Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của cốt liệu thô tạo khung đến sự phát triển biến dạng không hồi phục của bê tông nhựa nóng trong điều kiện Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của cốt liệu thô tạo khung đến sự phát triển biến dạng không hồi phục của bê tông nhựa nóng trong điều kiện Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của cốt liệu thô tạo khung đến sự phát triển biến dạng không hồi phục của bê tông nhựa nóng trong điều kiện Việt Nam
đã đầm nén là khối lượng cốt liệu thô đã đầm nén chứa trong một đơn vị thể tích và được xác định cho từng loại cốt liệu 53 thô theo tiêu chuẩn AASHTO T-19. Theo tiêu chuẩn này cốt liệu được đầm nén bằng cách sử dụng đầm xọc là thanh thép tròn đường kính 16mm, dài 600mm có một đầu tròn tạo hình cầu với trình tự thực hiện đầm xọc như sau: - Đổ cốt liệu đầy đến 1/3 khuôn đong, làm phẳng cốt liệu bằng tay; - Xọc lớp cốt liệu 25 lần đều trên bề mặt của cốt liệu, không để thanh xọc chạm đáy của khuôn; - Đổ cốt liệu đầy đến 2/3 khuôn đong, thực hiện đầm tương tự như đối với lớp 1; - Đổ cốt liệu đầy tràn và đầm xọc tương tự như lớp 1 và lớp 2. Ở cả hai lượt này, thanh xọc không sâu đến phạm vi các lớp dưới. Sau khi đầm, cân toàn bộ cả khuôn đong và cốt liệu để xác định khối lượng cốt liệu và từ đó, tính được khối lượng thể tích của hỗn hợp cốt liệu. Nếu biết khối lượng riêng của hỗn hợp cốt liệu ta các thể xác định được độ rỗng của hỗn hợp cốt liệu. Hình 2.9a và 2.9b mô tả trạng thái đã đầm nén và thí nghiệm xác định khối lượng thể tích ở trạng thái đầm nén của cốt liệu thô. Hình 2.9a. Cốt liệu thô ở trạng thái đã đầm nén Hình 2.9b. Thí nghiệm xác định khối lượng thể tích ở trạng thái đã đầm nén của cốt liệu thô Khối lượng thể tích của cốt liệu mịn ở trạng thái đã đầm nén (Rodded Unit Weight of Fine Aggregate – FA RUW) Khối lượng thể tích của cốt liệu mịn ở trạng thái đã đầm nén là khối lượng cốt liệu mịn đã đầm nén chứa trong một đơn vị thể tích và được xác định với từng loại cốt 54 liệu mịn với cách làm tương tự như khi xác định khối lượng thể tích của cốt liệu thô ở trạng thái đã đầm nén theo tiêu chuẩn AASHTO T-19. Khối lượng thể tích của cốt liệu thô lựa chọn khi thiết kế (Chosen Unit Weight of Coarse Aggregate – CA CUW). Việc lựa chọn khối lượng thể tích của cốt liệu thô khi thiết kế là việc hết sức quan trọng vì nó quyết định đến thể tích lỗ rỗng của cốt liệu thô và mức độ chèn móc, tiếp xúc giữa các hạt cốt liệu thô trong hỗn hợp. Về mặt lý thuyết khối lượng thể tích của cốt liệu thô ở trạng thái rời là giới hạn dưới để tạo ra sự chèn móc giữa các hạt cốt liệu thô. Tuy nhiên, trên thực tế khối lượng thể tích của cốt liệu thô trong hỗn hợp bê tông nhựa thường cao hơn so với khối lượng thể tích của cốt liệu thô lựa chọn khi thiết kế (CA CUW) do tác dụng làm trơn của bitum. Thêm vào đó, mỗi loại cốt liệu thô thường chứa