Luận án Nghiên cứu đặc điểm tổn thương giải phẫu và kết quả điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm tổn thương giải phẫu và kết quả điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm tổn thương giải phẫu và kết quả điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa
p vít. 2 trường hợp gãy thân xương đùi và một trường hợp gãy hai xương cẳng chân đều được phẫu thuật kết hợp xương cùng thời điểm với phẫu thuật kết xương gãy ĐTXCT. 3.2. Kết quả điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa 3.2.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 3.2.1.1. Tuổi và giới Trong 101 trường hợp gãy ĐTXCT vào điều trị có 54 trường hợp (60%) được điều trị phẫu thuật kết xương nẹp khóa. Số còn lại có 47 BN gồm 5 trường hợp gãy ĐTXCT kèm theo sai khớp vai, thuộc nhóm VI theo phân loại của Neer C.S, các trường hợp này sau khi điều trị toàn thân ổn định, khoa Hồi sức cấp cứu đã chuyển lên tuyến Trung ương theo yêu cầu. 42 trường hợp được điều trị bảo tồn bằng cố định áo Desault trong đó có 5 trường hợp gãy nhóm I, 1 trường hợp gãy nhóm II, 12 trường hợp gãy nhóm III, 17 trường hợp gãy nhóm IV và 7 trường hợp gãy nhóm V. Các trường hợp này tuy là gãy có di lệch song vì những điều kiên bệnh lý toàn thân không cho phép hoặc điều kiện kinh tế nên đã chấp nhận điều trị bảo tồn. 75 Bảng 3.15. Phân loại theo tuổi và giới nhóm phẫu thuật (n2=54) Nhóm tuổi Giới tính Tổng % Nam Nữ Từ 18 đến 30 3 0 3 5,6 Từ 31 đến 40 6 3 9 16,7 Từ 41 đến 50 4 1 5 9,2 Từ 51 đến 60 7 7 14 25,9 Từ 61 đến 70 4 11 15 27,8 Từ 71 đến 80 1 3 4 7,4 Trên 80 1 3 4 7,4 Tổng số 26 28 54 100 % 48,1% 51,9% 100 Tuổi TB 49,42 ± 17,41 (18 - 89) 60,82 ± 13,84 (31 - 87) 55,33 ± 16,54 (18 – 89) Độ tuổi trung bình của nhóm phẫu thuật là 55,33 ±16,54 (18-89). Có 26 trường hợp là nam (48,1%), tuổi trung bình là 49,42 ± 17,41 và 28 trường hợp là nữ (51,9%), tuổi trung bình là 60,82 ± 13,84. Độ tuổi từ 18 đến 60 có 31 trường hợp, chiếm tỷ lệ 57,4%. 3.2.1.2. Nguyên nhân gãy xương Bảng 3.16. Nguyên nhân gãy xương (n2 = 54) Nguyên nhân gãy xương Số trường hợp Tỷ lệ (%) TNGT 32 59,3% TNSH 18 33,3 % TNLĐ 3 5,6% TN khác 1 1,9 Tổng số 54 100,0% Số trường hợp bị gãy do TNGT chiếm tỷ lệ cao nhất 32/54 trường hợp (59,3%), nguyên nhân do TNSH chiếm 33,3%, tai nạn khác có một trường hợp gãy ĐTXCT do ngã cao. 76 3.2.1.3. Đặc điểm tổn thương giải phẫu Bảng 3.17. Phân loại theo Neer dựa trên phim chụp CLVT (n2 = 54) Nhóm gãy Phần gãy Tổng % 2 phần 3 phần 4 phần III 18 0 0 18 33,3 IV 0 24 6 30 55,6 V 0 1 5 6 11,1 Tổng 18 25 11 54 100,0 % 33,3 46,3 20,4 100 Gãy 3 phần có 25 trường hợp trong đó phần lớn là gãy nhóm IV (gãy mấu động lớn + gãy cổ phẫu thuật). Gãy cổ phẫu thuật XCT đơn thuần có 18 trường hợp. 11 trường hợp gãy bốn phần thuộc nhóm IV và nhóm V có 6 trường hợp gãy cổ phẫu thuật kèm với gãy MĐL + MĐB và 5 trường hợp gãy nhóm V (gãy MĐB có di lệch lớn + gãy cổ PT và gãy MĐL) . 