Luận án Nghiên cứu giá trị cộng hưởng từ trong chẩn đoán giai đoạn ung thư trực tràng giữa và dưới được phẫu thuật triệt để
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giá trị cộng hưởng từ trong chẩn đoán giai đoạn ung thư trực tràng giữa và dưới được phẫu thuật triệt để", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu giá trị cộng hưởng từ trong chẩn đoán giai đoạn ung thư trực tràng giữa và dưới được phẫu thuật triệt để
kê (p = 0,000). Tổng số hạch trong mạc treo trực tràng ghi nhận trên CHT và GPB không có sự khác biệt. Tổng số hạch di căn phát hiện trên CHT nhiều hơn so với hạch di căn phẫu tích được trên GPB và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,011). 3.3.4. Liên quan giữa hình ảnh cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh 3.3.4.1. Liên quan giữa kích thước u trên cộng hưởng từ với xâm lấn xuyên thành trực tràng trên giải phẫu bệnh Bảng 3.32. Liên quan giữa kích thước u trên CHT với xâm lấn xuyên thành trực tràng trên GPB (n=106) Cộng hưởng từ Giải phẫu bệnh p T1 Tần số (%) T2 Tần số (%) T3 Tần số (%) T4a Tần số (%) Kích thước u <3cm 2 (15,4) 3 (23,1) 8 (61,5) 0 (0) 0,004* 3cm 0 (0) 9 (9,7) 68 (73,1) 16 (17,2) * Kiểm định Fisher’s exact Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận mối liên quan thuận giữa kích thước u trên CHT với xâm lấn xuyên thành trực tràng trên GPB. Theo đó, UTTT có 90 kích thước u ≥ 3cm thường có mức xâm lấn xuyên thành trực tràng từ T3 trở lên, chiếm đến 90,3% và không có trường hợp UTTT giai đoạn T1 có kích thước u ≥ 3cm. Các u có kích thước < 3cm thường có mức xâm lấn xuyên thành trực tràng từ T2 trở xuống. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p = 0,004. 3.3.4.2. Liên quan giữa cộng hưởng từ với di căn hạch trên giải phẫu bệnh Bảng 3.33. Liên quan giữa CHT với di căn hạch trên GPB (n=106) Cộng hưởng từ Giải phẫn bệnh p N0 Tần số (%) N1 Tần số (%) N2 Tần số (%) Mức độ xâm lấn T1 2 (100) 0 (0,0) 0 (0,0) T2 14 (87,5) 2 (12,5) 0 (0,0) <0,001$ T3 50 (69,4) 20 (27,8) 2 (2,8) T4a 5 (31,25) 5 (31,25) 6 (37,5) Xâm lấn DCVQ Dương 15 (51,7) 8 (27,6) 6 (20,7) 0,007* Âm 56 (72,7) 19 (24,7) 2 (2,6) Kích thước u trên CHT 3cm 60 (64,5) 25 (26,9) 8 (8,6) 0,548* <3cm 11 (84,6) 2 (16,4) 0 (0) $ Liên quan Spearman. * Kiểm định Fisher’s exact Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận mối liên quan thuận giữa mức độ xâm lấn xuyên thành trực tràng trên CHT với mức độ di căn hạch trên GPB. Theo đó, mức di căn hạch tăng dần khi mức độ xâm lấn tại chỗ gia tăng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 91 Kết quả ghi nhận mối liên quan thuận giữa xâm lấn mạc của MTTT với mức độ di căn hạch trên GPB. Theo đó, mức độ di căn hạch cao hơn đáng kể ở những trường hợp UTTT xâm lấn mạc của MTTT (p = 0,007). Mặc dù kích thước u trên CHT có xu hướng liên quan với mức độ di căn hạch trên GPB nhưng mối liên quan không đạt mức ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.3.4.3. Liên quan giữa cộng hưởng từ với xâm lấn diện cắt vòng quanh trên giải phẫu bệnh Bảng 3.34. Liên quan giữa xâm lấn xuyên thành trực tràng và di căn hạch trên CHT với xâm lấn DCVQ trên GPB (n=106) Cộng hưởng từ Giải phẫu bệnh p DCVQ(+) Tần số (%) DCVQ(-) Tần số (%) Xâm lấn xuyên thành trực tràng T1 0 (0) 2 (100) T2 1 (6,3) 15 (93,7) <0,001* T3 10 (13,9) 62 (86,1) T4a 15 (93,8) 1 (6,2) Di căn hạch N0 10 (15,2) 56 (84,8) N1 11 (34,4) 21 (65,6) 0,005* N2 5 (62,5) 3 (37,5) * Kiểm định Fisher’s exact Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận mối liên quan thuận giữa tình trạng xâm lấn xuyên thành trực tràng trên CHT với xâm lấn DCVQ trên GPB. Theo đó, những trường hợp có giai đoạn xâm lấn xuyên thành trực tràng cao hơn thì tỉ 92 lệ xâm lấn DCVQ cao hơn. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Giai đoạn di căn hạch của UTTT trên CHT có liên quan thuận với xâm lấn DCVQ trên GPB. UTTT có giai đoạn di căn hạch cao hơn trên CHT thì tỉ lệ xâm lấn DCVQ cũng cao hơn. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p = 0,005. Bảng 3.35. Liên quan giữa kích thước, vị trí và dạng u trên CHT với xâm lấn DCVQ trên GPB (n=106) Giải phẫu bệnh p Cộng hưởng từ DCVQ(+) Tần số (%) DCVQ(-) Tần số (%) Kích thước u 3cm 26 (28,0) 67 (72,0) 0,035* <3cm 0 (0) 13 (100) Vị trí u theo chu vi Trước 7 (63,6) 4 (36,4) Sau 0 (0) 13 (100) Bên phải 1 (7,7) 12 (92,3) <0,001* Bên trái 0 (0) 11 (100) Vòng 18 (31,0) 40 (69,0) Vị trí u theo chiều dọc 1/3 giữa 20 (26,7) 55 (73,3) 0,470* 1/3 dưới 6 (19,4) 25 (80,6) Dạng u Vòng 18 (31,0) 40 (69,0) 0,113* Khu trú 8 (16,7) 40 (83,3) * Kiểm định Fisher’s exact 93 Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận kích thước u trên CHT liên quan thuận với xâm lấn DCVQ trên GPB. UTTT có kích thước u < 3cm không ghi nhận xâm lấn DCVQ. Tuy nhiên, những u 3cm trên CHT có 28% xâm lấn DCVQ trên GPB. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p = 0,035. Vị trí u theo chu vi trên CHT liên quan thuận với xâm lấn DCVQ trên GPB. Trong các vị trí u theo chu vi, u ở vị trí phía trước có tỉ lệ xâm lấn DCVQ trên GPB cao nhất (63,6%). Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Nghiên cứu không ghi nhận mối liên quan giữa vị trí u theo chiều dọc và dạng u trên CHT với tình trạng xâm lấn DCVQ trên GPB. 94 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN UTTT là một trong các loại ung thư thường gặp nhất tại châu Âu và Hoa Kỳ (40/100.000 dân). Đây là loại ung thư có tiên lượng xấu vì nguy cơ tái phát tại chỗ cao và di căn xa [26],[44],[94],[128]. Tiên lượng của UTTT liên quan trực tiếp đến các yếu tố như mức độ xâm lấn xuyên thành của u, số hạch di căn và tình trạng xâm lấn DCVQ. Chẩn đoán chính xác giai đoạn trước mổ rất cần thiết để chọn chiến lược điều trị thích hợp cho từng cá thể tùy theo mức độ xâm lấn và di căn hạch. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm: cắt u tại chỗ, cắt u qua nội soi ngả hậu môn, cắt đoạn đại trực tràng và xạ trị trước mổ có kết hợp hóa trị hoặc không. Cắt u tại chỗ và cắt u qua nội soi ngả hậu môn chủ yếu đối với u giai đoạn T1, cắt đoạn đại trực tràng và thực hiện cắt toàn bộ MTTT dành cho u T2 và T3, hóa xạ trị kết hợp trước mổ để hạ thấp giai đoạn ung thư được áp dụng với u T4. Hiện nay, cắt toàn bộ MTTT được xem như tiêu chuẩn vàng trong điều trị UTTT vì giảm nguy cơ tái phát tại chỗ xuống dưới 10% và cải thiện tỉ lệ sống còn sau 5 năm so với phẫu thuật kinh điển. Theo Heald, nguy cơ tái phát tại chỗ sau phẫu thuật sẽ tăng nếu u xâm lấn DCVQ. Nếu UTTT có xâm lấn DCVQ được chẩn đoán trước mổ thì xạ trị tân hỗ trợ được khuyến cáo áp dụng vì các nghiên cứu cho thấy chiến lược điều trị này giảm tái phát tại chỗ từ 8,2% xuống còn 2,4%. Với kỹ thuật cắt toàn bộ MTTT, mạc của MTTT trên CHT được biểu hiện là DCVQ trong phẫu thuật, là yếu tố tiên lượng quan trọng nhất đối với tái phát tại chỗ, di căn xa và tỉ lệ sống còn sau 5 năm trong điều