Luận án Nghiên cứu dịch vụ hỗ trợ thuế và sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu dịch vụ hỗ trợ thuế và sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu dịch vụ hỗ trợ thuế và sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
%) và nộp thuế (147 DN chiếm 40,6%) là các nội dung DNNVV quan tâm cần hướng dẫn 90 nhiều nhất. Bên cạnh đó, hóa đơn chứng từ cũng là nội dung DNNVV cần hỗ trợ (135 DN chiếm 30,7%). Miễn giảm thuế (25 DN chiếm 6,9%) và hoàn thuế (30 DN chiếm 8,3%) là nội dung DNNVV ít quan tâm giải quyết vướng mắc nhất. Xét về lượt DN tham gia hỗ trợ, tần số tham gia dịch vụ thuế từ 1 đến 2 lần có tần số lượt DN tham gia lớn nhất ở tất cả các nội dung cần hỗ trợ với 709 lượt DN chiếm 77,6%. Bên cạnh đó, tần số DN tham gia dịch vụ (hỗ trợ) Thuế từ 5 lần trở lên thấp nhất với 52 lượt DN ở tất cả các nội dung hỗ trợ chiếm 5,7%, trong lúc tần số tham gia từ 3 - 4 lần là 153 lượt DN chiếm 16,7%. Về tần số tham gia dịch vụ thuế từ 1 đến 2 lần có tần số DN tham gia lớn nhất ở tất cả các nội dung cần hỗ trợ trong đó “Quyết toán thuế (Thuế TNDN, Thuế TNCN)” có tần số lớn nhất với 159 DN chiếm 43,9%, xếp thứ 2 là “Khai thuế” có tần số 126 DN chiếm 34,8%. Nội dung “Đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế”, “Hóa đơn, chứng từ” và “Nộp thuế” có tần số tương đồng trên dưới 100 DN tương ứng 103 DN chiếm 28,4%; 102 DN chiếm 28,2% và 98 DN chiếm 27,1%. “Miễn, giảm thuế” là nội dung có tần số thấp nhất với 18 DN chiếm 5%. Đối với tần số tham gia từ 3 – 4 lần, “Khai thuế” (44 DN chiếm 12,2%, “Nộp thuế” (36 DN chiếm 9,9%) là hai nội dung có tần số DN tham gia lớn nhất, trong lúc “Hoàn thuế” (6 DN chiếm 1,7%) và “Miễn, giảm thuế” (5 DN chiếm 1,4%) là hai nội dung có tần số DN tham gia thấp nhất. Tần số DN tham gia hỗ trợ từ 5 lần trở lên chiếm tỷ lệ từ 10% trở xuống đối với tất cả các nội dung trừ “Nộp thuế” và “Hóa đơn, chứng từ” có 13 DN chiếm 13%. Điều đáng quan tâm là số lượng lớn nhất DNNVV tham gia khảo sát trả lời là không đề nghị lần nào về việc hỗ trợ về thuế lớn nhất là “Miễn, giảm thuế” với 337 DN chiếm 93,1%; tiếp đến là “Hoàn thuế” với 332 DN chiếm 91,7%; “Báo cáo thuế” với 259 DN chiếm 71,5%; “Đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế” là 247 DN chiếm 68,2%; “Hóa đơn, chứng từ” là 227 DN chiếm 62,7%; “Nộp thuế” với 215 DN chiếm 59,4%; “Quyết toán thuế (Thuế TNDN, Thuế TNCN)” với 183 DN chiếm 50,6%; “Khai thuế” với 182 DN chiếm 50,3%. 91 3.4. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu Trước khi đưa ra mô hình chính thức để kiểm định các giả thuyết, nghiên cứu tiến hành kiểm định mô hình đo lường bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA), sau đó tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo bằng các chỉ số Cronbach’s Alpha, CR và AVE và cuối cùng là kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. 