3.2.1.4. Điều trị trước phẫu thuật Bảng 3.18. Các phương pháp điều trị trước phẫu thuật (n2 = 54) Điều trị trước mổ Số trường hợp % Chưa điều trị 53 98,1 Áo Desault 1 1,9 Bó bột 0 0 Bó thuốc nam 0 0,0 Tổng 54 100 Có 53 trường hợp (98,1%) không được điều trị gì trước khi nhập viện, đây là các trường hợp sau tai nạn được chuyển thẳng đến bệnh viện, phần lớn chưa được xử trí gì ngoài băng treo tay tạm thời. 77 3.2.2. Điều trị kết xương bên trong nẹp khóa 3.2.2.1. Thời điểm phẫu thuật Bảng 3.19. Thời điểm phẫu thuật (n2 = 54) Thời gian từ lúc bị gãy xương tới lúc được phẫu thuật Số trường hợp % Trong 24 giờ đầu 3 5.6 Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 32 59.3 Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 13 24.1 Trên 10 ngày 6 11.1 Tổng số 54 100 Thời điểm phẫu thuật là thời gian tính từ lúc bị gãy xương tới lúc được phẫu thuật. Có 35 trường hợp (64,9%) được mổ kết xương trong vòng 5 ngày đầu sau gãy xương. Có 13 trường hợp (24,1%) được phẫu thuật từ ngày thứ sáu đến ngày thứ 10. 6 trường hợp (11,1%) được mổ sau mười ngày. Đây là những trường hợp có chấn thương sọ não hoặc chấn thương ngực bụng kèm theo do đó cần phải điều trị các tổn thương đến khi điều kiện toàn thân toàn thân, cho phép mới thực hiện phẫu thuật kết xương nẹp khóa. 3.2.2.2. Phương pháp vô cảm Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả 54 BN đều được vô cảm bằng gây tê đám rối thần kinh cánh tay với Marcain 0,5%. Không có trường hợp nào gây mê. 78 3.2.2.3. Đường mổ Bảng 3.20. Đường mổ kết xương (n2 = 54) Đường mổ Nhóm gãy trên CLVT Tổng % III IV V Rãnh Delta ngực 10 21 5 36 66,7 Neer cải biên 8 9 1 18 33,3 Cộng 18 30 6 54 100 % 33,3 55,6 11,1 100 Trong nhóm nghiên cứu, phẫu thuật theo đường rãnh Delta ngực có 36 trường hợp (66,7%), gồm có 21 trường hợp gãy nhóm IV, 10 trường hợp gãy nhóm III và 5 trường hợp gãy nhóm V. Số theo đường Neer cải biên có 18 trường hợp (33,3 %), phần lớn là các trường hợp gãy nhóm III và nhóm IV. Bảng 3.21. Phân loại theo đường mổ (n2 = 54) Đường mổ Phần gãy trên CLVT Tổng % 2 phần 3 phần 4 phần Delta ngực 10 19 7 36 66,7 Neer cải biên 8 6 4 18 33,3 Tổng 18 25 11 54 100 % 33,3 46,3 20,4 100 36 trường hợp gãy ĐTXCT được mổ theo đường rãnh Delta ngực, có 9 trường hợp gãy ba phần, 10 trường hợp hai phần và 7 trường hợp gãy thành bốn phần. 18 trường hợp gãy ĐTXCT mổ theo đường Neer cải biên, có 8 trường hợp gãy thành hai phần, 6 trường hợp gãy ba phần và 4 trường hợp gãy thành bốn phần. 79 3.2.2.4. Loại nẹp Biểu đồ 3.2. Phân bố loại nẹp khóa và số phần gãy (n2 = 54) 40 trường hợp được kết hợp xương bằng nẹp khóa MEDIOX, chiếm 74,1%. Biểu đồ 3.3. Phân bố nẹp khóa và nhóm gãy (n2 = 54 ) Nẹp khóa MEDIOX được sử dụng nhiều cho gãy nhóm III và IV (36 trường hợp). 