Luận án Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận
thương bụng + gãy xương chi thể 1 1,1 Chấn thương bụng kín kết hợp với CTT gặp nhiều nhất (25,6%), tiếp đến là chấn thương ngực kín (23,3%). Có 22 trường hợp có tổn thương phối hợp 2 cơ quan (24,5%). 3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng * Các tổn thương tạng phối hợp phát hiện trên siêu âm Bảng 3.8. Tổn thương tạng phối hợp phát hiện trên siêu âm (n=90) Phát hiện tổn thương tạng trên siêu âm Số BN Tỷ lệ % Tổn thương gan 8 8,9 Tổn thương lách 6 6,7 Tổn thương tụy 5 5,6 Tổn thương tuyến thượng thận 4 4,4 Tràn dịch khoang màng phổi 16 17,8 Các tổn thương tạng phối hợp với CTT được phát hiện trên siêu âm là gan, lách, tụy và thượng thận, với tỷ lệ đều dưới 10%. * Xét nghiệm sinh hóa chức năng thận Bảng 3.9. Xét nghiệm sinh hóa chức năng thận (n = 90) Các chỉ số xét nghiệm Số BN Tỷ lệ % Urê Tăng 14 15,6 Bình thường 76 84,4 Creatinin Tăng 14 15,6 Bình thường 76 84,4 Có 14 bệnh nhân tăng ure (mmol/l) và creatinin (µmol/l) khi vào viện, chiếm 15,6% tổng số bệnh nhân. Tuy nhiên, ure và creatinin trung bình khi vào không tăng (lần lượt là 6,3 ± 1,4 và 104 ± 18,7). * Xét nghiệm huyết học Bảng 3.10. Đánh giá mức độ thiếu máu (n = 90) Mức độ thiếu máu Số BN Tỷ lệ % Không thiếu máu 22 24,4 Thiếu máu nhẹ 36 40,0 Thiếu máu trung bình 20 22,2 Thiếu máu nặng 12 13,4 Tổng 90 100,0 Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, khoảng 1/4 số bệnh nhân không thiếu máu, 40% bệnh nhân thiếu máu nhẹ, chỉ 13,3% bệnh nhân có thiếu máu nặng. 3.2. Giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chấn thương thận * Chẩn đoán tổn thương thận do chấn thương Bảng 3.11. Các dấu hiệu tổn thương thận trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy Các dấu hiệu tổn thương thận Số BN Tỷ lệ % Tụ máu dưới bao thận 4 4,4 Tụ máu quanh thận 80 88,9 Đụng dập tụ máu nhu mô 15 16,7 Đường vỡ thận nông 1cm 36 40,0 Đường vỡ thận sâu lan tới đường bài tiết 32 35,6 Vỡ thận phức tạp 3 3,3 Thoát thuốc cản quang chảy máu thể hoạt động 13 14,4 Thoát thuốc cản quang thì muộn 24 26,7 Tổn thương rách chỗ nối BT-NQ 1 1,1 Nhồi máu ĐMT 3 3,3 + Có 11 dạng tổn thương thận được phát hiện trên phim chụp MSCT. Hình ảnh tụ máu quanh thận ghi nhận trên 80% tổng số bệnh nhân CTT. Hình ảnh đường vỡ thận sâu ghi nhận tương ứng trên 40% và 35,6%. + Có 13 trường hợp có hình ảnh thoát thuốc cản quang thể hoạt động, chiếm tỷ lệ 14,4%. + 24 ca có thoát thuốc thì muộn, từ đường bài tiết ra ngoài hố thận, chiếm tỷ lệ 26,7%. * Chẩn đoán và đánh giá khối dịch máu tụ quanh thận Bảng 3.12. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy chẩn đoán khối máu tụ quanh thận (n = 80). Các chỉ số Giá trị trung bình p Nhóm không nút mạch Nhóm có nút mạch HA (cm2) 70,7 103,6 0,05 HKR 3,1 4,4 0,03 HKD (cm2) 47,1 80,1 0,01 PRD 2,1 4,2 0,02 Có 80 trường hợp có tụ máu quanh thận. Trung bình giá trị diện tích khối máu tụ quanh thận (HA), tỷ số và hiệu số giữa diện tích khối máu tụ quanh thận và diện tích thận (HKD) và kích thước khối máu tụ quanh thận (PRD) ở hai nhóm được nút mạch và không nút mạch có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). * Chẩn đoán bệnh lý thận kèm theo Bảng 3.13. Bệnh lý thận kèm theo (n = 90) Bệnh lý kèm theo Số BN Tỷ lệ % Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản 1 1,1 Nang đơn thận 7 7,9 Thận móng ngựa 1 1,1 Sỏi thận 3 3,3 Có 12 ca CTT trên thận có bệnh lý từ trước. Trong đó hay gặp nhất là nang thận (7,9%) và sỏi thận (3,3%). * Phân độ chấn thương thận theo AAST 2018 dựa trên MSCT Bảng 3.14. Phân độ chấn thương thận theo AAST dựa trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy (n = 90) Phân độ tổn thương thận theo AAST Số BN Tỷ lệ % Độ I 4 4,4 Độ II 11 12,3 Độ III 36 40,0 Độ IV 36 40,0 Độ V 3 3,3 Tổng 90 100,0 Kết quả trên chụp MSCT cho thấy đa phần bệnh nhân tổn thương thận ở độ III và độ IV, đều chiếm tương ứng 40%. Bệnh nhân tổn thương thận mức độ V có 3 bệnh nhân, chiếm 3,3%. CTT độ III, IV và V (high grade) chiếm 83,3%. * Chỉ định chụp MSCT lần 2 chẩn đoán biến chứng sớm của chấn thương thận Bảng 3.15. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy chẩn đoán biến chứng sớm chấn thương thận (n = 90). Biến chứng sớm chấn thương thận Số BN Tỷ lệ % Giả phình ĐMT 9 10,0 Thông ĐTMT 2 2,2 Còn thoát nước tiểu từ đường bài xuất 5 5,6 Có 16 trường hợp có diễn biến không thuận lợi được chẩn đoán nhờ chỉ định chụp MSCT lần 2, trong đó biến chứng mạch máu thận 11 trường hợp (12,2%) và biến chứng rò nước tiểu muộn 5 trường hợp (5,6%). * So sánh vai trò chẩn đoán trong CTT giữa MSCT và siêu âm ổ bụng Bảng 3.16. Tổn thương tạng phối hợp phát hiện trên siêu âm và trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy Tổn thương Số BN (%) Siêu âm MSCT 64 dãy Vỡ gan 8 (8,9) 8 (8,9) Vỡ lách 6 (6,7) 6 (6,7) Tổn thương tụy 5 (5,6) 5 (5,6) Tổn thương tuyến thượng thận 4 (4,4) 5 (5,6) Tràn máu khoang màng phổi 16 (17,8) 16 (17,8) Không có sự khác biệt về khả năng chẩn đoán giữa MSCT và siêu âm ổ bụng trong chẩn đoán tổn thương tạng ổ bụng (p > 0,05). Siêu âm phát hiện 4 ca tổn thương tuyến thượng thận, trong khi MSCT phát hiện 5 ca. Biểu đồ 3.3. Tần suất các dấu hiệu tổn thương