một lượng nhất định hạt mịn do đó giá trị khối lượng thể tích ở trạng thái rời và trạng thái đã đầm nén xác định được thường lớn hơn so với khi loại bỏ hoàn toàn cốt liệu mịn. Vì vậy, khối lượng thể tích thiết kế ở mức 95% so với khối lượng thể tích ở trạng thái rời cũng vẫn tạo ra sự chèn móc giữa các hạt cốt liệu lớn trong hỗn hợp. Khối lượng thể tích của cốt liệu thô ở trạng thái đã đầm nén được xem như giới hạn trên của sự chèn móc giữa các hạt cốt liệu thô đối với hỗn hợp bê tông nhựa cấp phối chặt. Giá trị này xấp xỉ bằng 110% khối lượng thể tích của cốt liệu thô ở trạng thái rời. Khi khối lượng thể tích thiết kế của cốt liệu thô được lựa chọn xấp xỉ bằng khối lượng thể của cốt ở trạng thái đã đầm nén thì hỗn hợp bê tông nhựa trở nên khó đầm nén và dễ bị phân tầng khi thi công. Do vậy, để đạt sự chèn móc, tiếp xúc giữa các hạt cốt liệu thô ở một mức độ nào đó thì khối lượng thể tích thiết kế của cốt liệu thô nên bằng từ 95 – 105 % khối lượng thể tích của cốt liệu thô ở trạng thái rời (Hình 2.10) . Khi khối lượng thể tích thiết kế của cốt liệu thô lớn hơn 105% khối lượng thể tích của cốt liệu thô ở trạng thái rời thì hỗn hợp khó đầm nén và rễ bị phân tầng khi thi công. CA CUW = (95 – 105)% * CA LUW Hình 2.10. Lựa chọn khối lượng thể tích thiết kế của cốt liệu thô 55 Lượng (hay tỉ lệ) cốt liệu thô cần thiết để tạo khung của cốt liệu thô phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: - Hình dạng hạt cốt liệu - Đặc tính thô ráp bề mặt của hạt cốt liệu - Thành phần cỡ hạt của hỗn hợp cốt liệu - Phương pháp và năng lượng đầm nén Đặc tính của các hạt cốt liệu ảnh hưởng đến độ chặt đầm nén, chính là ảnh hưởng đến khung cốt liệu thô. Các hạt cốt liệu có dạng tròn dễ sắp xếp tạo khung cốt liệu hơn hạt có hình dạng bất kỳ hạt dài, nhưng khung cốt liệu kiến tạo được kém bền vững do thiếu lực ma sát, chèn móc giữa các hạt tạo khung. Đặc tính bề mặt cốt liệu ảnh hưởng đến việc tạo khung cốt liệu và khung cốt liệu được tạo thành. Cốt liệu thô ráp khó đầm nén để tạo khung hơn, nhưng khung cốt liệu một khi kiến tạo được rất vững chắc. Thay đổi thành phần cỡ hạt sẽ làm thay đổi khả năng tạo khung cốt liệu và khung cốt liệu tạo được. Các hạt đồng cỡ không thể có khả năng nêm chèn tốt với nhau bằng hỗn hợp có hai hay nhiều hơn hai cỡ. Phương pháp đầm nén có ảnh hưởng đến độ chặt cuối cùng, đến đặc điểm bố trí cốt liệu trong hỗn hợp như phân tầng, góc sắp xếp cốt liệu, do đó ảnh hưởng đến khả năng tạo khung cốt liệu. 2.5.3. Các tỉ số đánh giá cấp phối cốt liệu Sau khi được chia thành phần hạt thô và phần hạt mịn bởi cỡ sàng PCS, hỗn hợp cốt liệu lại tiếp tục được chia thành các phần nhỏ hơn hơn bởi các cỡ sàng phân định sau: - HS (Half Sieve): Cỡ sàng giữa (cỡ sàng phân định hạt thô lớn và trung gian) có kích cỡ mắt sàng gần nhất với giá trị 0,5xNMPS; - SCS (Secondary Control Sieve): Cỡ sàng kiểm