80 3.2.2.5. Thời gian phẫu thuật Bảng 3.22. Thời gian phẫu thuật (n2 = 54) Phần gãy Thời gian phẫu thuật 2 phần 3 phần 4 phần Tổng Tỷ lệ % < 60 phút 2 3 0 5 9,3 61 – 90 phút 15 17 9 41 75,9 > 90 phút 1 5 2 8 14,8 Thời gian TB (Min – Max) 77,59 ± 12,91 phút 54 100 % 33,3 46,3 20,4 100 Thời gian phẫu thuật tính từ lúc rạch da đến khi đóng xong lớp da. Thời gian phẫu thuật trung bình là 77,59 ± 12,91 phút. Có 35 trường hợp có thời gian phẫu thuật từ > 60 phút đến 90 phút, chiếm 64,8%. 3.2.3. Kết quả điều trị 3.2.3.1. Kết quả gần Diễn biến tại vết mổ: 100% các trường hợp đều liền vết mổ kỳ đầu, không có trường hợp nào bị nhiễm khuẩn vết mổ, toác vết mổ hoặc viêm rò kéo dài. - Kết quả nắn chỉnh: Bảng 3.23. Kết quả nắn chỉnh ổ gãy sau mổ (n2 = 54) Kết quả nắn chỉnh Nhóm gãy (CLVT) Tổng % III IV V Hết di lệch 15 25 5 45 83,3 Di lệch ít 3 5 1 9 16,7 Di lệch nhiều 0 0 0 0 0 Tổng số 18 30 6 54 100 % 33,3 55,6 11,1 100 81 Tất cả các trường hợp đều được nắn chỉnh và kết hợp xương dưới C- arm. Có 45 trường hợp ổ gãy được nắn chỉnh hết di lệch đạt 83,3%, 9 trường hợp ổ gãy còn di lệch ít (16,7 %). Bảng 3.24. Liên quan giữa kết quả nắn chỉnh và số phần gãy (n2 = 54) Kết quả nắn chỉnh Số phần gãy (CLVT) Tổng % 2 phần 3 phần 4 phần Hết di lệch 15 22 8 45 83,3 Di lệch ít 3 3 3 9 16,7 Di lệch nhiều 0 0 0 0 0 Tổng số 18 25 11 54 100 % 33,3 46,3 20,4 100 Có 45 trường hợp có ổ gãy được nắn chỉnh hết di lệch, 9 trường hợp còn di lệch mức độ ít. - Đánh giá góc chỏm - thân xương cánh tay trung bình đối với từng kiểu gãy theo phân loại Neer sau mổ. Bảng 3.25. Liên quan giữa giá góc chỏm-thân xương cánh tay trung bình với từng loại gãy theo phân loại Neer C.S. (n2 = 54) Kiểu gãy Góc chỏm - thân trung bình sau mổ X±SD (min-max) Neer III (n = 18) 128,89° 6,09°(125°- 140°) Neer IV (n = 30) 125,93° 7,87°(110°-140°) Neer V (n = 6) 119,16° 7,36°(110°-130°) Góc chỏm - thân xương cánh tay trung bình sau mổ: 126,17° 7,68°(110°-140°). - Kỹ thuật kết xương 82 Bảng 3.26. Vị trí nẹp và tình trạng vít (n2 = 54) Tình trạng vít Vị trí nẹp Bắt đủ vít Thiếu vít đầu trên nẹp Thiếu vít đầu dưới nẹp Vít xuyên thủng chỏm Tổng % Cao 10 10 18,5 Thấp 2 2 3,70 Ra trước 1 1 1,90 Đúng vị trí 41 41 75,9 Tổng 43 10 1 0 54 100 Tỷ lệ % 79,6 18,5 1,9 0 100 Trong 54 trường hợp gãy ĐTXCT có 41 trường hợp (75,9%) được đặt nẹp đúng vị trí. 13 trường hợp (24,1%) đặt nẹp chưa đúng vị trí trong đó phổ biến là nẹp đặt ở cao hơn, chiếm 18,5% (10/54 trường hợp), đầu nẹp ngoại vi ra trước chiếm 1,9% (1/54 trường hợp). Về kỹ thuật bắt vít có 43/54 trường hợp (79,6%) bắt đủ vít, 11/54 trường hợp (20,4%) bắt không đủ vít, trong có có 10 trường hợp đặt nẹp cao để ép mảnh vỡ mấu động lớn không được bắt một vít đầu trên để tránh vít xuyên thủng chỏm xương cánh tay, một trường hợp đặt nẹp đầu ngoại vi bị ra trước