Luận án Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông bằng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu đường dưới lưỡi
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông bằng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu đường dưới lưỡi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông bằng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu đường dưới lưỡi
hống kê với p > 0,05 về tình trạng quá phát cuốn dưới giữa 2 nhóm tuổi nghề. Bảng 3.18. Đặc điểm ngách mũi giữa liên quan với tuổi nghề (n=195) Khe giữa Tuổi nghề < 10 năm (n= 87) Tuổi nghề ≥ 10 năm (n= 108) Tổng p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bình thường 39 44,8 40 37,0 79 40,5 > 0,05 Dịch nhày 25 28,7 38 35,2 63 32,3 > 0,05 Dịch mủ 1 1,1 0 0 1 0,5 > 0,05 Phù nề 43 49,4 57 52,8 100 51,3 > 0,05 Tình trạng ngách mũi giữa phù nề (51,3%), dịch nhày (32,3%), có 0,5% dịch mủ. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05% những đặc điểm của ngách giữa 2 nhóm tuổi nghề. Bảng 3.19. Liên quan giữa dị hình vách ngăn và mức độ ngạt mũi (n=195) Mức độ ngạt mũi Dị hình vách ngăn p Không (n = 95) Có (n = 100) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nặng 16 16,8 22 22,0 < 0,001 Trung bình 63 66,3 35 35,0 Nhẹ 14 14,7 40 40,0 Không 2 2,1 3 3,0 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001 về mức độ ngạt mũi ở nhóm. Tuy nhiên, nhóm không có dị hình vách ngăn, mức độ ngạt mũi trung bình chiếm ưu thế (66,3%), ngạt mũi nặng chỉ có (16,8%). Trong khi đó nhóm có dị hình vách ngăn tỷ lệ ngạt mũi nặng là (22,0%), trung bình có (35,0%). Bảng 3.20. Các triệu chứng thực thể khác (n=195) Triệu chứng Tuổi nghề < 10 năm (n= 87) Tuổi nghề ≥ 10 năm (n= 108) Tổng p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Dị hình vách ngăn Có 45 51,7 55 50,9 100 51,3 > 0,05 Không 42 48,3 53 49,1 95 48,7 Polyp mũi Bên trái 2 2,3 6 5,6 8 4,1 > 0,05 Bên phải 2 2,3 9 8,3 11 5,6 Hai bên 2 2,3 4 3,7 6 3,1 Không có 81 93,1 89 82,4 170 87,2 Dị hình vách ngăn: tỷ lệ có dị hình vách ngăn là 51,3%. Tỷ lệ có dị hình vách ngăn ở 2 nhóm tuổi nghề là tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Polyp mũi: Phần lớn bệnh nhân không có polyp mũi (87,2%), có 12,8% bệnh nhân có polyp mũi với 3,1% bệnh nhân có polyp mũi ở cả 2 bên. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 về tình trạng polyp mũi giữa 2 nhóm. 3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng Bảng 3.21. Kết quả test lẩy da với dị nguyên bụi bông (n=195) Kết quả test lẩy da Nhà máy Z176 Xí nghiệp X20 Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Âm tính 0 0 0 0 0 0 Dương tính 1 (+) 16 15,1 22 24,7 38 19,5 2 (+) 51 48,1 37 41,6 88 45,1 3 (+) 35 33,0 29 32,6 64 32,8 4 (+) 4 3,8 1 1,1 5 2,6 Tổng 106 100 89 100 195 100 - Không có bệnh nhân nào có kết quả test lẩy da âm tính. - Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả test lẩy da dương tính 2(+) và 3(+) chiếm chủ yếu, lần lượt là 45,1% và 32,8%, có 19,5% bệnh nhân có test lẩy da dương tính 1(+) và