soát cấp 2 có kích cỡ mắt sàng gần nhất với giá trị 0,22xPCS; - TCS (Tertiary Control Sieve): Cỡ sàng kiểm cấp 3 có kích cỡ mắt sàng gần nhất với giá trị 0,22xSCS. Các cỡ sàng phân định của hỗn hợp cốt liệu ứng với cỡ hạt lớn nhất danh định khác nhau được thể hiện trong Bảng 2.4. Với hỗn hợp có cỡ sàng lớn nhất danh định là 12,5 mm, cho phép sử dụng cỡ sàng HS là 6,25 mm thay cho cỡ sàng gần nhất là 4,75 56 mm. Hàm lượng hạt lọt qua sàng 6,25 mm được xác định bằng cách nội suy tuyến tính [56]. Bảng 2.4. Các cỡ sàng phân định cốt liệu theo phương pháp Bailey Cỡ sàng Cỡ sàng lớn nhất danh định – NMPS (mm) 37,5 25,0 19,0 12,5 9,5 4,75 HS 19,0 12,5 9,5 6,25 4,75 2,36 PCS 9,5 4,75 4,75 2,36 2,36 1,18 SCS 2,36 1,18 1,18 0,60 0,60 0,30 TCS 0,6 0,30 0,30 0,150 0,150 0,075 Để đánh giá cấp phối cốt liệu trong quá trình thiết kế phương pháp Bailey sử dụng ba tỉ số: (2.5) (2.6) (2.7) Trong đó: CA: tỉ số đánh giá phần cốt liệu thô FAc: tỉ số đánh giá phần thô của cốt liệu mịn FAf: tỉ số đánh giá phần mịn của cốt liệu mịn PHS: tỉ lệ hạt lọt qua cỡ sàng HS (%) PPCS: tỉ lệ hạt lọt qua cỡ sàng PCS (%) PSCS: tỉ lệ lọt qua cỡ sàng SCS (%) PTCS: tỉ lệ hạt lọt qua cỡ sàng TCS (%) Để đảm bảo hỗn hợp cân bằng, dễ đầm nén, không bị phân tầng trong thi công và có chất lượng tốt thì giá trị của các tỉ số CA, FAc, FAf nên nằm trong phạm vị khuyến nghị như trong Bảng 2.5 [56]. 57 Bảng 2.5. Khoảng giá trị khuyến nghị cho các tỉ số cốt liệu theo phương pháp Bailey Các tỉ số cốt liệu Cỡ sàng lớn nhất danh định – NMPS (mm) 37,5 25,0 19,0 12,5 9,5 4,75 CA 0,80- 0,95 0,70- 0,85 0,60- 0,75 0,50- 0,65 0,40- 0,55 0,30- 0,45 FAc 0,35-0,50 FAf 0,35-0,50 2.5.4. Trình tự thiết kế cấp phối cốt liệu hỗn hợp BTN có xét đến việc hình thành khung cốt liệu thô – phương pháp Bailey Số liệu đầu vào phục vụ công tác thiết kế: - Thành phần hạt, tỉ trọng khối (Gsb) của từng loại cốt liệu; - Khối lượng thể tích ở trạng thái rời (LUW) và trạng thái đầm nén (RUW) của từng loại cốt liệu thô; - Khối lượng thể tích ở trạng thái đầm nén (RUW) của từng loại cốt liệu mịn. Bước 1: Lựa chọn các thông số sau: - Chọn giá trị khối lượng thể tích thiết kế của cốt liệu thô (CA CUW) theo hướng dẫn; - Tỉ lệ theo khối lượng các hạt lọt qua cỡ sàng 0,075mm; - Tỉ lệ theo thể tích của từng loại cốt liệu thô (tổng tỉ lệ theo thể tích của các loại cốt liệu thô là 100 %); - Tỉ lệ theo thể tích của từng loại cốt liệu mịn (tổng tỉ lệ theo thể tích của các loại cốt liệu mịn là 100 %). Bước 2: Các bước tính toán chính: 1) Xác định khối lượng của từng loại cốt liệu thô có trong một đơn vị thể tích; 2) Xác định độ rỗng của cốt liệu thô tương ứng với CUW của cốt liệu thô: bằng tổng độ rỗng của các loại cốt liệu thô; 3) Xác định khối lượng của từng loại cốt liệu mịn để lấp vào lỗ rỗng của cốt liệu thô; 58 4) Xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp gồm cốt liệu thô