nên bắt không đủ số vít vào thân xương được. 3.2.3.2. Kết quả ở thời điểm 3 tháng 100% các trường hợp được tái khám ở thời điểm 3 tháng. Trong nghiên cứu tại thời điểm tái khám sau 3 tháng, tất cả các trường hợp đều liền sẹo vết mổ tốt, không có sưng tấy quanh vết mổ, viêm rò chảy dịch tại chỗ. Kết quả X-quang tại thời điểm tái khám để đánh giá góc chỏm - thân xương cánh tay. Dựa theo tiêu chuẩn của Pekka Paavolainen để đánh giá góc chỏm thân xương cánh tay, chúng tôi thu được kết quả như sau: 49 trường hợp (90,74%) có góc chỏm thân đạt kết quả tốt, 5 trường hợp (9,26%) có góc chỏm thân đạt kết quả khá. Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có góc chỏm thân kết quả xấu < 100°. Đánh giá góc chỏm - thân trung bình đối với từng kiểu gãy theo phân loại Neer. 83 Bảng 3.27. Đánh giá góc chỏm-thân trung bình của từng kiểu gãy theo phân loại Neer C.S. tại thời điểm sau mổ 3 tháng (n2=54) Kiểu gãy (n=54) Góc chỏm - thân trung bình sau mổ 3 tháng X±SD (min-max) Neer III (n=18) 129,61° 6,36° (125°-140°) Neer IV (n=30) 124,83° 6,08°(115°-135°) Neer V (n=6) 125,50° ± 4,93° (110° - 130°) Góc chỏm - thân trung bình sau mổ của kiểu gãy Neer IV (n=30) là 124,83° 6,08° (125°-140°). Của nhóm Neer V là 115,50° ± 4,93° (110° - 140°). - Đánh giá tình trạng liền xương Biểu đồ 3.4. Tình trạng liền xương trên phim X-quang sau 3 tháng (n2 = 54) Thời điểm tái khám 3 tháng 100% các trường hợp đã liền xương. Chỉ có 29,63% can xương vững chắc. 70,37% 29,63% 84 Bảng 3.28. Đánh giá tình trạng đau khớp vai tại thời điểm 3 tháng (n2 = 54) Điểm đau tại khớp vai Số trường hợp Tỷ lệ (%) Dưới 15 1 1,85 15 5 9,26 25 13 24,07 30 - 35 35 64,82 Tổng 54 100.0 Điểm TB 30,20 ± 1,56. Tại thời điểm tái khám 3 tháng, điểm đau trung bình là 30,20 ± 1,56. Có 01 trường hợp đau rõ rệt, hạn chế một vài động tác vận động. Có 05 trường hợp đau có thể chịu đựng được và khi dùng thuốc giảm đau thì đỡ. - Đánh giá biên độ vận động khớp vai: Biểu đồ 3.5. Biên độ vận động khớp vai tại thời điểm 3 tháng (n2 = 54) Thời điểm tái khám 3 tháng có 11,11% số trường hợp có kết quả vận động khớp vai ở mức trung bình và kém. 66,67% 22,22 % 9,26% 1,85% 85 + Đánh giá kết quả chung theo thang điểm Neer C.S. tại thời điểm 3 tháng: Bảng 3.29. Kết quả chung theo thang điểm Neer C.S. thời điểm 3 tháng (n2 = 54) Kết quả chung Số trường hợp Tỷ lệ % Tốt (90 đến 100 điểm) 20 37,04 Khá (80 đến 89 điểm) 27 50,00 Trung bình (70 đến 79 điểm) 5 9,26 Kém (dưới 70 điểm) 2 3,70 Tổng 54 100.0 Điểm Neer trung bình là 88,56 ± 8,25 (thấp nhất 54, cao nhất 99). Có 20 trường hợp (37,04,0%) đạt tốt với số điểm từ 90-100 điểm, 27 trường hợp (50,00%) đạt khá với số điểm từ 80-89 điểm, 5 trường hợp (9,26%) đạt trung bình và 02 trường hợp (3,70%) đạt mức kém. 3.2.6.3. Kết quả khám lại sau 12 tháng Tại thời điểm 12 tháng, chúng tôi khám