Luận án Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật rò hậu môn hình móng ngựa
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật rò hậu môn hình móng ngựa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật rò hậu môn hình móng ngựa
0) = 100% Giá trị dự đoán âm tính = 21/ (21+ 0) = 100% Nhận xét: Độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị chẩn đoán của CHT khi phát hiện lỗ rò trong so với đánh giá khi phẫu thuật đạt 100%. 63 Bảng 3.11. Độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị dự đoán của cộng hưởng từ khi xác định vị trí lỗ rò trong so với khi phẫu thuật Phương pháp chẩn đoán Vị trí lỗ rò trong khi phẫu thuật (n = 35) Tổng số Nửa dưới Nửa trên Vị trí lỗ rò trong theo CHT Nửa dưới 30 5 35 Nửa trên 0 0 0 Tổng số 30 5 35 Độ nhạy: 30/ (30 + 0) =100% Độ đặc hiệu: 0/ (0 + 5) = 0% Giá trị dự đoán dương tính = 30/ (30 + 5) = 85,7% Giá trị dự đoán âm tính = 0% Nhận xét: Giá trị của CHT khi xác định vị trí lỗ rò trong so với khi phẫu thuật: Độ nhạy đạt 100%, độ đặc hiệu 0%, Giá trị dự đoán dương tính 85,7%. 64 3.2. Kết quả phẫu thuật điều trị rò hậu môn hình móng ngựa 3.2.1. Kết quả trong mổ 3.2.1.1. Đánh giá lỗ rò trong khi mổ Bảng 3.12. Tìm thấy lỗ rò trong khi phẫu thuật Tìm thấy lỗ rò trong khi phẫu thuật Số bệnh nhân (n = 56) Tỷ lệ (%) Có 35 62,5 Không 21 37,5 Tổng số 56 100 Nhận xét: Tỷ lệ tìm thấy lỗ rò trong khi phẫu thuật là 62,5%. 35/ 35 trường hợp (100%) tìm thấy 01 lỗ rò trong. Bảng 3.13. Cách xác định lỗ rò trong Cách xác định lỗ rò trong Số bệnh nhân (n = 35) Tỷ lệ % Que thăm (Stylet) 2 5,7 Ôxy già 10 28,6 Bơm xanh methylen 3 8,6 Que thăm và ôxy già 20 57,1 Tổng 35 100% Nhận xét: Cách xác định lỗ rò trong chủ yếu là phối hợp dùng que thăm và ôxy già, chiếm 57,1% 65 Biểu đồ 3.5. Vị trí lỗ rò trong khi phẫu thuật (n = 35) Nhận xét: Lỗ rò trong được phát hiện trong mổ chủ yếu ở vị trí 6 giờ, chiếm tỷ lệ 78,2%. 3.2.1.2. Phân loại đường rò trong mổ Bảng 3.14. Phân loại đường rò hậu môn theo Parks Phân loại đường rò Số bệnh nhân (n = 56) Tỷ lệ (%) Rò gian cơ thắt 30 53,6 Rò xuyên cơ thắt 12 21,4 Rò trên cơ thắt 13 23,2 Rò ngoài cơ thắt 1 1,8 Tổng số 56 100 Nhận xét: Đường rò gian cơ thắt chiếm đa số với 53,6%, có 1 BN rò ngoài cơ thắt (1,8%). 66 3.2.1.3. Phương pháp phẫu thuật Bảng 3.15. Phương pháp phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật Số bệnh nhân (n = 56) Tỷ lệ (%) Mở ngỏ hoàn toàn đường rò 15 26,8 Lấy bỏ toàn bộ đường rò 4 7,1 Mở ngỏ một phần đường rò + đặt dẫn lưu 29 51,8 Mở ngỏ một phần đường rò + đặt seton, dẫn lưu 8 14,3 Tổng số 56 100 Nhận xét: 51,8% trường hợp được mở ngỏ đường rò kết hợp với đặt dẫn lưu. 32,1% mở ngỏ hoàn toàn đường rò. 67 Bảng 3.16. Phương pháp phẫu thuật và phân loại đường rò Phương pháp phẫu thuật Phân loại đường rò trong mổ theo Park Rò gian