Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019

Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019 trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019 trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019 trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019 trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019 trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019 trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019 trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019 trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019 trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 212 trang Hà Tiên 04/06/2024 730
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019

Luận án Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai Quận Thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019
0
395
58,3
Hạn chế leo cầu thang
216
70,6
264
71,2
480
70,9
Hạn chế cúi
214
69,9
260
70,1
474
70,0
Hạn chế ngủ
169
55,2
208
56,1
377
55,7
Hạn chế vệ sinh cá nhân
146
47,7
179
48,2
325
48,0
Hạn chế vui chơi, giải trí
149
48,7
184
49,6
333
49,2
Bảng 3.22 cho thấy có 48% công nhân TGCTRĐT cho rằng các rối loạn cơ xươngcó ảnh hưởng tới hoạt động vệ sinh cá nhân; 49,2% cho rằng có ảnh hưởng tới các hoạt động vui chơi, giải trí của công nhân. Ảnh hưởng được công nhân biết nhiều nhất là: hạn chế vận động/ đi bộ (73,3%); hạn chế leo cầu thang (70,9%) và hạn chế cúi (70%).
Bảng 3.23. Kiến thức về biện pháp phòng chống các rối loạn cơ xương
Biện pháp phòng chống
Ba Đình
 (n=306)
Hai Bà Trưng
 (n=371)
Chung
 (n=677)
SL
%
SL
%
SL
%
Tập thể dục thường xuyên 
199
65,0
245
66,0
444
65,6
Khởi động trước khi lao động
101
33,0
125
33,7
226
33,4
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh 
192
62,7
237
63,9
429
63,4
Bổ sung vi chất dinh dưỡng
107
35,0
132
35,6
239
35,3
Nghỉ giải lao 5-10 phút sau 1 giờ làm việc liên tục
201
65,7
245
66,0
446
65,9
Chia nhỏ các túi/vật cần nâng
211
69,0
257
69,3
468
69,1
Tư thế lao động thích hợp
108
35,3
136
36,7
244
36,0
Thường xuyên thay đổi tư thế 
làm việc
98
32,0
122
32,9
220
32,5
Bảng 3.23 cho thấy kiến thức về các biện pháp phòng chống RLCX liên quan đến nghề nghiệp của công nhân TGCTRĐT. Có trên 60% công nhân biết đến các biện pháp tập thể dục thường xuyên, giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, nghỉ giải lao 5-10 phút sau mỗi giờ làm việc liên tục và chia nhỏ các túi/vật cần nâng. Tỷ lệ công nhân biết về các biện pháp “khởi động trước khi lao động”; “tư thế lao động thích hợp”, “thường xuyên thay đổi tư thế làm việc” và “bổ sung vi chất dinh dưỡng” chiếm tỷ lệ từ 32,5% đến 36%.
Bảng 3.24. Kiến thức về biện pháp xử trí khi có các dấu hiệu ban đầu của 
rối loạn cơ xương
Biện pháp xử trí
Ba Đình (n=306)
Hai Bà Trưng (n=371)
Chung (n=677)
SL
%
SL
%
SL
%
Nghỉ cho đến khi hết đau mỏi
191
62,4
230
62,0
421
62,2
Thay đổi tư thế làm việc 
102
33,3
128
34,5
230
34,0
Làm việc cường độ nhẹ hơn
184
60,1
225
60,6
409
60,4
Làm việc bình thường
107
35,0
129
34,8
236
34,9
Chườm nóng
141
46,1
173
46,6
314
46,4
Dùng thuốc giảm đau
198
64,7
235
63,3
433
64,0
Đi khám bệnh ngay
158
51,6
194
52,3
352
52,0