nhu mô thận trên siêu âm Tổn thương được phát hiện trên siêu âm nhiều nhất là vỡ nhu mô thận (85,6%). Có 3,3% trường hợp không thấy tổn thương thận. Bảng 3.17. So sánh chẩn đoán tổn thương thận giữa siêu âm và chụp cắt lớp vi tính đa dãy Tổn thương Số BN (%) Siêu âm MSCT 64 dãy Tụ máu dưới bao thận 4 (4,4) 4(4,4) Tụ máu quanh thận 80 (88,9) 80(88,9) Đụng dập tụ máu nhu mô 1 (1,1) 15 (16,7) Đường vỡ thận nông 1cm 36 (40,0) Đường vỡ thận sâu lan tới đường bài tiết 32 (35,6) Vỡ thận phức tạp 3 (3,3) 3 (3,3) Siêu âm có giá trị chẩn đoán tương đương MSCT ở một số chỉ số: tụ máu dưới bao thận, tụ máu quanh thận, có đường vỡ nhu mô thận, vỡ thận phức tạp. MSCT phát hiện đụng dập nhu mô thận tốt hơn siêu âm, với tỷ lệ chẩn đoán đúng là 16,7% so với 1,1% (p < 0,05). 3.3. Kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận 3.3.1. Kết quả điều trị 24 giờ đầu vào viện * Hồi sức chấn thương thận Bảng 3.18. Truyền máu và mức độ thiếu máu (n = 25). Số lượng máu truyền Mức độ thiếu máu Tổng Trung bình Nặng Số BN % Số BN % Số BN % ≤ 2 đơn vị 12 92,3 10 83,3 22 88,0 3 - 4 đơn vị 1 7,7 1 8,3 2 8,0 > 4 đơn vị 0 0,0 1 8,3 1 4,0 Đa số bệnh nhân chỉ cần truyền 2 đơn vị máu (88%), có 1 bệnh nhân phải truyền tới 4 đơn vị máu (4%). Bảng 3.19. Liên quan giữa truyền máu với chấn thương thận phối hợp Lượng máu truyền Loại chấn thương thận CTT đơn thuần CTT phối hợp Số BN % Số BN % ≤ 2 đơn vị (n = 22) 11 50,0 11 50,0 3 - 4 đơn vị (n = 2) 0 0,0 2 100,0 > 4 đơn vị (n = 1) 0 0,0 1 100,0 Các trường hợp phải truyền > 2 đơn vị máu đều là các bệnh nhân CTT phối hợp. * Phân loại phương pháp điều trị bảo tồn chấn thương thận Bảng 3.20. Chỉ định điều trị chấn thương thận trong 24 gờ đầu (n = 90) Phương pháp điều trị Số BN Tỷ lệ % Điều trị nội khoa đơn thuần 69 76,7 Điều trị nội khoa + can thiệp mạch 13 14,4 Điều trị nội khoa + đặt thông JJ 8 8,9 Khi bệnh nhân vào viện, tại thời điểm 24 giờ đầu, đa số bệnh nhân được chỉ định điều trị bảo tồn nội khoa đơn thuần, 69 bệnh nhân, chiếm 76,7%. 3.3.2. Kết quả nhóm điều trị nội khoa đơn thuần (n = 69) Bảng 3.21. Điều trị nội khoa và mức độ tổn thương thận (n =69) Các tổn thương được chỉ định Độ CTT Số BN Tỷ lệ % Tụ máu dưới bao I 4 5,8 Vỡ nhu mô thận nông 1cm chưa lan tới đường bài tiết III 32 46,4 Vỡ nhu mô thận lan tới đường bài tiết IV 18 26,1 Nhồi máu ĐMT IV 3 4,4 Vỡ thận phức tạp V 2 2,9 Có 46/51 bệnh nhân CTT độ I, độ II và độ III được điều trị nội khoa đơn thuần (90,2%). 21/36 bệnh nhân CTT độ IV điều trị nội khoa đơn thuần, chiếm 58,3%. 