có 5 bệnh nhân (2,6%) có test lẩy da dương tính 4(+). Bảng 3.22. Nồng độ các globubin miễn dịch huyết thanh (n=52) Globulin miễn dịch Min - Max Trung vị IgA (mg/dL) 26,773 – 211,826 61,509 IgE (UI/mL) 575,424 – 38008,333 1227,756 IgM (mg/dL) 53,192 – 651,331 217,362 IgG1 (mg/dL) 190,237 – 1039,985 563,025 IgG2 (mg/dL) 129,365 – 716,437 255,103 IgG3 (mg/dL) 23,587 – 341,660 78,012 IgG4 (mg/dL) 4,823 – 362,322 45,937 - Nồng độ IgA huyết thanh ở bệnh nhân từ 26,773 – 211,826 (mg/dL), trung vị: 61,509 (mg/dL). - Nồng độ IgE huyết thanh ở bệnh nhân từ 575,424 – 38008,333 (UI/mL), trung vị:1227,756 (UI/mL). - Nồng độ IgM huyết thanh ở bệnh nhân từ 53,192 – 651,331 (mg/dL), trung vị: 217,362 (mg/dL). - Nồng độ IgG4 huyết thanh ở bệnh nhân từ 4,823 – 362,322 (mg/dL), trung vị: 45,937 (mg/dL). Bảng 3.23. Nồng độ IgE huyết thanh toàn phần (UI/ml) theo mức độ triệu chứng cơ năng (n=52) Chung (Trung vị Min-Max) Triệu chứng Mức độ triệu chứng P* Nhẹ (Trung vị Min-Max) 1 Trung bình (Trung vị Min-Max) 2 Nặng (Trung vị Min-Max) 3 1227,756 (575,424 – 38008,333) Ngứa mũi 1123,597 (633,731 – 23016,667) 1137,692 (575,424 – 2924,244) 1673,231 (624,830 –38008,333) P1,2=0,676, P1,3=0,012, P2,3=0,049, p <0,05 Hắt hơi 890,682 (633,731 – 1163,788) 812,132 (644,445 – 985,999) 1439,840 (575,424 – 38008,333) P1,2=0,892, P1,3=0,017, P2,3=0,031 p <0,05 Chảy mũi 652,560 (633,731 – 671,389) 1088,717 (644,445 – 23016,667) 1767,144 (575,424 – 38008,333) P1,2=0,098, P1,3=0,008, P2,3=0,009. p <0,05 Ngạt mũi 633,731 1065,838 (644,445 – 2924,244) 1542,014 (575,424 – 38008,333) P1,2=0,233, P1,3=0,065, P2,3=0,019. p <0,05 *: Test Kruskal Wallis. - Nồng độ IgE huyết thanh trong nhóm bệnh nhân ngứa mũi nặng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nồng độ IgE trong nhóm ngứa mũi nhẹ và vừa. - Nồng độ IgE huyết thanh trong nhóm bệnh nhân hắt hơi nặng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nồng độ IgE trong nhóm hắt hơi nhẹ và vừa. - Nồng độ IgE huyết thanh trong nhóm bệnh nhân chảy mũi nặng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nồng độ IgE trong nhóm chảy mũi nhẹ và vừa. - Nồng độ IgE huyết thanh trong nhóm bệnh nhân ngạt mũi nặng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nồng độ IgE trong nhóm ngứa mũi vừa. 3.2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GIẢI MẪN CẢM ĐẶC HIỆU ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG 3.2.1. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng Bảng 3.24. Thay đổi mức độ ngứa mũi trước và sau điều trị (n=52) Mức độ Ban đầu Sau 3 năm p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nặng 13 25,0 0 0 <0,001 Trung bình 16 30,8 0 0 Nhẹ 23 44,2 1 1,9 Bình thường 0 0 51 98,1 Tổng 52 100 52 100 Trước điều trị, mức độ ngứa mũi nhẹ và trung bình là chủ yếu (75,0%) nhưng có 25,0% bệnh nhân có ngứa mũi nặng. Sau điều trị 3 năm, 98,1% bệnh nhân không còn ngứa mũi và 1,9% bệnh nhân ngứa mũi nhẹ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Biểu đồ 3.4. Thay đổi mức độ ngứa mũi sau