3.4.1. Kiểm định thang đo trong mô hình nghiên cứu Luận án thực hiện kiểm định thang đo trong mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA). 3.4.1.1. Phân tích nhân tố khám phá Thang đo chất lượng dịch vụ thuế của DNNVV được kế thừa và phát triển cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, do đó trước hết thực hiện phân tích riêng nhân tố khám phá EFA cho thang đo này nhằm xác định lại các thành phần/nhân tố và biến đo lường trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, phân tích EFA được tiến hành cho toàn bộ các thang đo các biến độc lập và trung gian trong mô hình, và cuối cùng là cho thang đo biến phụ thuộc - tuân thủ thuế. * Phân tích EFA cho thang đo chất lượng dịch vụ thuế: Nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố và đã trích được 2 nhóm nhân tố khám phá EFA đo lường chất lượng dịch vụ thuế. Kết quả cho thấy 18 biến quan sát ban đầu chỉ còn 13 biến quan sát với phương sai trích (Average Variance Extracted) là 68,111% lớn hơn 50% đạt yêu cầu (Phụ lục 3.14). Để đánh giá bộ thang đo chất lượng dịch vụ thuế, phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện cùng với phương pháp xoay Varimax và tiêu chí của giá trị riêng tối thiểu 1,0 [90]. Đầu tiên là sự phù hợp của bộ thang đo đối với EFA được đánh giá qua 2 tiêu chí hệ số KMO (the Kaiser-Meyer-Olkin) và kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity) [207]. Đánh giá cho thấy EFA đã đạt mức đủ để thực hiện với hệ số KMO là 0,94 và kiểm định Bartlett ở mức ý nghĩa (p<0,001). Kết quả EFA nhận diện cấu trúc 2 nhân tố và kết quả lược đồ scree- plot cũng ủng hộ giải pháp cấu trúc 2 nhân tố này. Do vậy, cấu trúc thang đo 2 nhân tố được lựa chọn phân tích thêm trong nghiên cứu chính. Ở giai đoạn này, có 92 5 biến quan sát bị loại do biến tải trên nhiều yếu tố (cross loading) là 0,5 hay lớn hơn hai nhân tố [164]. Có 13 biến quan sát được chọn bao gồm 5 biến quan sát thuộc nhân tố đầu tiên (được đặt tên là sự đáp ứng) và 8 biến quan sát thuộc nhân tố thứ 2 (được đặt tên là sự chuyên nghiệp). Hai nhân tố này có phương sai 75,8%. Hiện nay, chất lượng dịch vụ thuế yêu cầu gắn với sự cảm thông, tin cậy đáp ứng kịp thời yêu cầu của DNNVV được nhìn nhận là tương đồng với phát hiện mới của nghiên cứu về khả năng đáp ứng và sự chuyên nghiệp. Trong lúc các nghiên cứu áp dụng thang đo 05 thành phần ở nhiều nghiên cứu trước đây ở nước ngoài, tuy nhiên khi xem xét trong bối cảnh Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá về chất lượng dịch vụ thuế. Do đó, phát hiện mới về sự đáp ứng và sự chuyên nghiệp về chất lượng dịch vụ thuế đáp ứng với quá trình phát triển ngành thuế ở Việt Nam theo tuyên ngôn của ngành thuế. * Phân tích EFA cho toàn bộ các biến độc lập và trung gian Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến gồm: chất lượng dịch vụ thuế (được chia tách gồm 2 thành phần sự đáp ứng và chuyên nghiệp), kiến thức thuế, niềm tin, và sự hài lòng cho thấy EFA đã đạt mức đủ để thực hiện với hệ số KMO