Luận án Nghiên cứu bào chế Phytosome Quercetin ứng dụng vào viên nang cứng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu bào chế Phytosome Quercetin ứng dụng vào viên nang cứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu bào chế Phytosome Quercetin ứng dụng vào viên nang cứng
út. Độ tan trong nước của các mẫu phytosome quercetin khi thay đổi thời gian tạo phytosome được đánh giá theo mục 2.2.3.3.e, kết quả được thể hiện ở bảng 3.24 và hình 3.8. Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa của các mẫu được đánh giá theo phương pháp xây dựng (mục 3.1.3), kết quả được thể hiện ở bảng 3.25 và hình 3.9. Bảng 3.24. Ảnh hƣởng của thời gian phản ứng đến độ tan trong nƣớc của phytosome quercetin (n = 3) Thời gian (giờ) Độ tan (µg/ml) Thời gian (giờ) Độ tan (µg/ml) 0 0,85 ± 0,12 8 9,42 ± 0,13 2 6,97 ± 0,21 10 9,53 ± 0,16 5 8,83 ± 0,18 16 9,79 ± 0,14 6 9,25 ± 0,19 20 9,77 ± 0,15 Hình 3.8. Ảnh hƣởng của thời gian phản ứng đến độ tan trong nƣớc của phytosome quercetin (n = 3) 0.85 6.97 8.83 9.25 9.42 9.53 9.79 9.77 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Đ ộ t a n ( µ g /m l) Thời gian (giờ) 76 Nhận thấy, khi kéo dài thời gian phối hợp giữa hoạt chất và PL từ 1 giờ đến 6 giờ, phytosome thu được có độ tan trong nước của quercetin tăng từ 0,85 µg/ml lên 9,25 µg/ml. Như vậy, trong khoảng thời gian này, phản ứng tạo phytosome đã xảy ra và tỷ lệ hoạt chất được phytosome hóa tăng theo thời gian phản ứng. Khi tăng thời gian phối hợp hoạt chất với PL lên trên 6 giờ, độ tan của quercetin được cải thiện nhưng không đáng kể. Kết quả này phù hợp với kết quả đánh giá ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa (bảng 3.25). Bảng 3.25. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa (n = 3) Thời gian (giờ) EE (%) Thời gian (giờ) EE (%) 1 77,10 ± 0,35 6 93,33 ± 0,42 2 77,63 ± 0,40 8 94,82 ± 0,51 3 77,69 ± 0,34 10 96,07 ± 0,40 4 78,07 ± 0,43 16 97,79 ± 0,37 5 85,08 ± 0,31 20 98,99 ± 0,39 Hình 3.9. Ảnh hƣởng của thời gian phản ứng đến tỷ lệ hoạt chất đƣợc phytosome hóa (n = 3) Có thể thấy tỷ lệ hoạt chất được phytosome hóa tăng dần theo thời gian. Sau 6 giờ, tỷ lệ hoạt chất được phytosome hóa tăng chậm. Tại thời điểm 20 giờ, tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa là 98,99 % cao hơn tỷ lệ này tại thời điểm 6 giờ chỉ 5,66 %. Thông qua kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến độ tan và tỷ lệ hoạt chất được phytosome hóa, lựa chọn thời gian phản ứng 6 giờ để đạt được hiệu suất phytosome hóa cao ≥ 90 % và thời gian bào chế không kéo dài, tiết kiệm chi phí cung cấp năng lượng. 