và cốt liệu mịn; 5) Xác định tỉ lệ ban đầu của từng loại cốt liệu thô và từng loại cốt liệu mịn theo khối lượng; 6) Xác định tỉ lệ hạt mịn có trong toàn bộ các loại cốt liệu thô và tỉ lệ hạt thô có trong toàn bộ các loại cốt liệu mịn; 7) Hiệu chỉnh tỉ lệ của mỗi loại cốt liệu thô trong hỗn hợp nhằm tính đến lượng hạt mịn có trong cốt liệu thô và lượng hạt thô có trong cốt liệu mịn; 8) Hiệu chỉnh tỉ lệ của mỗi loại cốt liệu mịn trong hỗn hợp nhằm tính đến lượng hạt thô có trong cốt liệu mịn và lượng hạt mịn có trong cốt liệu thô; 9) Xác định tỉ lệ các hạt lọt qua sàng 0,075 mm có trong hỗn hợp ứng với tỉ lệ đã hiệu chỉnh của từng loại cốt liệu; 10) Xác định tỉ lệ bột khoáng thêm vào hỗn hợp cốt liệu để đạt được tỉ lệ các hạt lọt qua sàng 0,075 mm đã chọn; 11) Hiệu chỉnh tỉ lệ của mỗi loại cốt liệu mịn lần cuối nhằm tính đến lượng bột khoáng đã thêm vào trong phần cốt liệu mịn; 12) Xác định được tỉ lệ theo khối lượng của từng loại cốt liệu thô, từng loại cốt liệu mịn và bột khoáng; 13) Xác định thành phần hạt của hỗn hợp cốt liệu thiết kế, tính toán các tỉ số CA, FAc và FAf. Bước 3: So sánh thành phần hạt của hỗn hợp cốt liệu thiết kế với khoảng giới hạn trong tiêu chuẩn; so sánh các tỉ số CA, FAc và FAf với các giá trị khuyến nghị trong Bảng 2.5. Nếu một trong các yếu tố trên không thỏa mãn thì chọn lại một hoặc một vài thông số ở Bước 1 và lặp lại quá trình tính toán. Để thuận tiện và rút ngắn thời gian, người thiết kế có thể lập các bảng tính trên phần mềm Excel để sử dụng. Sau khi có cấp phối cốt liệu có thể sử các phương pháp như Marshall, Superpave hoặc Hveem để tiếp tục công tác thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa. Trình tự thiết kế hỗn hợp BTN có xét đến việc hình thành bộ khung cốt liệu thô - phương pháp Bailey được thể hiện dưới sơ đồ Hình 2.11. 59 Hình 2.11. Sơ đồ phương pháp thiết kế cấp phối cốt liệu hỗn hợp BTN có xét đến hình thành khung cốt liệu thô - phương pháp Bailey Đánh giá lựa chọn vật liệu đầu vào: cốt liệu, bột khoáng, nhựa đường Xác định các chỉ tiêu vật liệu: - Thành phần hạt, tỉ trọng khối của từng loại vật liệu - LUW và RUW của từng loại cốt liệu thô - RUW của từng loại cốt liệu mịn Thiết kế cấp phối BTN theo phương pháp Bailey Lựa chọn các thông số: - Chọn giá trị CUW theo hướng dẫn ở phần trên - Tỉ lệ các hạt lọt qua sàng 0,075mm - Tỉ lệ theo thể tích của từng loại cốt liệu thô (tổng là 100%) - Tỉ lệ theo thể tích của từng loại cốt liệu mịn Tính toán xác định: - Đỗ rỗng của cốt liệu thô - Khối lượng của cốt liệu mịn (giả thiết thể tích của cốt liệu mịn bằng thể tích lỗ rỗng của cốt liệu thô. - Tỉ lệ theo khối lượng của từng loại cốt liệu thô, từng loại cốt liệu mịn và bột khoáng Tính toán xác định: - Thành phần hạt của hỗn hợp cốt liệu - Các tỉ số CA, FAc và FAf để đánh giá mức độ cân đối của hỗn hợp theo phương pháp Bailey So sánh các tỉ số CA, FAc