Luận án Nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

odendron simsii),, Giổi nhung (Michelia foveolata), Hồi núi (Illicium griffithii). Trên các đường dông núi hẹp gần đỉnh các loài thuộc họ Đỗ quyên giảm dần, các loài thuộc họ Re (Lauraceae) như Bời lời lá to (Litsea robusta), Dẻ lá tre (Lithocarpus bambusifolia), Thích (Acer flabellatum, Acer decandrum), tăng lên về số lượng cá thể. Rừng tre nứa: mọc xen kẽ trong các kiểu rừng khác xung quanh vùng đỉnh núi, trên các sườn dốc, tầng đất mỏng, nhiều ánh sáng. Các loại tiêu biểu là Vầu (Phyllostachys pubescens), Sặt gai (Arundinaria griffithiana) ở độ cao trên 800 m; Giang ở độ cao 500 - 800 m; Nứa ở độ cao dưới 500 m. Tại VQG Tam Đảo, kiểu rừng này chiếm diện tích tới 884 ha (1,8% diện tích vườn), bao quanh các đỉnh núi ở độ cao 800-1000m, như vùng từ ngã ba Rùng Rình đi lên đỉnh Phù Nghĩa. Rừng phục hồi sau nương rẫy: được hình thành trên các phần bị chặt phá, khai thác hoắc đốt rừng làm rẫy, đôi khi xen kẽ dạng da báo ngay trong các kiểu rừng nguyên sinh hoặc dọc theo các suối, vùng đồi gần thôn bản. Kiểu rừng này thường có ở vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo bao gồm chủ yếu các cây thân gỗ, lá rộng, ưa sáng, sinh trưởng nhanh. Ngoài ra, trong vùng còn có các kiểu trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh sau khai thác. Trảng cây bụi: Kiểu này xuất hiện ở những nơi rừng đã bị chặt phá, khô hạn, nhiều ánh sáng. Các loài thường gặp là Thàu táu (Aporosa dioica), Thao kén đực (Helicteres angustifolia), Thao kén cái (Helicteres hirsuta), Me rừng (Phyllanthus emblica), Thổ mật (Bridelia tomentosa). Trảng cỏ: hình thành trên các phần đất rừng đã bị khai thác kiệt hoặc sau nương rẫy, đất bị thoái hóa mạnh, tầng đất rất mỏng, xương xẩu, nghèo dinh dưỡng, hiện tượng feralit hóa xả ra rất mạnh. Các loài đặc trưng đều là các cây họ Lúa (Poaceae) như Lách (Saccharum spontaneum), Chít (Thysanolena maxima), Cỏ Lào (Chromolena odorata), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), Cỏ sâu róm (Setaria viridis),... 2.1.7.2 . Thảm thực vật nhân tác Rừng trồng: chủ yếu trồng các loại Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana), Bạch đàn (Eucalyptus), Keo lá chàm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium) được trồng thuần loại hoặc xen kẽ với các loài cây khác ở độ cao 200 - 600 m. Rừng trồng được bao phủ với diện tích khá lớn ở phía tây bắc của huyện Lập Thạch, Sông Lô, vùng đệm của VGQ Tam Đảo. Ở khu vực thung lũng, sông suối và phần phía nam tỉnh còn trồng cây lương thực, rau màu. Lúa: có diện tích hơn 56.585 ha (2018), phân bố tập trung ở Vĩnh Tường (10.836 ha), Yên Lạc (8.758 ha), Bình Xuyên (7.236 ha). Hoa màu: các cây trồng chủ yếu là ngô, khoai, sắn, đậu tương phục vụ thức ăn cho nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm. Diện tích trồng ngô (2018) là 14.293 ha chủ yếu ở Vĩnh Tường (3.165 ha), Yên Lạc (2.476 ha). Diện tích trồng lạc 2.410 ha (2018) chủ yếu ở Lập Thạch (865 ha), Sông Lô (463ha). Khoai lang là 2.276 ha trong đó Lập Thạch (556 ha), Tam Đảo (358 ha). Sắn chủ yếu ở Lập Thạch (780 ha), Sông Lô (588 ha), Tam Dương (134 ha). Cây ăn quả: với diện tích 7.764 ha (2018), đa dạng về loại cây trồng Vải (1.854 ha), Nhãn (693 ha), Dứa (414 ha), Chuối (1.805 ha), Xoài (735 ha),.. được trồng chủ yếu ở các huyện Lập Thạch (1.829 ha); Sông Lô (1.404 ha); Tam Dương (1.072 ha). Cây công nghiệp: Chè là cây công nghiệp chủ yếu ở Vĩnh Phúc với diện tích 248,3 ha tập trung chủ yếu ở thành phố Phúc Yên và huyện Lập Thạch (chiếm trên 82% diện tích của tỉnh). Sự đa dạng, phong phú về các loại đất và các hệ sinh thái đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của các loại CQ sinh thái của tỉnh Vĩnh Phúc. 2.1.7.3 . Vườn quốc gia Tam Đảo Trên lãnh thổ nghiên cứu, khu vực núi Tam Đảo đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm do các đặc điểm đặc biệt về điều kiện tự nhiên. Vườn Vườn Quốc gia Tam Đảo nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo, chạy dài trên 80 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam thuộc địa giới hành chính của 3 tỉnh (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang). Vườn quốc gia Tam Đảo chính thức được thành lập từ năm 1986 trên cơ sở nâng cấp Khu rừng cấm Tam Đảo với tổng diện tích là 36.883 ha ranh giới từ độ cao 100m trở lên vòng quanh núi Tam Đảo [40]. Các đặc điểm CQ của VQG Tam Đảo được đề cập đến trong nhiều tài liệu [3], [5], [11], [12], [36], [37], [39], [40], [45], [51] cụ thể: Dãy núi Tam Đảo được cấu tạo từ đá phun trào axít tuổi Triat thuộc hệ tầng Tam Đảo (T2td). Thành tạo phun trào này kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam với chiều dài khoảng 80km, rộng khoảng 10km. Hệ tầng phun trào axit Tam Đảo bao gồm chủ yếu là đá riolit. Đất ở VQG Tam Đảo là đất feralit mùn vàng nhạt trên núi, phân bố từ độ cao 700- 1600m, chiếm hầu hết các đỉnh của dãy Tam Đảo. Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng núi thấp và vùng đồi cao xung quanh dãy núi Tam Đảo. Đất phù sa bồi tụ sông suối, phân bố trong các thung lũng hẹp giữa núi và ven các sông suối lớn. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh có sự phân hóa độ cao rất rõ rệt. Nhiệt độ không khí trung bình khoảng 18,30C. Lượng mưa trung bình trên 2300mm. Mùa mưa ở Tam Đảo kéo dài hơn so với các nơi khác trong tỉnh (5 tháng). Độ ẩm tương đối trung bình là 87,7%. Mạng lưới sông suối có dạng chân rết khá dày đặc và ngắn, có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân núi với mật độ (trên 2km/km2). VQG Tam Đảo được biết đến như một trong các khu vực có giá trị ĐDSH cao ở Việt Nam, với nhiều loài có ý nghĩa quan trọng bảo tồn đối cấp quốc gia, khu vực và thế giới, đặc biệt, là các loài đặc hữu và quý hiếm, bị đe doạ tuyệt chủng ở các cấp độ khác nhau. Về thực vật, đã thống kê được: Nhóm cây gỗ quý : 234 loài (Sến, Dẻ, De, Dổi,...); nhóm cây ăn quả: 109 loài (Sấu, Trám,...); nhóm cây tinh dầu: 32 loài (Gù hương, Màng tang,...); nhóm cây cảnh: 152 loài (Tuế, Đỗ quyên, Phong lan...); nhóm cây dược liệu: 361 loài và nhóm cây tinh bột: 5 loài (Củ mài, Dong riềng...). Về khu hệ động vật, từ lâu Tam Đảo đã nổi tiếng với sự có mặt của loài Cá cóc Tam Đảo. Cá cóc Tam Đảo được phát hiện từ năm 1934, là biểu trưng được thể hiện trên logo của Vườn Quốc gia Tam Đảo. Trong phạm vi dãy núi Tam Đảo Cá cóc sống chủ yếu trong các suối nhỏ trong vùng rừng tự nhiên ở sườn tây, suốt từ Xã Kháng Nhật (Sơn Dương, Tuyên Quang) đến xã Hồ Sơn, Thị trấn Tam Đảo, ở độ cao từ 500m trở lên tới 1200m. Tam Đảo cũng là nơi có số lượng các loài bò sát, ếch nhái ghi nhận được nhiều nhất trong hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia của Việt Nam cho đến nay. Theo kết quả điều tra của nhiều nhà nghiên cứu tại VQG Tam Đảo, đã ghi nhận được 180 loài, phát hiện 2 loài mới cho khoa học. Trong tổng số đó có 38 loài quý, hiếm, bao gồm các loài có trong sách đỏ Việt Nam. VQG Tam Đảo đã được công nhận là một trong số 63 vùng chim quan trọng của Việt Nam với 280 loài. Đặc biệt, một vài loài trong số này rất ít được ghi nhận tại các vùng khác ở Việt Nam như Đuôi cụt gáy xanh (Pitta nipalensis), Cô cô đầu xám (Cochoa purpurea). Ngoài ra, ở VQG Tam Đảo còn ghi nhận sự có mặt của 2 loài đang bị đe doạ trên toàn cầu là Đại bàng đầu nâu (Aquila heliaca) và Đuôi cụt bụng đỏ (Pitta nympha). Về khu hệ thú ở VQG Tam Đảo đã ghi nhận được 91 loài, thuộc 27 họ và 8 bộ loài thú. Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy Tam Đảo được coi là nơi có độ đa dạng của các loài côn trùng cao nhất Việt Nam với 360 loài bướm, trong đó có 9 loài quan trọng bảo tồn và 122 loài côn trùng ăn lá (Chrysomelidae), trong đó có nhiều loài có giá trị cao luôn bị săn bắt để buôn bán. Vườn quốc gia Tam Đảo được chia thành 3 phân khu chức năng sau đây: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: có diện tích 17.295 ha, ranh giới từ độ cao 400 m trở lên với chức năng bảo vệ nghiêm ngặt, cấm mọi tác động làm ảnh hưởng đến động vật, thực vật rừng và CQ thiên nhiên trong phân khu. Phân khu phục hồi sinh thái: có diện tích là 17.286 ha với chức năng bảo vệ diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi rừng nơi còn khả năng tái sinh tự nhiên; trồng rừng mới nơi đất trống nhằm phục hồi diện tích rừng đã bị phá hoại và bảo vệ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Phân khu nghỉ mát, du lịch: có diện tích là 2.302 ha (bao gồm cả diện tích đất thị trấn Tam Đảo) với chức năng tạo điều kiện thuân lợi để phát triển khu du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch trong vàngoài nước đến nghỉ ngơi và tìm hiểu thiên nhiên Việt Nam. Như vậy, VQG Tam Đảo có giá trị về nhiều mặt, có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, điều tiết và cân bằng nguồn nước đồng thời phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. 2.1.8. Các nhân tố kinh tế xã hội 2.1.8.1. Dân cư và nguồn lao động Dân số: Vĩnh Phúc là tỉnh có quy mô dân số trung bình 1.092.424 người (2018). Mật độ dân số trung bình: 884 người/km² (2018), phân bố không đều. Dân số tập trung với mật độ rất cao ở đồng bằng, thành phố: Vĩnh Yên (2.110 người/km²), Yên Lạc (1.448 người/km² ), Vĩnh Tường (1.432 người/km²) và thấp hơn ở các huyện trung du, miền núi: Bình Xuyên (818 người/km² ), Lập Thạch (748 người/km² ), Sông Lô (630 người/km² ), Tam Đảo (321 người/km² ) [7]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh từ 2010 – nay giữ mức ổn định khoảng 1,1% - 1,4% /năm. Vĩnh Phúc có trên 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 95,72% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số như: Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái... chiếm 4,28% dân số. Trong số các dân tộc thiểu số có dân tộc Sán Dìu chiếm tỷ lệ dân số cao nhất (3,93% tổng số dân), còn lại các dân tộc khác chỉ chiếm tới dưới 0,08% dân số [53]. Lao động: Tỷ lệ lao động chiếm trên 70% lại được bổ sung từ các địa phương lân cận tại các khu công nghiệp. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo tăng từ 14,5% (2010) lên 24,8% (2018) chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, và trong khu vực kinh tế nhà nước và trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần nâng cao chất lượng lao động từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa. 2.1.8.2. Hiện trạng phát triển kinh tế a) Khái quát chung: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với bình quân chung cả nước; bình quân giai đoạn 2011-2015 là 6,36%; giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 8%/năm, gấp 1,18 lần tăng trưởng của cả nước (ước khoảng 6,8%/năm). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khối ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của khối ngành dịch vụ nhưng tốc độ chậm, ngành công nghiệp-xây dựng tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2018, tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng 62,15%; dịch vụ chiếm 29,57%; nông lâm thủy sản chiếm 8,28% [7]. b) Hiện trạng phát triển nông - lâm - thủy sản - Trồng trọt Diện tích các cây trồng có giá trị kinh tế cao như rau, hoa, cây cảnh từng bước được mở rộng. Diện tích gieo trồng cây lương thực và cây hoa màu ổn định. Năng suất các loại cây trồng không ngừng tăng do áp dụng tiến bộ mới về giống và kỹ thuật thâm canh. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 395.279 tấn/năm (2018), trong đó sản lượng lúa đạt 330.551 tấn/năm nhiều nhất ở Vĩnh Tường, Yên Lạc chiếm 40% sản lượng lúa của cả tỉnh. Sản lượng các cây ngô, lạc, đậu tương, rau màu, cơ bản ổn định. Sản phẩm của trồng trọt đã đảm bảo về nhu cầu lương thực thực phẩm trong tỉnh, góp phần phát triển chăn nuôi và hàng hoá cho vùng lân cận và các tỉnh biên giới phía Bắc. Cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm tập trung vào một số cây trồng chủ yếu như: cây ăn quả (nhãn, vải, chuối, dứa, cam, chanh, quýt, thanh long ruột đỏ,...), cây chè, cây dâu tằm, mía. Diện tích cây công nghiệp có xu hướng giảm dần, diện tích cây ăn quả tăng lên. Tuy nhiên do đất đồi nghèo dinh dưỡng, chất lượng giống chưa cao nên hiệu quả kinh tế còn thấp, chưa đủ khả năng cạnh tranh và xuất khẩu. - Chăn nuôi Nhiều các khu chăn nuôi tập trung được hình thành, có qui mô lớn và phương thức chăn nuôi tiên tiến, hiện đại. Cơ cấu vật nuôi có sự chuyển dịch tốt theo hướng tăng sản lượng hàng hóa. Quy mô đàn trâu, bò có xu hướng giảm do nhu cầu sức kéo giảm. Đàn gia cầm tăng nhanh với các loại chủ yếu là gà, ngan, vịt. Đàn bò sữa phát triển ổn định tập trung ở Vĩnh Tường, Yên Lạc, Vĩnh Yên và tại các hộ có kinh nghiệm, có kiến thức và có khả năng vốn đầu tư. - Lâm nghiệp Công tác trồng và chăm sóc rừng tiếp tục được thực hiện, diện tích rừng trồng mới tập trung tăng từ 671ha (2010) lên 693 ha (2018). Sản xuất lâm nghiệp tiếp tục phát triển, bên cạnh việc trồng rừng theo kế hoạch được giao, diện tích đất lâm nghiệp tiếp tục được khai thác hiệu quả hơn bằng việc đầu tư các dự án phát triển cây ăn quả, trồng rừng sản xuất... góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tăng thu nhập cho người trồng rừng. - Thủy sản Với lợi thế có hệ thống sông, hồ phong phú, ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng phát triển. Diện tích nuôi trồng thủy sản khá ổn định về quy mô diện tích với xu hướng chuyển dần thâm canh, bán thâm canh. Năm 2018, diện tích nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh là 3.543 ha tăng 1,07 lần so với năm 2016. Sản xuất thủy sản phát triển do có thị trường tiêu thụ rộng và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. c) Hiện trạng phát triển công nghiệp-xây dựng Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2018 tăng chiếm 47,43%. Một số ngành công nghiệp chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh có mức tăng trưởng khá, các ngành công nghiệp còn lại tiếp tục ổn định và phát triển. Một số ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh là sản xuất ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng, d) Hiện trạng phát triển ngành dịch vụ Giá trị và cơ cấu ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh dần trong những gần đây. Năm 2010, giá trị ngành dịch vụ là 8.694.388 triệu đồng chiếm 