Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 160 trang Hà Tiên 21/07/2024 620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ
	 Tiến triển xấu: điểm Glasgow 2 đến 3.
	 Tử vong: điểm Glasgow bằng 1.
* Nguồn: theo Mooji J.A. (2001) [104]
* Theo nghiên cứu ISAT, lâm sàng ra viện có điểm GOS IV- V, Rankin sửa đổi 0- II, được đánh giá là tốt. Điểm GOS I- III, Rankin III- VI được đánh giá là xấu và tử vong.	
Bảng 2.9. Liệt kê và định nghĩa các biến số trong nghiên cứu
STT
Tên biến số
Loại biến số
Giá trị/ Định nghĩa
Thống kê
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1
Tuổi
Liên tục
Năm
Trung bình± độ lệch chuẩn
2
Nhóm tuổi
Định tính
03 nhóm:
< 40 tuổi 
40 - 60 tuổi
 > 60 tuổi
Tỉ lệ %
3
Giới
Định tính
Nam
Nữ
Tỉ lệ (%)
4
Tiền căn cao HA, bệnh tim mạch
Định tính
Có
Không
Tỉ lệ (%)
5
Tiền căn tiểu đường
Định tính
Có
Không
Tỉ lệ (%)
6
Tiền căn có tai biến XHKDN
Định tính
Có
Không
Tỉ lệ (%)
ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
7
Đau đầu nhiều
Định tính
Có 
Không
Tỉ lệ (%)
8
Nôn- buồn nôn
Định tính
Có 
Không
Tỉ lệ (%)
9
Cứng gáy
Định tính
Có 
Không
Tỉ lệ (%)
10
Rối loạn ý thức
Định tính
Có
Không
Tỉ lệ (%)
11
Tổn thương mắt
Định tính
Có
Không
Tỉ lệ (%)
12
Liệt nửa người
Định tính
Có 
Không
Tỉ lệ (%)
13
Hôn mê
Định tính
Có
Không
Tỉ lệ (%)
14
Co giật
Định tính
Có
Không
Tỉ lệ (%)
15
Hunt- Hess lúc bệnh nhân nhập viện
Định tính
05 mức độ:
Độ 1
Độ 2
Độ 3
Độ 4
Độ 5
Tỉ lệ (%)
16
Thời điểm chụp mạch
Liên tục
1 – 3 ngày
4 – 14 ngày
> 14 ngày
Trung bình và độ lệch chuẩn
17
Kết quả điều trị
Định tính
Tử vong
Xấu
Trung bình 
Khá 
Tốt
Tỉ lệ (%)
ĐẶC ĐIỂM CẮT LỚP VI TÍNH
18
Thang điểm Fisher
Định tính
Độ I
Độ II
Độ III
Độ IV
Tỉ lệ (%)
CÁC BIẾN SỐ ĐẶC ĐIỂM PHĐMS-N VỠ
19
Số lượng phình động mạch nội sọ
Định lượng
 1
 2
 3
>3
Trung bình và độ lệch chuẩn
20
Hình dạng phình động mạch hệ sống - nền
Định tính
03dạng:
Dạng túi
Hình thoi
Bóc tách
Tỷ lệ (%)
21
Kích thước túi phình
Định lượng
< 5 mm
5- 15 mm
15- 25 mm
> 25 mm
Trung bình và độ lệch chuẩn
22
Kích thước cổ túi phình lớn
Định lượng
< 4 mm
≥ 4 mm
Trung bình và độ lệch chuẩn
23
RSN (tỷ lệ đáy/cổ)
Định lượng
< 1,2
1,2- 1.5
> 1,5
Trung bình và độ lệch chuẩn
24
Bờ của hình ảnh túi phình
Định tính
Đường bờ đều
Bờ không đều
Tỉ lệ (%)
25
Nhánh mạch máu xuất phát tại cổ hay vòm túi phình
Định tính
Có
Không
Tỉ lệ (%)
26
Tình trạng co thắt mạch não
Định tính
Không co thắt
Co thắt < 33%
Co thắt 33%- 66%
Co thắt > 66%
Tỉ lệ (%)
2.4. Các bước nghiên cứu:
+ Bước 1: Chọn danh sách bệnh nhân được chẩn đoán xác định phình động mạch hệ sống - nền tại buổi hội chẩn thông qua can thiệp mạch cấp cứu hoặc phiên của khoa ngoại Thần kinh bệnh viện Nhân sân 115.