cơ thắt (n = 30) (%) Rò xuyên cơ thắt (n = 12) (%) Rò trên cơ thắt (n = 13) (%) Rò ngoài cơ thắt (n = 1) (%) Tổng số (n = 56) (%) Mở ngỏ hoàn toàn 13 (43,3%) 3 (23,1%) 0 (0%) 0 (0%) 16 (28,6%) Lấy bỏ toàn bộ đường rò 2 (6,9%) 2 (15,4%) 0 (0%) 0 (0%) 4 (7,1%) Mở ngỏ một phần đường rò + đặt dẫn lưu 15 (51,7%) 7 (53,8%) 6 (46,1%) 1 (100%) 29 (51,8%) Mở ngỏ một phần đường rò + đặt seton, dẫn lưu 0 (0%) 0 (0%) 7 (53,9%) 0 (0%) 7 (12,5%) Tổng 30 (100%) 12 (100%) 13 (100%) 1 (100%) 56 (100%) Nhận xét: Rò gian cơ thắt được điều trị chủ yếu bằng phương pháp mở ngỏ một phần đường rò + đặt dẫn lưu chiếm tỷ lệ 51,8% và mở ngỏ hoàn toàn chiếm 28,6%. Các trường hợp rò trên cơ thắt và ngoài cơ thắt đều được mở ngỏ một phần đường rò kết hợp với dẫn lưu. 7/13 đường rò trên cơ thắt (53,9%) được mở ngỏ một phần, kết hợp đặt seton và dẫn lưu. 68 3.2.1.4. Thời gian phẫu thuật Bảng 3.17. Thời gian phẫu thuật Thời gian phẫu thuật (phút) Số bệnh nhân (n = 56) Tỷ lệ (%) 30 – 60 34 60,7 > 60 22 39,3 Thời gian trung bình, (Ngắn nhất, dài nhất) 55,3 ± 16,2 phút (30 – 120 phút) Nhận xét: Thời gian phẫu thuật trung bình là 55,3 ± 16,2 phút, ngắn nhất là 30 phút, dài nhất là 120 phút. Bảng 3.18. Thời gian phẫu thuật theo phân loại đường rò Phân loại đường rò trong mổ theo Park Số BN Thời gian phẫu thuật (phút) Trung bình Ngắn nhất Dài nhất Rò gian cơ thắt 30 45,7 ± 18,4 30 80 Rò xuyên cơ thắt 12 40,6 ± 12,0 30 50 Rò trên cơ thắt 13 85,9 ± 16,8 70 120 Rò ngoài cơ thắt 1 100 Chung cả nhóm 56 55,3 ± 16,2 30 120 Nhận xét: Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm BN rò trên cơ thắt và ngoài cơ thắt lớn hơn so với nhóm rò gian cơ thắt và rò xuyên cơ thắt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05). 69 Bảng 3.19. Thời gian phẫu thuật theo phương pháp phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật Số BN Thời gian phẫu thuật (phút) Trung bình Ngắn nhất Dài nhất Mở ngỏ hoàn toàn đường rò 15 43,3 ± 15,7 30 60 Lấy bỏ toàn bộ đường rò 4 40,3 ± 10,2 30 50 Mở ngỏ một phần đường rò + đặt dẫn lưu 29 59,7 ± 15,8 35 90 Mở ngỏ một phần đường rò + đặt seton, dẫn lưu 8 80,3 ± 17,6 70 120 Chung cả nhóm 56 55,3 ± 16,2 30 120 Nhận xét: Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm BN được mở ngỏ một phần đường rò kết hợp đặt seton, dẫn lưu là lớn nhất (80,3 ± 17,6 phút), nhóm lấy bỏ toàn bộ đường rò có thời gian phẫu thuật 40,3 ± 10,2 phút. Có sự khác biệt về thời gian phẫu thuật khi áp dụng các kỹ thuật xử lý đường rò khác nhau (p < 0,05). 