77,10 77.63 77.69 78.07 85.08 93.33 94.82 96.07 97.79 98.99 70 75 80 85 90 95 100 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ 6 giờ 8 giờ 10 giờ 16 giờ 20 giờ Thời gian (giờ) Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa (%) 77 Lựa chọn nhiệt độ phản ứng Tiến hành phân tích giản đồ nhiệt vi sai của HSPC nhận thấy phospholipid này có nhiệt độ chuyển dạng từ trạng thái gel sang trạng thái tinh thể lỏng khoảng 70 o C. Hình 3.10. Giản đồ phân tích nhiệt vi sai của HSPC Từ kết quả quét nhiệt vi sai, tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phối hợp hoạt chất với PL đến các đặc tính của phytosome quercetin bằng cách thay đổi nhiệt độ phản ứng từ 60oC đến 80oC. Tiến hành bào chế các mẫu theo phương pháp bốc hơi dung môi (mục 2.2.1.1), với thời gian phản ứng là 6 giờ và tốc độ quay của bình cất quay là 150 vòng/phút. Đánh giá các đặc tính (KTTP, PDI và thế Zeta) của hỗn dịch phytosome quercetin khi thay đổi nhiệt độ phản ứng theo mục 2.2.3.3.b và 2.2.3.3.c. Sau đó, tiến hành sấy khô hỗn dịch và đánh giá tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa của các mẫu bột thu được (mục 3.1.3). Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.26. Bảng 3.26. Đặc tính của phytosome quercetin bào chế với nhiệt độ phản ứng khác nhau (n = 3) Nhiệt độ KTTP (nm) PDI Thế Zeta (mV) Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa (%) 80 o C 358,4 ± 4,4 0,281 ± 0,019 -21,9 ± 0,3 93,33 ± 0,42 70 o C 367,6 ± 3,1 0,339 ± 0,016 -24,4 ± 1,1 91,83 ± 0,43 60 o C 393,0 ± 2,8 0,318 ± 0,015 -19,5 ± 0,7 84,78 ± 0,67 78 Hình 3.11. Ảnh hƣởng của nhiệt phối hợp quercetin với HSPC đến kích thƣớc và phân bố kích thƣớc tiểu phân (n = 3) Có sự khác nhau về KTTP và phân bố KTTP của các mẫu phytosome bào chế ở các nhiệt độ phối hợp khác nhau, nhưng sự chênh lệch không quá lớn. Mẫu bào chế với nhiệt độ 80oC cho tỷ lệ quercetin được phytosome hóa cao (93,33 %) với KTTP nhỏ và độ đồng đều cao hơn các mẫu còn lại. Kết quả này cho thấy nhiệt chuyển pha tinh thể lỏng của HSPC có liên quan đến đặc tính của phytosome. Vì vậy, nhiệt độ phối hợp quercetin với HSPC được lựa chọn trong nghiên cứu này là 80 o C. Ngoài ra, tiến hành phản ứng ở nhiệt độ này còn có ưu điểm là dễ hòa tan quercetin, phospholipid và giảm thể tích ethanol do đó thuận lợi cho việc nâng cấp quy mô. Lựa chọn tốc độ quay của bình cất quay khi phối hợp quercetin với phospholipid Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của tốc độ quay của bình cất quay trong quá trình phối hợp hoạt chất : PL đến các đặc tính của phytosome quercetin bằng cách thay đổi tốc độ quay từ 50 vòng/phút đến 150 vòng/phút. Tiến hành bào chế các mẫu theo phương pháp bốc hơi dung môi (mục 2.2.1.1), với thời gian và nhiệt độ phản ứng là 6 giờ và 80oC. Đánh giá các đặc tính (KTTP, PDI và thế Zeta) của hỗn dịch phytosome quercetin khi thay đổi tốc độ phối hợp theo mục 2.2.3.3.b và 2.2.3.3.c, sau đó tiến hành sấy khô hỗn dịch và đánh giá tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa của các mẫu bột thu được (mục 3.1.3). Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.27. 