2/3 bệnh nhân CTT độ 5 được điều trị nội khoa (66,7%). Bảng 3.22. Theo dõi diễn biến các triệu chứng lâm sàng (n=69) Triệu chứng Thời gian theo dõi p Ngày 1 Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7 n % n % n % n % Đái máu đại thể 51 100 46 66,7 26 41,9 9 18 P1.7=0,1 Đau thắt lưng 68 98,6 62 89,9 36 58,1 14 28,6 P1.7=0,7 Tụ máu thắt lưng 44 63,8 44 63,8 40 64,5 31 63,3 P1.7=0,001 Co cứng thắt lưng 41 59,4 32 46,4 19 30,6 6 12,2 P1.7=0,1 Bụng chướng 32 46,4 29 42 20 32,3 10 20,4 P1.7=0,002 Trong số 69 bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa đơn thuần, triệu chứng đái máu đại thể giảm nhanh, chỉ còn 18% sau 1 tuần theo dõi. Bảng 3.23. Kết quả điều trị nội khoa đơn thuần (n = 69) Kết quả điều trị nội khoa đơn thuần Số BN Tỷ lệ % Thành công, diễn biến thuận lợi 48 69,6 Có biến chứng mạch phải nút mạch 11 15,9 Thoát nước tiểu dai dẳng phải đặt thông JJ 5 7,3 Khối tụ máu nước tiểu lớn phải PTNS 4 5,8 Chuyển mổ mở 1 1,4 Tỷ lệ điều trị nội khoa đơn thuần thành công chiếm 69,6%. 4 bệnh nhân được mổ nội soi lấy máu tụ quanh thận. 16 bệnh nhân phải bổ sung can thiệp ít xâm lấn (11 ca can thiệp mạch, 5 ca đặt thông JJ). Chỉ có 1 bệnh nhân điều trị bảo tồn thất bại phải mổ mở cắt thận là bệnh nhân CTT độ V biến chứng giả phình động mạch, sau nút mạch biến chứng áp xe quanh thận. 3.3.3. Kết quả điều trị can thiệp mạch trong chấn thương thận * Thời điểm chỉ định: can thiệp nút mạch trong 24 giờ đầu: 13 bệnh nhân; chỉ định trong lúc theo dõi: 11 bệnh nhân. * Chỉ định điều trị can thiệp mạch với tổn thương chảy máu thể hoạt động Bảng 3.24. Chỉ định can thiệp mạch với chảy máu thể hoạt động (n=13) Độ chấn thương Số BN % CTT độ II 1 7,7 CTT độ III 4 30,8 CTT độ IV 8 61,5 Tổng 13 100,0 Chỉ định can thiệp nút mạch trong 24 giờ đầu là các bệnh nhân có chảy máu hoạt động trên cắt lớp vi tính đa dãy. Có 8 bệnh nhân là CTT độ IV (61,5%). Có cả CTT độ II và độ III được điều trị nút mạch (7,7% và 30,8%). * Chỉ định điều trị can thiệp mạch với biến chứng mạch thận phát hiện trong quá trình theo dõi Bảng 3.25. Nút mạch điều trị biến chứng mạch máu trong chấn thương thận (n=11) Độ CT Tổn thương Giả phình ĐM Thông ĐTM Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Độ II 1 11,1 0 0,0 Độ III 3 33,3 1 50,0 Độ IV 4 44,4 1 50,0 Độ V 1 11,1 0 0,0 Tổng 9 100,0 2 100,0 Trong quá trình theo dõi, phát hiện 9 bệnh nhân giả phình động mạch với độ CTT từ II tới IV và 2 bệnh nhân thông động tĩnh mạch ở CTT độ III và IV. * Tổn thương mạch máu phát hiện trên MSCT được xác định trên DSA Bảng 3.26. Các tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy được xác định trên DSA (n=24) Các dấu hiệu trên MSCT