70 3.2.2. Kết quả sớm 3.2.2.1. Thời gian và tình trạng đau sau mổ theo thang điểm VAS Bảng 3.20. Thời gian và tình trạng đau sau mổ theo thang điểm VAS Ngày đau sau mổ Mức độ đau Điểm VAS trung bình Đau rất nhẹ Đau nhẹ Đau vừa Đau nhiều Ngày thứ nhất (n = 56) 0 (0%) 0 (0%) 18 (32,1%) 38 (67,9%) 7,1 ± 0,6 Ngày thứ hai (n = 56) 2 (3,6%) 25 (44,6%) 28 (50,0%) 1 (1,8%) 5,0 ± 0,7 Ngày thứ ba (n = 56) 20 (35,7%) 30 (53,6%) 6 (10,7%) 0 (0%) 2,9 ± 0,9 Nhận xét: - Mức độ đau theo thang điểm VAS giảm dần từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 3 - Mức độ đau nhiều gặp ở ngày thứ nhất sau mổ chiếm 67,9%. - Đến ngày thứ 3 sau mổ, 53,6% bệnh nhân đau ở mức độ nhẹ, 35,7% đau rất nhẹ, không bệnh nhân nào đau nhiều. 71 3.2.2.2. Biến chứng sớm Bảng 3.21. Biến chứng sớm Biến chứng sớm Số bệnh nhân (n = 56) Tỷ lệ (%) Chảy máu phải đặt meche cầm máu 2 3,6 Tiểu tiện khó 1 1,8 Bí tiểu phải đặt thông tiểu 4 7,2 Tổng số 7 12,6 Nhận xét: 7 bệnh nhân (12,6%) có biến chứng sớm sau mổ. Trong đó bí tiểu chiếm tỷ lệ cao nhất với 7,2%. 3.2.2.3. Tình trạng tự chủ hậu môn tại thời điểm ra viện Bảng 3.22. Đánh giá tình trạng rối loạn chủ hậu môn theo thang điểm Parks tại thời điểm ra viện Tình trạng rối loạn tự chủ hậu môn Số bệnh nhân (n = 56) Tỷ lệ (%) Độ 0 20 35,7 Độ I 32 57,1 Độ II 4 7,2 Tổng số 56 100 Nhận xét: Tại thời điểm ra viện, 35,7% BN không có rối loạn tự chủ hậu môn, 57,1% rối loạn tự chủ độ I (không chủ động kìm giữ được hơi nhưng vẫn giữ được phân lỏng và rắn) và 7,2% rối loạn tự chủ độ II. 72 Bảng 3.23. Liên quan tình trạng rối loạn tự chủ hậu môn và phân loại đường rò Phân loại đường rò trong mổ theo Park Tình trạng rối loạn tự chủ hậu môn tại thời điểm ra viện Độ 0 Độ I Độ II Tổng Rò gian cơ thắt (n = 30) 18 (60,0%) 12 (40,0%) 0 (0%) 30 (100%) Rò xuyên cơ thắt (n = 12) 4 (33,3%) 8 (66,7%) 0 (0%) 12 (100%) Rò trên cơ thắt (n = 13) 0 (0%) 10 (76,9%) 3 (23,1%) 13 (100%) Rò ngoài cơ thắt (n = 1) 0 (0%) 0 (0%) 1 (100%) 1 (100%) Tổng (n = 56) 20 (35,7%) 32 (57,1%) 4 (7,2%) 56 (100%) Nhận xét: Tại thời điểm ra viện, nhóm rò trên cơ thắt có 76,9% BN rối loạn tự chủ hậu môn độ I và 23,1% rối loạn tự chủ độ II. Tỷ lệ chức năng tự chủ hậu môn bình thường ở nhóm rò gian cơ thắt và rò xuyên cơ thắt lần lượt là 60,0% và 33,3%. 73 Bảng 3.24. Liên quan tình trạng rối loạn tự chủ hậu môn và phương pháp phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật Tình trạng rối loạn tự chủ hậu môn tại thời điểm ra viện Độ 0 Độ I Độ II Tổng Mở ngỏ hoàn toàn (n = 15) 11 (73,3%) 4 (26,7%) 0 (0%) 15 (100%) Lấy bỏ toàn bộ đường rò (n = 4) 2 (50%) 2 (50%) 0 (0%) 4 (100%) Mở ngỏ một phần đường rò + đặt dẫn lưu (n = 29) 7 (24,1%) 22 (75,9%) 0 (0%) 29 (100%) Mở ngỏ một phần đường rò + đặt seton, dẫn lưu (n = 8) 0 (0%) 4 (50%) 4 (50%) 8 (100%) Tổng (n = 56) 20 (35,7%) 32 (57,1%) 4 (7,2%) 56 (100%) Nhận xét: Tại thời điểm ra viện, 4 BN rối loạn tự chủ độ II đều thuộc nhóm phẫu thuật mở ngỏ một phần đường rò kết hợp đặt seton và dẫn lưu. 73,3% BN trong nhóm mở ngỏ hoàn toàn không có rối loạn tự chủ hậu môn. 74 3.2.3. Kết quả xa Tất cả bệnh nhân được lên kế hoạch tái khám và theo dõi xa sau mổ tại các thời điểm 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng và thời điểm kết thúc nghiên cứu. Thời gian theo dõi xa trung bình là 34,8 ± 12,6 tháng, ngắn nhất là 20, dài nhất là 48 tháng. 