Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất

Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 219 trang Hà Tiên 25/07/2024 600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất

Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật Fontan trong điều trị bệnh nhân tim bẩm sinh có sinh lý tuần hoàn một thất
6,2) 0,028 
Sửa van nhĩ thất 35,4 (3,4 – 370,04) 0,003 
ALĐMP trong phẫu thuật (mmHg) 1,2 (1,07 – 1,4) 0,005 
Chảy máu trong phẫu thuật 17,0 (3,3 – 87,0) 0,001 
Yếu tố liên quan sau phẫu thuật 
Phù ngay sau phẫu thuật 10,0 (2,3 – 43,5) 0,002 
 Các yếu tố tiên lượng đối với thất bại tuần hoàn Fontan ở giai đoạn 
sớm 
Để xác định các yếu tố nguy cơ độc lập (hay yếu tố tiên lượng) đối với 
thất bại tuần hoàn Fontan ở giai đoạn sớm, nghiên cứu sử dụng phân tích hồi 
quy đa biến logistic. Tổng cộng có 22 biến độc lập hợp lệ được thu nhận từ dữ 
liệu trước, trong và sau phẫu thuật Fontan. Để lựa chọn mô hình hồi quy tốt 
nhất, tác giả đã bắt đầu từ mô hình đầy đủ bao gồm toàn bộ 22 biến độc lập. 
82 
Sau đó chiến lược stepwise backward với giá trị p <0,2 được áp dụng để thu 
nhận mô hình tiên lượng đơn giản nhất. 
Bảng 3.27. Các yếu tố tiên lượng đối với thất bại tuần hoàn Fontan ở giai 
đoạn sớm: phân tích đa biến logistic (n = 145) 
Yếu tố nguy cơ OR 95% CI Giá trị p 
Yếu tố nguy cơ trước phẫu thuật 
Tuổi 1,06 0,9 – 1,1 0,069 
Chiều cao 0,8 0,7 – 1,04 0,153 
Tuần hoàn bàng hệ chủ - phổi lớn 
phát hiện trên siêu âm 
12,4 0,5 – 257,6 0,107 
ALĐMP đo trong thông tim 1,84 1,12 – 3,00 0,016 
Yếu tố nguy cơ trong phẫu thuật 
Sửa van nhĩ thất 65,85 1,95 – 2228,14 0,020 
Chảy máu 8,50 0,40 – 178,76 0,168 
Yếu tố nguy cơ sau phẫu thuật 
ALĐMP sau phẫu thuật 1,66 1,19 – 2,33 0,004 
Nhận xét: 
Có 3 yếu tố tiên lượng (nguy cơ độc lập) liên quan có ý nghĩa thống kê 
đến thất bại tuần hoàn Fontan ở giai đoạn sớm là tăng áp lực động mạch phổi 
trung bình trước phẫu thuật (OR: 1,8; 95% CI: 1,1–3,0; p=0,016), việc tiến 
hành phẫu thuật sửa van nhĩ thất cùng thời điểm phẫu thuật Fontan (OR: 65,8; 
95% CI: 1,9–2228,1; p=0,020), và sự gia tăng áp lực động mạch phổi trung 
bình sau phẫu thuật (OR: 1,6; 95%CI: 1,1–2,3; p=0,004). 
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng tràn dịch màng phổi kéo dài 
Tỷ lệ biến chứng tràn dịch màng phổi kéo dài sau phẫu thuật trong 
nghiên cứu là 20% (29/145 bệnh nhân). Trong đó, 5 bệnh nhân có tràn dịch 
dưỡng chấp. 
Dưới đây, phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến được sử dụng 
để xác định các yếu tố liên quan đến biến chứng tràn dịch màng phổi kéo dài 
sau phẫu thuật. 