+ Bước 2: Xác định và lập danh sách bệnh nhân can thiệp mạch.
+ Bước 3: Lập bệnh án nghiên cứu.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả trong và sau can thiệp mạch, thu thập thông tin về đặc điểm nghiên cứu, điền vào bệnh án nghiên cứu mẫu.
+ Bước 5: Phân tích số liệu.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
	 Nghiên cứu được xử lý theo phầm mềm SPSS 22.0 (Statistical Package For Social Science).
+ Tính các tỷ lệ, trị số trung bình và độ lệch chuẩn của chỉ số ở nhóm nghiên cứu. 
+ Kiểm định các tỷ lệ, chỉ số trung bình theo phương pháp thống kê y học thông qua việc xử lý bảng T-test, χ2.
+ So sánh sự khác biệt: p 0,05 không có ý nghĩa thống kê.
2.6. Đạo đức nghiên cứu
	Bệnh nhân được lựa chọn theo chỉ định điều trị.
	Bệnh nhân và gia đình người bệnh được giải thích về lợi ích và nguy cơ, về mục tiêu của can thiệp, các biến chứng, rủi ro có thể xảy ra trong và sau can thiệp. Bệnh nhân cũng được hướng dẫn những quy trình cần phải thực hiện trong những ngày nằm tại buồng hậu phẫu và sau khi ra viện.
	Số liệu của bệnh nhân nghiên cứu được đảm bảo tính bảo mật.
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định phình động mạch não hệ sống-nền vỡ bằng MNSHXN và hoặc chụp mạch CLVT
Nhận xét: 
* Đặc điểm lâm sàng
* Hình thái, kích thước và số lượng phình mạch trên MNSHXN
Nghiên cứu điều trị can thiệp mạch nút phình mạch hệ sống- nền
Nghiên cứu:
* Phương pháp: Can thiệp mạch nút phình (VXKL, GĐNM, bóng, keo)
* Tai biến trong can thiệp
* Biến chứng sau can thiệp
* Kết quả sớm ngay sau can thiệp mạch
* Kết quả xa sau can thiệp 3 và 12 tháng 
Đánh giá kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2018, chúng tôi ghi nhận 51 trường hợp thỏa mãn các tiêu chí lựa chọn và loại trừ được đưa vào nghiên cứu, qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết quả sau: 
3.1. Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của vỡ phình động mạch hệ sống - nền 
3.1.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
3.1.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi được mô tả trong bảng 3.1
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Số bệnh nhân (n=51)
Tỉ lệ (%)
 60
17
33,34
Tổng
51
100
 ± SD
54,55 ± 13,08
Nhỏ nhất-Lớn nhất
22 - 82
Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 40 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ là 56,86%, nhóm tuổi lớn hơn 60 là 33,34% và nhóm tuổi nhỏ hơn 40 chiếm tỷ lệ ít nhất là 9,80%. Trong đó độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 54,55 ± 13,08 ; bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mắc bệnh là 22 tuổi, lớn nhất là 82 tuổi.
3.1.1.2. Phân bố bệnh nhân phình động mạch hệ sống - nền vỡ theo giới tính. Phân bố bệnh nhân theo giới tính được trình bày trong biểu đồ 3.1. 
Trong các bệnh nhân PĐMHS-N vỡ có 19 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ là 37,25% và có 32 bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ là 62,75%. Trong số các bệnh nhân nghiên cứu, nữ giới chiếm chủ yếu. 