3.2.3.1. Thời gian lành vết thương sau mổ Bảng 3.25. Thời gian lành vết thương theo phương pháp phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật Số BN Thời gian lành vết thương (tuần) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Mở ngỏ hoàn toàn 15 5 11 7,0 ± 2,7 Lấy bỏ toàn bộ đường rò 4 7 19 11,0 ± 3,5 Mở ngỏ một phần + Đặt dẫn lưu 29 5 20 8,4 ± 3,5 Mở ngỏ một phần + đặt seton + dẫn lưu 8 9 18 13,6 ± 4,5 Chung cả nhóm nghiên cứu 56 5 20 10,2 ± 3,7 Nhận xét: Thời gian lành vết thương trung bình là 10,2 ± 3,7 tuần, ngắn nhất 5 tuần, dài nhất 20 tuần. Nhóm bệnh nhân được phẫu thuật mở ngỏ hoàn toàn kết hợp đặt seton và dẫn lưu đường rò có thời gian lành vết thương dài nhất với trung bình 13,6 ± 4,5 tuần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 75 3.2.3.2. Đánh giá tình trạng tự chủ hậu môn Bảng 3.26. Đánh giá tình trạng rối loạn tự chủ hậu môn theo thang điểm Parks tại các thời điểm tái khám sau mổ Tình trạng rối loạn tự chủ hậu môn Thời điểm tái khám sau mổ 1 tháng 6 tháng 12 tháng Kết thúc nghiên cứu Độ 0 34 (60,7%) 48 (85,7%) 52 (92,9%) 56 (100%) Độ I 20 (35,7%) 8 (14,3%) 4 (7,1%) 0 (0%) Độ II 2 (3,6%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Nhận xét: Chức năng cơ thắt hậu môn được cải thiện dần tại các thời điểm theo dõi. Tỷ lệ tự chủ hậu môn bình thường (độ 0) tăng dần theo các mốc thời gian từ 1 – 12 tháng lần lượt là 60,7%, 85,7% và 92,9%. 3.2.3.3. Rò hậu môn tái phát và các yếu tố liên quan Biểu đồ 3.6. Số bệnh nhân tái phát theo các thời điểm Nhận xét: Nghiên cứu có 7/56 bệnh nhân tái phát sau mổ, chiếm 12,5%. Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, không có BN nào tái phát. 76 Bảng 3.27. Liên quan tái phát và tuổi bệnh nhân Nhóm bệnh nhân Số BN Tuổi Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Không tái phát 49 38,1 ± 11,8 16 65 Tái phát 7 40,2 ± 10,4 35 63 p = 0,15 Nhận xét: Không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình của nhóm tái phát và không tái phát (mức ý nghĩa quan sát được p = 0,15 > 0,05). Bảng 3.28. Liên quan tái phát và thời gian mắc bệnh Nhóm bệnh nhân Số BN Thời gian mắc bệnh (tháng) Trung bình Ít nhất Lâu nhất Không tái phát 49 4,05 ± 5,18 0,07 6 Tái phát 7 7,16 ± 8,07 4 24 p = 0,008 Nhận xét: Thời gian mắc bệnh trước khi được phẫu thuật ở nhóm tái phát (7,16 ± 8,07 tháng) dài hơn so với nhóm không tái phát (4,05 ± 5,18). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 77 Bảng 3.29. Liên quan tái phát và tiền sử phẫu thuật rò hậu môn Tiền sử phẫu thuật rò hậu môn Nhóm bệnh nhân Tổng Không tái phát Tái phát Chưa phẫu thuật (n = 26) 25 (96,2%) 1 (3,8%) 26 (100%) Đã phẫu thuật (n = 30) 24 (80,0%) 6 (20,0%) 30 (100%) Tổng (n = 56) 49 (87,5%) 7 (12,5%) 56 (100%) p = 0,0001 Nhận xét: Tỷ lệ tái phát ở nhóm BN đã từng có tiền sử phẫu thuật rò hậu môn (20,0%) cao hơn so với những BN chưa từng phẫu thuật (3,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.30. Liên quan tái phát và số lượng lỗ rò trong của đường rò nguyên phát Số lượng lỗ rò trong Nhóm bệnh nhân Tổng Không tái phát Tái phát Không tìm thấy (n = 21) 16 (76,2%) 5 (23,8%) 21 (100%) 1 lỗ rò trong (n = 35) 33 (94,3%) 2 (5,7%) 35 (100%) Tổng (n = 56) 49 (87,5%) 7 (12,5%) 56 (100%) p = 0,004 Nhận xét: Tỷ lệ tái phát ở nhóm bệnh nhân không tìm thấy lỗ rò trong (23,8%) cao hơn so với những bệnh nhân có 1 lỗ rò trong (5,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 78 Bảng 3.31. Liên quan tái phát và phân loại đường rò nguyên phát Phân loại đường rò nguyên phát Nhóm bệnh nhân Tổng Không tái phát Tái phát Rò gian cơ thắt (n = 30) 30 (100%) 0 (0%) 30 (100%) Rò xuyên cơ thắt (n = 12) 11 (91,7%) 1 (8,3%) 12 (100%) Rò trên cơ thắt (n = 13) 8 (61,5%) 5 (38,5%) 13 (100%) Rò ngoài cơ thắt (n = 1) 0 (0%) 1 (100%) 1 (100%) Tổng (n = 56) 49 (87,5%) 7 (12,5%) 56 (100%) p = 0,031 Nhận xét: Mức ý nghĩa quan sát được p Có sự khác biệt về tỷ lệ tái phát giữa các nhóm BN với phân loại đường rò nguyên phát khác nhau. Tỷ lệ tái phát ở nhóm rò ngoài cơ thắt, trên cơ thắt và xuyên cơ thắt là 100%, 38,5% và 8,3%. 79 Bảng 3.32. Liên quan tái phát và phương pháp phẫu thuật đã thực hiện Phương pháp phẫu thuật đã thực hiện Nhóm bệnh nhân Tổng Không tái phát Tái phát Mở ngỏ hoàn toàn (n = 15) 14 (93,3%) 1 (6,7%) 15 (100%) Lấy bỏ toàn bộ đường rò (n = 4) 4 (100%) 0 (0%) 4 (100%) Mở ngỏ một phần đường rò + đặt dẫn lưu (n = 29) 25 (86,2%) 4 (13,8%) 29 (100%) Mở ngỏ một phần đường rò + đặt seton, dẫn lưu (n = 8) 6 (75,0%) 2 (25,0%) 8 (100%) Tổng (n = 56) 49 (87,5%) 7 (12,5%) 56 (100%) p = 0,089 Nhận xét: Mức ý nghĩa quan sát được p = 0,089 > 0,05. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tái phát giữa các nhóm BN được áp dụng phương pháp phẫu thuật khác nhau. 80 3.2.3.4. Đặc điểm tổn thương tái phát và phương pháp xử lý Bảng 3.33. Đặc điểm tổn thương tái phát và phương pháp xử lý Đặc điểm tổn thương tái phát Số BN (n = 7) Phương pháp xử lý Áp xe tại vị trí lỗ rò nguyên phát 5 Mở ngỏ, làm sạch ổ áp xe Áp xe hố ngồi trực tràng 1 Rạch tháo mủ, dẫn lưu bơm rửa Rò xuyên cơ thắt cao tại vị trí đường rò nguyên phát 1 Đặt Seton đường rò Nhận xét: Đa số tổn thương tái phát là áp xe tại vị trí lỗ rò nguyên phát (5/7 trường hợp), được phẫu thuật mở ngỏ, làm sạch ổ áp xe 3.2.3.5. Đánh giá kết quả điều trị tại thời điểm kết thúc nghiên cứu Bảng 3.34. Đánh giá kết quả điều trị tại thời điểm kết thúc nghiên cứu Đánh giá kết quả điều trị