Luận án Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy sử dụng tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than làm vật liệu xây dựng tại Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy sử dụng tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than làm vật liệu xây dựng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy sử dụng tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than làm vật liệu xây dựng tại Việt Nam
quan chính phủ được thành lập vào năm 1993 bởi Bộ Năng lượng và Cơ sở hạ tầng (ngày nay được gọi là Bộ Cơ sở hạ tầng Quốc gia), với sự hợp tác của Bộ Môi trường, Bộ Nội vụ, Israel, Công ty điện lực (IEC) và Công ty cung cấp than Quốc gia (NCSC), với mục tiêu phối hợp nỗ lực quốc gia giải quyết vấn đề tro, xỉ đang tích tụ tại các nhà máy nhiệt điện than. Bối cảnh việc thành lập NCAB là một thực tế đang tồn tại và một dự báo trong tương lai về sự tích tụ một lượng lớn tro xỉ than không được sử dụng và phải được xử lý như chất thải công nghiệp, với tất cả các hậu quả kinh tế và môi trường liên quan. - Hiệp hội tro than Hoa Kỳ (ACAA), được thành lập vào năm 1968, là một hiệp hội nghề nghiệp phi lợi nhuận nhằm tái chế các phế thải thu được của quá trình đốt than của các nhà máy nhiệt điện. Các thành viên của ACAA bao gồm các chuyên gia hàng đầu thế giới về tro than (tro bay và tro đáy), xỉ lò hơi, thạch cao khử lưu huỳnh trong khí thải (FGD hoặc thạch cao “tổng hợp”) và các vật liệu khí thải khác được thu giữ bằng các biện pháp kiểm soát khí thải. ACAA thúc đẩy việc quản lý và sử dụng các sản phẩm đốt than theo những cách có trách nhiệm với môi trường, kỹ thuật đầy đủ và hoàn chỉnh, cạnh tranh thương mại và hỗ trợ cộng đồng toàn cầu. - Hiệp hội tro than Nam Phi (SACAA): Hiệp hội được thành lập vào năm 1987. Vai trò của SACAA là trở thành hiệp hội bảo trợ cho các nhà sản xuất, nhà tiếp thị, người dùng, các tổ chức nghiên cứu trong việc thúc đẩy sử dụng tro, xỉ có trách nhiệm. SACAA cung cấp một diễn đàn để trao đổi thông tin khoa học và kỹ thuật về sử dụng tro, xỉ. SACAA là hiệp hội ngành có tiếng nói về các vấn đề liên quan đến 77 tro, xỉ: Vận động chính sách bằng cách liên hệ với chính phủ, ban ngành để tác động đến hoạch định chính sách liên quan đến tro, xỉ; biên soạn các cơ sở dữ liệu nghiên cứu, liên kết với các trường đại học (cao đẳng) để tạo điều kiện thuận lợi và thương mại hóa sản phâm tro, xỉ - Ủy ban chuyên môn tro than Trung Quốc - CCAPC (tên cũ: Hiệp hội tro bay Trung Quốc, thành lập vào ngày 29/1/2002) là một tổ chức công nghiệp phi lợi nhuận và phi chính phủ. CCAPC Cung cấp hỗ trợ ra quyết định cho các cơ quan chính phủ; Thực hiện các đề tài nghiên cứu chính sách của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin và các cơ quan ban ngành khác của Chính phủ; Tham gia sửa đổi các luật, quy định và văn bản về sử dụng toàn diện tro, xỉ than; Chỉnh sửa báo cáo hàng năm của ngành tro, xỉ và