và FAf và thành phần hạt với giá trị quy định So sánh với các Chỉ tiêu kỹ thuật Tiếp tục thiết kế hỗn BTN theo phương pháp Marshall, Superpave, Hveem,... Kết thúc Đạt Đạt Không đạt Không đạt 60 2.6. Kết quả thiết kế cấp phối cốt liệu hỗn hợp BTN có xét đến hình thành khung cốt liệu thô - phương pháp Bailey Trên cơ sở lý thuyết thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa có xét đến việc hình thành khung cốt liệu thô – phương pháp Bailey, tiến hành tính toán, thiết kế cấp phối cốt liệu BTNC 12,5 cho 2 nguồn cốt liệu gồm cốt liệu mỏ đá Thống Nhất – Hải Dương (đá vôi) và cốt liệu mỏ đá Sunway – Hà Nội (đá bazan) với bột khoáng được nghiền từ đá vôi của doanh nghiệp Hồng Lạc, Hải Dương. 2.6.1. Xác định các thông số vật liệu đầu vào phục vụ công tác thiết kế cấp phối cho BTNC theo phương pháp Bailey Để phục thiết kế cấp phối cốt liệu cho BTNC theo phương pháp Bailey, cần xác định thành phần hạt, tỉ trọng khối của từng loại cốt liệu và bột khoáng và khối lượng thể tích ở trạng thái chặt và trạng thái rời của từng loại cốt liệu thô và cốt liệu mịn theo tiêu chuẩn AASHTO T-19 [13]. Các chỉ tiêu trên của các cốt liệu thành phần và bột khoáng được thực hiện tại Lasxd 1256 – Trường Đại học Giao thông vận tải. Cốt liệu mỏ đá Thống Nhất – Hải Dương dùng để thiết kế hỗn hợp BTNC 12,5 theo phương pháp Bailey gồm 2 loại cốt liệu thô, 1 loại cốt liệu mịn và bột khoáng. Các thông số đầu vào của vật liệu phục vụ thiết kế cấp phối cốt liệu BTNC theo phương pháp Bailey cốt liệu mỏ đá Thống Nhất được thể hiện trong Bảng 2.6. Bảng 2.6. Các thông số của cốt liệu và bột khoáng phục vụ thiết kế cấp phối cốt liệu theo phương pháp Bailey mỏ đá Thống Nhất – Hải Dương Loại cốt liệu Đá 10/20 Đá 5/10 Cát nghiền 0/5 Bột khoáng Ký hiệu CA-1 CA-2 FA-1 MF Cỡ sàng (mm) Tỉ lệ lọt sàng, % 19 100,00 100,00 100,00 100,00 12,5 70,00 100,00 100,00 100,00 9,5 0,00 100,00 100,00 100,00 4,75 0,00 37,00 100,00 100,00 2,36 0,00 0,00 100,00 100,00 1,18 0,00 0,00 62,00 100,00 0,6 0,00 0,00 37,00 100,00 61 Loại cốt liệu Đá 10/20 Đá 5/10 Cát nghiền 0/5 Bột khoáng Ký hiệu CA-1 CA-2 FA-1 MF Cỡ sàng (mm) Tỉ lệ lọt sàng, % 0,3 0,00 0,00 21,00 99.79 0,15 0,00 0,00 6,00 98.60 0,075 0,00 0,00 0,00 84.89 Tỉ trọng khối, Gsb 2,700 2,686 2,675 2,714 LUW (kg/m3) 1375,0 1435,0 RUW (kg/m3) 1570,0 1592,0 1730,0 Cốt liệu mỏ đá Sunway – Hà Nội dùng để thiết kế hỗn hợp BTNC 12,5 theo phương pháp Bailey gồm 2 loại cốt liệu thô, 1 loại cốt liệu mịn, và bột khoáng. Các thông số đầu vào của vật liệu phục vụ thiết kế cấp phối cốt liệu BTNC theo phương pháp Bailey cốt liệu mỏ Sunway được thể hiện trong Bảng 2.7. Bảng 2.7. Các thông số của cốt liệu và bộ khoáng phục vụ thiết kế cấp phối cốt liệu theo phương pháp Bailey mỏ đá Sunway – Hà Nội Loại cốt liệu Đá 10/20 Đá 5/10 Cát nghiền 0/5 Bột khoáng Ký hiệu CA-1 CA-2 FA-1 MF Cỡ sàng (mm) Tỉ lệ lọt sàng, % 19 