	Bảng 3.24 cho thấy kiến thức của công nhân TGCTRĐT về biện pháp xử trí khi có các dấu hiệu ban đầu của RLCX liên quan đến nghề nghiệp. Biện pháp có tỷ lệ công nhân biết nhiều nhất là một biện pháp chưa đúng “dùng thuốc giảm đau” (64%). Trong các biện pháp xử trí đúng, biện pháp có tỷ lệ công nhân biết đến nhiều nhất là “nghỉ cho đến khi hết đau mỏi” (62,2%), tiếp theo là “làm việc cường độ nhẹ hơn” (60,4%).
Bảng 3.25. Điểm kiến thức về rối loạn cơ xương của công nhân
Nhóm công nhân
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Nhó nhất - Lớn nhất
Ba Đình (n=306)
32,0
13,2
4,0 - 50,0
Hai Bà Trưng (n=371)
33,0
11,2
5,0 - 50,0
Chung (n=677)
32,6
12,1
4,0 - 50,0
Khác biệt giữa 2 địa bàn
t= - 1,031; p=0,303

	Trong nghiên cứu, điểm kiến thức về RLCX tối đa có thể đạt được của công nhân TGCTRĐT là 55 điểm. Bảng 3.25 cho thấy điểm trung bình kiến thức về RLCX của công nhân TGCTRĐT trong nghiên cứu là 32,6 điểm, trong đó điểm kiến thức về RLCX của công nhân tại Ba Đình là 32 điểm và tại Hai Bà Trưng là 33 điểm, sự khác biệt về điểm kiến thức về RLCX giữa công nhân của hai công ty không có ý nghĩa thống kê (p=0,303).
Biểu đồ 3.1. Thực hành dự phòng rối loạn cơ xương của công nhân
Thực hành dự phòng RLCX liên quan đến nghề nghiệp của công nhân TGCTRĐT được trình bày tại Biểu đồ 3.1. Có 35,2% công nhân thường xuyên nhờ người trợ giúp khi cần nâng nhấc các túi/vật nặng trong quá trình làm việc; 32,1% công nhân thường xuyên chia nhỏ các túi, vật cần nâng nhấc; 25,1% công nhân thường xuyên nghỉ giải lao sau mỗi giờ làm việc. Tỷ lệ công nhân TGCTRĐT thường xuyên khởi động trước khi làm việc và thường xuyên tập thể dục, thể thao trên 30 phút/ngày chiếm tỷ lệ tương ứng là 2,1% và 5,9%.
Bảng 3.26. Xử trí khi có dấu hiệu rối loạn cơ xương tại các thời điểm khác nhau
Thực hành xử trí
Ba Đình (n=306)
Hai Bà Trưng (n=371)
Chung (n=677)
SL
%
SL
%
SL
%
Khi dấu hiệu xuất hiện trong ca lao động
Nghỉ ngơi
97
31,7
119
32,1
216
31,9
Làm việc bình thường
188
61,4
230
62,0
418
61,7
Điều chỉnh tư thế
84
27,5
104
28,0
188
27,8
Chườm nóng
39
12,7
49
13,2
88
13,0
Dùng thuốc giảm đau
76
24,8
91
24,5
167
24,7
Khi dấu hiệu xuất hiện ngay sau ca lao động 
Nghỉ ngơi
225
73,5
276
74,4
501
74,0
Không nghỉ ngơi
81
26,5
95
25,6
176
26,0
Chườm nóng
149
48,7
182
49,1
331
48,9
Dùng thuốc giảm đau
196
64,1
234
63,1
430
63,5
Khi dấu hiệu xuất hiện trong thời gian dài
Nghỉ ngơi
265
86,6
323
87,1
588
86,9
Làm việc bình thường
163
53,3
200
53,9
363
53,6
Chườm mát
69
22,5
86
23,2
155
22,9
Chườm nóng
146
47,7
181
48,8
327
48,3
Dùng thuốc giảm đau
201
65,7
243
65,5
444
65,6
Đi khám sức khỏe ngay
197
64,4
241
65,0
438
64,7
	