cung cấp các dịch vụ công khai để thực hiện các chính sách liên quan. CCAPC còn cung cấp các dịch vụ tư vấn chính sách và kỹ thuật cho các địa phương dựa vào tài nguyên, các vùng công nghiệp nặng, than, điện và các công ty xây dựng các cấp; CCAPC đóng vai trò nền tảng của một tổ chức trung gian; tổ chức các diễn đàn kỹ thuật cấp cao về sử dụng toàn diện tro, xỉ và các hội nghị về các chủ đề khác nhau theo sự phát triển của ngành; công bố thông tin liên quan của quốc gia về các chính sách, quy định và xu hướng ngành sản xuất, vận hành, quản lý, phát triển công nghệ. Hầu hết các hiệp hội tro than của các nước đều hoạt động rất hiệu quả, góp phần sử dụng có ích lượng tro, xỉ đáng kể. Việc tiêu thụ tro, xỉ tăng dần khi các hiệp hội này xuất hiện, tro, xỉ được sử dụng rộng rãi hơn trong đời sống đặc biệt là trong ngành xây dựng. 78 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG TRO, XỈ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM 3.1. Thực trạng lượng phát thải, tồn trữ, tình hình sử dụng và dự báo lượng phát thải tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam 3.1.1. Thực trạng phát thải và tồn trữ tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than Ở Việt Nam, tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than đã xuất hiện từ trước những năm 1970, tuy nhiên, khi đó lượng phế thải này rất ít vì chỉ có hai nhà máy nhiệt điện công suất nhỏ hoạt động (Nhà máy nhiệt điện Uông Bí và Ninh Bình). Từ năm 1981 khi nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1 (công suất 440 MW) đưa vào hoạt động thì lượng tro, xỉ thải ra hàng năm khá lớn và vấn đề tro bay mới được quan tâm nghiên cứu [49]. 3.1.1.1. Thực trạng phát thải tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than trong các năm gần đây Năm 2016, nước ta có tổng cộng 20 nhà máy nhiệt điện hoạt động, trong đó có 12 nhà máy sử dụng công nghệ đốt than phun, 8 nhà máy sử dụng công nghệ đốt than tầng sôi. Tổng công suất nhiệt điện 13.110 MW, tổng lượng tro, xỉ thực tế phát sinh năm 2016 theo lý thuyết khoảng 15,8 triệu tấn, lượng thực tế phát thải trong năm khoảng 12,5 triệu tấn. Tổng lượng tro, xỉ, thạch cao hiện đang tồn tại các bãi chứa khoảng 20,9 triệu tấn [67]. Năm 2018 cả nước có 23 nhà máy nhiệt điện đốt than với tổng công suất phát điện 16.260 MW, phát thải ra tổng lượng tro, xỉ là 14,2 triệu tấn/năm. Năm 2019, theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện cả nước có 25 NMNĐT đang hoạt động, phát thải ra tổng lượng tro, xỉ khoảng hơn 13 triệu tấn/năm (trong đó tro bay chiếm từ 80 đến 85%). Lượng tro, xỉ, còn tồn đọng khoảng hơn 35 triệu tấn trên các bãi chứa với tổng diện tích chứa hơn 740 ha [10; 12]. 