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân phình động mạch hệ sống – nền vỡ theo giới tính
3.1.1.3.Đặc điểm về tiền căn của bệnh nhân 
Trong nghiên cứu chúng tôi 51 bệnh phân bố như sau:
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm tiền căn bệnh nhân theo tỷ lệ phần trăm 
Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 49,01%. Tiền sử về tai biến mạch máu não chiếm 11,76%, bệnh nhân không có tiền sử 47,05 %.
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân nghiên cứu
3.1.2.1. Tình trạng ý thức bệnh nhân khi vào viện
Bảng 3.2. Ý thức bệnh nhân theo thang điểm Glasgow khi vào viện
Glasgow
Số bệnh nhân (n =51)
Tỉ lệ (%)
15 điểm
7
13,73
13-14 điểm
28
54,90
12-13 điểm
6
11,76
7-12 điểm
3
5,88
3-6 điểm
7
13,73
Tổng
51
100
	Bệnh nhân vào viện với biểu hiện rối loạn ý thức độ nhẹ chiếm tỷ lệ khá cao 54,90%, 3 bệnh nhân có ý thức lú lẫn chiếm tỷ lệ 5,88% và hôn mê là 7 bệnh nhân chiếm 13,73%.
3.1.2.2. Triệu chứng lâm sàng khi nhập viện
Triệu chứng lâm sàng người bệnh lúc vào nhập viện mô tả trong biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.3. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng theo tỷ lệ phần trăm
Triệu chứng lâm sàng của đa số bệnh nhân PĐMHS-N lúc vào viện có: Đau đầu, buồn nôn - nôn, cứng gáy.
Đau đầu chiếm tỷ lệ cao ở gần như hầu hết các bệnh nhân với 90,20% và buồn nôn- nôn chiếm 58,82%.
Khám lâm sàng thấy cứng gáy chiếm 64,71%, liệt ½ người chiếm 13,73%, sụp mi chiếm 3,92%, rối loạn ngôn ngữ 3,92%. Trong đó có 13,73% bệnh nhân bị hôn mê.
3.1.2.3. Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng ban đầu tới khi đến viện
	Phân bố bệnh nhân theo thời gian đến viện từ khi bệnh nhân có biểu hiện của các triệu chứng đầu tiên được thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Phân bố thời điểm bệnh nhân đến viện từ khi có triệu chứng khởi phát 
Thời gian khởi phát bệnh đến thời điểm nhập viện
Số bệnh nhân 
(n = 51)
Tỷ lệ 
(%)
 Trong ngày 
24
47,06
 2-4 ngày 
17
33,34
 5-7 ngày 
5
9,80
 > 7 ngày 
5
9,80
 Tổng
51
100

Thời điểm bệnh nhân đến viện từ khi có biểu hiện bệnh sớm nhất là trong ngày có 24 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 47,06%.
Thời điểm bệnh nhân đến viện từ 2 - 4 ngày chiếm khoảng 33,34% và lớn hơn 7 ngày chiếm 9,80%.
3.1.2.4. Tình trạng lâm sàng theo phân độ Hunt- Hess
	Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân phân loại theo độ Hunt-Hess được thể hiện trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Phân loại tình trạng lâm sàng theo Hunt- Hess
Độ Hunt-Hess
Số bệnh nhân (n = 51)
Tỉ lệ (%)
Độ 1
6
11,76
Độ 2
35
68,63
Độ 3
3
5,88
Độ 4
7
13,73
Độ 5
0
0
Tổng
51
100

Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, đa số có tình trạng lâm sàng thuộc Hunt- Hess độ 2 với 35 bệnh nhân chiếm tỷ lệ là 68,63%, độ 3 chiếm tỷ lệ 5,888%, độ 1 là 11,76 và độ 4 là 13,73% và không có bệnh nhân nào có tình trạng lâm sàng thuộc độ 5.