	Bảng 3.26 cho thấy cách xử trí của công nhân TGCTRĐT khi gặp các dấu hiệu RLCX ở các thời điểm khác nhau. Kết quả cho thấy:
	- Khi có các dấu hiệu RLCX xuất hiện trong ca lao động, có 61,7% công nhân vẫn làm việc bình thường; 31,9% công nhân nghỉ ngơi; 27,8% người có điều chỉnh tư thế và 24,7% người dùng thuốc giảm đau. 
	- Khi có các dấu hiệu RLCX xuất hiện ngay sau ca lao động, có 74% công nhân nghỉ ngơi; 63,5% công nhân dùng thuốc giảm đau; 48,9% công nhân chườm nóng vào chỗ đau, mỏi. Có 26% công nhân không nghỉ ngơi mà vẫn hoạt động sinh hoạt bình thường.
	- Khi có các dấu hiệu RLCX xuất hiện trong thời gian dài, 86,9% công nhân đã nghỉ ngơi; 65,6% công nhân dùng thuốc giảm đau; 64,7% công nhân đi khám sức khỏe; 53,6% công nhân vẫn làm việc bình thường; 48,3% công nhân chườm nóng và 22,9% công nhân chườm mát vào vị trí đau, mỏi.	
Bảng 3.27. Điểm thực hành về rối loạn cơ xương của công nhân
Chi nhánh URENCO
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Nhó nhất - Lớn nhất
Ba Đình (n=306)
13,4
2,5
7,0 - 21,0
Hai Bà Trưng (n=371)
13,7
3,0
7,0 - 22,0
Chung (n=677)
13,6
2,7
7,0 - 22,0
Khác biệt giữa 2 địa bàn
t= - 1,622; p=0,105

Tổng điểm đánh giá thực hành phòng chống RLCX của công nhân tối đa có thể đạt được là 34 điểm. Bảng 3.27 cho thấy trung bình điểm thực hành phòng chống RLCX của công nhân tại 2 chi nhánh là 13,6 điểm, trong đó trung bình điểm thực hành của nhóm công nhân tại Ba Đình là 13,4 điểm, của nhóm công nhân tại Hai Bà Trưng là 13,7 điểm. Sự khác biệt về điểm thực hành rối loạn cơ xương của công nhân hai công ty trước can thiệp không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động và tình trạng rối loạn cơ xương sau ca lao động
Kiến thức, thực hành
Dấu hiệu rối loạn cơ xương sau ca lao động
p (t_test)

Đau, tê, mỏi cổ gáy


Có (n=436)
Không (n=241)

Kiến thức chung
(TB±ĐLC)
26,8 ± 14,3
33,9 ± 13,2
<0,001
Thực hành chung
(TB±ĐLC)
15,0 ± 4,5
17,4 ± 3,5
<0,001

Đau, tê, mỏi vai và cánh tay


Có (n=412)
Không (n=265)

Kiến thức chung
(TB±ĐLC)
27,5 ± 14,5
32,1 ± 13,7
<0,001
Thực hành chung 
(TB±ĐLC)
15,2 ± 4,4
16,8 ± 4,0
<0,001

Đau, tê, mỏi lưng trên


Có (n=249)
Không (n=428)

Kiến thức chung
(TB±ĐLC)
23,2 ± 12,6
32,8 ± 14,1
<0,001
Thực hành chung
(TB±ĐLC)
13,9 ± 4,3
16,9 ± 4,0
<0,001

Đau, tê, mỏi thắt lưng


Có (n=364)
Không (n=313)

Kiến thức chung
(TB±ĐLC)
24,4 ± 13,4
35,0 ± 13,2
<0,001
Thực hành chung
(TB±ĐLC)
14,2 ± 4,1
17,7 ± 3,8
<0,001

Đau, tê, mỏi hông và chi dưới


Có (n=327)
Không (n=350)

Kiến thức chung
(TB±ĐLC)
25,0 ± 12,9
33,3 ± 14,5
<0,001
Thực hành chung
(TB±ĐLC)
14,5 ± 4,4
17,0 ± 3,9
<0,001
Bảng 3.28 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa kiến thức chung, thực hành chung về ATVSLĐ và vấn đề đau, tê, mỏi cơ xương sau ca lao động của công nhân TGCTRĐT trong nghiên cứu. Theo đó, điểm kiến thức chung và thực hành chung của nhóm công nhân có các dấu hiệu RLCX sau ca lao động thấp hơn so với nhóm không có những dấu hiệu sức khỏe này.
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về rối loạn cơ xương 
và tình trạng rối loạn cơ xương sau ca lao động
Kiến thức, thực hành
về RLCX
Dấu hiệu rối loạn cơ xương sau ca lao động
p (t_test)

Đau, tê, mỏi cổ gáy


Có (n=436)
Không (n=241)