Tổn thương mạch máu trên DSA Độ chính xác Chảy máu thể hoạt động 13 100% Giả phình động mạch 9 100% Thông động tĩnh mạch 2 100% Giá trị chẩn đoán của chụp MSCT với các tổn thương mạch máu thận là chính xác 100%. * Đặc điểm chung các loại tổn thương mạch máu trên DSA Bảng 3.27. Vị trí tổn thương mạch máu (n = 24) Vị trí thương tổn Số BN Tỷ lệ % Nhánh ĐM ĐM phân thùy 11 45,8 ĐM gian thùy 13 54,2 Tổng 24 100,0 Tổn thương mạch máu chủ yếu ở động mạch gian thùy, chiếm tỷ lệ 54,2%. Bảng 3.28. Liên quan giữa vị trí và các loại thương tổn mạch máu (n = 24) Vị trí tổn thương Loại tổn thương mạch Tổng Chảy máu thể hoạt động Giả phình ĐM Thông động tĩnh mạch n % n % n % n % ĐM phân thùy 7 53,8 2 22,2 2 100,0 11 45,8 ĐM gian thùy 6 46,2 7 77,8 0 0,0 13 54,2 Tổng 13 100,0 9 100,0 2 100,0 24 100,0 Ở nhóm chảy máu thể hoạt động, tổn thương được phân bố đều ở động mạch phân thùy và động mạch gian thùy; còn ở nhóm giả phình động mạch đa phần (77,8%) tổn thương ở động mạch gian thùy. Nhóm thông động tĩnh mạch, toàn bộ tổn thương ở động mạch gian thùy (100%). * Vị trí nút mạch Bảng 3.29. Vị trí nút mạch (n = 24) Vị trí nút mạch Số BN Tỷ lệ % Nút mạch chọn lọc 17 70,8 Nút mạch siêu chọn lọc 7 29,2 Tổng 24 100,0 Đa phần các bệnh nhân được nút mạch chọn lọc (70,8%); chỉ có 29,2% số bệnh nhân được nút mạch siêu chọn lọc. * Kết quả điều trị của nhóm can thiệp mạch Bảng 3.30. Diễn biến lâm sàng sau khi can thiệp mạch (n=24) Triệu chứng Thời gian theo dõi P Ngày 1 Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7 N % n % n % n % Đái máu đại thể 23 95,8 19 79,2 11 50,0 6 37,5 p1.7=0,6 Đau thắt lưng 24 100,0 18 75,0 15 68,2 7 43,8 Tụ máu thắt lưng 23 95,8 21 87,5 20 90,9 15 93,8 p1.7=0,06 Co cứng thắt lưng 24 100,0 15 62,5 9 40,9 2 12,5 Bụng chướng 24 100,0 15 62,5 9 40,9 4 25,0 Tỷ lệ thực hiện kỹ thuật nút mạch thành công là 100%. Tỷ lệ bệnh nhân hết đái máu sau nút mạch là 100%. Có 4 bệnh nhân chuyển mổ sau nút mạch. Trong đó, 3 bệnh nhân nút mạch từ đầu được phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy khối máu tụ quanh thận kích thước lớn; 1 bệnh nhân CTT độ V nút mạch do giả phình ĐMT diễn biến có áp xe quanh thận, phải mổ mở cắt thận. 3.3.4. Nội soi tiết niệu đặt thông JJ. * Thời điểm chỉ định nội soi đặt thông JJ Bảng 3.31. Thời điểm chỉ định nội soi đặt thông JJ (n = 13) Thời điểm Số BN Tỷ lệ % Chỉ định từ đầu 8 61,5 Chỉ định trong thời gian theo dõi 5 38,5 Tổng 13 100,0 Đa phần (61,5%) bệnh nhân được chỉ định đặt thông JJ từ đầu. Trong quá trình theo dõi điều trị, chỉ định đặt thông JJ bổ sung 5 trường hợp. * Kết quả nội soi