Luận án Nghiên cứu bán tổng hợp một số dẫn chất curcumin nhằm cải thiện độ tan trong nước hướng ứng dụng trong dược phẩm
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu bán tổng hợp một số dẫn chất curcumin nhằm cải thiện độ tan trong nước hướng ứng dụng trong dược phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu bán tổng hợp một số dẫn chất curcumin nhằm cải thiện độ tan trong nước hướng ứng dụng trong dược phẩm
µM). Hai dẫn chất này đều không gây độc tế bào, lượng tế bào còn lại sau thử nghiệm tương ứng là 100,05 và 102,99% với liều thử là 20 và 25 µg/ml . Điều này chứng tỏ, hai dẫn chất có hoạt tính kháng viêm tốt và hoạt tính này gây ức chế sinh NO với IC50 như Bảng 3.10 trên. Các dẫn chất PH8, PH14, PH15 đều thể hiện hoạt tính ức chế sinh NO tốt, tuy nhiên hoạt tính yếu hơn curcumin. Dẫn chất PH5, PH6, PH10 thể hiện hoạt tính ở mức trung bình. Kết quả trong phép thử ức chế NO của dẫn chất PH12, PH13 chưa thể hiện rõ hoạt tính là ở các nồng độ nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong cùng mức nồng độ nghiên cứu, tỷ lệ phần trĕm tế bào còn sống sót trong thử nghiệm đối với các mẫu dẫn chất cao hơn so với curcumin, do đó, các dẫn chất ít gây độc tính lên tế bào hơn so với curcumin. Điều này chứng tỏ, các dẫn chất đều có độc tính thấp, độ an toàn so với tế bào thử nghiệm cao hơn curcumin. 91 3.1.9.3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư Kết quả về hoạt tính gây độc tế bào ung thư trên các dòng tế bào ung thư gan HepG2, ung thư cổ tử cung Hela, tế bào ung thư vú MCF7, tế bào ung thư bạch cầu cấp K562 và tế bào ung thư bạch cầu ở người HL-60 của các dẫn chất được trình bày tại Bảng 3.11 dưới đây: Bảng 3.11. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các dẫn chất (µM) Dẫn chất IC50 (µM) Phụ lục Hela HepG2 K562 MCF7 HL-60 Curcumin 74,19±7,03 43,00±3,69 19,36±3,85 36,19±3,80 - 139 PH6 28,30±4,90 15,76±1,79 - 29,17±2,86 31,13±3,88 142 PH7 28,19±4,29 39,72±3,83 65,59±4,86 55,66±2,39 - 139 PH8 15,81±0,93 10,47±1,01 10,98±0,67 14,48±0,46 - 139 PH9 15,20±1,81 14,36±1,37 14,40±1,40 14,73±1,19 - 139 PH10 81,64±4,74 69,11±4,15 - 90,77±6,61 107,82±9,99 142 PH11 26,14±3,98 36,82±3,55 60,80±4,51 51,60±2,21 - 144 PH12 112,05±12,83 97,93±8,61 99,13±10,87 76,81±6,62 - 147 PH14 33,18±3,67 30,36±2,66 - 46,13±5,03 32,56 ± 2,56 152 PH15 73,67±2,36 69,69±1,50 - 80,54±1,64 62,13 ± 3,36 152 Ellipticin 1,80 ± 0,15 1,90 ± 0,18 2,09 ± 0,16 1,85 ± 0,24 1,73 ± 0,16 139, 142 144, 152 Ghi chú: ″-″ không có dữ liệu Nhận xét: Các mẫu dẫn chất PH6, PH7, PH8, PH9, PH11, PH14 đều thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên các dòng tế bào thử nghiệm với các giá trị IC50 (µM) đều thấp hơn giá trị IC50 (µM) của curcumin tương ứng. Vì vậy, các dẫn chất này thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên các dòng tế bào ung thư trên tốt hơn curcumin. Đặc biệt, dẫn chất PH8, PH9 thể hiện hoạt tính kháng tế bào ung thư rất mạnh trên cả 4 