điều trị Bảng 3.25. Thay đổi mức độ hắt hơi trước và sau điều trị (n=52) Mức độ Ban đầu Sau 3 năm p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nặng 42 80,8 0 0 <0,001 Trung bình 4 7,7 0 0 Nhẹ 6 11,5 27 51,9 Bình thường 0 0 25 48,1 Tổng 52 100 52 100 Trước điều trị, phần lớn bệnh nhân hắt hơi mức độ nặng (80,8%). Sau điều trị 3 năm, bệnh nhân hắt hơi nhẹ (51,9%) và (48,1%) không còn hắt hơi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Biểu đồ 3.5. Thay đổi mức độ hắt hơi sau điều trị Bảng 3.26. Thay đổi mức độ chảy mũi trước và sau điều trị (n=52) Mức độ Ban đầu Sau 3 năm p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nặng 20 38,4 0 0,0 <0,001 Trung bình 30 57,7 0 0,0 Nhẹ 2 3,9 9 17,3 Bình thường 0 0,0 43 82,7 Tổng 52 100 52 100 Trước điều trị, 96,1% bệnh nhân chảy mũi mức độ nặng và trung bình. Sau điều trị 3 năm có 82,7% bệnh nhân không còn chảy mũi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Biểu đồ 3.6. Thay đổi mức độ chảy mũi sau điều trị Bảng 3.27. Thay đổi mức độ ngạt mũi trước và sau điều trị (n=52) Mức độ Ban đầu Sau 3 năm p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nặng 28 53,9 0 0,0 < 0,001 Trung bình 23 44,2 0 0,0 Nhẹ 1 1,9 23 44,2 Bình thường 0 0,0 29 55,8 Tổng 52 100 52 100 Ban đầu, tỷ lệ bệnh nhân ngạt mũi nặng và trung bình chiếm chủ yếu (98,1%). Sau điều trị 3 năm, 100% bệnh nhân chỉ còn ngạt mũi nhẹ (44,2%) hoặc hết ngạt mũi (55,8%). Sự thay đổi mức độ ngạt mũi có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Biểu đồ 3.7. Thay đổi mức độ ngạt mũi sau điều trị Bảng 3.28. Hiệu quả điều trị theo triệu chứng cơ năng (n=52) Thay đổi Ngứa mũi Hắt hơi Chảy mũi Ngạt mũi Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tốt 29 55,8 45 86,5 48 92,3 47 90,4 Khá 23 44,2 5 9,6 2 3,8 1 1,9 Trung bình 0 0 1 1,9 2 3,8 4 7,7 Kém 0 0 1 1,9 0 0 0 0,0 Nhìn chung, hiệu quả điều trị xét trên từng triệu chứng đều có sự thay đổi tốt và khá. - Triệu chứng ngứa mũi: 100% bệnh nhân đều có sự thay đổi tốt và khá. - Triệu chứng hắt hơi: 86,5% bệnh nhân có sự thay đổi tốt và 9,6% bệnh nhân thay đổi khá, còn 1,9% bệnh nhân thay đổi kém. - Triệu chứng chảy mũi: 92,3% bệnh nhân có sự thay đổi tốt, không có bệnh nhân nào có sự thay đổi kém. - Triệu chứng ngạt mũi: chủ yếu bệnh nhân có sự thay đổi tốt với tỷ lệ 90,4%, không có bệnh nhân nào có sự thay đổi kém. Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng thay đổi theo thời gian (n=52) Tỷ lệ bệnh nhân ở mỗi triệu chứng đều giảm dần theo thời gian. Trong đó, ở triệu chứng ngứa mũi và chảy mũi, tỷ lệ này là cải thiện nhiều nhất (lần lượt giảm 98,1% và 82,7% sau điều trị). Bảng 3.29. Thay đổi tình trạng niêm mạc mũi trước và sau điều trị (n=52) Mức độ niêm mạc mũi Ban đầu Sau 3 năm p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nặng 26 50,0 0 0 < 0,001 Trung bình 15 28,8 0 0 Nhẹ 11 21,2 14 26,9 Bình thường 0 0 38 73,1 Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương niêm mạc mũi nặng và trung bình sau điều trị là 0% so với trước điều trị