đặt thông JJ Bảng 3.32. Theo dõi diễn biến lâm sàng và siêu âm của nhóm đặt JJ (n=13) Triệu chứng Thời gian theo dõi Ngày 1 Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7 n % n % n % n % Đái máu đại thể 13 100,0 12 92,3 10 76,9 1 7,7 Đau thắt lưng 13 100,0 12 92,3 10 76,9 0 0,0 Tụ máu thắt lưng 13 100,0 13 100,0 13 100,0 12 92,3 Co cứng thắt lưng 13 100,0 10 76,9 4 30,8 13 100,0 Bụng chướng 13 100,0 11 84,6 5 38,5 2 15,4 + Các triệu chứng đều cải thiện tốt sau đặt thông JJ, trừ dấu hiệu tụ máu thắt lưng thoái triển chậm. + 13/13 bệnh nhân còn khối tụ máu, nước tiểu quanh thận trên siêu âm ở ngày thứ 5 sau đặt thông JJ. Trong đó có 2 bệnh nhân biến chứng nhiễm khuẩn khối tụ máu, nước tiểu quanh thận phải chuyển mổ: 1 bệnh nhân mổ mở cắt thận, 1 bệnh nhân mổ mở làm sạch ổ áp xe. 11 bệnh nhân còn khối tụ máu, nước tiểu quanh thận, nhưng thể tích giảm so với trước đặt thông JJ. Bảng 3.33. Kết quả nội soi đặt thông JJ (n = 13) Kết quả Số BN Tỷ lệ % Thành công 11 84,6 Chuyển mổ 2 15,4 Tổng 13 100,0 Trong tổng số 13 bệnh nhân đặt thông JJ đều thành công về kỹ thuật, nhưng vẫn có 15,4% bệnh nhân phải chuyển mổ, trong đó 1 bệnh nhân mổ mở làm sạch ổ áp xe, bảo tồn thận, 1 bệnh nhân mổ mở cắt thận. 3.3.5. Biến chứng và các phương pháp xử trí Bảng 3.34. Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng (n=90) Biến chứng Số BN Tỷ lệ % Không 67 74,4 Có 23 25,6 Tổng 90 100,0 Có 23 bệnh nhân có xuất hiện biến chứng, chiếm tỷ lệ 25,6%. Có 3 bệnh nhân có 2 biến chứng: 1 bệnh nhân CTT độ V, biến chứng giả phình mạch thận, được nút mạch sau đó diễn biến có áp xe quanh thận; 2 bệnh nhân thoát nước tiểu dai dẳng, đặt thông JJ sau đó diễn biến áp xe quanh thận. * Các biến chứng trong quá trình theo dõi điều trị bảo tồn Bảng 3.35. Các loại biến chứng sớm (n = 26) Loại biến chứng Số BN Tỷ lệ % Giả phình ĐMT 9 10,0 Thông ĐTMT 2 2,2 Thoát nước tiểu dai dẳng 5 5,6 Khối máu tụ lớn sau phúc mạc 7 7,8 Áp xe quanh thận 3 3,3 Biến chứng của điều trị bảo tồn CTT chủ yếu là biến chứng ĐMT (12,2%); khối tụ máu sau phúc mạc kích thước lớn gây kích thích, bụng chướng (7,8%). Có 3 bệnh nhân nhiễm khuẩn khối tụ máu, nước tiểu quanh thận (3,3%); 2 bệnh nhân sau đặt thông JJ và 1bệnh nhân sau điều trị nội đơn thuần. * Các phương pháp xử trí biến chứng sớm sau chấn thương thận Bảng 3.36. Các phương pháp xử trí biến chứng sớm (n = 26) Phương pháp Số BN Tỷ lệ % Nút mạch 11 42,4 Đặt thông JJ 5 19,3 Phẫu thuật nội soi lấy máu tụ 7 26,9 Mổ mở cắt thận, dẫn lưu ổ áp xe 2 7,6 Mổ mở dẫn lưu ổ áp xe, bảo tồn thận 1 3,8 Trong tổng số 26 biến chứng, 42,4% được xử