình mở rộng QL1 đoạn 
Km1392 -Km1405, 
Km1425 - 
Km1445;Km1445+000- 
Km1488+000, tỉnh 
Khánh Hòa 
Dự án đã được thông xe từ tháng 9/2015 và bàn 
giao cho đơn vị quản lý tháng 4/2016. Sau khi dự 
án hoàn thành phục vụ việc đi lại của các phương 
tiện tham gia giao thông được thuận lợi; phục vụ 
vận chuyển hàng hóa, con người; góp phần phát 
triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Khánh Hòa 
nói riêng và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ 
nói chung. 
11 
Xây dựng cầu Long Bình 
- Chrey Thom 
Dự án nối tỉnh An Giang (Việt Nam) và Kandal 
(Campuchia) có tổng chiều dài cầu và tuyến 
đường hai đầu cầu là 5.668m. Sau khi dự án hoàn 
thành đưa vào khai thác sử dụng, tạo điều kiện 
giao lưu, thông thương cho khu vực cửa khẩu 
98 
STT Tên dự án Hiệu quả kinh tế xã hội 
Khánh Bình, góp phần phát triển các mặt kinh tế, 
văn hóa - xã hội cho nhân dân hai nước, góp phần 
ngày càng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông 
đường bộ các tỉnh phía Tây Nam nói chung, đồng 
thời có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường tình 
đoàn kết hữu nghị và giao lưu văn hóa giữa hai 
quốc gia Việt Nam và Campuchia. 
12 
Dự án mở rộng tuyến 
tránh Quốc lộ 1, đoạn qua 
thành phố Tân An, tỉnh 
Long An 
Tuyến tránh QL1 đoạn qua TP Tân An được đầu 
tư từ năm 2003, với quy mô hai làn xe và là tuyến 
đường chính qua TP Tân An. Tuyến đường này 
hiện quá tải, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao 
thông, nhất là vào ngày lễ, tết. Việc nâng cấp, mở 
rộng tuyến tránh QL1 đoạn qua TP Tân An đã 
giải quyết được vấn đề ùn tắc và tai nạn giao 
thông trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế, 
văn hóa xã hội của tỉnh Long An. 
13 
Dự án mở rộng 4 cầu trên 
Quốc lộ 1 thuộc địa bàn 
tỉnh Tiền Giang 
Tuyến quốc lộ 1 đoạn qua Tiền Giang hiện có quy 
mô 4 làn xe cơ giới (mỗi bên 2 làn), nhưng 4 cầu 
nêu trên có quy mô chỉ 2 làn xe cơ giới (mỗi bên 
1 làn) tạo thành những nút thắt cổ chai, thường 
xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Dự án sau khi 
hoàn thành đảm bảo tính đồng bộ về quy mô phần 
cầu và phần tuyến đang khai thác, giảm ùn tắc 
giao thông, nâng cao năng lực vận tải, đảm bảo 
điều kiện đi lại và hạn chế tai nạn giao thông trên 
tuyến, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hoá, 
hành khách; tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn 
hoá, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh 
Tiền Giang nói riêng và các tỉnh trong khu vực 
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. 
14 
Dự án Cải tạo, nâng cấp 
Quốc lộ 53 đoạn Trà 
Vinh - Long Toàn, tỉnh 
Trà Vinh 
Nâng cấp 43 Km đường cũ đang bị hư hỏng 
xuống cấp nghiêm trọng; sau khi hoàn thành phục 
vụ việc đi lại của các phương tiện tham gia giao 
thông được thuận lợi; phục vụ vận chuyển hàng 
hóa, con người Khu nhiệt điện Duyên Hải; góp 
phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh 
99 
STT Tên dự án Hiệu quả kinh tế xã hội 
Trà Vinh nói riêng và khu vực Đồng bằng sông 
Cửu Long nói chung. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_cac_yeu_to_to_chuc_quan_ly.pdf
  • docxTHONG TIN_ENG.docx
  • docxTHONG TIN_VN.docx
  • pdfTOM TAT_ENG.pdf
  • pdfTOM TAT_VN.pdf