là 50,0% mức độ nặng, 28,8% mức độ trung bình, 71,3% niêm mạc mũi về bình thường. Sự khác biệt các mức độ trước và sau điều trị khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Bảng 3.30. Mức độ thay đổi tình trạng niêm mạc mũi sau điều trị (n=52) Mức độ Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Tăng 0 0 Giữ nguyên 0 0 Giảm 1 bậc 11 21,2 Giảm ≥2 bậc 41 78,8 Tổng 52 100 Tất cả bệnh nhân đều có sự giảm về tình trạng niêm mạc mũi sau điều trị 3 năm. Phần lớn bệnh nhân giảm 2 bậc (78,8%), giảm 1 bậc (21,2%). Biểu đồ 3.9. Mức độ thay đổi niêm mạc mũi sau điều trị Tỷ lệ bệnh nhân có thay đổi niêm mạc mũi sau điều trị ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất là 78,85%; có 21,15% bệnh nhân có thay đổi ở mức độ khá. Không có bệnh nhân nào có thay đổi trung bình hoặc kém. Trước điều trị Sau điều trị Hình 3.1. Thay đổi niêm mạc và cuốn mũi dưới * Nguồn: Bệnh nhân Phó Thị M (MSĐT: 28) Bảng 3.31. Thay đổi tình trạng cuốn dưới trước và sau điều trị theo tuổi nghề (n =52) Cuốn dưới Tuổi nghề < 10 năm Tuổi nghề ≥ 10 năm p Ban đầu (1) Sau 3 năm (2) Ban đầu (3) Sau 3 năm (4) SL % SL % SL % SL % Nặng 0 0 0 0 0 0 0 0 p12 = 0,000 p34 = 0,000 Trung bình 19 76,0 0 0 16 59,3 0 0 Nhẹ 5 20,0 4 16,0 11 40,7 7 25,9 Bình thường 1 4,0 21 84,0 0 0 20 74,1 Tại thời điểm ban đầu, tổn thương cuốn dưới chủ yếu ở mức độ trung bình và nhẹ. Sau điều trị 3 năm, phần lớn bệnh nhân không còn tổn thương cuốn dưới (tỷ lệ ở 2 nhóm lần lượt là 84,0% và 74,1%). Bảng 3.32. Mức độ thay đổi tình trạng cuốn dưới trước và sau điều trị (n=52) Mức độ Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Tăng 0 0 Giữ nguyên 11 21,1 Giảm 1 bậc 7 13,5 Giảm ≥2 bậc 34 65,4 Tổng 52 100 Phần lớn bệnh nhân sau điều trị có giảm tình trạng tổn thương cuốn dưới (78,9%) so với thời điểm ban đầu, trong đó giảm ≥2 bậc chiếm chủ yếu (65,4%). Vẫn còn 11 bệnh nhân (21,1%) không thay đổi tình trạng cuốn dưới. Biểu đồ 3.10. Mức độ thay đổi tình trạng cuốn mũi dưới sau điều trị Đánh giá trên mức độ thay đổi tình trạng cuốn mũi dưới ở bệnh nhân sau điều trị, phần lớn bệnh nhân có thay đổi tốt (65,38%), bệnh nhân có thay đổi khá là 11,54% và 1,93 bệnh nhân có thay đổi mức độ trung bình. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân có thay đổi kém cũng chiếm tới 21,15%. Bảng 3.33. Hiệu quả điều trị về lâm sàng (n=52) Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) Tốt 51 98,1 Khá 1 1,9 Trung bình 0 0 Kém 0 0 Tổng 52 100 Đánh giá hiệu quả điều trị về lâm sàng dựa trên sự thay đổi về các triệu chứng cơ năng và tình trạng niêm mạc mũi, cuốn dưới thì phần lớn bệnh nhân có kết quả tốt (98,1%), chỉ có 1,9% bệnh nhân có hiệu quả khá. Không có bệnh nhân nào có hiệu quả trung bình hoặc không hiệu quả. 3.2.2. Sự thay đổi các chỉ số cận lâm sàng Bảng 3.34. Thay đổi test lẩy da trước và sau điều trị Kết quả test lẩy da Trước điều trị (n=52) Sau điều trị 3 năm (n=52) p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Âm tính 0 0 33 63,5 < 0,001 Dương tính 1 (+) 0 0 12 23,1 2 (+) 26 50,0 7 13,4 3 (+) 21 40,4 0 0,0 4 (+) 5 9,6 0 0,0 Tổng 52 100 52 100 Thời điểm trước điều trị, phần lớn bệnh nhân có kết quả test lẩy da dương tính 2(+), 3(+) với tỷ lệ là 90,4%, không có bệnh nhân nào có kết quả âm tính. Sau điều trị 3 năm, tỷ lệ bệnh nhân có test lẩy da âm tính là 63,5%, dương tính 1(+) là 23,1%, 2(+) là 13,4%, không có bệnh nhân nào có test lẩy da dương tính 3(+), 4(+). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 về kết quả test lẩy da ở bệnh nhân trước điều trị và sau điều trị 3 năm. Biểu đồ 3.11. Hiệu quả điều trị dựa trên test lẩy da Dựa trên kết quả test lẩy da, phần lớn bệnh nhân (94,23%) có kết quả điều trị khá và tốt trong đó khá chiếm chủ yếu (78,85%), chỉ có 5,77% bệnh nhân có kết quả trung bình và không có bệnh nhân nào có kết quả kém. Bảng 3.35. Thay đổi nồng độ IgE huyết thanh trước và sau điều trị (đơn vị: UI/mL) Chỉ số Giá trị n=52 Min Max Trung vị P* Trước điều trị 52 575,424 38008,333 1227,756 p < 0,001 Sau điều trị 52 177,855 24762,500 676,805 *: Wilcoxon test Nồng độ IgE huyết thanh ở bệnh nhân sau điều trị giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 so với trước điều trị. Biểu đồ 3.12. Thay đổi nồng độ IgE sau 3 năm điều trị (n=52) Biểu đồ 3.13. Mức độ thay đổi nồng độ IgE sau 3 năm điều trị Phần lớn bệnh nhân có thay đổi nồng độ IgE huyết thanh ở mức độ tốt (88,46%), có 5,77% bệnh nhân thay đổi ở mức khá, 5,77% bệnh nhân thay đổi ở mức trung bình và không có bệnh nhân nào thay đổi ở mức kém. Bảng 3.36. Thay đổi nồng độ IgG huyết thanh trước và sau điều trị (đơn vị: mg/dL) Chỉ số Giá trị n Min Max Trung vị Trước điều trị 52 501,820 1605,130 1014,711 Sau điều trị 52 889,794 2995,226 1908,468 p < 0,001 Nồng độ IgG huyết thanh ở bệnh nhân sau điều trị tăng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 so với trước điều trị. Biểu đồ 3.14. Hiệu quả điều trị dựa trên mức độ thay đổi IgG (n=52) Phần lớn bệnh nhân có thay đổi nồng độ IgG huyết thanh của bệnh nhân sau điều trị ở mức độ tốt (82,69%). Bảng 3.37. Thay đổi nồng độ IgG4, IgG1 huyết thanh trước và sau điều trị (n=52) Giá trị IgG1 (mg/dL) IgG4 (mg/dL) Trước Sau Trước Sau Min – Max 190,237 – 1039,985 106,287 – 1852,531 4,823 – 362,322 28,472 – 604,536 Trung vị 563,025 1021,885 45,937 94,792 p < 0,001 < 0,001 Nồng độ IgG1, IgG4 huyết thanh ở bệnh nhân sau điều trị tăng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 so với trước điều trị. Biểu đồ 3.15. Thay đổi nồng độ IgG1 sau 3 năm điều trị (n=52) Biểu đồ 3.16. Thay đổi nồng độ IgG4 sau 3 năm điều trị (n=52) Bảng 3.38. Thay đổi nồng độ các cytokine huyết thanh (pg/mL) (n=43) Cytokine huyết thanh Trước điều trị Sau điều trị p Trung vị (Min – Max) Trung vị (Min – Max) IL-2 6,980 (3,431 – 35,377) 15,595 (3,431 – 214,221) > 0,05 IL-6 35,503 (1,348 – 738.550) 23,233 (1,348 – 67,533) < 0,05 IL-8 33,274 (2,422 – 3465,959) 40,512 (2,422 – 38666,806) > 0,05 IL-12 1,401 (0,225 – 5,313) 2,201 (0,225 – 26,503) < 0,001 IL-17 1,752 (0,209 – 15,910) 0,417 (0,209 – 7,970) < 0,001 IFN-γ 0,886 (0,099 – 3,606) 1,105 (0,099 – 5,010) > 0,05 - Nồng độ IL-2, IL-8, IFN-γ huyết thanh của bệnh nhân sau điều trị tăng hơn so với trước điều trị. Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. - Nồng độ IL-12, IL-6 huyết thanh của bệnh nhân sau điều trị tăng hơn so với trước điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Sự thay đổi nồng độ IL-17 huyết thanh bệnh nhân ở thời điểm trước và sau điều trị 3 năm có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Biểu đồ 3.17. Thay đổi IL-2 sau 3 năm điều trị (n=43) Biểu đồ 3.18. Thay đổi IL-6 sau 3 năm điều trị (n=43) Biểu đồ 3.19. Thay đổi IL-8 sau 3 năm điều trị (n=43) Biểu đồ 3.20. Thay đổi IL-12 sau 3 năm điều trị (n=43) Biểu đồ 3.21. Thay đổi IL-17 sau 3 năm điều trị (n=43) Biểu đồ 3.22. Thay đổi IFN-γ sau 3 năm điều trị (n=43) Bảng 3.39. Thay đổi chất lượng cuộc sống sau 3 năm điều trị (n=52) Chỉ số CLCS Trước điều trị X± SD Sau điều trị 3 năm X± SD Mức thay đổi Tỷ lệ thay đổi (%) p Điểm trung bình chung 2,29 ± 0,63 0,12± 0,14 2,17±0,53 94,8 p< 0,001 Hoạt động 3,12 ± 0,52 0,21 ± 0,31 2,90±0,44 93,3 p<0,001 Giấc ngủ 1,72 ± 0,61 0,04 ± 0,13 1,67±0,55 97,7 p<0,001 Các triệu chứng mũi 3,38 ± 0,83 0,39 ± 0,27 2,99±0,73 88,5 p<0,001 Các triệu chứng mắt 1,64 ± 1,48 0,02 ± 0,07 1,62±1,46 98,8 p<0,001 Các vấn đề thực hành 2,51 ± 0,85 0,03 ± 0,11 2,49±0,83 98,8 p<0,001 Các triệu chứng ngoài mũi/mắt 1,66 ± 0,48 0,09 ± 0,15 1,57±0,41 94,6 p<0,001 Cảm xúc 1,98 ± 0,70 0,06 ± 0,16 1,91±0,64 97,0 p<0,001 Sau điều trị, CLCS cải thiện có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 so với trước điều trị trên tất cả các chỉ tiêu cũng như điểm trung bình chung. Biểu đồ 3.23. Thay đổi điểm chất lượng cuộc sống theo thời gian điều trị Điểm CLCS cải thiện dần theo thời gian điều trị. Từ thời điểm trước điều trị đến sau điều trị 3 năm, điểm CLCS giảm 2,17 điểm. Điểm CLCS có xu hướng giảm nhanh trong 12 tháng sau điều trị. Bảng 3.40. Tác dụng phụ gặp khi điều trị (n=52) Loại tác dụng phụ Số lượng Tỷ lệ (%) Sưng nề dưới lưỡi 5 9,62 Rối loạn tiêu hóa 1 1,92 Sẩn ngứa, mề đay 1 1,92 Tổng 7 13,46 Tỷ lệ bệnh nhân có tác dụng phụ là 13,46%, trong đó có 1/52 (1,92%) bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa, 1/52 (1,92%) bệnh nhân sẩn ngứa, mề đay và 5/52 (9,62%) bệnh nhân có sưng nề dưới lưỡi. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ VMDƯ do DNBB chung ở hai đơn vị là 10,76%. Trong số mắc, tỷ lệ mắc VMDƯ do DNBB ở nhà máy Z176 là 9,03%, thấp hơn ở xí nghiệp X20 (13,92%). Tỷ lệ này thấp hơn nhiều nghiên cứu Vũ Văn Sản (2002) là 32,5% và cũng thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Giang Long (2018) là 14,3% [32], [35]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Maoua M. và cộng sự (2018), tỷ lệ VMDƯ nghề nghiệp chiếm 34,1% trong số CN tại đơn vị dệt may [31]. Tỷ lệ này khác nhau có thể là do có sự khác biệt về điều kiện làm việc giữa các địa điểm và thời gian trong các nghiên cứu. 4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới, tiền