Kiến thức về RLCX
 (TB±ĐLC)
30,9 ± 13,0
35,6 ± 9,5
<0,001
Thực hành về RLCX
 (TB±ĐLC)
13,1 ± 2,9
14,5 ± 2,3
<0,001

Đau, tê, mỏi vai và cánh tay


Có (n=412)
Không (n=265)

Kiến thức về RLCX
 (TB±ĐLC)
30,8 ± 13,1
35,3 ± 9,9
<0,001
Thực hành về RLCX
 (TB±ĐLC)
13,1 ± 2,7
14,0 ± 2,7
<0,001

Đau, tê, mỏi lưng trên


Có (n=249)
Không (n=428)

Kiến thức về RLCX
 (TB±ĐLC)
29,6 ± 14,0
34,3 ± 10,5
<0,001
Thực hành về RLCX
 (TB±ĐLC)
12,5 ± 2,5
14,2 ± 2,7
<0,001

Đau, tê, mỏi thắt lưng


Có (n=364)
Không (n=313)

Kiến thức về RLCX
 (TB±ĐLC)
30,3 ± 13,4
35,2 ± 9,8
<0,001
Thực hành về RLCX
 (TB±ĐLC)
12,8 ± 2,7
14,5 ± 2,6
<0,001

Đau, tê, mỏi hông và chi dưới


Có (n=327)
Không (n=350)

Kiến thức về RLCX
 (TB±ĐLC)
30,8 ± 13,4
34,3 ± 10,6
<0,001
Thực hành về RLCX
 (TB±ĐLC)
12,8 ± 2,7
14,3 ± 2,7
<0,001

Bảng 3.29 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa kiến thức và thực hành về RLCX liên quan đến nghề nghiệp và vấn đề đau, tê, mỏi cơ xương sau ca lao động của công nhân TGCTRĐT trong nghiên cứu. Trung bình điểm kiến thức và thực hành về RLCX liên quan đến nghề nghiệp của nhóm có các dấu hiệu RLCX sau ca lao động thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,01) so với nhóm không có những dấu hiệu này.
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về rối loạn cơ xương 
và nguy cơ rối loạn cơ xương mạn tính
Nội dung
Có nguy cơ thấp
 (SL=321)
Có nguy cơ cao
 (SL=181)
P
Kiến thức về RLCX



Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn
32,7 ± 12,4
30,4 ± 13,4
0,048
Thực hành phòng chống RLCX



Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn
13,5 ± 2,8
12,8 ± 2,6
0,011

Bảng 3.30 trình bày kết quả phân tích riêng nhóm công nhân có nguy cơ RLCX mạn tính cho thấy trung bình điểm kiến thức và trung bình điểm thực hành về phòng chống RLCX thấp hơn ở nhóm công nhân có nguy cơ cao so với nhóm có nguy cơ thấp (p<0,05).
3.2. Các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương nghề nghiệp của công nhân thu gom rác thải rắn đô thị
Các nguyên tắc, các bước xây dựng chương trình và nội dung can thiệp, các hoạt động giám sát thực hiện can thiệp đã được nêu rõ tại Chương 2 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Dưới dây là một số hoạt động can thiệp và tài liệu can thiệp được nghiên cứu triển khai, thực hiện:
Bảng 3.31. Các hoạt động can thiệp đã triển khai
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
Số CLB được thành lập
CLB
10
10 tổ là 10 CLB
Sinh hoạt CLB
Buổi
120
1 tháng/buổi/tổ x 10 tổ
Tổng 5 loại số tờ gấp được phát (bệnh hô hấp; tổn thương do vật sắc nhọn; cơ xương khớp; tai nạn giao thông; say nắng, say nóng)
Tờ
2750
Phát khi tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ tại công ty và sinh hoạt tổ hàng tháng
Bảng kiểm về tư thế lao động
Tờ
3000
1 tháng/tờ/ người mỗi khi sinh hoạt tổ (xấp xỉ 275 người x 12 tháng)
Số lượt chiếu video do cán bộ nghiên cứu thực hiện.
Lượt
135 lượt
Chiếu khi tập huấn, sinh hoạt tổ hàng tháng (mỗi tháng chỉ chiếu 1 clip x 10 tổ x 12 tháng), chiếu khi tập huấn (5 clip x 3 lớp)
Số buổi tập huấn về ATVSLĐ
Buổi tập huấn
03
1 năm/lần x 3 lớp
Số lượt công nhân khám bệnh tại TTYT Ba Đình theo diện BHYT
Lượt người
106
Đi khám theo BHYT khi có vấn đề về sức khỏe
Số lượt công nhân đến khám tại Phòng khám Yên Hòa
Lượt người
78
Đi khám theo BHYT khi có vấn đề về sức khỏe
Số lượt công nhân được giám sát về tuân thủ ATVSLĐ
Lượt người
879 lượt
Giám sát định kỳ, đột xuất, hỗ trợ
Tư vấn qua ĐT, nhóm Zalo