trí bằng can thiệp mạch; 26,9% phương pháp phẫu thuật nội soi, 11,4% mổ mở. 3.3.6. Phân loại kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận 3.3.6.1. Phân loại kết quả sớm Bảng 3.37. Đánh giá chung kết quả điều trị (n= 90) Kết quả Số BN Tỷ lệ % Thành công ĐT nội đơn thuần (n = 53) 48 88,9 ĐT nội + Can thiệp mạch (n=24) 21 ĐT nội + đặt JJ (n = 13) 11 ► Phẫu thuật nội soi 7 7,8 ► Mổ mở 3 3,3 Tỷ lệ điều trị bảo tồn thành công của cả nhóm nghiên cứu là 88,9%; trong đó tỷ lệ thành công của nhóm điều trị nội đơn thuần là cao nhất 48/53 (90,6%). Tỷ lệ thất bại của điều trị bảo tồn là 11,1%; trong đó chủ yếu được xử trí bằng phẫu thuật nội soi lấy máu cục và dẫn lưu ổ máu tụ quanh thận (7,8%). Bảng 3.38. Mối liên quan giữa kết quả điều trị và phân độ chấn thương thận (n=90) Phân độ CTT Kết quả điều trị Tổng p Điều trị bảo tồn thành công Điều trị bảo tồn thất bại Số BN % Số BN % Số BN % CT nhẹ và vừa Độ I 4 100,0 0 0,0 47/51 92,2 0,01 Độ II 11 100,0 0 0,0 Độ III 32 88,9 4 10,1 CT nặng Độ IV 31 86,1 5 13,9 33/39 84,6 Độ V 2 66,7 1 33,3 Tỷ lệ điều trị bảo tồn thành công ở nhóm CTT nhẹ và trung bình là 92,2%. Tỷ lệ này ở nhóm CTT nặng là 84,6%. Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thông kê (p < 0,05). 3.3.6.2. Thời gian nằm viện Bảng 3.39. Thời gian nằm viện (n =80) Chỉ định điều trị ban đầu n Mean sd min Trung vị max Giá trị P Điều trị nội khoa đơn thuần 53 10,2 6,1 3 9 39 0,12 Can thiệp mạch 24 7,9 4,7 3 6 18 0,03 Đặt sonde JJ 13 11,1 2,7 8 10,5 16 Tổng 80 10,0 5,7 3 8,5 39 0,09 Loại trừ 10 ca thất bại, ngày nằm viện trung bình của 80 bệnh nhân là 10 ± 5,7 ngày, trong đó, nhóm can thiệp mạch có thời gian nằm viện ngắn nhất, trung bình là 7,9 ± 4,7 ngày, nhóm điều trị nội khoa đơn thuần có ngày nằm viện trung bình khoảng 10,2 ± 6,1 ngày. Nhóm đặt thông JJ có thời gian điều trị dài nhất, trung bình là 11,1 ± 2,7 ngày. Thời gian nằm viện giữa nhóm can thiệp mạch và nhóm đặt thông JJ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 3.40. Phân loại kết quả sớm khi bệnh nhân ra viện (n = 90). Loại kết quả điều trị sớm Số BN Tỷ lệ % Thành công Tốt 59 65,6 Khá 21 23,3 Trung bình 0 0,0 Thất bại 10 11,1 Có 59 bệnh nhân đạt kết quả tốt tại lúc ra viện, chiếm 65,6% tổng số bệnh nhân; Tỷ lệ tốt và khá là 88,9%. Thất bại chiếm 11,1%. Không có bệnh nhân có kết quả trung bình. 3.3.6.3. Theo dõi xa sau điều trị bảo tồn Có 70 trường hợp đến tái khám sau ≥ 3 tháng, chiếm 87,5%. Bảng 3.41. Biến chứng, di chứng xa khi khám lại (n = 70) Biến chứng, di chứng Số BN Tỷ lệ % Đái máu 0 0,0 Khối tụ dịch sau phúc mạc 3 4,3 Suy thận 0 0,0 