được 44 trường hợp đạt 81,48%, 7 trường hợp chưa đủ thời gian 12 tháng sau phẫu thuật và 3 trường hợp đủ tiêu chuẩn về thời gian nhưng không có khả năng tái khám (một trường hợp đã tử vong, một trường hợp xuất khẩu lao động và một trường hợp đang bị tù). Thời gian theo dõi kết quả xa trung bình là 28,16 ± 18,75 tháng (từ 13-77 tháng). Kết quả xa như sau: - Tình trạng sẹo sau mổ Biểu đồ 3.6. Tình trạng sẹo sau mổ (n3 = 44) 88,63% 11,37 % 86 Có 39 trường hợp đều có sẹo mổ mềm mại và 5 trường hợp có sẹo lồi. Không có trường hợp nào sẹo xấu dính xương hoặc viêm rò kéo dài. - Tình trạng liền xương ổ gãy Bảng 3.30. Liên quan giữa kết quả liền xương và nhóm gãy (n3 = 44) Tình trạng liền xương Nhóm gãy (CLVT) Tổng % III IV V Liền xương không di lệch 13 22 2 37 84,1 Liền xương di lệch ít 1 2 4 7 15,9 Liền xương di lệch nhiều 0 0 0 0 0 Khớp giả 0 0 0 0 0 Tiêu chỏm 0 0 0 0 0 Cộng 14 24 6 44 100 % 31,8 54,6 13,6 100 Tất cả các trường hợp được kiểm tra đều đã liền xương, có 35 trường hợp đã được tháo bỏ nẹp khóa và 9 trường hợp còn lại chưa tháo nẹp. Có 37 trường hợp (84,1%) liền xương không di lệch (22 trường hợp nhóm IV, 13 trường hợp nhóm III và 2 trường hợp nhóm V). Có 7 trường hợp (15,9 %) liền xương di lệch ít và không có trường hợp nào liền xương di lệch. Không gặp biến chứng khớp giả và hoại tử chỏm xương. Bảng 3.31. Liên quan giữa kết quả liền xương và số phần gãy (n3 = 44) Kết quả liền xương Số phần gãy (CLVT) Tổng % 2 phân 3 phần 4 phần Liền xương không di lệch 13 22 2 37 84,1 Liền xương di lệch ít 1 1 5 7 15,9 Liền xương di lệch nhiều 0 0 0 0 0 Tổng 14 23 7 44 100 % 31,8 52,3 15,9 100 87 Có 37 trường hợp (84,1%) liền xương không di lệch gồm có 22 trường hợp gãy ba phần, 13 trường hợp gãy hai phần và 2 trường hợp gãy bốn phần. Đối chiếu kết quả nắn chỉnh sau phẫu thuật và kết quả xa về mức độ di lệch, chúng tôi thấy không có thêm trường hợp nào có di lệch được phát hiện trên X-quang quy ước so với kết quả nắn chỉnh sau mổ. - Kết quả phục hồi chức năng khớp vai (theo Neer C.S.) + Mức độ đau tại khớp vai Bảng 3.32. Đánh giá tình trạng đau tại khớp vai (n3 = 44) Điểm đau cho khớp vai Số trường hợp Tỷ lệ (%) Dưới 15 điểm 0 0 15 1 2,3 25 8 18,2 30 - 35 35 79,5 Tổng 44 100.0 Điểm TB 33,55 ± 2,82. Tại thời điểm kiểm tra kết quả xa, điểm đau trung bình là 33,55 ± 2,82. Có 35 trường hợp (79,5%) không đau khớp vai trong các hoạt động hàng ngày, 8 trường hợp (18,2%) thấy đau nhẹ khi vận động mạnh nhưng ảnh hưởng ít đến khả năng lao động. Chỉ có 01 trường hợp (2,3%) đau ở khớp vai mức độ vừa khi thay đổi thời tiết hoặc khi vận động mạnh. + Kết quả phục hồi chức năng của chi gãy Biểu đồ 3.7. Kết quả phục hồi chức năng của chi (n3 = 44) 59,10% 36,36% 2,27% 2,27% 88 Điểm chức năng chi gãy trung bình là 26,05 ± 3,67 (từ 14 – 30). Có 26 trường hợp (59,0%) đảm bảo chức