dòng tế bào. PH8 và PH9 thể hiện tác dụng tương tự nhau trên dòng tế bào Hela và MCF7 với IC50 lần lượt là 15,81 và 15,2 µM trên dòng Hela; 14,48 và 14,73 µM trên dòng MCF7 giá trị này thấp hơn curcumin 5 lần và 2,5 lần. Còn trên dòng HepG2 và K562, PH8 thể hiện hoạt tính tốt hơn PH9. Dẫn chất PH11 thể hiện hoạt tính tốt hơn curcumin trên hai dòng tế bào là Hela và HepG2 với IC 50 lần lượt là 26,14 và 36,82 µM. Tuy nhiên, trên hai dòng tế bào còn lại là K562 và MCF7, PH11 lại thể hiện hoạt tính gây độc tế bào kém hơn curcumin. Mẫu dẫn chất PH10, PH12, PH15 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào yếu trên các dòng tế bào thử nghiệm. Chất đối chứng dương Ellipticin hoạt động ổn định trong thí nghiệm. 92 3.2. LỰA CHỌN, NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH TỔNG HỢP DẪN CHẤT TIỀM NĔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH DƯỢC HỌC 3.2.1. Lựa chọn dẫn chất tiềm nĕng 3.2.1.1. Cơ sở thực nghiệm Những kết quả thực nghiệm về độ tan và hoạt tính in vitro ở trên là cĕn cứ để chúng tôi lựa chọn dẫn chất tiềm nĕng. Dẫn chất được lựa chọn trong luận án phải có độ tan cải thiện hơn so với curcumin và có hoạt tính triển vọng để nghiên cứu sâu hơn. Kết quả độ tan ở Bảng 3.8 đã chỉ ra, tất cả 14 dẫn chất (PH3 - PH16) đều thỏa mãn tiêu chí về độ tan. Về hoạt tính sinh học, để chọn được dẫn chất triển vọng, chúng tôi đã tập hợp các kết quả từ 3 bảng (Bảng 3.9 - 3.11), lựa chọn các dẫn chất có tác dụng tốt trên từng hoạt tính và so sánh với curcumin ban đầu. Từ đó đưa ra được một số hợp chất dự kiến chọn trong Bảng 3.12. Bảng 3.12. Kết quả so sánh hoạt tính sinh học các dẫn chất được lựa chọn (µM) Hoạt tính So sánh với curcumin (dựa trên IC50) PH6 PH8 PH9 PH11 PH14 Chống oxy hóa Kém hơn 2,44 lần Kém hơn 2,16 lần Kém hơn 1,78 lần Kém hơn 4,96 lần Không thể hiện hoạt tính Chống viêm Kém hơn 3,38 lần Kém hơn 2,26 lần Tốt hơn 1,32 lần Tốt hơn 4,69 lần Kém hơn 1,09 lần Gây độc tế bào ung thư Hela Mạnh hơn 2,62 lần Mạnh hơn 4,69 lần Mạnh hơn 4,88 lần Mạnh hơn 2,84 lần Mạnh hơn 2,24 lần HepG2 Mạnh hơn 2,73 lần Mạnh hơn 4,11 lần Mạnh hơn 3,00 lần Mạnh hơn 1,17 lần Mạnh hơn 1,42 lần K562 - Mạnh hơn 1,76 lần Mạnh hơn 1,34 lần Kém hơn 3,1 lần - MCF7 Mạnh hơn 1,24 lần Mạnh hơn 2,50 lần Mạnh hơn 2,46 lần Kém hơn 1,43 lần Kém hơn 1,28 lần Ghi chú: ″-″ không có dữ liệu Từ Bảng 3.12 nhận thấy trong số 5 dẫn chất dự kiến chọn, dẫn chất PH9 thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn cả (tương đương với acid ascorbic). Về hoạt tính chống viêm, hai dẫn chất PH9, PH11 thể hiện hoạt tính mạnh hơn curcumin, tương ứng gấp 1,32 lần và 4,69 lần so với curcumin; ba dẫn chất còn lại đều yếu hơn curcumin. Đối với hoạt tính gây độc tế bào ung thư, PH8 và PH9 thể hiện tác dụng tương đương nhau và tốt hơn curcumin trên các dòng tế bào đã thử. Ba chất còn lại thể hiện hoạt tính kém hơn PH8 và PH9. 