Số bệnh nhân (n = 56) Tỷ lệ (%) Tốt 49 87,5 Khá 0 0 Kém 7 12,5 Tổng số 56 100 Nhận xét: Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, 87,5% bệnh nhân đạt kết quả tốt. 12,5% kết quả kém do tái phát. 81 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng, giá trị của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán rò hậu môn hình móng ngựa 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng 4.1.1.1. Tuổi, giới Kết quả nghiên cứu thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 38,3 ± 11,3 (thấp nhất là 16 tuổi và cao nhất là 65 tuổi). Nhóm tuổi từ 21 – 60 tuổi chiếm 92,8%. Kết quả của chúng tôi tương tự các nghiên cứu về rò hậu môn hình móng ngựa khác: Tuổi trung bình của BN theo thống kê của Trịnh Hồng Sơn [23] là 35 tuổi (nhóm 21 – 60 tuổi chiếm 86%). Inceoglu R. và cs [33]: tuổi trung bình của bệnh nhân là 37 tuổi (từ 25–58); Năm 2018, nghiên cứu Nguyễn Xuân Hùng và cs [45] cho thấy: độ tuổi trung bình là 42,38 ± 1,27 (tuổi). Nhóm tuổi từ 18 đến ≤ 60 chiếm 89,8%. Ahmed A Abou-Zeid và cs (2020) [68] nghiên cứu 893 BN rò hậu môn hình móng ngựa, trong đó tuổi trung bình là 39,4 tuổi (18 – 60) Shan và cộng sự [69] tuổi trung bình là 36,2 tuổi. De Parades V. và cs [70] nghiên cứu 82 trường hợp rò móng ngựa, tuổi trung bình là 46, của Browder L.K. và cs [71] là 50,3 ± 10,2 tuổi (từ 25 đến 66 tuổi) Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nam chiếm phần lớn với 89,3%. Kết quả tương tự các nghiên cứu khác khi tỷ lệ bệnh nhân nam bị rò hậu môn móng ngựa thường cao hơn. Tỷ lệ bệnh nhân nam trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hùng là 82,7%, Ahmed A Abou-Zeid [68] là 59,9%, De Parades V. [70] là 72%, Inceoglu R. là 88% [33] Koehler A và cs [13] nghiên cứu 42 bệnh nhân rò hậu môn hình móng ngựa cho kết quả: độ tuổi trung bình 44 ± 11 tuổi, tỷ lệ gặp ở nam nhiều hơn chiếm 69%, nữ chiếm 31%. Falih Noori I và cs [65], phẫu thuật 28 BN rò hậu môn hình móng ngựa: tuổi trung bình là 43 tuổi (19 – 73), tỷ lệ BN nam là 71,4% 82 Bảng 4.1. Tuổi và giới của BN rò hậu môn hình móng ngựa theo các nghiên cứu Tác giả Tuổi trung bình Tỷ lệ BN nam Koehler A và cs [13] 44 ± 11 69% Falih Noori I [65] 43 71,4% Browder L.K. và cs [71] 50,3 ± 10,2 86,9% Inceoglu R. và cs [33] 37 88% Ahmed A Abou-Zeid [68] 39,4 59,9% Nguyễn Xuân Hùng và cs [45] 42,38 ± 1,27 82,7% Chúng tôi 38,3 ± 11,3 89,3% Theo bảng 4.1, hầu hết các nghiên cứu đều thấy rò hậu môn hình móng ngựa gặp chủ yếu ở nam giới trong độ tuổi lao động. Giải thích cho kết quả này, các tác giả cho rằng: Ở lứa tuổi lao động, các tuyến ống hậu môn và hệ thống cơ thắt hoạt động mạnh, nên khi bị viêm nhiễm hay bít tắc dễ gây áp xe (là nguyên nhân và cơ chế chính dẫn đến áp xe và rò cạnh hậu môn) [45], [72], [27]. Bên cạnh đó, Lewis R. và cs [52] cho rằng các yếu tố