3.1.3. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của bệnh nhân phình động mạch hệ sống – nền
Bảng 3.5. Phân bố mức độ xuất huyết trên cắt lớp vi tính theo Fisher
Phân độ Fisher
Số bệnh nhân 
(n = 51)
Tỉ lệ (%)
Độ I
10
19,61
Độ II
13
25,49
Độ III
0
0
Độ IV
28
54,90
Tổng 
51
100
Bệnh nhân có PĐMHS-N vỡ, trên ảnh CLVT thấy máu khoang dưới nhện lớp mỏng và lan tỏa tương ứng Fisher độ II có 13 bệnh nhân chiếm 25,49%, hình ảnh CMKDN kèm theo trong não thất hoặc khối máu tụ trong nhu mô tương ứng Fisher độ IV chiếm tỷ lệ cao 54,90%. Chảy máu khoang dưới nhện độ I do bệnh nhân đến muộn (sau 2 ngày CMKDN) sau phình động mạch hệ sống – nền vỡ chiếm tỷ lệ 19,61%.
Bảng 3.6. Vị trí xuất huyết trên chụp cắt lớp vi tính
Vị trí 
Số bệnh nhân 
(n = 51)
Tỉ lệ (%)
Bể nền sọ
33
64,71
Cạnh cuống đại não
12
23,53
Rãnh vỏ não 2 bán cầu
29
56,86
Góc cầu tiểu não
9
17,65
Khoang dưới nhện
40
78,43
Hố sọ sau
1
1,96
Não thất
28
54,90
Không hình ảnh xuất huyết
Trên phim cắt lớp vi tính
10
19,60

Đa số trên phim CLVT đều có hình ảnh xuất huyết ở bể não chiếm tỷ lệ cao nhất là ở bể nền sọ 64,71%, ở các não thất là 28 bệnh nhân chiếm 54,90%, xuất huyết tại rãnh vỏ não 2 bán cầu có 29 bệnh nhân chiếm 56,86%, cuống đại não với 23,53%, ở hố sau chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1,96%. Trong có 10 bệnh nhân đến muộn (giai đoạn sau 2 ngày vỡ phình mạch CMKDN) nên không thấy hình ảnh xuất huyết trên phim CLVT chiếm 19,60%.
3.1.4. Đặc điểm hình ảnh học phình động mạch hệ sống - nền trên chụp mạch não số hóa xóa nền
3.1.4.1. Phân nhóm số lượng phình động mạch hệ sống - nền trên bệnh nhân
Số lượng túi phình động mạch của các bệnh nhân nghiên cứu được thống kê trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Phân bố số lượng phình động mạch hệ sống - nền trên một bệnh nhân
Phân bố số lượng túi phình động mạch
Số bệnh nhân 
(n = 51)
Tỷ lệ (%)
1 phình mạch
45
88,24
2 phình mạch
4
7,84
3 phình mạch
2
3,92
Tổng
51
100
Trong tổng số 51 bệnh nhân có PĐMHS-N thì đa số các bệnh nhân (45 bệnh nhân) có 1 phình mạch chiếm tỷ lệ 88,24%, có 4 bệnh nhân có 2 phình mạch chiếm 7,84% và 2 bệnh nhân có 3 phình mạch chiếm 3,92%.
3.1.4.2. Đặc điểm của các phình động mạch hệ sống - nền
* Đặc điểm về hình dáng của phình động mạch hệ sống - nền
Trong nghiên cứu của chúng tôi có các bệnh nhân có đa PĐMHS-N, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ mô tả các đặc điểm của PĐMHS-N có trên bệnh nhân. Về phân bố hình dạng túi PĐMHS-N, được thể hiện bảng 3.8.