79 Hình 3.1. Bản đồ phân bố nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam đang hoạt động (nguồn: NCS tổng hợp từ số liệu cuối năm 2020) 80 Năm 2020, nước ta có 25 NMNĐT đang hoạt động (sơ đồ phân bố các NMNĐT đang hoạt động tại Việt Nam được thể hiện tại Hình 3.1 như trên), phát thải ra tổng lượng tro, xỉ khoảng hơn 13 triệu tấn/năm (trong đó, tro bay chiếm từ 80% đến 85%). Lượng phát thải tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc - chiếm 65%, miền Trung chiếm 23% và miền Nam chiếm 12% tổng lượng thải [11]. Hình 3.2. Biểu đồ tồn trữ tro, xỉ qua các năm từ 2016-2020 (nguồn: NCS tổng hợp) Lượng tro, xỉ phát thải từ 4 nhóm chủ đầu tư như sau: 13 nhà máy nhiệt điện của EVN là hơn 8,66 triệu tấn chiếm 64% tổng lượng phát thải của cả nước; 6 nhà máy của TKV khoảng 3,02 triệu tấn, chiếm 15% tổng lượng phát thải của cả nước; 1 nhà máy của PVN là 0,784 triệu tấn chiếm khoảng 6% tổng lượng phát thải của cả nước; 5 nhà máy còn lại (BOT và các chủ đầu tư khác) phát thải khoảng 2,0 triệu tấn, chiếm 15% tổng lượng phát thải của cả nước [11]. Hiện nay nhà máy có lượng phát thải tro, xỉ (theo thiết kế) lớn nhất là nhà máy Nhiệt điện BOT Vĩnh Tân I (1,6 triệu tấn/năm) tại tỉnh Bình Thuận. Địa phương có lượng phát thải tro, xỉ nhiệt điện lớn nhất là tỉnh Quảng Ninh khoảng 6,7 triệu tấn/năm chiếm khoảng 35% tổng lượng phát thải của cả nước. 3.1.1.2. Thực trạng tồn trữ tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than hiện nay Số liệu về thực trạng tồn trữ tro, xỉ các NMNĐT trong các năm vừa qua được thể hiện tại Bảng 3.1. 20,92 34,94 41,84 49,61 2016 2018 2019 2020 K H Ố I L Ư Ợ N G ( TR IỆ U T Ấ N ) 81 Bảng 3.1. Khối lượng tồn trữ tro, xỉ các NMNĐT tại Việt Nam từ năm 2016 đến 2020 (triệu tấn) STT Tên nhà máy Công suất (MW) Chủ đầu tư Tổng khối lượng lưu bãi 2016 Tổng khối lượng lưu bãi 2018 Tổng khối lượng lưu bãi 2019 Tổng khối lượng lưu bãi 2020 I Miền Bắc 17,241 24,219 27,934 32,463 1 Mông Dương I 1080 EVN 0,001 2,581 3,000 3,000 2 Mông Dương II (BOT) 1240 AES (Mỹ) 1,640 3,070 3,070 4,420 3 Cẩm Phả I, II 660 TKV 5,200 4,685 5,245 5,497 4 Quảng Ninh I, II 1200 EVN 4,000 4,885 5,518 6,152 5 Uông Bí mở rộng I, II 630 EVN - 0,168 0,168 0,168 6 Mạo Khê 440 TKV 2,400 2,762 3,325 3,888 7 Hải Phòng I, II 1200 EVN 2,600 0,667 0,690 0,713 8 Cao Ngạn 100 TKV - 1,065 1,069 1,073 9 Sơn Động 220 TKV 1,400 2,330 2,568 2,805 10 An Khánh I 110 CTCPNĐ. An Khánh 0,001 0,770 0,770 0,590 11 Na Dương I 110 TKV - 0,420 1,021 1,622 12 Phả Lại I, II 1040 EVN - 0,164 0,370 0,740 13 Ninh Bình 100 EVN - 0,008 0,008 0,008 14 Thăng Long 600 (2x300) CTCPNĐ Thăng Long - 0,381 0,761 1,350 15 Thái Bình 600 EVN - 0,263 0,350 0,437 II Miền Trung 2,674 8,186 10,752 13,381 16 Nghi Sơn I 600 EVN - 1,091 1,158 1,242 17 Vũng Áng I 1200 PVN 1,302 1,942 2,297 2,684 18 Nông Sơn 30 TKV - 0,058 0,132 0,206 82 STT Tên nhà máy Công suất (MW) Chủ đầu tư Tổng khối lượng lưu bãi 2016 Tổng khối lượng lưu bãi 2018 Tổng khối lượng lưu bãi 2019 Tổng khối lượng lưu bãi 2020 19 Vĩnh Tân II 1244 EVN 1,372 5,095 5,916 6,737 20 Vĩnh Tân IV 1200 EVN - 0,000 0,128 0,257 21 Vĩnh Tân 1 (BOT) 1200 CSG - 0,000 1,120 2,200 22 Formosa