trị UTTT [19],[48],[51],[58],[140]. Chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong đánh giá giai đoạn UTTT trước mổ vì các phương pháp chẩn đoán kinh điển như thăm khám trực tràng bằng tay hay nội soi đại trực tràng không thể đánh giá độ sâu xâm lấn xuyên thành của u cũng như mức độ di căn hạch [8],[28]. Các phương pháp 95 chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn như siêu âm trong lòng trực tràng, CLVT và CHT được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán mức độ xâm lấn xuyên thành trực tràng và di căn hạch nhưng độ chính xác của các phương pháp này cũng thay đổi rất nhiều qua các nghiên cứu [19],[48],[140]. CHT là kỹ thuật hình ảnh có nhiều ưu điểm nhất trong chẩn đoán giai đoạn tại chỗ của UTTT, đặc biệt là khả năng đánh giá xâm lấn mạc của MTTT. Những tiến bộ của CHT đã được cải tiến bằng các cuộn thu bề mặt chuyên dụng. Gần đây, ứng dụng những cuộn thu thế hệ mới cùng với CHT có từ trường mạnh (3 Tesla) đã giảm thời gian chụp, tăng độ phân giải hình ảnh và khả năng phân biệt các lớp của thành trực tràng. Do đó, độ chính xác trong đánh giá giai đoạn UTTT đã cải thiện đáng kể và CHT cũng có khả năng đánh giá những khối u bề mặt với độ chính xác tương đương siêu âm trong lòng trực tràng [13],[15],[133],[148]. 4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu 4.1.1. Tuổi Tuổi là một yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng. Theo y văn, tỷ lệ ung thư đại trực tràng tăng lên sau 40 tuổi, nhiều nhất là sau 65 tuổi. Các thống kê cho thấy người trên 65 tuổi có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao gấp 3 lần so với độ tuổi 50 – 64 và cao gấp 30 lần so với độ tuổi 25 - 49. Các nghiên cứu cho thấy độ tuổi này có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm 20 – 40 tuổi ngày càng tăng dần trong những năm gần đây [94],[128]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40 – 60 tuổi (chiếm 47,2%). Tuổi trung bình là 59,8 ± 11,3 tuổi, thấp nhất là 31 tuổi và cao nhất là 88 tuổi. Theo Nguyễn Hoàng Bắc là 62 tuổi [3], Võ Tấn Long là 53,4 tuổi [5]. Như vậy, tuổi mắc UTTT trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước. 96 4.1.2. Giới Ung thư trực tràng thường xảy ra ở nam. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nam giới chiếm 61,3% (65 ca), nữ chiếm 38,7% (41 ca). Tỷ số nam/nữ = 1,58. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho tỷ lệ nam/nữ giao động từ 0,9 đến 1,57. Theo tác giả Võ Tấn Long là 1,3 [5]; Đặng Hồng Quân là 0,9 [6]. Theo thống kê về dịch tễ của ung thư đại trực tràng cho thấy tỷ lệ nam/nữ = 1,57 tại Mỹ; 1,53 tại Úc; 1,55 tại Đan Mạch; 0,91 tại Colombia [26],[44]. Như vậy, yếu tố giới trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước. 4.2. Giá trị cộng hưởng từ chẩn đoán giai đoạn ung thư trực tràng Hiện nay, chẩn đoán giai đoạn UTTT có nhiều thay đổi và tiến bộ đáng kể. Sự phát triển của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp CLVT, SATLTT, và đặc biệt là chụp CHT đã giúp đánh giá giai đoạn ung thư đầy đủ và chính xác hơn, chọn phác đồ điều trị phù hợp hơn để tăng cường khả năng điều trị bảo tồn cơ thắt hậu môn, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ tái phát tại chỗ và tăng thời gian sống còn cho người bệnh. CHT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn có độ chính xác cao và khắc phục được những hạn chế của SATLTT và CLVT bụng chậu. CHT có trường khảo sát trong rộng