là 0,91 và kiểm định Bartlett ở mức ý nghĩa (p<0,001). Kết quả có 5 nhân tố được trích xuất theo như dự kiến và với phương sai trích (Average Variance Extracted) là 78,5% lớn hơn 50% đạt yêu cầu (Phụ lục 3.15). * Phân tích EFA cho thang đo tuân thủ thuế Đối với bộ thang đo tuân thủ thuế (Phụ lục 3.16), đánh giá cho thấy EFA đã đạt mức đủ để thực hiện với hệ số KMO là 0,788 và kiểm định Bartlett ở mức ý nghĩa (p<0,001). Có 4 biến quan sát được chọn có phương sai trích là 76,966%. Như vậy sau khi phân tích EFA, mô hình nghiên cứu dịch vụ thuế, chất lượng dịch vụ thuế và tuân thủ thuế của DNNVV còn 37 biến quan sát, trong đó 13 biến thuộc thang đo chất lượng dịch vụ thuế, 5 biến của kiến thức thuế, 9 biến của niềm tin thuế, 6 biến thuộc thang đo sự hài lòng và 4 biến mô tả tuân thủ thuế của DNNVV. Các thang đo này sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khẳng định. 93 3.4.1.2. Phân tích nhân tố khẳng định Phân tích nhân tố khẳng định CFA được thực hiện cho thang đo dịch vụ thuế và tuân thủ thuế của DNNVV và mô hình tới hạn (gồm tất cả các thang đo trong mô hình nghiên cứu) nhằm kiểm định tính đơn hướng, độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. * Chất lượng dịch vụ thuế: Thang đo chất lượng dịch vụ thuế hai yếu tố được đề xuất từ phân tích EFA đã được kiểm tra bằng cách sử dụng CFA để đánh giá mô hình đo lường và thiết lập giá trị hội tụ và phân biệt cho thang đo. Trong mô hình đo lường này, tất cả các hệ số tải nhân tố đều có ý nghĩa (p <0,001). Như thể hiện trong Phụ lục 3.17, tất cả các biến quan sát được tải đáng kể trên các nhân tố đề xuất của chúng và hệ số tải của chúng nằm trong khoảng từ 0,64 đến 0,84. Mô hình đo lường hai nhân tố được đề xuất cũng thu được sự phù hợp đầy đủ với dữ liệu (Chi square/df = 3,05; GFI = 0,93; CFI = 0,97; RMSEA = 0,076) (Phụ lục 4.1). * Kiến thức Thuế: Thang đo kiến thức thuế đã được kiểm tra bằng cách sử dụng CFA để đánh giá mô hình đo lường và thiết lập giá trị hội tụ và phân biệt cho thang đo (Phụ lục 3.18). Trong mô hình đo lường này, tất cả các hệ số tải nhân tố đều có ý nghĩa (p <0,001). Tất cả các biến quan sát được tải đáng kể trên các nhân tố đề xuất của chúng và hệ số tải của chúng nằm trong khoảng từ 0,84 đến 0,90. Mô hình đo lường nhân tố được đề xuất cũng thu được sự phù hợp đầy đủ với dữ liệu (Chi square / df = 5,65; GFI = 0,994; CFI = 0,998; RMSEA = 0,049) (Phụ lục 4.2). * Niềm tin thuế Thang đo niềm tin thuế đã được kiểm tra bằng cách sử dụng CFA để đánh giá mô hình đo lường và thiết lập giá trị hội tụ và phân biệt cho thang đo. Trong mô hình đo lường này, tất cả các hệ số tải nhân tố đều có ý nghĩa (p <0,001). Như thể hiện trong Phụ lục 3.19, tất cả các biến quan sát được tải đáng kể trên các nhân tố đề xuất của chúng và hệ số tải của chúng nằm trong khoảng từ 0,70 đến 0,84. Mô hình đo lường nhân tố được đề xuất cũng thu được sự phù hợp đầy đủ với dữ liệu (Chi square / df = 