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0 50 100 150 200 250 300 350 400 80 70 60 Nhiệt độ (oC) PDI KTTP (nm) KTTP (nm) PDI 79 Bảng 3.27. Đặc tính của phytosome quercetin bào chế với tốc độ quay khác nhau (n = 3) Tốc độ (vòng/phút) KTTP (nm) PDI Thế Zeta (mV) Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa (%) 50 368,9 ± 4,2 0,312 ± 0,022 -20,8 ± 0,3 92,83 ± 0,76 100 376,4 ± 3,6 0,314 ± 0,012 -21,3 ± 0,2 93,65 ± 0,76 150 358,4 ± 4,4 0,281 ± 0,019 -21,9 ± 0,3 93,33 ± 0,42 Hình 3.12. Ảnh hƣởng của tốc độ quay của bình cất quay đến kích thƣớc tiểu phân và hiệu suất phytosome hóa (n = 3) Khi tăng tốc độ quay từ 50 lên 150 vòng/phút, KTTP của hỗn dịch phytosome có xu hướng giảm từ 368,9 nm xuống 358,4 nm và phân bố đều hơn. Nguyên nhân có thể do khi tăng tốc độ quay sẽ làm tăng khả năng tiếp xúc giữa quercetin với phopsholipid, qua đó thúc đẩy phản ứng tạo phức xảy ra. Tuy nhiên, sự chênh lệch về hiệu suất phytosome hóa giữa các mẫu không nhiều (0,82 %). Vì vậy, chọn tốc độ quay trong giai đoạn phối hợp là 50 vòng/phút nhằm đảm bảo hiệu suất phytosome > 90 %, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi khi tiến hành nâng quy mô với bình cầu dung tích 20 lít trong thời gian kéo dài. Từ kết quả của các phần khảo sát, thông số của quy trình bào chế phytosome quercetin bằng phương pháp bốc hơi dung môi như sau: - Thời gian phối hợp hoạt chất với PL: 6 giờ. - Nhiệt độ cất quay: 80oC. - Tốc độ quay khi phối hợp hoạt chất, PL: 50 vòng/phút. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 50 v/ph 100 v/ph 150 v/ph Tốc độ (vòng/phút) Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa (%) KTTP (nm) KTTP (nm) Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa (%) 80 3.2.2. Nghiên cứu nâng quy mô bào chế phytosome quercetin lên 500 g/mẻ và dự kiến tiêu chuẩn chất lượng 3.2.2.1. Bào chế phytosome quercetin ở quy mô 500 g/mẻ Với mong muốn nâng cấp quy mô bào chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa phytosome vào các dạng bào chế thích hợp, nghiên cứu tiến hành bào chế phytosome quercetin ở quy mô 500 g/mẻ. Do luận án định hướng ứng dụng phytosome quercetin vào dạng viên nang cứng, nên phytosome bào chế dưới dạng bột sẽ phù hợp hơn dạng hỗn dịch. Khi tiến hành nâng quy mô bào chế lên 500 g/mẻ, thiết bị bào chế được lựa chọn là hệ thống cất quay Rovapor R - 210 (Buchi - Đức) sử dụng bình cầu dung tích 20 lít. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi khi tiến hành nâng quy mô bào chế phytosome quercetin, ngoài các thông số kỹ thuật đã khảo sát trên, cần lựa chọn thể tích dung môi và thời gian bốc hơi dung môi phù hợp. Lượng dung môi ethanol sử dụng phải đảm bảo phản ứng tạo phức xảy ra hoàn toàn đồng thời lượng ethanol không quá cao do thể tích bình cầu của thiết bị cất quay là có giới hạn. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thể tích ethanol đến tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa cho thấy khi giảm thể tích ethanol từ 4 lít xuống 3 lít, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ quercetin được phytosome hóa (96,74 ± 0,89 % so với 96,38 ± 0,64 %). Như vậy, việc giảm thể tích ethanol xuống 3 lít vẫn đảm bảo phản ứng tạo phức đạt hiệu suất > 90 %. Khi tiến hành bào chế phytosome quercetin ở quy mô 5 g/mẻ, giai đoạn bốc hơi dung môi loại ethanol được thực hiện trên máy cất quay trong thời gian 16 giờ, nhưng thời gian này chỉ phù hợp khi bào chế phytosome ở quy mô nhỏ. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nâng cấp quy mô, sau khi phản ứng kết thúc, tiến hành bốc hơi dung môi trong thời gian 3 giờ thu lấy phytosome dạng bột nhão. Sau đó, bột phytosome được tiếp tục sấy trong tủ sấy chân không trong thời gian 24 giờ. Trong quá trình sấy, luôn duy trì nhiệt độ 40oC nhằm hạn chế phân hủy hoạt chất. Đồng thời, bột phytosome cần được đảo trộn liên tục để đảm bảo khô hoàn toàn đặc biệt là khi thực hiện với lô mẻ lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy bột phytosome quercetin thu được có hàm ẩm đạt yêu cầu, không quá 5 % (2,64 ± 0,17 %). Quy trình bào chế phytosome quercetin được đề xuất như sau: Hòa tan quercetin, HSPC, cholesterol (tỷ lệ mol 1:1:0,2) vào 3 lít ethanol tuyệt đối. Sau đó, đưa vào bình cầu dung tích 20 lít của hệ thống cất quay. Cất quay ở nhiệt độ 80oC với tốc độ quay 50 vòng/phút trong thời gian 6 giờ để tạo thành phytosome 81 quercetin. Kết thúc phản ứng, hút chân không, điều chỉnh áp suất để dung môi bay hơi từ từ. Sau 3 giờ hút chân không, dung môi bay hơi hết, thu lấy bột nhão phytosome quercetin. Tiếp tục sấy bột trong tủ sấy chân không trong 24 giờ để đảm bảo loại hết hoàn toàn dung môi hữu cơ và bột phytosome có hàm ẩm không quá 5 %. Phytosome sau khi tạo thành được lấy ra, rây qua rây 250 và được bảo quản trong túi nhôm kín tránh hút ẩm. Hình 3.13. Sơ đồ quy trình bào chế phytosome quercetin quy mô 500 g/mẻ 3.2.2.2. Đánh giá một số đặc tính của phytosome quercetin bào chế ở quy mô 500 g/mẻ Từ những kết quả nghiên cứu trên, tiến hành bào chế 3 lô phytosome quercetin theo quy trình như hình 3.13 với công thức bào chế thể hiện trong bảng 3.28. Bảng 3.28. Thành phần công thức bào chế phytosome quercetin STT Thành phần Khối lƣợng (g) 1 Quercetin 149 g 2 HSPC 351 g 3 Cholesterol 34 g 4 Ethanol tuyệt đối 3 lít Sấy khô phytosome + Quercetin, HSPC, cholesterol (tỷ lệ 1:1:0,2) Hòa tan trong 3 lít ethanol Tạo phytosome quercetin + Nhiệt độ: 80oC + Tốc độ quay: 50 v/ph + Thời gian: 6 giờ + Áp suất thường Bốc hơi dung môi Đóng gói, bảo quản + Nhiệt độ: 40oC + Thời gian: 3 giờ + Áp suất: 100 mbar + Nhiệt độ: 40oC + Thời gian: 24 giờ + Áp suất: - 0,07 mmHg Rây bột phytosome quercetin + Rây 250 + Túi nhôm kín 82 Quercetin Phytosome quercetin Tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của phytosome bào chế: Kích thước tiểu phân và thế Zeta của hỗn dịch phytosome quercetin Tiến hành hydrat hóa 0,25 g bột phytosome