Hà Tĩnh 300 Formosa 0,00047 0,000 0,000 0,055 III Miền Nam 1,000 2,530 3,156 3,769 23 Formosa Đồng Nai 450 Formosa - 0,000 0,000 0,000 24 Duyên Hải I 1200 EVN 1,000 2,369 2,956 3,543 25 Duyên Hải III 1245 EVN - 0,161 0,199 0,226 Tổng số (triệu tấn) 20,915 34,935 41,842 49,613 (Số liệu được NCS tổng hợp và xử lý từ báo cáo của Vụ Vật liệu xây dựng, Viện Vật liệu xây dựng, EVN, PNV, TKV) Lượng tro, xỉ tồn trữ có xu hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước từ năm 2016 tới nay. Lượng tồn trữ có sự tăng mạnh giữa năm 2016 và 2018, điều này nguyên nhân chủ yếu là do đến năm 2018 có nhiều NMNĐT đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên cũng theo số liệu điều tra thực tế và các đơn vị báo cáo, tổng lượng tro, xỉ đã được tiêu thụ không lớn so với tổng lượng được thải ra hàng năm và không phân bố đều đối với từng nhà máy. Có những nhà máy đã bán hầu hết lượng xỉ, tro bay thải ra, trong khi đó có những nhà máy phải thải toàn bộ tro, xỉ ra bãi chứa hoặc tro, xỉ tại bãi chứa không được các đơn vị xử lý, sử dụng thu mua. Có một số nguyên nhân như sau: - Các nhà máy sử dụng công nghệ than phun sẽ tách được thạch cao ra khỏi tro bay, do đó tro bay sẽ dễ dàng tiêu thụ vào các mục đích khác nhau như làm phụ gia cho sản xuất xi măng, vật liệu xây không nung, Trong khi đó đối với các nhà máy sử dụng công nghệ CFB, đá vôi được đưa vào đốt cùng với than để khử lưu huỳnh (SO2) trong khói, do đó thạch cao được tạo ra sẽ lẫn vào tro bay và không thể tách thạch cao ra khỏi tro bay, đồng thời hàm lượng SO3 và CaOtd(15% - 20%) và hàm 83 lượng mất khi nung lớn có màu đỏ, nâu dẫn đến việc sử dụng vào sản xuất vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn. - Khi tro, xỉ không được các đơn vị thu mua hoặc có thể xử lý tại chỗ thì tất cả đều được hòa trộn với nước và bơm ra bãi thải dẫn tới sự lẫn lộn giữa tro, xỉ, gây khó khăn trong quá trình xử lý tiếp theo. Một số nhà máy ở khu vực gần biển (Nhiệt điện Quảng Ninh, Nhiệt điện Mông Dương 2,) do thiếu nước ngọt đã phải dùng nước mặn hoặc nước nhiễm mặn để vận hành hệ thống bơm thải xỉ ra bãi chứa dẫn tới tro, xỉ, bị nhiễm mặn, gây khó khăn hơn cho việc xử lý, sử dụng. - Thông thường tro bay tại NMNĐT có hàm lượng mất khi nung <12% được tiêu thụ gần hết trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng, tuy nhiên một số nhà máy thải ra tro bay có hàm lượng mất khi nung trên dưới 5% (Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1) nhưng ở khu vực cách xa các đơn vị có tiềm năng sử dụng tro, xỉ với khối lượng lớn dẫn đến mặc dù tro bay, xỉ đạt tiêu chuẩn sử dụng hoặc sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng nhưng do chi phí vận chuyển cao dẫn tới giá thành cao hơn so với khoáng sản được khai thác tại chỗ. - Có nhà máy do chất lượng than đốt làm cho tro bay và xỉ có mầu đỏ, nâu dẫn tới việc xử lý, sử dụng khó khăn. Nguyên nhân là ở màu sản phẩm, người tiêu dùng