100,00 100,00 100,00 100,00 12,5 60,17 100,00 100,00 100,00 9,5 16,80 99,17 100,00 100,00 4,75 1,47 6,43 95,83 100,00 2,36 1,47 0,47 65,62 100,00 1,18 1,47 0,47 42,06 100,00 0,6 1,47 0,47 26,76 100,00 0,3 1,47 0,47 15,96 99.79 0,15 0,00 0,00 7,65 98.60 0,075 0,00 0,00 5,23 84.89 62 Loại cốt liệu Đá 10/20 Đá 5/10 Cát nghiền 0/5 Bột khoáng Ký hiệu CA-1 CA-2 FA-1 MF Cỡ sàng (mm) Tỉ lệ lọt sàng, % Tỉ trọng khối, Gsb 2,961 2,883 2,812 2,714 LUW (kg/m3) 1496,5 1393,3 RUW (kg/m3) 1701,0 1570,7 1933,8 Căn cứ vào các thông số đầu vào của cốt liệu tiến hành tính toán thiết kế thành phần hỗn hợp cốt liệu của BTNC 12,5 theo phương pháp Bailey như hướng dẫn tại Mục 2.5 và Tài liệu [56]. Để thuận tiện và giảm thời gian tính toán thiết kế thành phần cấp phối theo phương pháp Bailey bảng tính Excell đã được thiết lập. Chi tiết tính toán, thiết kế thành phần cốt liệu theo phương pháp Bailey với 2 nguồn cốt liệu được thể hiện ở phần Phụ lục, các kết quả chính được thể hiện dưới đây. 2.6.2. Kết quả thiết kế thành phần cấp phối cốt liệu theo phương pháp Bailey cho BTNC 12,5 nguồn cốt liệu mỏ Thống Nhất – Hải Dương Để thiết kế cấp phối cốt liệu BTNC theo phương pháp Bailey cần xác định các thông số gồm khối lượng thể tích lựa chọn của cốt liệu thô theo (CA CUW), hàm lượng lọt qua sàng 0,075 mm, tỉ lệ phối trộn của cốt liệu thô, tỉ lệ phối trộn của cốt liệu mịn. Kết quả lựa chọn các thông số thiết kế thành phần cấp phối cốt liệu theo phương pháp Bailey cho cốt liệu mỏ Thống Nhất – Hải Dương được thể hiện Bảng 2.8. Bảng 2.8. Kết quả lựa chọn các thông số thiết kế thành phần cấp phối cốt liệu BTNC 12,5 theo phương pháp Bailey với cốt liệu mỏ Thống Nhất – Hải Dương - Khối lượng thể tích lựa chọn của cốt liệu thô CA CUW: 103 % CA LUW Giá trị khuyến cáo: (95-105)% CA LUW - Tỉ lệ hạt lọt qua sàng 0,075mm: 7,0% (Giá trị mong muốn) Ký hiệu cốt liệu CA-1 CA-2 CA-3 FA-1 FA-2 FA-3 - Tỉ lệ theo thể tích của cốt liệu thô: 35 65 - (Tổng tỉ lệ là 100%) - Tỉ lệ theo thể tích của cốt liệu mịn : (Tổng tỉ lệ là 100%) 100 - - 63 Kết quả tính toán xác định tỉ lệ phối trộn của từng loại cốt liệu và bột khoáng đối với nguồn vật liệu mỏ Thống Nhất – Hải Dương được thể hiện trong Bảng 2.9. Bảng 2.9. Tỉ lệ phối trộn giữa các loại cốt liệu và bột khoáng cốt liệu mỏ Thống Nhất - Hải Dương Cốt liệu Cốt liệu thô Cốt liệu mịn Bột khoáng Ký hiệu cốt liệu CA-1 CA-2 CA-3 FA-1 FA-2 FA-3 MF Tỉ lệ phối trộn theo khối lượng (%) 22,03 42,70 - 28,27 - - 7,00 Cấp phối cốt liệu và đường cong cấp phối cốt liệu của hỗn hơp BTNC 12,5 mỏ đá Thống Nhất Hải Dương được hiện trong Bảng 2.10 và Hình 2.12 Bảng 2.10. Cấp phối cốt liệu BTNC 12,5 thiết kế theo phương pháp Bailey cốt liệu mỏ Thống Nhất – Hải Dương Cỡ sàng (mm) Tỉ lệ lọt sàng (%) TCVN 8819 QĐ 858 CP4_TN Min Max Min Max 19 100 100 100 100 100.0 12.5 90 100 74 90 93.4 9.5 74 89 60 80 78.0 4.75 48 71 34 62 51.1 