Luận án Nghiên cứu độc tính và tác dụng tăng cường chức năng sinh dục đực của viên nang trường xuân CB trên động vật thực nghiệm
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu độc tính và tác dụng tăng cường chức năng sinh dục đực của viên nang trường xuân CB trên động vật thực nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu độc tính và tác dụng tăng cường chức năng sinh dục đực của viên nang trường xuân CB trên động vật thực nghiệm
ghiên cứu (n = 8) Lô Ban đầu (1) Sau 30 ngày (2) Sau 60 ngày (3) p thời điểm Lô chứng 7,21 ± 0,16 7,29 ± 0,16 7,21 ± 0,16 p1-2 = 0,351 p1-3 = 1,000 p2-3 = 0,451 Lô mô hình 7,25 ± 0,16 7,33 ± 0,14 7,25 ± 0,16 p1-2 = 0,351 p1-3 = 1,000 p2-3 = 0,351 Lô trị 1 7,18 ± 0,14 7,25 ± 0,16 7,25 ± 0,16 p1-2 = 0,170 p1-3 = 0,351 p2-3 = 1,000 Lô trị 2 7,21 ± 0,16 7,21 ± 0,16 7,21 ± 0,16 p1-2 = 1,000 p1-3 = 1,000 p2-3 = 1,000 p lô 0,810 0,502 0,928 Ghi chú: lô trị 1: uống TXCB 180 mg/kg; lô trị 2: uống TXCB 360 mg/kg. Nhận xét: Kết quả trên cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) về pH tinh dịch ở các lô tại cùng một thời điểm nghiên cứu và trong cùng một lô tại các thời điểm khác nhau. 75 * Mật độ tinh trùng: Mật độ tinh trùng của thỏ (tinh trùng x 106/mL) được trình bày trong bảng 3.27. Bảng 3.27. Mật độ tinh trùng thỏ tại các thời điểm nghiên cứu (n = 8) Lô Ban đầu (1) Sau 30 ngày (2) Sau 60 ngày (3) p thời điểm Lô chứng 220,75 ± 14,65 205,23a ± 21,49 205,44 ± 36,83 p1-2 = 0,154 p1-3 = 0,381 p2-3 = 0,982 Lô mô hình 228,98 ± 11,39 157,99bc ± 17,14 174,45b ± 27,60 p1-2 < 0,001 p1-3 = 0,001 p2-3 = 0,249 Lô trị 1 225,36 ± 9,10 166,19ab ± 31,62 206,63 ± 24,68 p1-2 = 0,002 p1-3 = 0,051 p2-3 = 0,066 Lô trị 2 217,56 ± 15,74 185,13ab ± 22,37 229,76 ± 9,00 p1-2 = 0,014 p1-3 = 0,100 p2-3 = 0,001 p lô 0,329 0,002 0,003 Ghi chú: a, b, c: Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) trong một cột. Lô trị 1: uống TXCB 180 mg/kg; lô trị 2: uống TXCB 360 mg/kg. Nhận xét: - Khi so sánh giữa các lô: Ở thời điểm ban đầu, không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) về mật độ tinh trùng giữa các lô nghiên cứu. Ở thời điểm 30 ngày, mật độ tinh trùng của lô mô hình thấp hơn có ý nghĩa so với lô chứng (p = 0,002). Ở lô trị 1 và lô trị 2, mật độ tinh trùng cũng thấy thấp hơn so với lô chứng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) về mật độ tinh trùng khi so sánh giữa các lô: lô mô hình, lô trị 1 và lô trị 2. Tại thời điểm 60 ngày, mật độ tinh trùng thỏ ở lô mô hình vẫn thấp hơn đáng kể so với lô chứng (p = 0,027). Ở lô trị 1 và lô trị 2 mật độ tinh trùng cao hơn đáng kể so với lô mô hình (p lần lượt là 0,022 và < 0,001). Không có sự 76 khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) về mật độ tinh trùng giữa các lô: lô chứng, lô trị 1 và lô trị 2. - Khi so sánh giữa các thời điểm: Ở lô chứng, mật độ tinh trùng giữa các thời điểm khác nhau