71,16; GFI = 0,96; CFI = 0,98; RMSEA = 0,079) (Phụ lục 4.3). * Sự hài lòng Thang đo sự hài lòng đã được kiểm tra bằng cách sử dụng CFA để đánh giá mô hình đo lường và thiết lập giá trị hội tụ và phân biệt cho thang đo. Trong mô 94 hình đo lường này, tất cả các hệ số tải nhân tố đều có ý nghĩa (p <0,001). Như thể hiện trong Phụ lục 3.20, tất cả các biến quan sát được tải đáng kể trên các nhân tố đề xuất của chúng và hệ số tải của chúng nằm trong khoảng từ 0,81 đến 0,89. Mô hình đo lường nhân tố được đề xuất cũng thu được sự phù hợp đầy đủ với dữ liệu (Chi square / df = 20,995; GFI = 0,98; CFI = 0,993; RMSEA = 0,083) (Phụ lục 4.4). * Tuân thủ thuế: Thang đo tuân thủ thuế đã được kiểm tra bằng cách sử dụng CFA để đánh giá mô hình đo lường và thiết lập giá trị hội tụ và phân biệt cho thang đo. Trong mô hình đo lường này, tất cả các hệ số tải nhân tố đều có ý nghĩa (p <0,001). Như thể hiện trong Phụ lục 3.21, tất cả các biến quan sát được tải đáng kể trên các nhân tố đề xuất của chúng và hệ số tải của chúng nằm trong khoảng từ 0,73 đến 0,91. Mô hình đo lường nhân tố được đề xuất cũng thu được sự phù hợp đầy đủ với dữ liệu (Chi square / df = 1,716; GFI = 0,998; CFI = 0,999; RMSEA = 0,045) (Phụ lục 4.5). * Kết quả phân tích CFA cho tất cả các biến liên quan đến mô hình và độ phù hợp mô hình. Mô hình dịch vụ thuế, chất lượng dịch vụ thuế và tuân thủ thuế đã được kiểm tra bằng cách sử dụng CFA để đánh giá mô hình đo lường và thiết lập giá trị hội tụ và phân biệt cho thang đo. Trong mô hình đo lường này, tất cả các hệ số tải nhân tố đều có ý nghĩa (p <0,001). Như thể hiện trong Hình 3.4, tất cả các biến quan sát được tải đáng kể trên các nhân tố đề xuất của chúng và hệ số tải của chúng nằm trong khoảng từ 0,648 đến 0,913. Mô hình đo lường nhân tố được đề xuất cũng thu được sự phù hợp đầy đủ với dữ liệu (Chi square/df = 2,170; GFI = 0,835; CFI = 0,945; RMSEA = 0,057). 95 Hình 3.4. Kết quả phân tích CFA tất cả các biến liên quan đến mô hình và độ phù hợp mô hình. 3.4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo 3.4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha Bảng 3.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Nhân tố Số hạng mục Giá trị Cronbach’s Alpha Sự đáp ứng 5 0,94 Sự chuyên nghiệp 8 0,92 Kiến thức thuế 5 0,94 Niềm tin thuế 9 0,94 Sự hài lòng 6 0,95 Tuân thủ thuế 4 0,90 Nguồn: Xử lý số liệu sơ cấp (2020) 96 Đế đánh giá tính đồng nhất ổn định bên trong của thang đo, kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha được sử dụng. Giá trị hệ số alpha cần lớn hơn hoặc bằng 0,7 để đáp ứng tiêu chí độ tin cậy [164]. Kiểm tra độ tin cậy thang đo hiệu chỉnh của các biến sau: (1) Sự đáp ứng, (2) Sự chuyên nghiệp, (3) Kiến thức thuế, (4) Niềm tin thuế, (5) Sự hài lòng và (6) Tuân thủ thuế. Kết quả kiểm định cho thấy thang đo của 6 biến đều có ý nghĩa đo lường tốt khi giá trị Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7 (Bảng 3.5). Cụ thể: - Đối với hai nhân tố sự đáp ứng là (0,94), và sự chuyên nghiệp (0,92), lớn hơn giá trị 0,7. Kết quả cho thấy thang đo chất lượng dịch vụ thuế thỏa mãn tính đồng nhất ổn định bên trong. - Nhân tố kiến thức thuế (0,94), lớn hơn giá trị 0,7. Kết quả cho thấy thang đo kiến thức thuế thỏa mãn tính đồng nhất ổn định bên trong. - Nhân tố niềm tin thuế (0,94), lớn hơn giá trị 0,7. Kết quả cho thấy thang đo niềm tin thuế thỏa mãn tính đồng nhất ổn định bên trong. - Nhân tố sự hài lòng (0,95), lớn hơn giá trị 0,7. Kết quả cho thấy thang đo sự hài lòng thỏa mãn tính đồng nhất ổn định bên trong. - Nhân tố tuân thủ thuế (0,90), lớn hơn giá trị 0,7. Kết quả cho thấy thang đo tuân thủ thuế thỏa mãn tính đồng nhất ổn định bên trong. 3.4.2.2. Kiểm tra giá trị hội tụ Độ tin cậy của thang đo còn được kiểm định thông qua giá trị hội tụ (Convergent Validity), giá trị này nhằm đánh giá các hạng mục trong cùng một nhân tố có tương quan với nhau hay không, hay nói cách khác những hạng mục này có giải thích tốt nhân tố của nó hay không [111]. Để kiểm định giá trị hội tụ, chúng tôi sử dụng hai chỉ số: độ tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích (AVE). Bảng 3.6. Độ tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích (AVE) Nhân tố CR AVE Sự đáp ứng 0,876 0,640 Sự chuyên nghiệp 0,920 0,593 Kiến thức thuế 0,938 0,752 Niềm tin thuế 0,940 0,637 Sự hài lòng 0,949 0,755 Tuân thủ thuế 0,904 0,703 Nguồn: Xử lý số liệu sơ cấp (2020) Theo Bảng 3.6 cho thấy tất cả 7 biến đều có chỉ số CR > 0,7 như vậy độ tin cậy tổng hợp của các thang đo đều tốt. Đồng thời các biến này đều có chỉ số phương 97 sai trích lớn hơn 0,5 nên các biến đều đạt độ tin cậy theo chỉ số này. Hai chỉ số này đều cho thấy giá trị hội tụ đều thỏa đáng, do đó các hạng mục có tương quan với những hạng mục khác trong cùng nhân tố, nghĩa là biến tiềm ẩn được giải thích tốt bởi các biến quan sát của nó. 3.4.2.3. Kiểm định giá trị phân biệt Giá trị phân biệt (Discriminant validity) đo lường xem một nhân tố có thực sự khác biệt với các nhân tố khác hay không [111]. Các giá trị AVE phải cao hơn giá trị tương quan bình phương để đạt được sự phân biệt giữa các nhân tố [111]. Theo kết quả kiểm định của Bảng 3.7 sau cho thấy giá trị AVE đều cao hơn giá trị tương quan bình phương, vì vậy các nhân tố đều có sự khác biệt. Bảng 3.7. Tương quan bình phương Nhân tố V1 V2 V3 V4 V5 Chất lượng dịch vụ thuế (V1) 0,943 Kiến thức thuế (V2) 0,371 0,752 Niềm tin thuế (V3) 0,746 0,379 0,636 Sự hài lòng (V4) 0,773 0,311 0,591 0,755 Tuân thủ thuế (V5) 0,316 0,287 0,308 0,304 0,703 Lưu ý: Số in đậm ở đường chéo là giá trị AVE Nguồn: Xử lý số liệu sơ cấp (2020) 3.4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 3.4.3.1. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất trong mô hình nghiên cứu dịch vụ thuế và sự tuân thủ thuế của DNNVV. Kết quả thể hiện ở Phụ lục 05. Thực hiện điều chỉnh một số mối quan hệ khả dĩ giữa các sai số của các biến quan sát (chỉ số MI), chỉ số sự phù hợp của mô hình lý thuyết (Model fit) từ phân tích SEM như sau: Chi square/df = 2,049 < 3, CFI = 0,938, TLI = 0,932, IFI = 0,938 (≥ 0,9), GFI = 0,853 ᵙ 0,9 (có thể chấp nhận được) và RMSEA = 0,054 < 0,08). Kết quả này cho thấy mô hình lý thuyết tương thích với dữ liệu thị trường. 98 Kết quả ước lượng hệ số hồi quy chuẩn hóa về các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Bảng 3.8), do đó các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 và H6 được chấp nhận. Các giả thuyết kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ thuế và tuân thủ thuế đều được ủng hộ bằng dữ liệu thực nghiệm, thể hiện: Giả thuyết nghiên cứu H1: Chất lượng dịch vụ thuế có ảnh hưởng tích cực đến kiến thức thuế của DNNVV được xác định việc cung cấp dịch vụ thuế chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của DNNVV có ảnh hưởng cùng chiều và tích cực đến kiến thức thuế của DNNVV thông qua nâng cao hiểu biết về chính sách pháp luật thuế, cách kê khai, nộp thuế, báo cáo thuế hay đăng ký bổ sung thông tin thuế. Giả thuyết nghiên cứu H2: Chất lượng dịch vụ thuế có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin của DNNVV vào CQT được xác định việc cung cấp dịch vụ thuế chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của DNNVV có ảnh hưởng cùng chiều và tích cực đến niềm tin thuế của DNNVV, do đó thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ thuế nhằm gia tăng niềm tin của DNNVV đối với CQT. Bảng 3.8. Kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu Giả thuyết Hệ số chuẩn hóa SE CR P value Kết luận H3 Chất lượng dịch vụ thuế Sự hài lòng 0,883 0,062 13,983 *** Chấp nhận H3 H2 Chất lượng dịch vụ thuế Niềm tin thuế 0,875 0,062 13,755 *** Chấp nhận H2 H1 Chất lượng dịch vụ thuế Kiến thức thuế 0,631 0,062 10,671 *** Chấp nhận H1 H5 Niềm tin thuế Tuân thủ thuế 0,230 0,075 2,863 0,004 Chấp nhận H5 H4 Kiến thức thuế Tuân thủ thuế 0,279 0,050 4,846 *** Chấp nhận H4 H6 Sự hài lòng Tuân thủ thuế 0,224 0,074 2,792 0,005 Chấp nhận H6 Ghi chú: *** p <0,001 Nguồn: Xử lý dữ liệu sơ cấp (2020) Kết quả kiểm định được thể hiện ở Hình 3.5 như sau: 99 Ghi chú: * p-value < 0,05; ** p-value < 0,01, *** p-value < 0,001. Nguồn: Xử lý dữ liệu sơ cấp (2020) Hình 3.5. Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính SEM cho mô hình nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu H3: Chất lượng dịch vụ thuế có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của DNNVV được xác định việc cung cấp dịch vụ thuế chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của DNNVV có ảnh hưởng cùng chiều và tích cực đến sự hài lòng của DNNVV thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ thuế nhằm gia tăng sự hài lòng của DNNVV. Giả thuyết nghiên cứu H4: Kiến thức thuế của DNNVV có ảnh hưởng tích cực đến tuân thủ thuế của DNNVV được xác định việc DNNVV càng có nhiều kiến thức thuế