93 Như vậy, dẫn chất PH11 thể hiện hoạt tính chống viêm rất tốt, nhưng lại không thể hiện hoạt tính chống oxy hóa. Dẫn chất PH8, thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư tốt nhưng lại có hoạt tính chống viêm ở mức độ trung bình, và thấp hơn cả PH9 và curcumin. Từ đó chúng tôi kết luận dẫn chất PH9 là dẫn chất có triển vọng hơn cả (hoạt tính chống oxy hóa tốt nhất, có hoạt tính chống viêm mạnh gấp 1,3 lần curcumin và có hoạt tính gây độc mạnh trên tất cả các dòng ung thư). Đáng chú ý là, trong thực nghiệm tổng hợp các dẫn chất, phản ứng tạo PH9 thể hiện sự ổn định hơn so với PH8 và PH11. - Với dẫn chất PH8: có cấu trúc tương tự PH9, tuy nhiên tác nhân phản ứng là anhydrid glutaric kém hơn anhydrid succinic nên quá trình diễn ra phản ứng khó hơn. Chất PH8 mạch nhánh chứa acid có cấu trúc cồng kềnh, kém bền và dễ phân hủy hơn PH9 nên quá trình tinh chế lấy sản phẩm tinh khiết khó hơn. - Với dẫn chất PH11: Đây cũng là một dẫn chất có hoạt tính và độ tan tốt. Tuy nhiên, quy trình tổng hợp dẫn chất này khó, cần kiểm soát rất chặt chẽ các yếu tố về quy trình: nhiệt độ, lượng nước.... Khi nâng quy mô tổng hợp dẫn chất này từ 0,1g lên 1g sản phẩm thì quy trình không ổn định, dự đoán khả nĕng nâng cấp khó. Mặt khác, dẫn chất PH11 chứa nhóm phosphat là một acid nội phân tử mạnh, hợp chất kém bền, bị phân hủy mạnh sau một thời gian bảo quản (15 ngày tại 5 oC - thực tế quan sát trên sắc ký lớp mỏng). Do vậy, với dẫn chất này cần thời gian nghiên cứu và đánh giá thêm về quy trình tổng hợp. - Với dẫn chất PH9: Quy trình phản ứng ổn định, sản phẩm tạo thành bền hơn PH8 nên quá trình tinh chế tách lấy sản phẩm tinh khiết thực hiện khả thi hơn bằng các kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện hơn. Bản thân sản phẩm PH9 (ester succinat) thu được cũng ổn định hơn trong suốt quá trình bảo quản. Đây cũng là yếu tố cần quan tâm khi nghiên cứu một hoạt chất hướng đến ứng dụng trong dược phẩm. Từ các phân tích thực nghiệm trên, chúng tôi lựa chọn PH9 là dẫn chất tiềm nĕng cho luận án để xây dựng quy trình tổng hợp và thực hiện các nghiên cứu sâu hơn. Việc lựa chọn này được chúng tôi xác nhận thêm bằng các nghiên cứu in silico (docking và đánh giá tính giống thuốc). 3.2.1.2. Docking và đánh giá tính giống thuốc của dẫn chất PH9 Cĕn cứ vào hai đích hướng tác dụng tốt của phân tử PH9 trên thực nghiệm là chống viêm và gây độc tế bào ung thư; hai cấu trúc protein được lựa chọn cho thử nghiệm docking gồm có COX-1 (PDB ID: 6Y3C) và MCF-7 (PDB ID: 4XO6). Kết quả docking PH9 trên protein COX-1 (PDB ID: 6Y3C) được trình bày tại Bảng 3.13 sau: 94 Bảng 3.13. Kết quả docking Maestro trên đích COX-1 (PDB ID: 6Y3C) Tên chất Tương tác 2D (2D Interaction) Điểm docking PH9 -5,371 6y3c_ aspirin (Điểm docking -6,191) 6y3c_ ibuprofen (Điểm docking -6,292) Từ kết quả trên cho thấy, PH9 có nhiều trung tâm tương tác với đích COX-1 cho điểm số docking âm là -5,371, tương tự hai chất đối chiếu là aspirin và ibubrofen với điểm docking lần lượt là -6,191 và -6,292. Để tìm