chưa có thói quen sử dụng. - Việc tiêu thụ tro, xỉ chủ yếu vẫn là do sự chủ động, nỗ lực của các đơn vị phát thải và một số đơn vị thu mua. Cần có sự vào cuộc đồng bộ của nhiều cơ quan quản lý, các ngành công nghiệp có liên quan và cả những chính sách khuyến khích cho cả đơn vị phát thải và đơn vị thu mua. Hiện nay đối với các nhà máy thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ tro, xỉ thì đa số mới chỉ tập trung vào việc tiêu thụ về mặt số lượng đối với lượng tro, xỉ thải ra chứ chưa ý thức đến việc các đơn vị thu mua, xử lý, sử dụng có đảm bảo được các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành để sản xuất vật liệu xây dựng hay không. 84 3.1.2. Tình hình sử dụng tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam Tổng lượng tiêu thụ tro, xỉ trong năm 2017 đạt gần 4,5 triệu tấn (khoảng 30% lượng tro, xỉ thạch cao phát thải bình quân năm). Lượng tro, xỉ tiêu thụ chủ yếu là các nhà máy ở miền Bắc (khoảng 3,5 triệu tấn, chiếm 78% tổng lượng tiêu thụ). Một số nhà máy có lượng tro, xỉ phát sinh lớn nhưng chưa có khả năng tiêu thụ nhiều như tại miền bắc: nhiệt điện Mông Dương I, II; Nhiệt điện Cẩm phả I, II; nhiệt điện Quảng Ninh I, II; tại miền trung: nhiệt điện Vĩnh Tân II, nhiệt điện Vũng Áng I; miền nam: nhiệt điện Duyên Hải I. Tính đến cuối năm 2018, các cơ sở phát thải đã ký hợp đồng với các đối tác để tiêu thụ một phần tro, xỉ phát thải. Năm 2018 có 47 doanh nghiệp đã ký hợp đồng tiếp nhận tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện. Trong đó có 6 nhà máy xi măng và 8 nhà máy sản xuất gạch không nung, còn lại là các doanh nghiệp thương mại, vận tải. Mặc dù vậy, tổng lượng tiêu thụ tro, xỉ trong năm 2018 mới chỉ đạt gần 5,06 triệu tấn (khoảng 38,9% lượng tro, xỉ thạch cao phát thải bình quân năm). Lượng tro, xỉ tiêu thụ chủ yếu là các nhà máy ở miền Bắc (khoảng 3,6 triệu tấn, chiếm 71,1% tổng lượng tiêu thụ). Một số nhà máy có lượng tro, xỉ phát sinh lớn nhưng chưa có khả năng tiêu thụ nhiều như tại miền bắc: nhiệt điện Mông Dương I, II; Nhiệt điện Cẩm phả I, II; nhiệt điện Quảng Ninh I, II; tại miền trung: nhiệt điện Vĩnh Tân II và IV, nhiệt điện Vũng Áng I; miền nam: nhiệt điện Duyên Hải I. Đến đầu năm 2020, tổng lượng tro, xỉ nhiệt điện đã tiêu thụ trên cả nước khoảng khoảng 34,5 triệu tấn tương đương với 42% tổng lượng phát thải qua các năm. Trong đó: EVN tiêu thụ được khoảng gần 23 triệu tấn; TKV tiêu thụ được khoảng hơn 6 triệu tấn; PVN tiêu thụ được khoảng gần 1,5 triệu tấn; Các nhà máy còn lại (BOT và các chủ đầu tư khác) tiêu thụ được khoảng 4 triệu tấn [11]. Tro, xỉ được sử dụng nhiều nhất là lĩnh vực làm phụ gia khoáng cho xi măng ước khoảng 24 triệu tấn; sản xuất gạch đất sét nung và gạch không nung ước khoảng 4 triệu tấn; làm phụ gia cho sản xuất bê tông tươi, bê tông cho các công trình thủy lợi, công trình giao thông (đường bê tông xi măng vùng nông thôn) và công trình xây dựng dân 85 dụng (kết