Teo thận 2 2,9 Tăng huyết áp 3 4,3 Trong tổng số 70 bệnh nhân khám lại, tỷ lệ còn khối tụ dịch sau phúc mạc là 4,3%. Các trường hợp còn khối tụ dịch sau phúc mạc được dẫn lưu qua da dưới siêu âm. * Kết quả hình thái và chức năng thận trên MSCT (n = 33) Bảng 3.42. Hình thái và chức năng thận sau chấn thương Hình thái và chức năng thận Số BN Tỷ lệ % Thay đổi hình thái Bình thường 28 84,8 Thận teo 2 6,1 Còn dịch quanh thận 3 9,1 Giãn đài bể thận 0 0,0 Thay đổi chức năng Bình thường 25 75,8 Bài tiết thuốc giảm 5 15,2 Không bài tiết 0 0,0 Trong 33 bệnh nhân CTT độ IV và V tái khám, có 2 bệnh nhân bị teo thận, 3 bệnh nhân còn dịch hố thận nhiều và 5 bệnh nhân có giảm chức năng bài tiết thuốc của thận. Bảng 3.43. Kết quả theo dõi xa sau điều trị chấn thương thận (n = 70) Kết quả xa Số BN Tỷ lệ % Tốt 62 88,6 Trung bình 8 11,4 Kém 0 0,0 Tổng 70 100,0 Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả theo dõi xa tốt là 88,6%. Không có bệnh nhân nào có kết quả kém. 3.3.7. Kết quả điều trị bảo tồn chấn thương thận liên quan với chẩn đoán tổn thương thận trên MSCT Bảng 3.44. Kết quả điều trị nhóm có tổn thương tụ máu dưới bao (n = 90) Tụ máu dưới bao Kết quả sớm p Thành công Thất bại Số BN % Số BN % Có tụ máu (n = 4) 4 100 0 0 0,001 Không có (n = 86) 76 88,4 10 11,6 Tổn thương tụ máu dưới bao thận cho kết quả điều trị thành công tốt ở 100% trường hợp. Kết quả giữa hai nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.45. Kết quả điều trị nhóm có tụ máu quanh thận (n = 90) Tụ máu quanh thận Kết quả sớm p Thành công Thất bại Số BN % Số BN % Có tụ máu (n = 80) 70 87,5 10 12,5 0,001 Không có (n = 10) 10 100,0 0 0,0 Tỷ lệ điều trị thành công ở nhóm có máu tụ quanh thận là 87,5%. Những bệnh nhân không có tụ máu quanh thận có kết quả bảo tồn không mổ thành công cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.46. Kết quả điều trị ở các nhóm bệnh nhân có đường vỡ thận Đường vỡ nhu mô ≤ 1cm Kết quả sớm p Thành công Thất bại Số BN % Số BN % Đường vỡ nhu mô ≤ 1cm (n = 11) 11 100,0 0 0,0 0,25 Đường vỡ nhu mô > 1cm chưa lan tới đường bài xuất (n = 36) 32 88,9 4 11,1 0,63 Đường vỡ nhu mô lan đến đường bài xuất (n = 32) 27 84,3 5 15,7 0,25 Nhóm bệnh nhân có đường vỡ nhu mô thận ≤ 1cm có tỷ lệ bảo tồn thành công 100%. Tỷ lệ điều trị bảo tồn thành công ở hai nhóm đường vỡ nhu mô >
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_gia_tri_cua_chup_cat_lop_vi_tinh_da_day_v.doc
- 2. TÓM TẮT (Tieng Viet).doc
- 3. TÓM TẮT (Tieng Anh).doc
- 4. Thong tin ket luan moi (Tieng Viet).doc
- 5. Thong tin ket luan moi (Tieng Anh).doc
- Kiên B7.tif