Bảng 3.8. Đặc điểm phân bố hình dạng phình động mạch hệ sống - nền vỡ
Hình dạng PĐMHS-N vỡ
Số túi (n = 51)
Tỷ lệ (%)
Dạng túi
34
66,67
Dạng hình thoi
15
29,41
Dạng bóc tách
2
3,92
Tổng
51
100
	
Trong tổng số 51 bệnh nhân có 51 PĐMHS-N vỡ, trong đó có 34 PĐMHS-N là dạng túi chiếm phần lớn với 66,67, dạng hình thoi là 15 chiếm 29,41% và dạng bóc tách là 2 chiếm 3,92%.
* Đặc điểm về kích thước của túi thể hiện quả bảng 3.9 và biểu đồ 3.4.
Bảng 3.9. Đặc điểm kích thước phình động mạch hệ sống- nền vỡ
 theo Yasargil
Kích thước PĐMHS-N 
Số túi phình 
(n = 51)
Tỷ lệ (%)
 25mm
0
0
Tổng
51
100

Biểu đồ 3.4. Phân nhóm kích thước phình (chiều dài lớn nhất túi phình)
Tất cả các PĐMHS-N vỡ của bệnh nhân nghiên cứu có kích thước nhỏ và trung bình, trong đó kích thước nhỏ từ 2 - < 5mm là chủ yếu chiếm 58,82%, kích thước túi phình trung bình (5mm – < 15mm) chiếm 39,22%.
* Đặc điểm kích thước cổ túi phình động mạch hệ sống - nền vỡ
Bảng 3.10. Phân nhóm kích thước cổ túi phình động mạch hệ sống - nền (đối với túi phình dạng túi)
Kích thước cổ túi
Số lượng (n = 34)
Tỷ lệ (%)
< 4 mm
26
76,47
≥ 4 mm
8
23,53
Tổng 
34
100,0
 Trong 34 trường hợp PĐMHS-N vỡ hình túi, thì phình cổ rộng có 8 bệnh nhân chiếm 23,53%. Còn lại 17 phình hình thoi và phình bóc tách không có cổ túi.
Biểu đồ 3.5. Phân nhóm kích thước cổ của phình động mạch hệ sống – nền vỡ 
Các PĐMHS-N vỡ có kích thước cổ rộng ≥ 4mm chỉ chiếm 23,53%. PĐMHS-N có kích thước cổ nhỏ và trung bình d < 4mm chiếm số lượng nhiều 26 trường hợp với 76,47%.
* Tỷ lệ đáy túi/cổ (RSN) của PĐMHS-N vỡ trong nhóm nghiên cứu
	Tỷ lệ đáy túi/cổ túi của các PĐMHS-N vỡ phản ánh mức độ rộng của cổ túi, được thể hiện qua bảng 3.11.
Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ đáy túi/ cổ của phình động mạch hệ sống – nền vỡ 
Tỉ lệ túi/ cổ
Số lượng (n = 34)
Tỷ lệ (%)
 1,5
14
41,18
Tổng 
34
100,0
Các PĐMHS-N vỡ trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có cổ hẹp với RSN >1,5 chiếm tỷ lệ cao nhất 41,18%, cổ rộng trung bình chiếm 35,29% và cổ rất rộng chiếm tỷ lệ thấp nhất chiếm 23,53%.
Bảng 3.12. Liên quan cổ túi phình theo kích thước phình theo Yasargil
Kích thước cổ túi phình
Phân nhóm kích thước PHĐMS-N 
Tổng
n = 34
2-<5mm
n (%)
5-<15 mm
n (%)
15-25mm
n (%)
>25mm
n (%)
< 4mm
19 (73,08)
7 (26,92)
0 (0,0)
0 (0,0)
26 (100,0)
≥ 4mm
5 (62,50)
2 (25,0)
1 (12,50)
0 (0,0)
8 (100,0)
Chung
24 (70,59)
9 (26,47)
1 (2,94)
0 (0,0)
34 (100,0)
p
0,365
(Phép kiểm Fisher: p=0,365).