Thường xuyên

Định hướng can thiệp của đề tài hướng đến thành lập mỗi tổ là một câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt về các nội dung ATVSLĐ. Các câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ khoảng 1 tháng/ 1 lần trong suốt 1 năm can thiệp. Sử dụng các sản phẩm tài liệu truyền thông của đề tài, bao gồm các tờ gấp, phim ngắn, tài liệu hướng dẫn CSSK cho công nhân MTĐT. Các tờ rơi và phim ngắn được phát, chiếu trong các buổi sinh hoạt định kỳ của câu lạc bộ để cán bộ nghiên cứu có thể trực tiếp hướng dẫn cách sử dụng, giải thích từ ngữ và hỗ trợ công nhân thực hành những nội dung hướng dẫn về tư thế lao động đúng, sơ cấp cứu hay cách xử trí tình huống cho phù hợp. Nghiên cứu cũng phối hợp với chi nhánh Ba Đình tổ chức tập huấn ATVSLĐ theo quy định cho công nhân trong chi nhánh. 
Trong khuôn khổ mô hình can thiệp, các hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh thông thường của công nhân MTĐT được tích hợp vào các hoạt đông khám sức khỏe sử dụng bảo hiểm y tế. CN MTĐT tham gia bảo hiểm y tế ban đầu tại TTYT quận Ba Đình, các phòng khám đa khoa lân cận như Phòng khám đa khoa Yên Hòa, Cầu Giấy. Đây là một ưu điểm góp phần giảm tải cho phòng y tế cơ quan, thuận tiện cho công nhân chủ động theo dõi, chăm sóc và điều trị các vấn đề sức khỏe họ gặp phải.
Bảng 3.32. Danh mục các tài liệu can thiệp được xây dựng
Loại sản phẩm
Tên sản phẩm
1. Tài liệu giảng dạy về ATVSLĐ
Tài liệu
1. Tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức khỏe công nhân MTĐT
2. Tài liệu truyền thông

Tờ gấp
2. Rối loạn cơ xương và các biện pháp dự phòng trong CN MTĐT
3. Tai nạn giao thông và biện pháp dự phòng ở công nhân MTĐT
4. Bệnh Hô hấp và biện pháp dự phòng trong công nhân MTĐT
5. Say nóng, say nắng và biện pháp dự phòng trong CN MTĐT
6. Tổn thương do vật sắc nhọn và biện pháp dự phòng trong công nhân MTĐT
Video clip
7. Video clip về Rối loạn cơ xương khớp ở công nhân MTĐT 
8.Video clip về Bệnh đường Hô hấp ở công nhân MTĐT
9. Video clip về Say nóng, say nắng ở công nhân MTĐT
10.Video clip về Tai nạn giao thông ở công nhân MTĐT
11. Video clip về Tai nạn thương tích do vật sắc nhọn ở CN MTĐT
3. Cải thiện yếu tố nguy cơ trong công nhân MTĐT
Tờ gấp
12. Hướng dẫn triển khai sử dụng Bảng kiểm tư thế lao động