cấu móng khối lớn ít tỏa nhiệt) ước khoảng 3 triệu tấn và làm vật liệu san lấp, đắp đường giao thông các loại khoảng 3,5 triệu tấn [11]. Các số liệu về tiêu thụ và ứng dụng tro, xỉ NMNĐT tại Việt Nam tính đến cuối năm 2020 được mô tả bằng sơ đồ tại Hình 3.3 và Hình 3.4. Hình 3.3. Biểu đồ sử dụng tro, xỉ trong các lĩnh vực khác nhau (đơn vị: triệu tấn) Hình 3.4. Tỷ trọng từng ứng dụng của tro, xỉ được sử dụng làm VLXD Một số nhà máy nhiệt điện than tiêu thụ khá tốt như: miền Bắc gồm Nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình (100%), Hải Phòng (98%), Thái Bình, Phả Lại (72%); miền Trung gồm Nghi Sơn 1 (85%), Formosa Hà Tĩnh; miền Nam có Duyên Hải 3 (85,5%). Trong khi đó một số nhà máy có lượng tro, xỉ phát sinh lớn nhưng lượng tiêu thụ còn 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Làm phụ gia khoáng cho xi măng Sản xuất gạch đất sét nung và gạch không nung Làm phụ gia cho sản xuất bê tông tươi, bê tông cho một số loại hình công trình Làm vật liệu san lấp, đắp đường giao thông Chưa sử dụng 24 4 3 3,5 47,6 69% 12% 9% 10% Làm phụ gia khoáng cho xi măng Sản xuất gạch đất sét nung và gạch không nung Làm phụ gia cho sản xuất bê tông tươi, bê tông cho một số loại hình công trình Làm vật liệu san lấp, đắp đường giao thông 86 ít như tại miền bắc: nhiệt điện Mông Dương I, Nhiệt điện Cẩm phả I, II và nhiệt điện Quảng Ninh I, II; tại miền trung là Nhiệt điện Vũng Áng I, nhiệt điện Vĩnh Tân I, Vĩnh Tân II, Vĩnh Tân IV; miền nam là nhiệt điện Duyên Hải I. 3.1.3. Dự báo sơ bộ lượng phát thải tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam giai đoạn 2025 - 2045 Như đã phân tích tại Chương 2, trên thế giới than vẫn là nguồn nhiên liệu chủ đạo trong ngành sản xuất điện. Ở Việt Nam, nhiệt điện than vẫn là nguồn năng lượng chủ đạo trong nhiều năm tiếp theo, và như vậy lượng tro, xỉ vẫn tiếp tục được phát thải từ các NMNĐT. Nhận thấy việc dự báo nguồn phát thải tro, xỉ từ các NMNĐT ở Việt Nam các năm tiếp theo có nhiều ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách và triển khai các giải pháp tái sử dụng tro, xỉ NMNĐT, NCS đã tính toán dự báo lượng phát thải tro, xỉ NMNĐT ở Việt Nam giai đoạn 2025 – 2045 trên cơ sở: (1) Nhu cầu than cho sản xuất điện của các NMNĐT đối với từng nguồn than (trong nước, nhập khẩu) giai đoạn 2020 – 2045 được Viện Năng lượng – Bộ Công thương nghiên cứu và công bố theo 2 kịch bản về phụ tài: (i) Kịch bản phụ tải cơ sở và (ii) Kịch bản phụ tải cao ([66]) thể hiện ở các Bảng 3.4 và Bảng 3.5 dựa trên số liệu tổng hợp về lượng than tiêu thụ cho sản xuất điện giai đoạn 2010-2019 của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia công bố (Bảng 3.2). (2) Số liệu tổng hợp của Tập đoàn điện lực Việt Nam về mức độ phát thải tro, xỉ của các NMNĐT theo các loại tham sử dụng để sản xuất điện ở Việt Nam thể hiện ở Bảng 3.3. Để dự báo sơ bộ lượng phát thải tro, xỉ của các NMNĐT ở Việt Nam giai đoạn 2025 – 