quercetin theo các thông số kỹ thuật sau: Môi trường hydrat hóa: 40 ml nước cất; nhiệt độ hydrat hóa: 60oC; thời gian hydrat hóa: 1 giờ. Hỗn dịch phytosome thô sau bào chế được làm nhỏ kích thước tiểu phân bằng phương pháp siêu âm trong thời gian 5 phút và được đóng trong lọ thủy tinh, đậy kín, bảo quản ở nhiệt độ 5 ± 3oC. Kết quả đánh giá KTTP, phân bố KTTP và thế Zeta được trình bày trong bảng 3.29. Bảng 3.29. Một số đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin (n = 3) Lô KTTP (nm) PDI Zeta (mV) 1 470,6 ± 4,1 0,364 ± 0,044 -21,6 ± 0,8 2 465,5 ± 3,2 0,361 ± 0,051 -21,5 ± 0,9 3 464,5 ± 2,3 0,367 ± 0,013 -21,9 ± 1,3 Kết quả thu được cho thấy: - Về hình thức: Hỗn dịch phytosome quercetin đồng nhất, không có sự lắng cặn các tiểu phân sau thời gian bảo quản. - Cả 3 mẻ phytosome bào chế đều có kích thước tiểu phân trung bình dao động trong khoảng từ 450 - 500 nm, giá trị PDI < 0,4 cho phân bố KTTP tương đối đồng đều. Hình thái của tiểu phân phytosome quercetin Hình ảnh của tiểu phân phytosome quercetin được đánh giá bằng kính hiển vi điện tử FESEM Hitachi S - 4800 theo phương pháp trình bày ở mục 2.2.3.3.a. Kết quả được thể hiện ở hình 3.14. Hình 3.14. Hình ảnh chụp SEM của quercetin và phytosome quercetin 83 Về mặt hình thái học, tiểu phân quercetin tự do tồn tại ở dạng tinh thể hình đa giác với các cạnh sắc và rõ. Nhưng sau khi tạo phức với phospholipid, không thấy có sự xuất hiện của tinh thể như mẫu nguyên liệu ban đầu, phytosome quercetin bào chế có dạng tiểu phân hình cầu, với kích thước tiểu phân trung bình khoảng 350 - 400 nm, phân bố kích thước trong một khoảng hẹp, phù hợp với kết quả về KTTP trung bình và PDI đo được bằng phương pháp phổ tán xạ ánh sáng. Độ tan Quercetin nguyên liệu rất ít tan trong nước, đặc biệt ở pH 1,2, điều này lý giải tại sao khả năng hấp thu hoạt chất vào cơ thể bị hạn chế. pH tăng, độ tan của quercetin có xu hướng tăng lên. Do trong cấu trúc của quercetin có nhóm 7-hydroxy nên trong môi trường kiềm tạo ra dạng muối phenolat, làm tăng độ tan của hoạt chất. Tuy nhiên, trong môi trường có pH quá cao > 10, hoạt chất sẽ bị phân hủy một phần. Sự biến đổi này phụ thuộc vào pH, nhiệt độ và thời gian (hình PL 2.1, hình PL 2.2). Vì vậy, nhằm đảm bảo độ chính xác của kết quả nghiên cứu, luận án không tiến hành đánh giá độ tan của quercetin trong các môi trường có pH > 10. Tiến hành đánh giá độ tan của quercetin sau khi tạo phức với PL ở nhiệt độ 25 ± 2 oC trong các môi trường có pH khác nhau theo mục 2.2.3.3. Kết quả độ tan của quercetin trong phytosome ở các môi trường khác nhau được thể hiện ở bảng 3.30. Bảng 3.30. Độ tan trung bình (µg/ml) của quercetin nguyên liệu và quercetin trong phytosome ở các môi trƣờng khác nhau (n = 3) Môi trƣờng Mẫu Nƣớc Dung dịch HCl pH 1,2 Đệm phosphat pH 4,5 Đệm phosphat pH 6,8 Quercetin 0,85 ± 0,12 0,44 ± 0,09 1,48 ± 0,19 1,91 ± 0,15 Phytosome quercetin 9,21 ± 0,51 4,26 ± 0,29 9,33 ± 0,36 10,38 ± 0,44 Hình 3.15. Độ tan của quercetin dihydrat và phytosome quercetin trong các môi trƣờng có pH khác nhau (n = 3) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 HCl pH 1,2 Đệm phosphat pH 4,5 Đệm phosphat pH 6,8 Nước Độ tan (µg/ml) Môi trƣờng Quercetin Phytosome quercetin 84 Phytosome làm tăng độ tan của quercetin trong nước ở pH khác nhau (trong môi trường nước, độ tan của phytosome quercetin tăng đến 10,5 lần so với quercetin dihydrat). Do đó, đây là giải pháp triển vọng tăng sinh khả dụng của quercetin do cải thiện độ tan của hoạt chất. Hệ số phân bố dầu nước Tiến hành đánh giá hệ số phân bố dầu nước của quercetin và phytosome quercetin theo phương pháp trình bày ở mục 2.2.3.3. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.31. Bảng 3.31. Hệ số phân bố log D của quercetin và phytosome quercetin (n = 3) Mẫu pH pha nƣớc Log D Quercetin 1,2 3,80 ± 0,42 4,5 3,32 ± 0,38 6,8 3,21 ± 0,57 Phytosome quercetin 1,2 3,02 ± 0,22 4,5 2,64 ± 0,15 6,8 2,59 ± 0,44 Tại các pH khác nhau, hệ số phân bố log D của quercetin > 3. Kết quả này cho thấy, quercetin mất cân bằng về tính thân dầu và thân nước, điều này cũng thể hiện trong độ tan của quercetin trong dung môi thân dầu n-octanol cao hơn rất nhiều trong môi trường nước. Sau khi tạo phức với phospholipid, hệ số phân bố log D của quercetin có sự thay đổi ở các pH thử nghiệm. Cụ thể là, tại pH 1,2 log D giảm từ 3,80 trong quercetin xuống 3,02 trong phytosome quercetin; tại pH 4,5 log D giảm từ 3,32 trong quercetin xuống 2,64 trong phytosome quercetin. Như vậy, so với nguyên liệu, quercetin dạng phytosome đạt được sự cân bằng dầu - nước tốt hơn. Điều này cũng được chứng minh với độ tan trong nước của quercetin tăng lên khi tạo phức với phospholipid (9,21 ± 0,51 µg/ml). Giá trị log D thay đổi là cơ sở để dự đoán sự tăng sinh khả dụng của phytosome quercetin so với dạng hoạt chất tự do. Khả năng giải phóng hoạt chất từ phytosome quercetin Hai môi trường giải phóng sử dụng trong nghiên cứu này là HCl pH 1,2 (mô phỏng môi trường dạ dày) và đệm phosphat pH 6,8 (mô phỏng môi trường ruột). Tiến hành đánh giá khả năng giải phóng qua màng celulose acetat của quercetin dạng phytosome và quercetin dạng tự do theo phương pháp trình bày ở mục 2.2.3.3.i. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.32. 85 Bảng 3.32. Khả năng giải phóng qua màng của phytosome quercetin và quercetin dihydrat (µg/cm 2 ) (n = 3) Lô Lƣợng quercetin giải phóng (µg/cm2) 2 giờ 4 giờ 6 giờ 12 giờ 16 giờ 20 giờ Phytosome quercetin 1 2,15 ± 0,17 7,02 ± 1,03 12,05 ± 1,77 45,88 ± 2,71 63,62 ± 3,28 69,88 ± 3,02 2 1,96 ± 0,20 7,10 ± 1,02 10,44 ± 1,69 44,30 ± 2,22 66,67 ± 3,02 69,01 ± 2,99 3 2,26 ± 0,27 7,29 ± 0,82 12,71 ± 1,84 45,62 ± 2,74 65,43 ± 3,01 70,44 ± 2,02 Quercetin dihydrat 1,95 ± 0,22 3,86 ± 0,97 6,79 ± 2,01 11,46 ± 1,74 14,90 ± 1,16 17,02 ± 1,76 Chỉ số f2 giữa lô 1 