Có 12 tài liệu can thiệp đã được xây dựng và chia thành 3 nhóm (1) Tài liệu phục vụ đào tạo về ATVSLĐ (2) Tài liệu truyền thông về các biện pháp phòng chống một số bệnh liên quan nghề nghiệp (3) Tài liệu cho công nhân tự đánh giá các tư thế lao động. Các tài liệu được trình bày trong bảng 3.32. Cơ sở lựa chọn các chủ đề xây dựng tài liệu can thiệp là dựa vào kết quả điều tra thực trạng sức khỏe và ĐKLĐ ảnh hưởng sức khỏe, tập trung vào những vấn đề sức khỏe nổi cộm, đặc thù của công nhân MTĐT. Ngoài ra, sau khi lựa chọn được chủ đề, nhóm nghiên cứu cũng tham vấn ý kiến các bên liên quan gồm lãnh đạo URENCO, cán bộ y tế, chuyên gia ATVSLĐ. Kết quả tất cả đều đồng ý với những chủ đề đã chọn. 
“Công nhân được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động nhưng trong khi thực hiện công việc cũng không tránh khỏi việc tiếp xúc với các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Rác thải còn lẫn nhiều vật sắc nhọn, không đầy đủ bảo hộ lao động thì sẽ gặp những tai nạn không mong muốn ngay. Công nhân ngành môi trường chủ yếu hoạt động vào ban đêm, trên đường phố. Đi làm trên đường thì nguy cơ gặp tai nạn giao thông rất cao.” – HTTV1_ lãnh đạo URENCO.
Theo ý kiến của chuyên gia ATVSLĐ, việc lựa chọn các vấn đề can thiệp trên là phù hợp và do trình độ của họ hạn chế nên tài liệu truyền thông cần đơn giản, dễ hiểu, gắn với thực tiễn và cần kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp để tập huấn, hướng dẫn và giám sát thực hiện. 
“Về mô hình can thiệp, do công nhân MTĐT có những đặc thù rất riêng, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Kết quả về tình hình sức khỏe của NLĐ đã được cung cấp cho lãnh đạo công ty để biết và có những kế hoạch cải thiện. Cần phải có sự phối hợp với nhóm nghiên cứu trong các buổi tập huấn ATVSLĐ hàng năm cho NLĐ và chủ sử dụng lao động.” HTTV1_chuyên gia ATVSLĐ. 

Nội dung 
- Kiến thức cơ bản về ATVSLĐ
- Một số vấn đề sức khỏe liên quan nghề nghiệp và biện pháp dự phòng
- Một số kỹ thuật cấp cứu cơ bản
- Hệ thống văn bản quy định của nhà nước về ATVSLĐ trong lĩnh vực MTĐT
Hộp 3-1. Tài liệu Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe công nhân
Nội dung 
- Yếu tố tác hại nghề nghiệp
- Các dấu hiệu rối loạn cơ xương 
- Các biện pháp dự phòng
- Các giải pháp với Công ty
Hộp 3-2. Tờ gấp dự phòng rối loạn cơ xương cho công nhân môi trường đô thị 

Nội dung 
- Yếu tố tác hại nghề nghiệp
- Các triệu chứng thường gặp
- Biện pháp dự phòng
Hộp 3-3. Tờ gấp dự phòng bệnh hô hấp cho công nhân môi trường đô thị
Nội dung 
- Yếu tố tác hại nghề nghiệp
- Các dấu hiệu thường gặp
- Cách xử trí
- Biện pháp dự phòng
Hộp 3-4. Tờ gấp dự phòng say nắng, say nóng cho công nhân môi trường đô thị

Nội dung 
- Yếu tố tác hại nghề nghiệp
- Các dấu hiệu thường gặp
- Cách xử trí
- Biện pháp dự phòng
Hộp 3-5. Tờ gấp dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn 

Nội dung 
- Các yếu tố nguy cơ
- Hậu quả
- Cách xử trí
- Biện pháp dự phòng
Hộp 3-6. Tờ gấp dự phòng tai nạn giao thông 

Nội dung 
- Khái niệm cơ bản
- Triệu chứng
- Nguyên nhân
- Xử trí
- Biện pháp dự phòng
Hộp 3-7. Video dự phòng rối loạn cơ xương ở công nhân môi trường đô thị
Nội dung 
- Khái niệm cơ bản
- Triệu chứng
- Nguyên nhân
- Xử trí
- Biện pháp dự phòng
Hộp 3-8. Video dự phòng tổn thương vật sắc nhọn và cách xử lý đô thị
Nội dung 
- Khái niệm cơ bản
- Triệu chứng
- Nguyên nhân
- Xử trí
- Biện pháp dự phòng
Hộp 3-9. Video dự phòng bệnh đường hô hấp ở công nhân môi trường 