2045, tiến hành tính toán như sau: (i) Tính toán “độ phát thải tro, xỉ trung bình hàng năm” của các NMNĐT ở Việt Nam là trung bình cộng “độ tro” của các loại than sử dụng nêu ở Bảng 3.3. Theo đó, độ tro phát thải tro, xỉ trung bình hàng năm của than trong nước là 33,25% [(29% + 37,5%)/2] và của than nhập khẩu là 25,56% [(27,96% + 23,17%)/2]. (ii) Tính lượng phát thải tro xỉ hàng năm theo từng kịch bản phụ tải (phụ tải cơ sở và phụ tải nâng cao). Theo đó, đối với từng kịch bản, lượng phát thải tro xỉ hàng 87 năm = 33,25% x Lượng than trong nước tiêu thụ cho sản xuất điện của các NMNĐT + 25.56% x Lượng than nhập khẩu tiêu thụ cho sản xuất điện của các NMNĐT. Kết quả tính toán dự báo sơ bộ lượng tro, xỉ phát thải hàng năm từ các NMNĐT ở Việt Nam giai đoạn 2025 – 2045 theo các kịch bản phụ tải được thể hiện ở Bảng 3.6. Bảng 3.7 và Hình 3.5 thể hiện số liệu cộng dồn về lượng phát thải tro, xỉ từ các NMNĐT ở Việt Nam giai đoạn 2025 – 2045 cho thấy mặc dù lượng phát thải tro, xỉ cộng dồn giữa các kịch bản có sự chênh lệch không nhiều, nhưng lượng tồn trữ tro, xỉ tại các NMNĐT là rất lớn sẽ ngày càng gia tăng nếu không được tái sử dụng sẽ gây áp lực rất lớn đến môi trường - xã hội, đặc biệt là tại các vùng có NMNĐT. Bảng 3.2. Sản lượng than tiêu thụ cho sản xuất điện giai đoạn 2010-2019 (triệu tấn) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Than trong nước 8,27 10,78 10,85 11,55 15,98 24,22 28,68 26,63 33,06 35,06 Than nhập khẩu 1,70 4,06 7,24 17,24 Tổng cộng 8,27 10,78 10,85 11,55 15,98 24,22 30,38 30,69 40,30 52,30 (Nguồn: [66]) Bảng 3.3. Các loại than đang sử dụng trong NMNĐT tại Việt Nam Thành phần cơ bản của than Đơn vị Than 5a.1 (TCVN) Than 6a.1 (TCVN) Than antraxit Úc Than Nam Phi Nhiệt trị toàn phần Kcal/kg 5600 4800 5044-5843 5204 Độ tro % 29 37,5 26,51-29,41 (27,96) 22,94-23,39 (23,17) Độ ẩm toàn phần % 8,5 8,5 9,09-10,46 10,81-11,27 Lưu huỳnh % 0,65 0,65 0,66 0,59-0,65 Chất bốc khô % 6,5 6,5 13,36-16,12 5,67-12 (Nguồn: https://coal.jogmec.go.jp/info/docs/05_002399.pdf) 88 Bảng 3.4. Nhu cầu than cho sản xuất điện theo kịch bản phụ tải cơ sở Đơn vị: triệu tấn/năm Năm 2020 2025 2030 2035 2040 2045 Than trong nước 35,0 36,3 39,8 39,5 39,5 39,5 Than nhập khẩu 12,4 28,3 46,6 63,7 74,0 74,8 Tổng cộng 47,4 64,6 86,4 103,2 113,5 114,3 (Nguồn [66]) Bảng 3.5. Nhu cầu than cho sản xuất điện theo kịch bản phụ tải cao Đơn vị: triệu tấn/năm Năm 2020 2025 2030 2035 2040 2045 Than trong nước 35,0 36,3 39,8 39,5 39,5 39,5 Than nhập khẩu 12,4 29,6 51,6 75,5 90,2 96,1 Tổng cộng 47,4 65,9 91,4 115,0
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_giai_phap_thuc_day_su_dung_tro_xi_nha_may.pdf
- 9. Tính mới LA Tiếng việt.docx
- 8. Tóm tắt đóng góp mới (tiếng Việt).pdf
- 7. Tính mới LA Eng-24.01.22.docx
- 6. Tóm tắt đóng góp mới (tiếng Anh).pdf
- 5. Tóm tắt LA tiếng Việt.pdf
- 4. Tóm tắt LA tiếng Anh.pdf
- 3. Trích yếu LA tiếng việt.pdf
- 1. Qđ cấp trường.pdf