hiểu các tác động ban đầu của PH9 với đích ung thư MCF7. Con đường được lựa chọn trong nghiên cứu này, 3α-HSD3 (3α-hydroxysteroid dehydrogenase type 3) được biết đến có thể cản trở 5α-dihydrotestosteron, do đó sẽ làm tĕng sự phát 95 triển của các tế bào ung thư vú ở phụ nữ [185]. Kết quả docking Maestro trên đích MCF-7 (PDB ID 4XO6) được trình bày tại Bảng 3.14 sau: Bảng 3.14. Kết quả docking Maestro trên đích MCF-7 (PDB ID: 4XO6) Ký hiệu Tương tác 2D (2D Interaction) Liên kết hydro Điểm docking PH9 ASN 167 TYR 272 ARG 276 SER 217 -9,130 Ellipticin (chất so sánh) ASN 167 -7,740 Chú thích: 96 Từ kết quả trên cho thấy, PH9 có nhiều trung tâm tương tác với đích MCF-7 cho điểm số docking âm lớn hơn chất đối chiếu là Ellipticin. Ngoài ra trong tương tác hydro giữa hợp chất với các phần gốc (phần dư) amino acid, PH9 và Ellipticin đều cùng tạo liên kết ASN 167. Điều này cho thấy vị trí ASN 167 có thể là cơ chế tác động chung gây ức chế protein đích trong điều trị ung thư MCF-7. Bên cạnh đó, các tương tác hydrophobic, pi-pi stacking của PH9 và ellipticin cũng có nhiều điểm tương đồng. Dự đoán tính giống thuốc của dẫn chất PH9 - Các chỉ số liên quan đến cấu trúc phân tử: Trọng lượng phân tử: Dẫn chất PH9 có trọng lượng phân tử là 512,51 g/mol. Trọng lượng phân tử của dẫn chất phù hợp với các hợp chất giống thuốc khi tham chiếu theo quy tắc Muegge (200 ≤ MW ≤ 600) [114]. Số trung tâm cho liên kết hydro: Trong phân tử PH9 có 2 trung tâm cho liên kết H, thỏa mãn tính giống thuốc theo quy tắc Lipinski (≤5) [94] và Muegge (≤5) [114]. Diện tích bề mặt phân cực của phân tử (TPSA): PH9 có TPSA = 145,66 thỏa mãn theo quy tắc Muegge TPSA≤150 [114]. Hệ số phân bố n-octanol/ nước: Dẫn chất PH9 có hệ số phân bố n-octanol/ nước theo SwissADME là XLOGP3 = 2,85 và MLOGP = 1,08 lần lượt đáp ứng tiêu chí của một hợp chất giống thuốc theo quy tắc Muegge (từ -2 đến 5) [114] và Lipinski (≤4,15) [94]. Độ tan trong nước: Theo dự đoán bằng công cụ SwissADME (độ tan theo ESOL 5,16*10-2 (mg/mL)) thì PH9 đều thuộc nhóm chất tan nhẹ trong nước, phù hợp cho tính chất giống thuốc theo quy tắc tham chiếu [41]. - Một số tính chất dược động học: Dựa trên công cụ dự đoán SwissADME, PH9 có khả nĕng hấp thu thụ động qua ống tiêu hóa, tuy nhiên mức độ dự đoán ở mức thấp; có khả nĕng là chất ức chế các enzym liên quan đến quá trình chuyển hóa thuốc như: Enzym CYP2C9; CYP2C19; CYP2D6; và không ức chế enzym CYP1A2; CYP3A4. - Về điểm sinh khả dụng: PH9 có sinh khả dụng tốt theo đường uống với điểm sinh khả dụng là 0,56 (theo SwissADME). Kết quả đánh giá tính giống thuốc cho thấy, PH9 có nhiều đặc tính tuân theo các quy tắc được sử dụng phổ biến hiện nay. 97 Như vậy, kết quả phân tích thực nghiệm Mục 3.2.1.1 và kết quả đánh giá in silico (Mục 3.2.1.2) chỉ ra dẫn chất PH9 là dẫn chất tiềm nĕng trong khuôn khổ luận án. Dẫn chất này sẽ được thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về xây dựng quy trình tổng hợp, từ đó đánh giá đặc tính lý hóa, sinh dược học, hoạt tính in vivo và độc tính cấp, tạo tiền đề cho các nghiên cứu sau này hướng đến ứng dụng trong dược phẩm. PH9 là một dẫn chất mới hoàn toàn, chưa từng được công bố trong các tài liệu tham khảo trước đó. Để tổng hợp dẫn chất PH9 có thể đi từ curcumin qua hai giai đoạn: - Hydroxyethyl hóa curcumin tạo PH6 bằng một số tác nhân như: cloroethanol, bromoethanol, ethylen oxyd... - Succinyl hóa PH6 tạo PH9 bằng anhydrid succinic hoặc dạng succinyl clorid. Do đó, để xây dựng được quy trình tổng hợp PH9, chúng tôi thực hiện hai nội dung: nghiên cứu xây dựng quy trình tổng hợp dẫn chất trung gian PH6 từ curcumin, sau đó nghiên cứu xây dựng quy trình tổng hợp PH9 từ PH6. 3.2.2. Xây dựng quy trình tổng hợp dẫn chất mono-O-(2-hydroxyethyl)- curcumin (PH6) 3.2.2.1. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng tổng hợp PH6 ở quy mô phòng thí nghiệm a, Khảo sát tác nhân hydroxylethyl hóa Phản ứng alkyl hóa tổng hợp PH6 từ curcumin được thực hiện theo phương pháp của tác giả Changtam [33], được mô tả trong Mục 3.1.3.1. Trong phản ứng này, tác giả sử dụng tác nhân alkyl hóa là 2-bromoethanol. Ngoài tác nhân theo tham khảo, chúng tôi khảo sát thêm tác nhân 2-cloroethanol do 2-cloroethanol sẵn có, giá thành thấp hơn nhiều so với 2-bromoethanol. Phản ứng được thực hiện như sau: 0,50 g (1,36 mmol; 1 eq) curcumin; 0,40 g (2,89 mmol) kali carbonat khan và 40 mL aceton (đã làm khan bằng kali carbonat khan) trong bình cầu hai cổ dung tích 250 mL trong 30 phút. Sau đó thêm từng giọt 0,46 mL (6,86 mmol; 5,0 eq) tác nhân 2-cloroethanol vào bình cầu trong quá trình hồi lưu hỗn hợp. Theo dõi hỗn hợp phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi n-hexan : ethyl acetat (3,0 : 7,0). Sau khi phản ứng kết thúc (12 giờ), để nguội khối phản ứng, lọc qua giấy lọc để loại các muối của kali. Cất chân không loại aceton ra khỏi khối phản ứng. Thêm 2 lần methanol, mỗi lần 10 mL để kéo bớt lượng tác nhân 2-cloroethanol còn dư. Phần chất còn lại trong bình cầu được hòa tan hoàn toàn trong 15 mL aceton. Sử dụng sắc ký cột để tách lấy sản phẩm tương tự như với tác nhân 2-bromoethanol. Kết 98 quả thu được 0,13 g tinh thể hình kim màu vàng cam PH6 (hiệu suất 23,2 %); SKLM: Rf = 0,66 (cloroform : methanol = 9,0 : 1,0, v/v); nhiệt độ nóng chảy: 157,0–158,8 °C. Như vậy, qua việc thực hiện nghiên cứu tổng hợp PH6 từ curcumin với hai tác nhân 2-cloroethanol và 2-bromoethanol nhận thấy: Sử dụng tác nhân 2-bromoethanol cho hiệu suất phản ứng cao hơn (37,4%), phản ứng xảy ra nhanh hơn (6h) so với tác nhân 2-cloroethanol (23,2% và 12h). Do vậy, chúng tôi lựa chọn tác nhân 2- bromoethanol để tổng hợp PH6 cho những thí nghiệm khảo sát về sau (Quy trình phản ứng thực hiện theo Mục 3.1.3.1 ở trên). Sau khi phản ứng alkyl hóa curcumin với tác nhân 2-bromoethanol kết thúc, sắc ký thu được ngoài 1 vết sản phẩm, còn có vết curcumin nguyên liệu và 1 vết tạp khác, có thể là dialkyl