năng chi thể tốt về trương lực cơ, tầm với tay, sự vững vàng chi thể. Có 16 trường hợp (36,4 %) chức năng chi thể khá về trương lực cơ, tầm với tay. + Phục hồi biên độ vận động khớp vai Biểu đồ 3.8. Kết quả phục hồi biên độ vận động khớp vai (n3 = 44) Điểm phục hồi biên độ vận động khớp vai trung bình là 21,55 ± 2,29 (từ 14 – 24). Có 37 trường hợp (84,1%) đạt biên độ vận động tốt về tất cả các động tác gấp, duỗi, dạng, xoay ngoài, xoay trong. Có 05 trường hợp (11,4%) đạt biên độ vận động khá về tất cả các động tác gấp, duỗi, dạng, xoay ngoài, xoay trong. Có 2 trường hợp (4,5%) có hạn chế động tác giạng vai. 84,10% 11,40% 4,50% 89 + Phục hồi hình thể giải phẫu Biểu đồ 3.9. Kết quả phục hồi hình thể giải phẫu (n3 = 44) Điểm phục hồi giải phẫu trung bình là 9,68 ± 0,74 (Từ 8-10). Có 37 trường hợp (84,1%) phục hồi giải phẫu hoàn hảo, 7 trường hợp (15,9%) phục hồi giải phẫu ở mức khá. + Kết quả chung: có 44 BN được đánh giá kết quả xa với thời gin theo dõi trên 12 tháng, với thời gian theo dõi trung bình là 28,16 ± 18,75 tháng, căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá kết quả, chúng tôi có kết quả chung như sau: Bảng 3.33. Kết quả theo thang điểm Neer C.S. (n3 = 44) Kết quả chung Số trường hợp Tỷ lệ % Tốt (90 đến 100 điểm) 26 59,0 Khá (80 đến 89 điểm) 16 36,4 Trung bình (70 đến 79 điểm) 1 2.3 Kém (dưới 70 điểm) 1 2.3 Tổng 44 100.0 Điểm trung bình theo Neer là 90,73 ± 7,27 (thấp nhất 66, cao nhất 99). Có 26 trường hợp (59,0%) đạt kết quả tốt với số điểm từ 90 – 100 điểm, 16 trường hợp (36,4%) đạt mức khá với số điểm từ 80 – 89 điểm; 1 trường hợp (2,3%) đạt trung bình và 01 trường hợp (2,3%) chỉ đạt mức kém. 84,10% 15,90% 90 + Liên quan giữa kết quả chung với nhóm tuổi Bảng 3.34. Liên quan giữa kết quả chung với nhóm tuổi (n3 = 44) Nhóm tuổi Kết quả Tổng % Tốt Khá Trung bình Kém Từ 18 đến 30 1 0 0 0 1 2,3 Từ 31 đến 40 5 2 0 0 7 15,9 Từ 41 đến 50 4 0 0 0 4 9,1 Từ 51 đến 60 10 3 0 0 13 29,5 Từ 61 đến 70 7 5 0 1 13 29,5 Từ 71 đến 80 0 4 0 0 4 9,1 Trên 80 0 1 1 0 2 4,5 Tổng số 26 16 1 1 44 100 % 59,0 36,4 2,3 2,3 100 Độ tuổi từ 18 đến 60 có 25 trường hợp (52,1%) đạt khá trở lên. 01 trường hợp kết quả kém là trường hợp trong nhóm tuổi từ 61-70 (67 tuổi). Bảng 3.35. Liên quan giữa kết quả và giới tính (n3 = 44) Kết quả chung Giới Tốt Khá Trung bình Kém Tổng % Nam 12 5 1 1 19 43,2 Nữ 14 11 0 0 25 56,8 Tổng 26 16 1 1 44 100 % 59,0 36,4 2,3 2,3 100 Số trường hợp đạt mức tốt ở nam là 12/19 (52,63%) và nữ là 14/25 (56%). Tỷ lệ % kết quả tốt giữa nam và nữ là tương đương nhau. + Liên quan giữa kết quả chung với loại gãy 91 Bảng 3.36. Liên quan giữa kết quả điều trị và loại gãy (n3 = 44) Nhóm gãy theo Neer (CLVT) Tốt Khá Trung bình Kém Tổng % Neer III 9 4 0 1 14 31,8 Neer IV 14 9 1 0 24 54,6 Neer V 3 3 0 0 6 13,6 Tổng 26 16 1 1 44 100 % 59,1 36,4 2,3 2,3 100 