2.36 30 55 20 48 35.3 1.18 21 40 13 36 24.5 0.6 15 31 9 26 17.5 0.3 11 22 7 18 12.9 0.15 8 15 5 14 8.7 0.075 6 10 4 8 7.0 64 Hình 2.12. Đường cong cấp phối cốt liệu thiết kế theo phương pháp Bailey – cốt liệu mỏ Thống Nhất Các tỉ số đánh giá cấp phối cốt liệu hỗn hợp BTNC 12,5 cốt liệu mỏ Thống Nhất theo phương pháp Bailey được thể hiện trong Bảng 2.11 Bảng 2.11. Các tỉ số đánh giá cấp phối cốt liệu thiết kế hỗn hợp BTNC 12,5 cốt liệu mỏ Thống Nhất – Hải Dương Tỉ số Giá trị Yêu cầu Tỉ số CA = 0,601 0,50-0,65 Tỉ số FAc = 0,495 0,35-0,50 Tỉ số FAf = 0,498 0,35-0,50 Nhận xét: Cấp phối cốt liệu BTNC 12,5 mỏ đá Thống Nhất – Hải Dương thiết kế theo phương pháp Bailey kế có các tỉ số đánh giá cấp phối cốt liệu thỏa mãn theo khuyến cáo của phương pháp Bailey và thành phần hạt phù hợp với thành phần hạt yêu cầu của BTNC 12,5 theo tiêu chuẩn TCVN 8819:2011 hoặc QĐ 858/BGTVT. 2.6.3. Kết quả thiết kế thành phần cấp phối cốt liệu theo phương pháp Bailey cho BTNC 12,5 nguồn cốt liệu mỏ Sunway – Hà Nội Kết quả lựa chọn các thông số thiết kế thành phần cấp phối cốt liệu theo phương pháp Bailey cho cốt liệu mỏ Sunway – Hà Nội được thể hiện Bảng 2.12. 1912.59.54.752.361.180.60.30.150.075 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0.01 0.1 1 10 100 L ượ ng l ọt q ua s àn g (% ) Cì sµng (mm) BTNC 12,5 TCVN 8819 QĐ 858 CP4-Bailey-TN 65 Bảng 2.12. Kết quả lựa chọn các thông số thiết kế thành phần cấp phối cốt liệu BTNC theo phương pháp Bailey với cốt liệu mỏ Sunway – Hà Nội - Khối lượng thể tích lựa chọn của cốt liệu thô CA CUW: 105 % CA LUW Giá trị khuyến cáo: (95-105)% CA LUW - Tỉ lệ hạt lọt qua sàng 0,075mm: 7,00% (Giá trị mong muốn) Ký hiệu cốt liệu CA-1 CA-2 CA-3 FA-1 FA-2 FA-3 - Tỉ lệ theo thể tích của cốt liệu thô: 50 50 - (Tổng tỉ lệ là 100%) - Tỉ lệ theo thể tích của cốt liệu mịn : (Tổng tỉ lệ là 100%) 100 - - Kết quả tính toán xác định tỉ lệ phối trộn của từng loại cốt liệu và bột khoáng đối với nguồn vật liệu mỏ Sunway – Hà Nội được thể hiện trong Bảng 2.13. Bảng 2.13. Tỉ lệ phối trộn giữa các loại cốt liệu và bột khoáng – cốt liệu mỏ Sunway – Hà Nội Cốt liệu Cốt liệu thô Cốt liệu mịn Bột khoáng Ký hiệu cốt liệu CA-1 CA-2 CA-3 FA-1 FA-2 FA-3 MF Tỉ lệ phối trộn theo khối lượng (%) 25,81 23,73 - 45,61 - - 4,85 Cấp phối cốt liệu và đường cong cấp phối cốt liệu của hỗn hơp BTNC 12,5 mỏ đá Sunway - Hả Nội được thể hiện trong Bảng 2.14 và Hình 2.13. Bảng 2.14. Cấp phối cốt liệu thiết kế theo phương pháp Bailey – cốt liệu mỏ Sunway – Hà Nội Cỡ sàng (mm) Tỉ lệ lọt sàng (%) TCVN 8819 QĐ 858 CP4_Bailey_SW Min Max Min Max 19 100 100 100 100 100.0 12.5 90 100 74 90 89.7 9.5 74 89 60 80 78.3 4.75 48 71 34 62 5
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_cot_lieu_tho_tao_khung_den.pdf
- Thong tin luan an_Tieng Anh.docx
- Thong tin luan an_Tieng Viet.docx
- Tom tat_Tieng Anh.pdf
- Tom tat_Tieng Viet.pdf