hóa, do vậy, quá trình tinh chế rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều tới hiệu suất phản ứng và chất lượng sản phẩm. b, Khảo sát phương pháp tinh chế sản phẩm - Tinh chế sản phẩm bằng phương pháp sắc ký cột theo phương pháp của tác giả C. Changtam và cộng sự [33]: Để nguội khối phản ứng, lọc loại các muối của kali. Cất chân không loại hết aceton. Hòa tan phần còn lại trong bình cầu với 100 mL dicloromethan rồi chuyển vào bình chiết dung tích 500 mL. Rửa pha hữu cơ bằng nước đến pH trung tính để loại hoàn toàn các muối của kali và một phần tác nhân dư. Làm khan pha hữu cơ bằng natri sulfat khan qua đêm. Lọc qua giấy lọc để loại chất làm khan. Tinh chế sản phẩm bằng sắc ký cột. Gộp các phân đoạn sản phẩm, cất thu hồi toàn bộ dung môi và thu sản phẩm, thu được 0,84 g bột vô định hình màu vàng cam PH6, hiệu suất 37,4 %, nhiệt độ nóng chảy: 158,8-159,7 °C. Nhận xét: Phương pháp tinh chế này thu được hiệu suất cao, tuy nhiên lượng dung môi chạy sắc ký sử dụng nhiều, chi phí lớn, khó triển khai trên quy mô lớn khi nâng cấp quy mô. Mặt khác, phân tử curcumin chứa 2 nhóm -OH phenol rất dễ tan trong kiềm, tạp dialkyl hóa dễ tan trong dung môi hữu cơ, nên có thể sử dụng phương pháp chiết để loại các tạp này. - Tinh chế sản phẩm bằng phương pháp chiết: Sau khi phản ứng kết thúc, để nguội khối phản ứng, lọc loại các muối của kali. Cất chân không loại hết aceton. Hòa tan phần còn lại trong bình cầu với 100 mL dicloromethan rồi chuyển vào bình chiết dung tích 500 mL. Rửa pha hữu cơ bằng 99 nước đến pH trung tính để loại hoàn toàn các muối của kali và một phần tác nhân dư, thu lấy pha hữu cơ. Thêm 30 mL nước cất vào bình chiết, kiềm hóa bằng NaOH với pH pha nước ~ 12-13, chiết lấy pha nước kiềm 3 lần, gộp pha nước. Rửa lại pha nước với dicloromethan 3 lần, mỗi lần khoảng 15 mL. Acid hóa pha nước bằng acid hydrocloric 1M về pH 10, chiết 2 lần bằng dicloromethan (mỗi lần 100 mL). Gộp pha hữu cơ, rửa bằng nước đến pH trung tính. Làm khan pha hữu cơ bằng natri sulfat qua đêm, lọc loại chất làm khan. Cất loại dung môi. Kết tinh lại trong methanol thu tinh thể. Sấy sản phẩm ở 60 °C trong 2 giờ, cân, thu được 0,76 g bột vô định hình màu vàng cam PH6, hiệu suất 33,94 %, nhiệt độ nóng chảy: 158,5–159,8 °C. Nhận xét: Hiệu suất thu được sản phẩm PH6 thấp hơn khi xử lý bằng phương pháp sắc ký cột, nhưng phương pháp tinh chế này có ưu điểm quy trình dễ thao tác, tiết kiệm thời gian, lượng dung môi hữu cơ sử dụng nhỏ hơn. Vì vậy, tinh chế sản phẩm bằng phương pháp chiết được lựa chọn để tiếp tục khảo sát các yếu tố tiếp theo ảnh hưởng tới hiệu suất phản ứng: thời gian phản ứng, tỷ lệ mol, dung môi, nhiệt độ phản ứng, từ đó tìm ra các thông số tốt nhất cho quy trình phản ứng và nâng quy mô tổng hợp lên quy mô lớn hơn. c, Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng Để khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất phản ứng: Tiến hành phản ứng theo Mục 3.1.3.1, sử dụng K2CO3 làm base, tỷ lệ mol 2-bromoethanol : curcumin = 2 : 1 và phản ứng ở 55 °C, tinh chế bằng phương pháp chiết; kết quả thu được trình bày ở Bảng 3.15 dưới đây: Bảng 3.15. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng tạo PH6 STT Thời gian phản ứng (giờ) KL SP (g) H % 1 5 0,61 27,24 2 6 0,76 33,94 3 7 0,72 32,15 4 8 0,68 30,37 Nhận xét: Ban đầu, khi tĕng dần thời gian phản ứng thì hiệu suất phản ứng tĕng lên. Từ 27,24 % sau 5 giờ lên tới 33,94 % sau 6 giờ. Tuy nhiên, khi tĕng tiếp thời gian phản ứng thì hiệu suất tạo PH6 giảm. Vì vậy, thời gian phản ứng 6 giờ cho hiệu suất tạo sản phẩm monoalkyl cao nhất là 33,94 %. 100 d, Khảo sát ảnh hưởng của tỷ mol các chất tham gia phản ứng đến hiệu suất phản ứng Để khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol các chất tham gia phản ứng đến hiệu suất phản ứng: Tiến hành phản ứng theo Mục 3.1.3.1, sử dụng K2CO3 làm base, thời gian phản ứng 6 giờ, ở nhiệt độ 55 °C và tinh chế bằng phương pháp chiết; kết quả thu được trình bày ở Bảng 3.16 dưới đây: Bảng 3.16. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol các chất tham gia phản ứng tới phản ứng tạo PH6 STT Tỷ lệ 2- bromoethanol : curcumin Vết các thành phần trên SKLM KL SP (g) H % 1 0,5 : 1 Vết Cur rất đậm, vết PH6 mờ nhạt 0,24 10,72 2 1,0 : 1 Vết Cur đậm, vết PH6 mờ 0,52 23,22 3 1,5 : 1 Vết Cur đậm, vết PH6 đậm hơn 0,60 26,79 4 2,0 : 1 Vết Cur ít đậm, vết PH6 đậm 0,76 33,94 5 2,5 : 1 Vết Cur ít đậm, vết PH6 đậm, vết sản phẩm phụ dialkyl đậm 0,64 28,58 Nhận xét: Kết quả cho thấy, hiệu suất phản ứng tĕng dần khi tĕng tỷ lệ mol tác nhân 2-bromoethanol so với curcumin. Tuy nhiên, khi tĕng tiếp tác nhân thì bắt đầu sản phẩm dialkyl được tạo ra nhiều hơn. Vì vậy, chúng tôi lựa tỷ lệ mol tốt nhất cho phản ứng là 2-bromoethanol : curcumin = 2,0 : 1. e, Khảo sát ảnh hưởng của dung môi và nhiệt độ đến hiệu suất phản ứng Để khảo sát ảnh hưởng của dung môi và nhiệt độ đến hiệu suất phản ứng: Tiến hành phản ứng theo Mục 3.1.3.1, sử dụng K2CO3 làm base, tỷ lệ mol 2-bromoethanol : curcumin = 2 : 1 trong thời gian 6 giờ, tinh chế bằng phương pháp chiết; kết quả thu được trình bày ở Bảng 3.17 dưới đây: Bảng 3.17. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dung môi tới hiệu suất phản ứng STT Dung môi Nhiệt độ (°C) KL SP (g) H % 1 Aceton 55 0,76 33,94 2 4-methyl-2-pentanon 117 0,51 22,78 3 Butan-2-on 80 0,49 21,88 4 Acetonitril 80 0,18 8,04 Nhận xét: Kết quả trên cho thấy, h
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ban_tong_hop_mot_so_dan_chat_curcumin_nha.pdf
- 2. Bao cao tom tat Luan an-NCS. Pham Thi Hien.pdf
- 3. Trích yếu luận án (tiếng Anh) - NCS. Phạm Thị Hiền.pdf
- 4. Trích yếu luận án (tiếng Việt) - LA NCS Phạm Thị Hiền.pdf
- 5. Thông tin những đóng góp mới của Luận án (tiếng Anh)-NCS Pham Thi Hien.pdf
- 6. Thông tin những đóng góp mới của Luận án (tiếng Việt)-NCS.Pham Thi Hien.pdf
- 7. Danh muc cac cong trinh cong bo Luan an NCS. Pham Thi Hien.pdf