sử dị ứng, thời gian làm việc 4.1.1.1. Đặc điểm tuổi Chúng tôi sử dụng tất cả 195 bệnh nhân VMDƯ do DNBB tại 2 đơn vị nghiên cứu để mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh trên đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Độ tuổi trung bình là 32,69 ± 6,09. Trong đó, độ tuổi từ 25 – 34 chiếm tỷ lệ cao nhất (57,4%), sau đó đến 35 – 44 tuổi (29,7%); nhóm tuổi dưới 25, từ 45 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ ít nhất (lần lượt là 8,7% và 4,1%). Nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy VMDƯ có chiều hướng bắt đầu từ lúc còn trẻ và qua nhiều năm sau càng trở nên xấu hơn rồi giảm đi vào lúc tuổi già. Nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình của bệnh nhân thấp hơn tuổi trung bình trong nghiên cứu của Maoua M. và cộng sự (2019). Trong nghiên cứu đó, tỷ lệ CN bị VMDƯ làm trong ngành dệt may là lớn nhất (65,7%), độ tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 37,82 ± 8,08 [111]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khác với kết quả của một số tác giả trong nước. Tác giả Huỳnh Quang Thuận khi nghiên cứu trên 45 bệnh nhân VMDƯ với mạt bụi nhà: gặp nhiều nhất ở nhóm 16 – 29 tuổi chiếm 53,3%, tiếp đến là nhóm 40 - 49 tuổi chiếm 31,3%, 30 – 39 tuổi chiếm 13,3% và nhóm ít nhất 50 – 55 tuổi chiếm 2,3% [95]. Nghiên cứu của Đoàn Thị Thanh Hà (2002) có kết quả tuổi trung bình nhóm viêm mũi dị ứng là 28,87 ± 10,99 [112]. Sở dĩ có sự không phù hợp giữa kết quả của chúng tôi với một số nghiên cứu trước là vì chúng tôi tiến hành với bệnh lý nghiên cứu là VMDƯ nghề nghiệp, đối tượng là những người lao động, độ tuổi từ 25 đến 44 là độ tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong xí nghiệp, trong khi đó một số nghiên cứu trước đó có đối tượng nghiên cứu ở mọi lứa tuổi. Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với kết quả của tác giả Vũ Văn Sản (2002) khi nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của VMDƯ ứng nghề nghiệp do bụi bông – len ở công ty dệt thảm Hải Phòng: lứa tuổi 30 đến 49 chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 60%) [32]. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của Nguyễn Giang Long về thực trạng VMDƯ do DNBB của CN tại cơ sở dệt may Nam Định cũng là 34,8 năm [35]. Như vậy, độ tuổi VMDƯ nghề nghiệp trong các nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 25 đến 50 tuổi. 4.1.1.2. Giới Từ kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.3 chúng tôi thấy: Phần lớn bệnh nhân VMDƯ do bệnh nhân là nữ giới (79,49%), nam giới chiếm tỷ lệ 20,51 %. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Huỳnh Quang Thuận, tỷ lệ nam và nữ trong nhóm nghiên cứu đó là 27/18 người mắc bệnh [95]. Nghiên cứu của Đoàn Thị Thanh Hà, Vũ Trung Kiên trên các bệnh nhân VMDƯ cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_hieu_qua_dieu_tri_benh_viem_mui_di_ung_do.docx
- 3. Trang thong tin LA- English.docx
- 3-Trang thong tin luan an.doc
- Ban tóm tắt LA- OK.docx
- Ban tóm tắt LA-tieng Anh.docx