hơn so với SATLTT, các lát cắt mỏng 3mm và độ phân giải cao cho phép phác họa chi tiết các cấu trúc giải phẫu vùng chậu. Người bệnh cũng tránh được những khó chịu liên quan đến đặt đầu dò vào hậu môn của SATLTT hay nhiễm tia xạ do CLVT gây ra [15],[28],[51]. Hiện nay, CHT với cuộn thu bề mặt có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của lâm sàng trong chẩn đoán giai đoạn UTTT. CHT với cuộn thu bề mặt đặt xung quanh vùng chậu có thể giúp quan sát được 3 lớp của thành trực tràng [15],[29],[50]. Khi sử dụng cuộn thu đặt trong lòng trực tràng, CHT có thể 97 phân biệt 5 lớp của thành trực tràng, và độ chính xác đánh giá xâm lấn của u và di căn hạch cao hơn đáng kể so với cuộn thu bề mặt đối với UTTT giai đoạn sớm. Tuy nhiên, CHT với cuộn thu trong lòng trực tràng không được khuyến cáo phát triển do vùng khảo sát bị giới hạn và có thể không quan sát rõ mạc của MTTT trong một số trường hợp. Ngoài ra, đặt cuộn thu trong lòng trực tràng có thể làm biến dạng mô xung quanh, làm người bệnh khó chịu và không thể thực hiện nếu khối u gây hẹp lòng trực tràng [12],[36]. CHT với từ lực cao và cuộn thu đa dãy liên hợp dùng cho vùng chậu có thể tạo ra những hình ảnh rõ nét các lớp của thành trực tràng, MTTT và nhất là mạc của MTTT. Đây là những yếu tố thiết yếu góp phần quyết định kế hoạch điều trị trước mổ nhằm làm tăng tỉ lệ phẫu thuật triệt để, tăng tỉ lệ bảo tồn cơ thắt cũng như tăng tỉ lệ sống còn và giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ. Hiện nay, cuộn thu vùng chậu đa dãy liên hợp với từ trường 3.0T được xem là phương pháp chính xác nhất trong đánh giá giai đoạn UTTT [13],[15],[17],[48]. 4.2.1. Giá trị cộng hưởng từ chẩn đoán xâm lấn xuyên thành trực tràng Xâm lấn xuyên thành trực tràng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiên lượng và quyết định phương pháp điều trị đa mô thức UTTT. Đối với phẫu thuật điều trị UTTT giữa và dưới, mức độ xâm lấn xuyên thành có vai trò quyết định phương pháp phẫu thuật là cắt u tại chỗ hay cắt trước thấp, cắt gian cơ thắt hay cắt toàn bộ trực tràng qua ngả bụng và ngả tầng sinh môn. Theo y văn, giá trị chẩn đoán của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường khác nhau đáng kể khi đánh giá giai đoạn xâm lấn xuyên thành trực tràng và cũng khác nhau qua các nghiên cứu. Mỗi phương pháp cho thấy ưu thế ở những giai đoạn khác nhau của UTTT (bảng 4.1) [8],[13],[45],[116],[129]. 98 Bảng 4.1. Giá trị cộng hưởng từ chẩn đoán xâm lấn xuyên thành trực tràng Phương pháp Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) Độ chính xác (%) Al-Sukhni [13] CHT 87 75 Fernández- Esparrach [45] SATLTT- CHT 89–0 (T1) 50–75 (T2) 84–82 (T3) 0–100 (T4) 96-100 (T1) 83-78 (T2) 63-85 (T3) 100-95 (T4) 95-90 (T1) 76-77 (T2) 76-83 (T3) 95-95 (T4) Puli [116] SATLTT 87,8 (T1) 80,5 (T2) 96,4 (T3) 95,4 (T4) 98,3 (T1) 95,6 (T2) 90,6 (T3) 98,3 (T4) Sinha [129] CLVT 69,2 (≤T2) 85,3 (T3) 80,0 (T4) 88,6 (≤T2) 73,9 (T3) 100 (T4) 84,2 (≤T2) 80,7 (T3) 96,5 (T4) Đinh Văn Trực[8] CLVT 85,9 77,5 81,8 Đinh Văn Trực[8] CHT 89,2 88,5 88,9 Theo các nghiên cứu trước đây, SATLTT cho thấy độ chính xác cao khi chẩn đoán UTTT giai đoạn T1 và thấp hơn ở các giai đoạn T2 và T3. Fernandez-Esparrach G và cs ghi nhận SATLTT có độ chính xác rất cao trong chẩn đoán UTTT giai đoạn T1 và đạt 95% (KTC 95% từ 77% đến 92%). Trong khi đó, độ chính xác khi chẩn đoán giai đoạn T2 và T3 thấp hơn đáng kể, 76% (KTC 95% từ 65% đến 