không có ý nghĩa (p > 0,05). Ở lô mô hình, mật độ tinh trùng ở các thời điểm 30 ngày và 60 ngày đều thấp hơn có ý nghĩa so với thời điểm ban đầu (p lần lượt là < 0,001 và 0,001). Ở lô trị 1 và lô trị 2, tại thời điểm 30 ngày mật độ tinh trùng giảm đáng kể so với thời điểm ban đầu (p lần lượt là 0,002 và 0,014) tuy nhiên tại thời điểm 60 ngày ở lô trị 2 đã có sự phục hồi, cao hơn đáng kể so với ở thời điểm 30 ngày (p = 0,001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh giữa thời điểm 60 ngày với thời điểm ban đầu (p > 0,05). * Tổng số tinh trùng trong 1 lần xuất tinh: Tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh (tinh trùng x 106) tại các thời điểm nghiên cứu được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.28. Tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh (n = 8) Lô Ban đầu (1) Sau 30 ngày (2) Sau 60 ngày (3) p thời điểm Lô chứng 151,80 ± 38,76 146,25a ± 42,32 144,38ab ± 47,59 p1-2 = 0,665 p1-3 = 0,722 p2-3 = 0,897 Lô mô hình 165,82 ± 52,02 74,33c ± 28,66 85,09d ± 18,09 p1-2 = 0,001 p1-3 = 0,002 p2-3 = 0,408 Lô trị 1 159,95 ± 44,96 104,92bc ± 26,88 137,61bc ± 27,62 p1-2 = 0,006 p1-3 = 0,151 p2-3 = 0,002 Lô trị 2 154,23 ± 39,08 123,39ab ± 22,80 201,36a ± 48,18 p1-2 = 0,093 p1-3 = 0,085 p2-3 = 0,001 p lô 0,921 0,001 <0,001 Ghi chú: a, b, c, d: Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) trong một cột. Lô trị 1: uống TXCB 180 mg/kg; lô trị 2: uống TXCB 360 mg/kg. 77 Nhận xét: - Khi so sánh giữa các lô: tại thời điểm ban đầu, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh (p > 0,05). Tại thời điểm 30 ngày: ở lô mô hình và lô trị 1, tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh thấp hơn đáng kể so với lô chứng (p lần lượt là < 0,001 và 0,013). Ngoài ra, mật độ tinh trùng ở lô trị 2 cao hơn đáng kể so với lô mô hình (p = 0,004). Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) khi so sánh giữa lô trị 1 và lô mô hình; giữa lô trị 1 và lô trị 2; giữa lô trị 2 và lô chứng. Tại thời điểm 60 ngày: ở lô mô hình, tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh vẫn thấp hơn đáng kể so với lô chứng (p = 0,048). Ở lô trị 1, tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh cao hơn đáng kể so với lô mô hình (p = 0,004) và khác biệt không có ý nghĩa so với lô chứng (p > 0,05). Ở lô trị 2, tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh cao hơn có ý nghĩa so với lô mô hình (p = 0,001) và lô trị 1 (p = 0,041), đồng thời không có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh với lô chứng (p > 0,05). - Khi so sánh giữa các thời điểm, ở lô mô hình có sự giảm đáng kể tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh tại thời điểm 30 ngày và 60 ngày khi so sánh với thời điểm ban đầu (p lần lượt là 0,001 và 0,002). Ở lô trị 1, tại thời điểm 30 ngày có sự giảm đáng kể so với thời điểm ban đầu (p = 0,006) tuy nhiên chỉ số này được