83 
 Liên quan giữa biến số trước phẫu thuật đến biến chứng tràn dịch 
màng phổi kéo dài sau phẫu thuật Fontan sử dụng hồi quy logistic đơn biến 
Bảng 3.28. Liên quan giữa đặc điểm trước phẫu thuật đến tràn dịch màng 
phổi kéo dài sử dụng hồi quy logistic đơn biến (n = 145) 
Đặc điểm 
trước phẫu thuật 
TDMPKD 
OR (95% CI) 
Giá trị 
p Có 
(n = 29) 
Không 
(n = 116) 
Giới tính 0,674 
Nam 18 (62,1) 67 (57,8) 1 
Nữ 11 (37,9) 49 (42,2) 0,8 (0,3 – 1,9) 
Tuổi (tháng) 58,4±28,6 70,5±58,5 0,9 (0,9 – 1,0) 0,284 
Chiều cao (cm) 100,8±13,2 103,8±19,6 0,9 (0,9 – 1,01) 0,428 
Cân nặng (kg) 15,1±4,1 16,8±8,8 0,9 (0,9 – 1,03) 0,307 
Phân độ suy tim 0,06 
Độ II 10 (34,5) 63 (54,3) 1 
Độ III 19 (65,5) 53 (45,7) 2,2 (0,9 – 5,2) 
Thể giải phẫu được 
chẩn đoán ban đầu 
Teo van ba lá 3 (10,3) 21 (18,1) 0,5 (0,1 – 1,8) 0,321 
Teo/ thiểu sản van 
hai lá 
4 (13,8) 6 (5,2) 2,9 (0,7 – 11,1) 0,115 
Tim một thất hai 
đường vào 
2 (6,9) 19 (16,4) 0,3 (0,08 – 1,7) 0,209 
Thất phải hai đường 
ra có đảo gốc động 
mạch 
11 (37,9) 32 (27,6) 1,6 (0,6 – 3,7) 0,278 
TSNT toàn bộ thể 
không cân xứng 
6 (20,7) 16 (13,8) 1,6 (0,5 – 4,6) 0,358 
TSNT có đảo gốc 2 (6,9) 6 (5,2) 1,3 (0,2 – 7,1) 0,717 
84 
động mạch 
Tư thế tạng tim 
Situs solitus 17 (58,6) 91 (78,5) 1 
Situs inversus 5 (17,2) 17 (14,7) 1,5 (0,5 – 4,8) 0,429 
Situs ambiguus 7 (24,1) 8 (6,9) 4,6 (1,5 – 14,6) 0,008 
Kiểu hình tâm thất 
hệ thống 
Thất trái 3 (10,3) 32 (27,6) 1 
Thất phải 10 (34,5) 25 (21,6) 4,2 (1,06 – 17,1) 0,041 
Hai thất 12 (41,4) 46 (39,7) 2,7 (0,7 – 10,6) 0,135 
Không xác định 4 (13,8) 13 (11,2) 3,2 (0,6 – 16,7) 0,153 
Số lượng van nhĩ 
thất 
Một van 15 (51,7) 54 (46,5) 1 
Hai van 14 (48,3) 62 (53,5) 0,8 (0,3 – 1,8) 0,618 
Hở van nhĩ thất 
Không 3 (10,3) 34 (29,3) 1 
Có 26 (89,7) 82 (70,7) 3,5 (1,02 – 12,6) 0,047 
Loại van nhĩ thất 
Van bình thường 28 (96,6) 113 (97,4) 1 
Van cơ học 0 (0,0) 1 (0,9) - 
Van sinh học 1 (3,4) 2 (1,7) 2,0 (0,1 – 23,06) 0,672 
Kết quả trên siêu 
âm tim 
Cản trở tuần hoàn 
hệ thống 1 (3,5) 7 (6,0) 0,5 (0,07 – 4,7) 0,590 
Hẹp dưới van chủ 1 (3,5) 4 (3,5) 1,0 (0,1 – 9,3) 1,00 
Còn ống động 
mạch 1 (3,5) 1 (0,9) 4,1 (0,2 – 67,7) 0,323 
Shunt tồn lưu tâm 
thất phải - động 
mạch phổi 
13 (44,8) 37 (31,9) 1,7 (0,7 – 3,9) 0,193 
85 
Kết quả trên thông 
tim 
ALĐMP (mmHg) 
(n = 142) 
11,5±2,6 11,4±2,1 1,03 (0,8 – 1,2) 0,776 
VEDP (mmHg) 
(n = 129) 
5,3±1,5 4,9±1,7 1,1 (0,8 – 1,4) 0,443 
PAI 
(n = 137) 
277,7±86,9 329,7±130,1 0,99 (0,9908 – 
0,9999) 
0,049 
Rp (wood/m2) 
(n = 64) 
2,2±0,9 1,8±0,7 1,6 (0,7 – 3,7) 0,210 
Nhận xét: 
Bệnh nhân có tư thế tạng tim situs ambigus có nguy cơ TDMPKD gấp 
4,6 (95% CI: 1,5 – 14,6) lần so với bệnh nhân có tư thế tạng tim situs solitus 
(p <0,05). Bệnh nhân kiểu hình thất phải hệ thống có nguy cơ TDMPKD cao 
gấp 4,2 (95% CI: 1,06 – 17,1) lần so với bệnh nhân kiểu hình thất trái hệ 
thống (p <0,05). 
Bệnh nhân có hở van nhĩ thất có nguy cơ TDMPKD gấp 3,5 (95% CI: 
1,02–12,6) lần so với bệnh nhân không có hở van nhĩ thất (p <0,05). 
Bệnh nhân có chỉ số kích thước ĐMP cao hơn một giá trị thì nguy cơ biến 
chứng TDMPKD giảm đi 0,99 (95% CI: 0,9908 – 0,9999) lần (p <0,05). 