nguy cơ gây áp xe/ rò hậu môn hình móng ngựa như: tần suất mắc các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng (trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm cơ thắt, viêm đại tràng...) cùng với sự khác biệt về mức độ tăng tiết mồ hôi ở nam nhiều hơn nữ, dẫn tới tỷ lệ rò hậu môn ở giới nam thường cao hơn [73] 4.1.1.2. Nghề nghiệp Theo biểu đồ 3.2, đối tượng BN rò hậu môn hình móng ngựa của chúng tôi chủ yếu là công nhân và lao động tự do, chiếm tỷ lệ tương ứng 30,4% và 26,7%; văn phòng, cán bộ chiếm 19,6%. Phân bố nghề nghiệp của BN theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hùng: tỷ lệ cán bộ công sở và lao động tự do chiếm 33,7% [45]. Nguyễn Ngọc Ánh và cs thấy: 37,5% BN là cán bộ trí thức; công nhân, lái xe và nghề tự do chiếm 40% [67]. Theo Nguyễn Hoàng Hoà [27], BN là nông dân gặp nhiều nhất 28,8%, cán bộ trí thức chiếm 25,2%, tự do 22,5%. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiu [74], nông dân chiếm 83 40,5%. Tác giả Phạm Thị Thanh Huyền [30], tỷ lệ BN lao động tự do cao nhất là 36,3% sau đó là cán bộ công sở 32,2%. Các tác giả cho rằng: Nghề nghiệp của BN không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, nhưng những thói quen, đặc thù nghề nghiệp của BN có thể là những yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng nói chung, trong đó có rò hậu môn hình móng ngựa, cũng như ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Các yếu tố như ngồi nhiều, công việc bận làm giảm mức độ quan tâm và thời gian dành cho chăm sóc sức khỏe ở những bệnh nhân cán bộ công sở, lái xe, có thể khiến bệnh rò hậu môn phát sinh và diễn biến phức tạp [45], [27], [67]. Tuy nhiên do cỡ mẫu còn nhỏ, mục tiêu nghiên cứu tập trung vào vấn đề chẩn đoán và điều trị nên chúng tôi không đi sâu phân tích mối liên quan với nghề nghiệp và căn nguyên bệnh. 4.1.1.2. Tiền sử phẫu thuật rò hậu môn Tiền sử phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng nói chung, đặc biệt là phẫu thuật rò hậu môn luôn được các phẫu thuật viên quan tâm. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hùng và cs [45]: 34,7% bệnh nhân đã phẫu thuật 1-2, có 5 BN phẫu thuật 3 lần trở lên, chiếm 5,1% Năm 2019, Phạm Thị Thanh Huyền [30] cho thấy: 32,9% trường hợp đã từng phẫu thuật áp xe trước đó với số lần phẫu thuật trung bình là 1,46 ± 1,01 (lần). Trong đó, có 13,7% BN được chích rạch, dẫn lưu áp xe đơn thuần, không kèm theo xử lý đường rò; 7,6% BN có tiền sử phẫu thuật áp xe/ rò móng ngựa; 2,7% BN có tiền sử phẫu thuật rò xuyên cơ thắt và trên cơ thắt; 8,9% BN có đường rò ngoài cơ thắt. Nguyễn Văn Xuyên [31] gặp 27,1% BN có
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_chan_doan_va_dieu_tri_phau_thuat_ro_hau_m.pdf
- Luan an tom tat - Viet.pdf
- Luan an tom tat - Eng.pdf
- Dong gop moi cua luan an.doc