84%) [45]. Theo Puli, kết quả từ phân tích gộp và tổng quan hệ thống từ 42 nghiên cứu (N = 5.039) cho thấy SATLTT 99 có độ nhạy từ 80,5% đến 96,4% và độ đặc hiệu từ 90,6% đến 98,3%. Trong đó, độ nhạy thấp được ghi nhận tại giai đoạn T2 (80,5%) và độ đặc hiệu thấp tại giai đoạn T3 (90,6%) [116]. Theo Phạm Văn Tấn, SATLTT đánh giá mức độ xâm lấn xuyên thành có độ chính xác 88,4% [7]. SATLTT chẩn đoán sai phổ biến hơn ở giai đoạn T2 và T3 do hình ảnh siêu âm khó phân biệt giữa u xâm lấn sâu vào lớp cơ với những u xâm lấn vi thể vào MTTT. Ngoài ra hình ảnh SATLTT cũng khó phân biệt tình trạng viêm và phù nề quanh u với sự thâm nhiễm của u [22]. Khác với SATLTT, chụp CLVT lại có ưu thế trong đánh giá xâm lấn xuyên thành trực tràng đối với UTTT giai đoạn muộn, nhưng lại hạn chế trong đánh giá UTTT giai đoạn sớm. CLVT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đầu tiên được sử dụng để đánh giá giai đoạn UTTT nhưng kết quả của những nghiên cứu cho thấy giái trị chẩn đoán của CLVT thấp hơn CHT và SATLTT. Hình ảnh CLVT có độ tương phản mô mềm kém nên khó phân biệt rõ các lớp của thành trực tràng và khoảng cách từ u đến mạc của MTTT cũng không thể đánh giá trên CLVT. Những cải tiến về kỹ thuật hình ảnh gần đây bao gồm CLVT đa đầu dò, tái tạo hình ảnh đa mặt phẳng với độ phân giải không gian cao và góc nhìn vuông góc hoặc song song với khối u đã cải thiện khả năng đánh giá giai đoạn UTTT của CLVT. Những tiến bộ này đã nâng cao độ chính xác tổng thể của CLVT khi đánh giá giai đoạn xâm lấn xuyên thành của UTTT lên đến 87% và cao hơn đáng kể so với độ chính xác chỉ 73% khi sử dụng công nghệ cũ với hình ảnh trên mặt phẳng ngang đơn độc [79],[146]. Theo Sinha, độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác có giá trị cao trong chẩn đoán UTTT giai đoạn T4 lần lượt là 80%, 100% và 96,5% [129]. Theo Đinh Văn Trực, CLVT có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác chẩn đoán giai đoạn UTTT lần lượt là 85,9%, 77,5% và 81,8%. Kết quả này thấp hơn so với giá trịn của CHT trên cùng nhóm nghiên cứu [8]. 100 Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận CHT có độ chính xác tổng thể cao khi đánh giá giai đoạn xâm lấn xuyên thành trực tràng của UTTT. Độ chính xác giữa 2 người đọc không khác biệt nhiều và tùy thuộc giai đoạn UTTT mà độ chính xác thay đổi từ 92,5% đến 100%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy độ tin cậy cao giữa 2 người đọc kết quả CHT với tỉ lệ đồng thuận đạt 96,2% (KTC 95% từ 90,6% đến 99%). Chỉ số Kappa > 0,9 thể hiện mức độ đồng thuận rất cao giữa 2 người đọc. Các giá trị trên đã cho thấy CHT là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh khách quan và có khả năng chẩn đoán chính xác cao các giai đoạn xâm lấn xuyên thành trực tràng. Như vậy, giá trị chẩn đoán của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh không chỉ phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của mỗi phương pháp mà còn phụ thuộc vào giai đoạn UTTT. Giá trị chẩn đoán của CHT cũng chịu ảnh hưởng của các đặc tính kỹ thuật và thay đổi tùy theo giai đoạn đánh giá. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy CHT có giá trị chẩn đoán cao đối với UTTT giai đoạn T4a và độ chính xác thấp hơn ở giai đoạn T2 và T3. 