Chưa thấy có sự liên quan giữa kích thước cổ túi với kích thước túi phình
* Hình thái đường bờ của phình động mạch hệ sống - nền vỡ
Bảng 3.13. Đường bờ của phình động mạch hệ sống – nền vỡ theo tỷ lệ phần trăm
Bờ PĐMHS-N vỡ
Số lượng (n = 34)
Tỷ lệ (%)
Bờ phình đều
2
5,88
Bờ không đều (núm, thùy)
32
94,12
Tổng 
34
100

Đa số PĐMHS-N vỡ có đường bờ không đều chiếm 94,12%, đường bờ đều chỉ chiếm 5,88%.
3.1.5. Đặc điểm biến chứng co thắt mạch của phình động mạch hệ sống - nền vỡ
Bảng 3.14. Tỷ lệ co thắt mạch của phình động mạch hệ sống – nền vỡ
Mức độ co thắt mạch
Số lượng (n = 51)
Tỷ lệ (%)
Có co thắt 
4
7,84
Không co thắt
47
92,16
Tổng 
51
100
Đa số các PĐMHS-N vỡ không có tình trạng co thắt mạch chiếm 92,16% và PĐMHS-N vỡ có tình trạng co thắt mạch chiếm tỷ lệ 7,84%.
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tình trạng co mạch trên lâm sàng 
và trên hình ảnh mạch não số hóa xóa nền
 MNSHXN
Lâm sàng
Có co mạch
n (%)
Không co mạch
n (%)
Tổng số 
n (%)
Có co mạch
2 (66,67)
1 (33,33)
3 (100,0)
Không co mạch
2 (4,17)
46 (95,83)
48 (100,0)
Tổng số
4 (7,84)
47 (92,16)
51 (100,0)
p
0,014
	Qua bảng kết quả trên cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng co mạch trên lâm sàng và trên hình ảnh MNSHXN. 
3.1.6. Liên quan giữa mức độ xuất huyết và tình trạng co thắt mạch trên mạch não số hóa xóa nền
Bảng 3.16. Liên quan phân độ Fisher với tình trạng co thắt mạch theo George trên mạch não số hóa xóa nền
Phân độ Fisher
Tình trạng co thắt mạch 
Có co mạch
n (%)
Không co mạch
n (%)
Tổng số 
n (%)
Độ I
0 (0,0)
10 (100,0)
10 (100,0)
Độ II
1 (7,69)
12 (92,31)
13 (100,0)
Độ III
0 (0,0)
0(0,0)
0 (0,0)
Độ IV
3 (10,71)
25 (89,29)
28 (100)
Tổng số
4 (7,84)
47 (92,16)
51 (100)
p
0,803
(Phép kiểm Fisher: p > 0,05).
Chưa thấy mối liên quan có giữa mức độ co thắt mạch và mức độ CMKDN.
3.1.7. Nhánh mạch máu liên quan phình động mạch hệ sống - nền
Bảng 3.17. Nhánh mạch máu xuất phát từ phình động mạch hệ sống – nền vỡ
Mạch máu xuất phát từ túi phình
Số lượng (n = 51)
Tỷ lệ (%)
Có
1
1,96
Không
50
98,04
Tổng
51
100

Các túi phình có nhánh mạch máu xuất phát từ cổ hay thân túi phình có tỷ lệ thấp chiếm 1,96%.
3.1.8. Đặc điểm về thời điểm chụp mạch não số hóa xóa nền
	Đa số bệnh nhân được chụp ngày thứ 1- 3 chiếm 60,78%, trong khoảng 4 - 14 ngày chiếm 33,34%, ít bệnh nhân được chụp muộn hơn 14 ngày chiếm tỷ lệ 5,88%.
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ phân nhóm thời gian từ khởi phát đến thời điểm chụp mạch não số hóa xóa nền theo tỷ lệ phần trăm.