phục hồi tại thời điểm 60 ngày. Ở lô trị 2, tại thời điểm 30 ngày tuy có sự giảm về tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh so với thời điểm ban đầu tuy nhiên sự giảm này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tại thời điểm 60 ngày, có sự tăng đáng kể so với thời điểm 30 ngày (p = 0,001). * Tỉ lệ tinh trùng di động: Tỉ lệ tinh trùng di động (%) tại các thời điểm nghiên cứu được trình bày trong bảng sau: 78 Bảng 3.29. Tỉ lệ tinh trùng di động tại các thời điểm (n = 8) Lô Ban đầu (1) Sau 30 ngày (2) Sau 60 ngày (3) p thời điểm Lô chứng 30,00 ± 11,03 32,75bc ± 5,95 33,75 ± 9,05 p1-2 = 0,635 p1-3 = 0,561 p2-3 = 0,803 Lô mô hình 33,13 ± 12,19 28,38c ± 10,39 22,25b ± 9,54 p1-2 = 0,399 p1-3 = 0,066 p2-3 = 0,290 Lô trị 1 29,13 ± 7,43 38,25ab ± 8,10 34,75 ± 6,11 p1-2 = 0,068 p1-3 = 0,077 p2-3 = 0,478 Lô trị 2 29,50 ± 7,21 42,13a ± 6,69 39,13 ± 7,24 p1-2 = 0,003 p1-3 = 0,055 p2-3 = 0,388 p lô 0,837 0,010 0,002 Ghi chú: a, b, c: Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) trong một cột. Lô trị 1: uống TXCB 180 mg/kg; lô trị 2: uống TXCB 360 mg/kg. Nhận xét: - Khi so sánh giữa các lô: ở thời điểm ban đầu, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ tinh trùng di động giữa các lô nghiên cứu. Tại thời điểm 30 ngày, tỉ lệ tinh trùng di động ở lô trị 1 cao hơn đáng kể so với lô mô hình (p = 0,019); ở lô trị 2 cao hơn đáng kể so với lô chứng (p = 0,026) và lô mô hình (p = 0,002). Ngoài ra không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) khi so sánh giữa lô mô hình với lô chứng; lô trị 1 với lô chứng và giữa lô trị 1 và lô trị 2. Tại thời điểm 60 ngày: ở lô mô hình, tỉ lệ tinh trùng di động thấp hơn đáng kể so với lô chứng (p = 0,008), lô trị 1 (p = 0,005) và lô trị 2 (p < 0,001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) giữa các lô chứng, trị 1 và trị 2. - Ngoài ra, khi so sánh giữa các thời điểm, ở lô trị 2 có sự tăng đáng kể tỉ lệ tinh trùng di động tại thời điểm 30 ngày so với thời điểm ban đầu (p = 0,003). 79 * Tỉ lệ tinh trùng di động tiến tới: Tỉ lệ tinh trùng di động tiến tới (%) được trình bày trong bảng 3.30. Bảng 3.30. Tỉ lệ tinh trùng di động tiến tới (n = 8) Lô Ban đầu (1) Sau 30 ngày (2) Sau 60 ngày (3) p thời điểm Lô chứng 27,13 ± 10,55 29,75bc ± 5,34 30,63 ± 8,63 p1-2 = 0,633 p1-3 = 0,570 p2-3 = 0,810 Lô mô hình 29,75 ± 12,29 25,50c ± 10,16 19,63b ± 8,72 p1-2 = 0,448 p1-3 = 0,079 p2-3 = 0,278 Lô trị 1 26,25 ± 6,94 34,75ab ± 7,50 31,50 ± 5,83 p1-2 = 0,068 p1-3 = 0,079 p2-3 = 0,482 Lô trị 2 26,75 ± 7,21 38,50a ± 6,21 35,88 ± 6,38 p1-2 = 0,003 p1-3 = 0,053 p2-3 = 0,407 p lô 0,885 0,010 0,001 Ghi chú: a, b, c: Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) trong một cột. Lô trị 1: uống TXCB 180 mg/kg; lô trị 2: uống TXCB 360 mg/kg. Nhận xét: - Khi so sánh giữa các lô: Tại thời điểm ban đầu, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ tinh trùng di động tiến tới giữa các lô (p > 0,05). Tại thời điểm 30 ngày: Ở lô trị 1 và lô trị 2, tỉ lệ tinh trùng di động tiến tới cao hơn đáng kể so với lô mô hình (p lần lượt là 0,020 và 0,002); ngoài ra ở lô trị 2 tỉ lệ này còn cao hơn đáng kể so với lô chứng (p = 0,027). Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) khi so sánh giữa lô mô hình với lô chứng, lô trị 1 với lô chứng và lô trị 1 với lô trị 2. Tại thời điểm 60 ngày: ở lô mô hình, tỉ lệ tinh trùng di động tiến tới thấp hơn đáng kể so với lô chứng (p = 0,007), lô trị 1 (p = 0,004) và lô trị 2 (p < 0,001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh giữa các lô: lô chứng, lô trị 1 và lô trị 2. 80 - Ngoài ra, khi so sánh giữa các thời điểm, ở lô trị 2 có sự tăng đáng kể tỉ lệ tinh trùng di động tiến tới tại thời điểm 30 ngày khi so sánh với thời điểm ban đầu (p = 0,003). * Tỉ lệ tinh trùng di động không tiến tới: Tỉ lệ tinh trùng di động không tiến tới (%) tại các thời điểm nghiên cứu được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.31. Tỉ lệ tinh trùng di động không tiến tới (n = 8) Lô Ban đầu (1) Sau 30 ngày (2) Sau 60 ngày (3) p thời điểm Lô chứng 2,88 ± 0,83 3,00 ± 0,76 3,13 ± 0,64 p1-2 = 0,763 p1-3 = 0,563 p2-3 = 0,785 Lô mô hình 3,38 ± 0,52 2,88 ± 0,64 2,63 ± 0,92 p1-2 = 0,227 p1-3 = 0,048 p2-3 = 0,563 Lô trị 1 2,88 ± 0,64 3,50 ± 0,93 3,25 ± 0,46 p1-2 = 0,180 p1-3 = 0,080 p2-3 = 0,598 Lô trị 2 2,75 ± 0,46 3,63 ± 0,74 3,25 ± 0,89 p1-2 = 0,021 p1-3 = 0,170 p2-3 = 0,285 p lô 0,224 0,168 0,307 Ghi chú: lô trị 1: uống TXCB 180 mg/kg; lô trị 2: uống TXCB 360 mg/kg. Nhận xét: - Khi so sánh giữa các lô: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tinh trùng di động không tiến tới tại cùng một thời điểm nghiên cứu. - Khi so sánh giữa các thời điểm: Ở lô mô hình, có sự giảm đáng kể tỉ lệ tinh trùng di động không tiến tới tại thời điểm 60 ngày so với thời điểm ban đầu (với p = 0,048). Ở lô trị 2, có sự tăng đáng kể tỉ lệ tinh trùng di động không tiến tới tại thời điểm 30 ngày so với thời điểm ban đầu (p = 0,021). 81 * Tỉ lệ tinh trùng không di động: Tỉ lệ tinh trùng không di động (%) được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.32. Tỉ lệ tinh trùng không di động (n = 8) Lô Ban đầu (1) Sau 30 ngày (2) Sau 60 ngày (3) p thời điểm Lô chứng 70,00 ± 11,03 67,25ab ± 5,95 66,25 ± 9,05 p1-2 = 0,635 p1-3 = 0,561 p2-3 = 0,803 Lô mô hình 66,88 ± 12,19 71,63a ± 10,39 77,75a ± 9,54 p1-2 = 0,399 p1-3 = 0,066 p2-3 = 0,290 Lô trị 1 70,88 ± 7,43 61,75bc ± 8,10 65,25 ± 6,11 p1-2 = 0,068 p1-3 = 0,077 p2-3 = 0,478 Lô trị 2 70,50 ± 7,21 57,88c ± 6,69 60,88 ± 7,24 p1-2 = 0,003 p1-3 = 0,055 p2-3 = 0,388 p lô 0,837 0,010 0,002 Ghi chú: a, b, c: Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) trong một cột. Lô trị 1: uống TXCB 180 mg/kg; lô trị 2: uống TXCB 360 mg/kg. Nhận xét: - Khi so sánh giữa các lô: tại thời điểm ban đầu, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ tinh trùng không di động. Tại thời điểm 30 ngày: Ở lô trị 1 và lô trị 2, tỉ lệ tinh trùng không di động thấp hơn đáng kể so với lô mô hình (p lần lượt là 0,019 và 0,002); đồng thời ở lô trị 2 tỉ lệ này cũng thấp hơn đáng kể so với lô chứng (p = 0,026). Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) khi so sánh giữa lô mô hình với lô chứng; giữa lô trị 1 với lô chứng và giữa lô trị 1 với lô trị 2. Tại thời điểm 60 ngày: ở lô mô hình, tỉ lệ tinh trùng không di động cao hơn có ý nghĩa so với lô chứng (p = 0,008), lô trị 1 (p = 0,005) và lô trị 2 (p < 0,001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh giữa các lô: lô chứng, lô trị 1 và lô trị 2. 82 - Hơn nữa, khi so sánh giữa các thời điểm trong cùng một lô thấy: ở lô trị 2, tại thời điểm 30 ngày có sự giảm đáng kể tỉ lệ tinh trùng không di động so với thời điểm ban đầu (p = 0,003). * Tỉ lệ tinh trùng chết: Tỉ lệ tinh trùng chết (%) được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.33. Tỉ lệ tinh trùng chết tại các thời điểm (n = 8) Lô Ban đầu (1) Sau 30 ngày (2) Sau 60 ngày (3) p thời điểm Lô chứng 27,63 ± 6,91 26,94 ± 5,80 27,50b ± 9,26 p1-2 = 0,825 p1-3 = 0,981 p2-3 = 0,857 Lô mô hình 26,09 ± 6,44 36,50a ± 8,53 39,84a ± 9,47 p1-2 = 0,016 p1-3 = 0,005 p2-3 = 0,479 Lô trị 1 26,28 ± 7,84 23,88 ± 6,63 23,50bc ± 6,92 p1-2 = 0,540 p1-3 = 0,499 p2-3 = 0,922 Lô trị 2 27,84 ± 7,60 20,66 ± 6,32 18,56c ± 3,54 p1-2 = 0,009 p1-3 = 0,023 p2-3 = 0,489 p lô 0,945 0,001 <0,001 Ghi chú: a, b, c: Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) trong một cột. Lô trị 1: uống TXCB 180 mg/kg; lô trị 2: uống TXCB 360 mg/kg. Nhận xét: - Khi so sánh giữa các lô: Tại thời điểm ban đầu, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ tinh trùng chết (p > 0,05). Tại thời điểm 30 ngày: ở lô mô hình, tỉ lệ tinh trùng chết cao hơn có ý nghĩa khi so sánh với lô chứng (p = 0,010), lô trị 1 (p = 0,001) và lô trị 2 (p < 0,001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) khi so sánh giữa các lô: lô chứng, lô trị 1 và lô trị 2. Tại thời điểm 60 ngày: ở lô mô hình, tỉ lệ tinh trùng chết cao hơn đáng kể so với lô chứng (p = 0,003). Ở lô trị 1 và lô trị 2, tỉ lệ tinh trùng chết thấp hơn đáng kể so với lô mô hình (p đều < 0,001); đồng thời tỉ lệ này ở lô trị 2 cũng thấp hơn đáng kể so với lô chứng (p = 0,027). Không không có sự khác 83 biệt có ý nghĩa (p > 0,05) khi so sánh giữa lô trị 1 với lô chứng và giữa lô trị 1 với lô trị 2. - Ngoài ra, khi so sánh giữa các thời điểm trong cùng một lô thấy: Ở lô mô hình, tại thời điểm 30 ngày và 60 ngày, tỉ lệ tinh trùng chết tăng rõ rệt so với thời điểm ban đầu với p lần lượt là 0,016 và 0,005. Ở lô trị 2, tỉ lệ tinh trùng chết tại các thời điểm 30 ngày và 60 ngày lại có sự giảm rõ rệt so với thời điểm ban đầu, với p lần lượt là 0,009 và 0,023. Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) về tỉ lệ tinh trùng chết ở lô trị 1 khi so sánh giữa các thời điểm nghiên cứu. Một số hình ảnh tiêu bản đánh giá sự sống- chết của tinh trùng: Hình 3.9. Hình ảnh nhuộm đánh giá sự sống- chết của tinh trùng (nhuộm eosin- nigrosin, 100X) Ghi chú: A: lô chứng; B: lô mô hình; C: lô trị 1 (uống TXCB 180 mg/kg); D: lô trị 2 (uống TXCB 360 mg/kg). A B C D Tinh trùng chết Tinh trùng chết Tinh trùng chết Tinh trùng chết 84 * Tỉ lệ tinh trùng có hình thái cấu trúc bất thường: Tỉ lệ tinh trùng có hình thái bất thường (%) của các lô nghiên cứu được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.34. Tỉ lệ tinh trùng có hình thái bất thường (n = 8) Lô Ban đầu (1) Sau 30 ngày (2) Sau 60 ngày (3) p thời điểm Lô chứng 16,41 ± 3,46 16,34 ± 3,91 17,28 ± 5,72 p1-2 = 0,973 p1-3 = 0,745 p2-3 = 0,370 Lô mô hình 16,88 ± 4,55 26,44a ± 5,28 25,59a ± 7,47 p1-2 = 0,003 p1-3 = 0,004 p2-3 = 0,749 Lô trị 1 17,75 ± 5,91 20,06 ± 6,37 17,66 ± 4,53 p1-2 = 0,390 p1-3 = 0,970 p2-3 = 0,126 Lô trị 2 17,13 ± 5,88 18,53 ± 4,27 14,13 ± 4,19 p1-2 = 0,259 p1-3 = 0,240 p2-3 = 0,059 p lô 0,960 0,003 0,003 Ghi chú: a: Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) trong một cột. Lô trị 1: uống TXCB 180 mg/kg; lô trị 2: uống TXCB 360 mg/kg. Nhận xét: - Khi so sánh giữa các lô: tại thời điểm ban đầu, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ tinh trùng có hình thái bất thường (p > 0,05). Tại thời điểm 30 ngày: ở lô mô hình, tỉ lệ tinh trùng bất thường cao hơn đáng kể so với lô chứng (p < 0,001). Ở lô trị 1 và trị 2, tỉ lệ này thấp hơn đáng kể so với lô mô hình (p lần lượt là 0,018 và 0,004). Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) khi so sánh giữa các lô: lô chứng, lô trị 1 và lô trị 2. Tại thời điểm 60 ngày: ở lô mô hình, tỉ lệ tinh trùng có hình thái bất thường vẫn cao hơn đáng kể so với lô chứng (p = 0,006), ngoài ra còn cao hơn lô trị 1 (p = 0,009) và lô trị 2 (p < 0,001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) khi so sánh giữa các lô chứng, trị 1 và trị 2. 85 - Hơn nữa khi so sánh giữa các thời điểm trong cùng một lô thì tại lô mô hình, có sự tăng đáng kể tỉ lệ tinh trùng có hình thái bất thường ở thời điểm 30 ngày và 60 ngày so với thời điểm ban đầu, với p lần lượt là 0,003 và 0,004. Một số hình ảnh tiêu bản đánh giá hình thái của tinh trùng: Hình 3.10. Hình ảnh nhuộm đánh giá hình thái tinh trùng (nhuộm Papanicolaou, 100X) Ghi chú: A: lô chứng; B: lô mô hình; C: lô trị 1 (uống TXCB 180 mg/kg); D: lô trị 2 (uống TXCB 360 mg/kg). 