Nội dung 
- Khái niệm cơ bản
- Triệu chứng
- Nguyên nhân
- Xử trí
- Biện pháp dự phòng

Hộp 3-10. Video dự phòng tai nạn giao thông ở công nhân môi trường đô thị
Nội dung 
- Khái niệm cơ bản
- Triệu chứng
- Nguyên nhân
- Xử trí
- Biện pháp dự phòng

Hộp 3-11. Video dự phòng tai nạn giao thông ở công nhân môi trường đô thị
Nội dung
Giới thiệu các tư thế lao động thường gặp của CN MTĐT
Tự đánh giá tần suất thực hiện theo mức độ

Hộp 3-12. Tài liệu hướng dẫn triển khai sử dụng Bảng kiểm tư thế lao động
3.3. Kết quả can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại quận Ba Đình, năm 2017-2019.
3.3.1. Kết quả cải thiện kiến thức, thực hành chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại quận Ba Đình sau can thiệp
Bảng 3.33. Sự thay đổi điểm kiến thức về yếu tố tác hại nghề nghiệp và 
vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp của công nhân sau can thiệp
Điểm kiến thức
Trước can thiệp
Trung bình (SD)
Sau can thiệp
Trung bình (SD)
p
 (so sánh giai đoạn sau can thiệp)
Điểm kiến thức về yếu tố tác hại nghề nghiệp
Nhóm chứng
7,9 (5,7)
10,8 (4,4)
0,12
Nhóm can thiệp
5,1 (4,9)
11,4 (5,2)
Điểm kiến thức về vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp
Nhóm chứng
4,2 (3,9)
7,0 (4,5)
<0,001
Nhóm can thiệp
2,9 (3,0)
9,5 (5,0)

Bảng 3.33 cho thấy trước can thiệp, nhóm can thiệp có điểm trung bình kiến thức về yếu tố tác hại nghề nghiệp thấp hơn nhóm chứng. Tuy nhiên, sau can thiệp, nhóm can thiệp có điểm kiến thức tăng lên đáng kể (từ 5,1 lên 11,4) trong khi nhóm chứng điểm kiến thức cũng tăng nhưng ít hơn (từ 7,9 đến 10,8). Sự khác biệt về điểm trung bình kiến thức về yếu tố tác hại nghề nghiệp giữa 2 nhóm giai đoạn sau can thiệp không có ý nghĩa thống kê (p=0,12). 
Sau can thiệp, điểm trung bình kiến thức về vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp của nhóm can thiệp (9,5 điểm) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với nhóm chứng (7,0 điểm). Trong khi ở giai đoạn trước can thiệp, điểm trung bình ở nhóm can thiệp (2,9 điểm) thấp hơn nhóm chứng (4,2 điểm).
Bảng 3.34. Kết quả cải thiện kiến thức về các yếu tố tác hại nghề nghiệp
và vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp của công nhân 
Nhóm kiến thức
Phân tích DID
Hệ số hồi quy
KTC95% của hệ số hồi quy
P
Kiến thức về 
yếu tố tác hại nghề nghiệp
Can thiệp (chứng/can thiệp)
-2,75
-3,53
-1,98
<0,001
Thời gian (trước/sau)
2,92
2,13
3,71
<0,001
Can thiệp x Thời gian
3,37
2,23
4,52
<0,001
Kiến thức về VĐSK liên quan đến nghề nghiệp 
Can thiệp (chứng/can thiệp)
-1,22
-1,86
-0,59
<0,001
Thời gian (trước/sau)
2,83
2,19
3,46
<0,001
Can thiệp x Thời gian
3,75
2,82
4,68
<0,001

Bảng 3.34 cho thấy can thiệp đã cải thiện kiến thức về các yếu tố có hại nơi làm việc và các vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp. 

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_can_thiep_nang_cao_kien_thuc_thuc_hanh_an.doc
  • docTrang thong tin tieng viet.doc
  • docTrang thong tin tieng an.doc
  • docTóm tắt luận án.doc