như chính sách pháp luật thuế, cách kê khai, nộp thuế, báo cáo thuế hay đăng ký bổ sung thông tin thuế sẽ dễ dàng gia tăng tuân thủ thuế, do đó kiến thức thuế của DNNVV có ảnh hưởng cùng chiều và tích cực đến tuân thủ thuế của DNNVV. Giả thuyết nghiên cứu H5: Niềm tin của DNNVV vào cơ quan thuế có ảnh hưởng tích cực đến sự tuân thủ thuế của DNNVV được xác định việc niềm tin của DNNVV có ảnh hưởng cùng chiều và tích cực đến tuân thủ thuế của DNNVV khi dễ dàng chia sẻ vướng mắc với cán bộ thuế hay DNNVV cho rằng cán bộ thuế đáng tin cậy thì DNNVV dễ dàng tuân thủ thuế thông qua các hướng dẫn của cán bộ thuế. Giả thuyết nghiên cứu H6: Sự hài lòng của DNNVV vào cơ quan thuế có ảnh hưởng tích cực đến sự tuân thủ thuế của DNNVV được xác định việc DNNVV hài 100 lòng với cung cấp dịch vụ thuế của CQT có ảnh hưởng cùng chiều và tích cực đến tuân thủ thuế thông qua việc dịch vụ thuế đáp ứng yêu cầu của DNNVV hay DNNVV có trải nghiệm tích cực về dịch vụ thuế làm gia tăng tuân thủ thuế của DNNVV. Các biến kiểm soát: Kết quả cho thấy Thời gian thành lập, Loại hình doanh nghiệp, Lĩnh vực hoạt động và Vốn hoạt động không có tác động trực tiếp đến tuân thủ thuế, vì vậy ảnh hưởng của các biến kiểm soát không được chấp nhận. Điều này cũng giải thích trên thực tiễn QLT hiện nay việc cung cấp dịch vụ thuế và kiểm soát tuân thủ thuế không dựa trên những yếu tố này. 3.4.3.2. Kiểm định độ tin cậy các hệ số ước lượng trong mô hình nghiên cứu Để kiểm định độ tin cậy của các hệ số ước lượng trong mô hình nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp kiểm định Bootstrap bằng cách lấy mẫu lặp lại có thay thế từ mẫu ban đầu (lấy mẫu hoàn lại) với N =2000. Kết quả thể hiện ở Bảng 3.9. Bảng 3.9. Kết quả kiểm định Bootstrap mô hình nghiên cứu Quan hệ Ước lượng β C.R P-Value H3 Chất lượng dịch vụ thuế Sự hài lòng 0,883 13,983 *** H2 Chất lượng dịch vụ thuế Niềm tin thuế 0,875 13,755 *** H1 Chất lượng dịch vụ thuế Kiến thức thuế 0,631 10,671 *** H5 Niềm tin thuế Tuân thủ thuế 0,230 2,857 ** H4 Kiến thức thuế Tuân thủ thuế 0,279 4,849 ** H6 Sự hài lòng Tuân thủ thuế 0,224 2,806 ** Ghi chú: * p-value < 0,05; ** p-value < 0,01, *** p-value < 0,001 Nguồn: Xử lý dữ liệu sơ cấp (2020) Giá trị tới hạn (C.R - Critical Ratios) của 05 mối quan hệ của các thành phần/nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều lớn hơn 1,96 (do 1,96 là giá trị của phân phối chuẩn ở mức 0,975, nghĩa là 2,5% một phía, 2 phía sẽ là 5%), ch
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_dich_vu_ho_tro_thue_va_su_tuan_thu_thue_c.pdf
- ĐHH.Congbo.05.Trich yếu LA (Tieng Viet) Au Thi Nguyet Lien.docx
- ĐHH.Congbo.04.Những điểm mới của luận án Au Thi Nguyet Lien.docx
- ĐHH.Congbo.03.Tom tat Luan an Au Thi Nguyet Lien ENG.pdf
- ĐHH.congbo.03.Tom tat Luan an Au Thi Nguyet Lien ENG.docx
- ĐHH.congbo.02.Tom tat Luan an Au Thi Nguyet Lien VIE.pdf
- ĐHH.congbo.02.Tom tat Luan an Au Thi Nguyet Lien VIE.docx