3.2.3.4. Nồng độ testosteron trong huyết thanh Nồng độ TES huyết thanh (ng/mL) tại các thời điểm nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.35. A B C D TT bất thường TT bất thường TT bất thường TT bất thường 86 Bảng 3.35. Nồng độ testosteron huyết thanh thỏ (n = 8) Lô Ban đầu (1) Sau 30 ngày (2) Sau 60 ngày (3) p thời điểm Lô chứng 2,528 ± 0,651 2,794a ± 0,693 2,618b ± 0,585 p1-2 = 0,502 p1-3 = 0,776 p2-3 = 0,263 Lô mô hình 2,516 ± 0,433 1,349c ± 0,326 1,749c ± 0,407 p1-2 = 0,002 p1-3 = 0,020 p2-3 = 0,002 Lô trị 1 2,562 ± 0,635 2,080b ± 0,462 4,427ab ± 1,541 p1-2 = 0,015 p1-3 = 0,006 p2-3 = 0,003 Lô trị 2 2,354 ± 0,870 2,386ab ± 0,681 5,520a ± 1,762 p1-2 = 0,938 p1-3 = 0,003 p2-3 = 0,001 p lô 0,926 < 0,001 < 0,001 Ghi chú: a, b, c: Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) trong một cột. Lô trị 1: uống TXCB 180 mg/kg; lô trị 2: uống TXCB 360 mg/kg. Nhận xét: - Khi so sánh giữa các lô: Tại thời điểm ban đầu, không có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ TES trong huyết thanh (p > 0,05). Tại thời điểm 30 ngày: ở lô mô hình, nồng độ TES huyết thanh thấp hơn có ý nghĩa khi so sánh với lô chứng (p < 0,001), lô trị 1 và lô trị 2. Ở lô trị 1, nồng độ TES huyết thanh cũng thấp hơn có ý nghĩa so với lô chứng (p = 0,017) tuy nhiên cao hơn đáng kể so với lô mô hình (p = 0,015). Ở lô trị 2, nồng độ TES huyết thanh cao hơn đáng kể so với lô mô hình (p = 0,001) tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh với lô chứng và lô trị 1 (p > 0,05). Tại thời điểm 60 ngày: ở lô mô hình, nồng độ TES huyết thanh vẫn thấp hơn đáng kể so với lô chứng (p = 0,025), lô trị 1 và lô trị 2. Ở lô trị 1, nồng độ TES huyết thanh cao hơn đáng kể so với lô mô hình (p = 0,008), ngoài ra không có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh với lô chứng (p > 0,05). Ở lô trị 2, nồng độ TES huyết thanh cao hơn có ý nghĩa so với lô chứng (p = 0,010) và lô mô hình (p = 0,002); so với lô trị 1, sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05). 87 - Ngoài ra khi so sánh giữa các thời điểm trong cùng một lô: Ở lô mô hình, tại thời điểm 30 ngày nồng độ TES huyết thanh giảm đáng kể so với thời điểm ban đầu (p = 0,002). Tại thời điểm 60 ngày, nồng độ TES huyết thanh vẫn giảm đáng kể khi so với thời điểm ban đầu (p = 0,020) tuy nhiên khi so với thời điểm 30 ngày lại có sự tăng đáng kể (p = 0,002). Ở lô trị 1, tại thời điểm 30 ngày nồng độ TES huyết thanh cũng giảm đáng kể so với thời điểm ban đầu (p = 0,015). Tuy nhiên, tại thời điểm 60 ngày, nồng độ TES huyết thanh lại tăng đáng kể so với thời điểm 30 ngày (p = 0,003) đồng thời tăng cao hơn so với thời điểm ban đầu (p = 0,006). Ở lô trị 2: tại thời điểm 30 ngày, không có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ TES huyết thanh so với thời điểm ban đầu (p > 0,05). Tại thời điểm 60 ngày, có sự tăng đáng kể so với thời điểm ban đầu (p = 0,003) và thời điểm 30 ngày (p = 0,001). 3.2.3.5. Nồng độ MDA huyết thanh Nồng độ MDA huyết thanh thỏ (nmol/L) được trình bày trong
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_doc_tinh_va_tac_dung_tang_cuong_chuc_nang.pdf
- THONG TIN DONG GOP MOI LA.docx
- TOM TAT LUAN AN_12_09_21 (ENG).docx
- TOM TAT LUAN AN_12_09_21.docx