19,4%. Năm 2018 giá trị ngành dịch vụ đạt 21.463.788 chiếm 29,57% trong cơ cấu nền kinh tế. Mặc dù vậy, tăng trưởng ngành dịch vụ vẫn chưa tương xứng với sự phát triển của công nghiệp trên địa bàn, đóng góp của khu vực dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh vẫn còn hạn chế và ít thay đổi. d) Hiện trạng sử dụng đất: Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 123,587 ha trong đó: diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 50,15% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp chiếm 15,73%. Đất phi nông nghiệp chiếm 24,42 % gồm đất ở, đất chuyên dùng cho quốc phòng-an ninh, trụ sở cơ quan, tôn giáo tín ngưỡng,.. đã dần đáp ứng được nhu cầu sử dụng về cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đất chưa sử dụng chiếm diện tích nhỏ chủ yếu là đất núi đá không có rừng cây, đồi núi không thể cải tạo và đất bãi bồi dọc theo ven sông không thể đưa vào canh tác. Bảng 2.8. Hiện trạng sử dụng đất Vĩnh Phúc năm 2018 TT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Lúa 38.150,6 30,87 2 Cây hằng năm 6.591,9 5,33 3 Cây lâu năm 652,3 0,53 4 Đất sản xuất nông nghiệp khác 16.590,8 13,42 5 Đất rừng sản xuất 9.141,7 7,40 6 Đất rừng phòng hộ 194,5 0,16 7 Đất rừng đặc dụng 10.095,7 8,17 8 Trảng cỏ, cây bụi 898,4 0,73 9 Đất ở tại nông thôn 21.681,5 17,54 10 Đất ở tại đô thị 3.391,0 2,74 11 Đất chuyên dùng 5.116,5 4,14 12 Mặt nước 10.913,3 8,83 13 Đất bằng chưa sử dụng 153,7 0,12 14 Đất đồi núi chưa sử dụng 15,1 0,01 Tổng 123.587,0 100,00 Nguồn: [7] 2.1.8.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên và môi trường Với mục đích phát triển KTXH con người đã tác động đến các thành phần của tự nhiên vào các mục đích khác nhau. Việc khai thác này đã tác động lớn đến nguồn TNTN và môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể như sau [39], [47], [48], [49], [77]: a) Tài nguyên đất Việc khai thác sử dụng đất vào các mục đích khác nhau của con người đã làm cho đất bị suy thoái và một số hàm lượng một số chất ô nhiễm có chiều hướng gia tăng qua các năm. Diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm 70% diện tích đất toàn tỉnh, chính vì vậy tác động lớn nhất đến môi trường đất chủ yếu là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi... Dân số tăng cùng với sự phát triển của công nghiệp đã làm gia tăng lượng phát thải công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt, điều này gây ra áp lực lớn cho môi trường đặc biệt là môi trường đất nơi chứa đựng tất cả lượng chất thải rắn từ sinh hoạt cho tới sản xuất. b) Tài nguyên và môi trường nước Tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng trong tỉnh, có sự đóng góp khác nhau về lượng thải của các ngành kinh tế. Tuy nhiên, áp lực do nước thải vẫn chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và y tế. Hiện nay, hầu hết các thủy vực đang bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, nitrit và vi sinh vật. Trong đó các vùng bị ô nhiễm cao là khu vực thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường do đang phải chịu sức ép rất lớn từ hoạt động phát triển đô thị, sản xuất công nghiệp, chăn nuôi, làng nghề. Đối với nước dưới đất, nhìn chung chất lượng tương đối ổn định. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm một số chỉ tiêu kim loại nặng như As, Fe, Mn ở địa bàn các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và huyện Tam Đảo. Trữ lượng và khả năng đáp ứng cho nhu cầu của các ngành kinh tế trong lương lai rất hạn chế. Môi trường nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KTXH của tỉnh nói chung, đối với các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch dịch vụ và sinh hoạt nói riêng. Do đó việc tăng cường các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn là một yêu cầu cấp bách đối với tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. c) Môi trường không khí Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí của Vĩnh Phúc chủ yếu là từ các hoạt động của con người trong đó ô nhiễm do hoạt động công nghiệp và ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải ở các khu đô thị lớn là hai nguồn chính cung cấp khí thải vào môi trường không khí. Với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, lượng khí thải công nghiệp gia tăng nhanh, cùng với mở rộng mạng lưới giao thông, đô thị, môi trường không khí sẽ là đối tượng bị tác động mạnh. Ô nhiễm không khí ở tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ tăng nhanh mà còn có xu hướng mở rộng do khả năng phát tán khí thải và gia tăng các nguồn gây ô nhiễm không khí. Các vùng có môi trường không khí bị tác động nặng nhất sẽ là: Khu vực có các KCN tập trung, vùng ven các tuyến giao thông chính, vùng khai thác khoáng sản (khai thác đá, cát sỏi, đất san nền). d) Đa dạng sinh học Do các đặc điểm về địa hình, khí hậu nên Vĩnh Phúc có sự ĐDSH khá phong phú. Trong những năm gần đây sự phát triển KTXH của tỉnh, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng nhanh đã làm tác động rất lớn tới ĐDSH. Đa dạng sinh học ở các khu vực đang có chiều hướng suy thoái. Nguyên nhân chủ yếu là là do các hoạt động chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng, cháy rừng, khai thác, săn bắt động thực vật hoang dã. Hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên đều đang phải chịu sức ép từ các hoạt động phát triển kinh tế và hoạt động của con người, các loài sinh vật tự nhiên tại Vườn quốc gia Tam Đảo đang bị suy giảm. Suy thoái ĐDSH dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững. 2.1.8.4. Tác động của các nhân tố kinh tế xã hội đến CQ Con người là một thành phần của hệ thống tự nhiên, tồn tại và phát triển trong một tương quan tác động với các thành phần khác của tự nhiên. Con người và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội vừa là nhân tố thành tạo CQ vừa là nhân tố tác động làm biến đổi CQ lãnh thổ của tỉnh Vĩnh Phúc. Các đặc điểm dân cư, dân tộc và các hoạt động KTXH đã tác động đến việc hình thành và biến đổi CQ của Vĩnh Phúc theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Tập quán sinh sống và sản xuất của các đồng bào dân tộc thiểu số gắn với rừng, vừa có tác động tích cực như hoạt động bảo vệ và bảo tồn rừng, trồng rừng nhưng đồng thời việc khai thác rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất không hợp lí cũng đã tác động tiêu cực tác động mạnh mẽ đến sự hình thành CQ ở khu vực đồi, núi trong tỉnh. Các hoạt động có vai trò duy trì, bảo vệ và phát triển CQ tự nhiên gồm các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học với kiểu sử dụng đất cho phát triển rừng. Các hoạt động này ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Tam Đảo với diện tích là 17,295 ha nằm ở độ cao 400m trở lên (trừ kh
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_canh_quan_phuc_vu_muc_dich_su_dung_hop_ly.docx
TOMTAT_LUAN AN_T.VIET.pdf
TOMTAT_LUAN AN_T. VIET.docx
TOMTAT_LUAN AN_T. ANH.pdf
TOMTAT_LUAN AN_T. ANH.docx
LUAN AN_10_2021.pdf
KET LUAN MOI CUA LUAN AN_Vie,Eng.pdf
KET LUAN MOI CUA LUAN AN_Vie, Eng.docx
BANG_CHU_GIAI CQ.pdf
BANDO_DINHHUONG.pdf
BAN DO_CANHQUAN.pdf