3.1.9. Liên quan giữa đặc điểm co thắt mạch với thời điểm chụp mạch não số hóa xóa nền
Bảng 3.18. Liên quan giữa đặc điểm co thắt mạch và thời điểm bệnh nhân được chụp mạch não số hóa xóa nền
Thời điểm chụp mạch
Đặc điểm co thắt mạch 
Có co mạch
n (%)
Không co mạch
n (%)
Tổng số 
n (%)
1-3 ngày
3 (9,67)
28 (90,33)
31 (100)
4-14 ngày
1 (5,88)
16 (94,12)
17 (100)
>14 ngày
0 (0)
3 (100)
3 (100)
Chung
4 (7,84)
47 (92,16)
51 (100)
p
1,0
(Phép kiểm Fisher: p= 1,0 > 0,05).
Chưa thấy mối liên quan giữa thời điểm chụp mạch và tình trạng co thắt mạch trên hình ảnh chụp MNSHXN. 
3.2. Liên quan giữa đặc điểm hình ảnh mạch não số hóa xóa nền và tình trạng lâm sàng chảy máu dưới màng nhện.
3.2.1. Liên quan giữa hình dạng phình động mạch hệ sống - nền và tình trạng lâm sàng theo phân độ Hunt- Hess
Mối liên quan giữa hình dạng của các PĐMHS-N vỡ với tình trạng lâm sàng Hunt – Hess được thể hiện trong bảng 3.19.
Bảng 3.19. Liên quan giữa hình dạng phình động mạch hệ sống – nền vỡ và tình trạng lâm sàng theo Hunt-Hess
Hình dạng PĐMHS-N vỡ
Độ Hunt-Hess 
Nhẹ
n (%)
Trung bình
n (%)
Nặng
n (%)
Tổng
n (%)
Dạng túi
28 (82,35)
3 (8,82)
3 (8,82)
34 (100,0)
Dạng thoi
12 (80,0)
 0 (0,0)
3 (20,0)
15 (100,0)
Dạng bóc tách
1 (50,0)
0 (0,0)
1 (50,0)
2 (100,0)
Chung
41 (80,39)
3 (5,88)
7 (13,73)
51 (100,0)
P
0,283
(Phép kiểm Fisher: p= 0,283 > 0,05).
Chưa thấy có sự liên quan giữa tình trạng lâm sàng theo phân độ Hunt- Hess và hình dạng PĐMHS-N vỡ.
3.2.2. Liên quan giữa vị trí phình động mạch hệ sống - nền và tình trạng lâm sàng Hunt- Hess
Bảng 3.20. Liên quan giữa vị trí phình động mạch hệ sống – nền và tình trạng lâm sàng
Vị trí PĐMHS-N
Độ Hunt-Hess 
Nhẹ
n (%)
Trung bình
n (%)
Nặng
n (%)
Tổng
n (%)
Đm thân nền
16 (84,21)
1(5,26)
2(10,53)
19(100)
Động mạch sống
14(87,50)
0 (0,0)
2(12,50)
16(100,0)
Động mạch PICA
6(66,67)
1(11,11)
2(22,22)
9(100,0)
Đm não sau
5(71,42)
1(14,29)
1(14,29)
7(100,0)
Chung
41 (80,39)
3(5,88)
7(13,73)
51(100,0)
p
0,662
 Phép kiểm Fisher: p= 0,662 > 0.05 (độ tin cậy 95%).
Không có mối liên quan giữa vị trí PĐMHS-N tuần hoàn não sau và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
3.2.3. Liên quan giữa kích thước phình động mạch hệ sống - nền và tình trạng ý thức lâm sàng Hunt- Hess
Bảng 3.21. Liên quan giữa kích thước phình động mạch hệ sống - nền theo Yasargil và tình trạng ý thức lâm sàng theo Hunt-Hess
Kích thước PĐMHS-N vỡ
Độ ý thức Hunt - Hess 
Nhẹ
n (%)
Trung bình
n (%)
Nặng
n (%)
Tổng
n (%)
≤ 5 mm
24 (80,0)
1 (3,33)
5 (16,67)
30 (100,0)
5-15 mm
16 (80,0)
2 (10,0)
2 (10.0)
20 (100,0)
15-25 mm
1 (100,0)
0 (0)
0 (0)
1 (100,0)
> 25 mm
0(0,0)
0(0,0)
0(0,0)
0 (0,0)
Tổng
41 (80,39)
3 ( 5,88)
7 (13,73)
51(100,0)
p
0,648
(Phép kiểm Fisher: p = 0,648 > 0,05).