Có 14 trường hợp gãy mức Neer III, kết quả đạt khá trở lên. Có 24 trường hợp gãy mức Neer IV đạt kết quả khá trở lên. Có 6 trường hợp gãy mức V, kết quả đạt khá trở lên. 01 trường hợp kết quả trung bình thuộc nhóm IV và 01 trường hợp kết quả kém thuộc gãy nhóm III. Bảng 3.37. Liên quan giữa kết quả điều trị và số phần gãy (n3 = 44) Kết quả chung Nhóm gãy (CLVT) Tốt Khá Trung bình Kém Tổng % 2 phần 9 4 0 1 14 31,8 3 phần 13 9 1 0 23 52,3 4 phần 4 3 0 0 7 15,9 Tổng 26 16 1 1 44 100 % 59,1 36,4 2,3 2,3 100 Có 26 trường hợp đạt tốt trong đó 13 trường hợp gãy 3 phần, 9 trường hợp gãy 2 phần và 4 trường hợp gãy bốn phần. 01 trường hợp có kết quả trung bình thuộc gãy ba phần và 01 trường hợp có kết quả kém thuộc gãy hai phần. 92 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm tổn thương gãy đầu trên xương cánh tay 4.1.1. Tuổi và giới Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình là 60,11 ± 17,69. Trường hợp trẻ tuổi nhất là 18 và cao tuổi nhất là 96 tuổi. Độ tuổi trung bình của nam là 53,59 ± 17,52 (18 - 89), độ tuổi trung bình của nữ là 66,93 ± 15,29 (31- 96). Theo nghiên cứu của Palvanen M. và cs, độ tuổi trung bình của các trường hợp gãy ĐTXCT xu hướng gia tăng ở cả hai giới. Ở nữ giới, độ tuổi trung bình của gãy ĐTXCT tăng từ 73 tuổi (1970) tới 78 tuổi (2002) và ở nam cũng tăng từ 70 tuổi (1970) tới 73 tuổi (2002) [64]. Trong nghiên cứu này, độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi có 42 BN (46,7%), đây là lứa tuổi lao động chính của gia đình và xã hội. Độ tuổi trên 60 có 48 trường hợp (53,3%) cao hơn nhóm dưới 60 tuổi, đây chủ yếu là những trường hợp cao tuổi thường kèm với tình trạng loãng xương và có các bệnh lý toàn thân kết hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Số bệnh nhân là nữ có 44 chiếm 48,9%, nam là 46 trường hợp chiếm 51,1%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, ở nhóm trên và dưới 60 tuổi thì tỷ lệ nam và nữ có sự khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê. Nhóm tuổi dưới 60 thì số trường hợp là nam gặp nhiều hơn nữ: có 30 trường hợp là nam và 12 trường hợp là nữ, tỷ lệ nam/nữ: 2,5/1. Trái lại ở độ tuổi trên 60, số nữ là 32, số nam là 16, tỷ lệ nam/nữ là 1/2. Reza M., và cs cho rằng gãy ĐTXCT chiếm từ 5- 6% tổng số các gãy xương ở người trưởng thành và có xu hướng gia tăng ở người cao tuổi. Tác giả cho rằng loại gãy này hay gặp ở nhóm người cao tuổi có thưa loãng xương [65]. Tỷ lệ gãy ĐTXCT ở nữ giới cao tuổi nhiều gần gấp hai lần so với với 93 nam giới cùng độ tuổi. Nghiên cứu Hessmann M. và cs với 142 t
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_dac_diem_ton_thuong_giai_phau_va_ket_qua.pdf
- bản dịch Tóm tắt LA .A. Vương 26.8.pdf
- Tóm tắt LA. A. Vương T Viêt 26.8.pdf
- Trang thông tin Bs Vương T Viêt 26.8.doc
- trang thông tin Bs Vương. T. Anh 26.8.doc