và lô 2, lô 1 và lô 3, lô 2 với lô 3 có giá trị lần lượt là 86,19; 89,91 và 84,97 (nằm trong khoảng 50 - 100). Như vậy, bước đầu có thể nhận định phytosome quercetin có các đặc tính ổn định và đồng nhất về khả năng giải phóng hoạt chất qua màng celulose acetat. Hình 3.16. Đồ thị biểu diễn khả năng giải phóng qua màng của phytosome quercetin và quercetin dihydrat (n = 3) Từ hình 3.16 nhận thấy ở các thời điểm đầu tiên, lượng quercetin giải phóng từ phytosome quercetin và quercetin dihydrat tương đương nhau và khá thấp. Tuy nhiên, tại các thời điểm sau, lượng hoạt chất giải phóng từ phytosome quercetin nhiều hơn hẳn so với nguyên liệu quercetin, đặc biệt thấy rõ sự khác biệt từ thời điểm 12 giờ đến 20 giờ. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 L ƣ ợ n g q u er ce ti n g iả i p h ó n g (µ g /c m 2 ) Thời gian (giờ) Quercetin dihydrat Phytosome quercetin 86 Tiến hành đánh giá độ hòa tan của phytosome quercetin và quercetin dihydrat theo phương pháp trình bày ở mục 2.2.3.3.h. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.33. Bảng 3.33. Độ hòa tan của phytosome quercetin và quercetin dihydrat (µg/ml) (n = 3) Lô Lƣợng quercetin giải phóng (µg/ml) 5 phút 30 phút 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ Phytosome quercetin 1 4,51 ± 0,19 10,67 ± 0,85 12,09 ± 0,92 12,25 ± 1,24 12,42 ± 0,94 12,50 ± 0,79 2 4,35 ± 0,18 11,06 ± 1,02 12,33 ± 0,89 12,52 ± 0,96 12,70 ± 0,96 12,77 ± 0,87 3 4,77 ± 0,25 10,58 ± 1,00 12,31 ± 0,68 12,56 ± 1,06 12,73 ± 0,88 12,78 ± 1,03 Quercetin dihydrat 1,36 ± 0,35 5,20 ± 0,71 6,35 ± 0,63 6,58 ± 0,89 6,73 ± 0,21 6,74 ± 0,98 Tương tự kết quả ở trên, chỉ số f2 giữa các mẫu cho thấy đặc tính ổn định và đồng nhất về độ hòa tan của phytosome quercetin. Hình 3.17. Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của phytosome quercetin và quercetin dihydrat (n = 3) So với quercetin dihydrat, lượng hoạt chất hòa tan từ phytosome quercetin nhiều hơn với tốc độ giải phóng nhanh hơn. Thông qua kết quả đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất từ phytosome quercetin bào chế trong sự so sánh đối chiếu với nguyên liệu quercetin nhận thấy lượng hoạt chất hòa tan từ phytosome cao hơn hẳn so với quercetin. Đây là tiền đề để tăng khả năng hấp thu cũng như nâng cao sinh khả dụng của hoạt chất khi dùng qua đường tiêu hóa. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 0 30 60 90 120 150 180 210 240 L ƣ ợ n g q u er ce ti n g iả i p h ó n g (µ g /m l) Thời gian (phút) Quercetin dihydrat Phytosome quercetin 87 Tư
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_bao_che_phytosome_quercetin_ung_dung_vao.pdf
- 2. Tom tat luan an Phytosome quercetin.pdf
- 3. Danh muc cong trinh lien quan den LA.pdf
- 4. Thong tin nhung dong gop moi cua LA.pdf
- 5. New informations of PhD Dissertation.pdf
- 6. Trich yeu luan an bang Tieng Viet.pdf
- 7. Brief informations of PhD Dissertation.pdf