Không có sự khác biệt giữa kích thước PĐMHS-N vỡ và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
3.2.4. Co thắt mạch não phình hệ động mạch hệ sống - nền và tình trạng ý thức lâm sàng Hunt- Hess
Bảng 3.22. Liên quan giữa mức độ co thắt mạch do phình động mạch sống - nền và tình trạng lâm sàng theo Hunt-Hess
Co thắt mạch 
trên MNSHXN
Độ Hunt-Hess 
Nhẹ
n (%)
Trung bình
n (%)
Nặng
n (%)
Tổng
n (%)
Có
3 (75,0)
0 (0,0)
1(25,0)
4 (100,0)
Không
38 (80,85)
 3 (6,38)
6 (12,77)
47 (100,0)
Tổng
41 (80,39)
3 (5,88)
7 (13,73)
51 (100,0)
p
0,595
Phép kiểm Fisher: p = 0,595 > 0,05 (độ tin cậy 95%).
Chưa thấy có mối liên quan giữa có co thắt mạch não hay không co thắt mạch não và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
3.2.5. Kích thước cổ túi phình động mạch hệ sống - nền và tình trạng lâm sàng Hunt- Hess
Bảng 3.23. Liên quan giữa kích thước cổ phình động mạch hệ sống - nền và tình trạng lâm sàng theo Hunt-Hess
Kích thước cổ PĐMHS-N vỡ
Độ Hunt-Hess 
Nhẹ
n (%)
Trung bình
n (%)
Nặng
n (%)
Tổng
n (%)
 0,05. (độ tin cậy 95%)
 Không có sự khác biệt giữa kích thước cổ túi PĐMHS-N vỡ và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
3.3. Kết quả điều trị can thiệp trên bệnh nhân phình động mạch hệ sống - nền
3.3.1. Thời điểm can thiệp sau khởi bệnh
Bảng 3.24. Đặc điểm về thời điểm can thiệp của các đối tượng nghiên cứu
Thời gian
Số lượng (n = 51 )
Tỷ lệ (%)
24 giờ
2
3,92
2-3 ngày
26
50,98
4-7 ngày
14
27,45
8-14 ngày
6
11,76
15-21 ngày
1
1,97
Trên 21 ngày
2
3,92
Tổng số
51
100
	Từ bảng kết quả cho thấy thời điểm can thiệp sớm cho các bệnh nhân phình động mạch hệ sống - nền vỡ trong vòng 24 giờ chiếm tỷ lệ ít 3,92%, đa số các bệnh nhân được can thiệp ở thời điểm 2-3 ngày với tỷ lệ 50,98%, can thiệp sau 21 ngày là 3,92%. 
3.3.2. Phương pháp căn thiệp nút phình mạch
Bảng 3.25. Phương pháp can thiệp nút phình mạch
Phương pháp can thiệp
Số túi phình
(n = 51)
Tỷ lệ (%)
Nút phình mạch bằng vòng xoắn kim loại
33
64,71
Nút phình mạch bằng keo
5

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_hinh_anh_va_ket_qua_die.docx
  • docx10 -NCS Thái- Trang thong tin những đóng góp mới.docx
  • docxbìa tóm tắt TA.docx
  • docxbìa tóm tắt tiếng việt.docx
  • docxTóm tắt English.docx
  • docxTóm tắt TV.docx