4.2.1.1. Giá trị cộng hưởng từ chẩn đoán giai đoạn T1 Phân biệt UTTT giai đoạn T1 với các giai đoạn khác đặc biệt hữu ích do UTTT giai đoạn T1 có thể điều trị bằng kỹ thuật cắt u tại chỗ hay phẫu thuật nội soi qua ngả hậu môn. Trên thực tế, phân biệt giai đoạn T1 với T2 không có nhiều ý nghĩa lâm sàng. Trên CHT, khó chẩn đoán phân biệt giai đoạn T1 với T2 do khó xác định hình ảnh u còn trong lớp dưới niêm mạc hay xâm lấn vào lớp cơ nên các nghiên cứu thường gộp chung giai đoạn T1 và T2 với nhau. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các giá trị chẩn đoán của CHT tại giai đoạn T1 đạt tối đa 100%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các tác giả khác (bảng 4.2) [43],[67],[71]. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 2 trường hợp UTTT giai đoạn T1. Các nghiên cứu khác cũng có số lượng ca T1 không nhiều. 101 Bảng 4.2. Giá trị cộng hưởng từ chẩn đoán ung thư trực tràng giai đoạn T1 Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) Độ chính xác (%) GTTĐ Dương (%) GTTĐ Âm (%) Qi Feng [43] 90-80 88,9-91,7 Elsa Iannicelli [67] 86,2 95,5 91,8 92,6 91,3 Chan Kyo Kim [71] 88 100 97 Chúng tôi 100 100 100 100 100 Theo Qi Feng, chuỗi xung khuếch tán (DWI) có độ nhạy cao hơn (90%) và độ đặc hiệu (88,9%) thấp hơn so với chuỗi xung T2WI (80% và 91,7%) trong chẩn đoán UTTT giai đoạn T1 [43]. Tương tự, nghiên cứu của Elsa Iannicelli có 7 trường hợp UTTT giai đoạn T1 và 22 trường hợp UTTT giai đoạn T2 và 2 giai đoạn này được gộp chung vì khó phân biệt T1 với T2 [67]. Nghiên cứu của Kim với CHT 3.0T sử dụng cuộn thu bề mặt vùng chậu đa dãy liên hợp cho độ chính xác 97% ở giai đoạn T1 [71]. Các nghiên cứu cho thấy độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán âm của CHT ở giai đoạn T1 thường cao, điều này cho phép loại trừ tốt các trường hợp không bệnh [13],[148]. Theo nghiên cứu của chúng tôi, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán âm cùng đạt 100% (KTC 95% từ 96,5% đến 100%). Nghiên cứu của Fernández-Esparrach ghi nhận các kết quả tương tự với độ đặc hiệu 100% (KTC 95% từ 95% đến 100%) và giá trị tiên đoán âm đạt 95% (KTC 95% từ 81% đến 95%) trong đánh giá UTTT giai đoạn T1 [45]. Park và cs cũng ghi nhận CHT đánh giá giai đoạn T1 có độ đặc hiệu đạt 97% [110]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra hạn chế rất lớn của CHT là độ nhạy thấp khi chẩn đoán phân biệt UTTT giai đoạn T1 với các giai đoạn khác. Mặc dù độ nhạy và giá trị tiên đoán dương trong nghiên cứu của chúng tôi đạt 100% nhưng do giới hạn về cỡ mẫu ở nhóm T1 102 nên có khoảng tin cậy rộng. Tỉ lệ người bệnh UTTT ở giai đoạn T1 chỉ chiếm 1,9% (2 trường hợp) do chúng tôi chỉ chọn vào nghiên cứu những trường hợp UTTT được điều trị bằng phẫu thuật và thực hiện kỹ thuật cắt toàn bộ MTTT. Đây cũng là hạn chế chung của các nghiên cứu khi tỉ lệ UTTT ở giai đoạn T1 thường rất thấp. Cũng vì lý do này mà các nghiên cứu thường tập trung đánh giá UTTT giai đoạn T2 và các giai đoạn muộn hơn [9],[13]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cùng với dữ liệu từ những nghiên cứu khác đã chỉ ra hạn chế về độ nhạy và giá trị đoán dương của CHT khi đánh giá UTTT giai đoạn T1 [45]. Việc áp dụng đơn thuần CHT ở giai đoạn này có thể dẫn đến điều trị quá mức bằng phẫu thuật cắt đoạn đại trực tràng. Trong khi đó, phần lớn các trường hợp UTTT giai đoạn T1 có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt u tại chỗ với ưu điểm về độ chính xác khi cắt u, giảm tai biến và biến
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_gia_tri_cong_huong_tu_trong_chan_doan_gia.pdf
- PHẠM CÔNG KHÁNH - TTLA.pdf
- PHẠM CÔNG KHÁNH.pdf