 Liên quan giữa biến số trong phẫu thuật đến biến chứng tràn dịch 
màng phổi kéo dài sử dụng hồi quy logistic đơn biến 
Bảng 3.29. Liên quan giữa đặc điểm trong phẫu thuật đến tràn dịch màng 
phổi kéo dài sử dụng hồi quy logistic đơn biến (n = 145) 
Đặc điểm 
trong phẫu thuật 
TDMPKD 
OR (95% CI) 
Giá 
trị p 
Có 
(n = 29) 
Không 
(n = 116) 
Tạo hình ĐMP 3 (10,3) 12 (10,3) 1,0 (0,2 – 3,8) 1,00 
DKS 1 (3,5) 3 (2,6) 1,3 (0,1 – 13,4) 0,801 
Mở rộng vách liên nhĩ 1 (3,5) 15 (12,9) 0,2 (0,03 – 1,9) 0,177 
Có kẹp ĐMC 26 (89,7) 100 (86,2) 1,3 (0,3 – 5,1) 0,624 
86 
Vật liệu ống Fontan 0,407 
Gortex 16 (55,2) 46,55 (46,5) 1 
Unigraff 13 (44,8) 62 (53,5) 0,7 (0,3 – 1,6) 
Chảy máu trong phẫu thuật 0,565 
Không 27 (93,1) 111 (95,7) 1 
Có 2 (6,9) 5 (4,3) 1,6 (0,3 – 8,9) 
Thời gian cặp chủ (phút) (n 
= 126) 
56,7±20,6 46,8±24,6 1,02 (0,99 – 1,03) 0,074 
Thời gian chạy tuần hoàn 
ngoài cơ thể (phút) 
91,9±25,4 80,7±30,0 1,01 (0,99 – 1,02) 0,080 
Tổng thời gian chạy máy 
hỗ trợ (phút) 
20,7±13,3 19,0±13,7 1,01 (0,98 – 1,04) 0,580 
ALĐMP (mmHg) 16,9±4,2 14,7±3,2 1,2 (1,07 – 1,3) 0,003 
Nhận xét: 
Bệnh nhân có áp lực động mạch phổi trong phẫu thuật tăng lên một giá 
trị thì nguy cơ xuất hiện biến chứng TDMPKD tăng lên 1,2 (95% CI: 1,07 – 
1,3) lần (p <0,05). 
 Liên quan giữa biến số sau phẫu thuật đến biến chứng tràn dịch màng 
phổi kéo dài sử dụng hồi quy logistic đơn biến 
Bảng 3.30. Liên quan giữa đặc điểm sau phẫu thuật đến tràn dịch màng 
phổi kéo dài sử dụng hồi quy logistic đơn biến (n = 145) 
Đặc điểm 
sau phẫu thuật 
TDMPKD 
OR (95% CI) 
Giá trị 
p 
Có 
(n = 29) 
Không 
(n = 116) 
Phù sau phẫu thuật 0,311 
Không 26 (89,7) 110 (94,8) 1 
Có 3 (10,3) 6 (5,2) 2,1 (0,5 – 9,02) 
ALĐMP (mmHg) 16,0±3,4 16,3±10,3 1,0 (0,9 – 1,05) 0,897 
Nhận xét: 
87 
Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa phù và áp lực động mạch 
phổi ngay sau phẫu thuật đến TDMPKD sau phẫu thuật Fontan (p >0,05). 
Bảng 3.31. Tổng hợp các yếu tố liên quan có ý nghĩa đến tràn dịch màng 
phổi kéo dài trong phân tích đơn biến 
Yếu tố OR (95% CI) Giá trị p 
Yếu tố liên quan trước phẫu thuật 
Tư thế tạng tim 
Situs solitus 1 
Situs ambigus 4,6 (1,5 – 14,6) 0,008 
Kiểu hình tâm thất hệ thống 
Thất trái 1 
Thất phải 4,2 (1,06 – 17,1) 0,041 
Hở van nhĩ thất 3,5 (1,02 – 12,6) 0,047 
PAI 0,99 (0,9908 – 0,9999) 0,049 
Yếu tố liên quan trong phẫu thuật 
ALĐMP (mmHg) 1,2 (1,07 – 1,3) 0,003 
 Các yếu tố tiên lượng đối với biến chứng tràn dịch màng phổi kéo dài 
sau phẫu thuật Fontan sử dụng hồi quy logistic đa biến 
Bảng 3.32. Các yếu tố tiên lượng đối với biến chứng tràn dịch màng phổi 
kéo dài sử dụng hồi quy logistic đa biến (n = 145) 
Yếu tố nguy cơ OR 95% CI Giá trị p 
Yếu tố nguy cơ trước phẫu thuật 
Suy tim 
Độ II 1 - 
Độ III 4,9 1,1 – 20,5 0,028 
ĐGĐM có sửa chữa 
Không 1 - 
Có 24,8 0,5 – 1187,9 0,104 
Thất phải hai đường ra có đảo gốc 
động mạch 
Không 1 - 
88 
Có 31,0 1,3 – 711,6 0,032 
TSNT thể không cân xứng 
Không 1 - 
Có 0,2 0,03 – 1,8 0,164 
Số van nhĩ thất 
Một van 1 - 
Hai van 0,1 0,01 – 2,6 0,189 
Vị trí các tạng ngực- bụng 
Situs solitus 1 - 
Situs inversus - - 
Situs ambiguus 5,8 0,9 – 37,2 0,064 
Kiểu hình tâm thất hệ thống 
Thất phải 1 - 
Thát trái - - 
Hai thất - - 
Không xác định 12,0 0,7 – 206,2 0,087 
Hở van nhĩ thất 
Không 1 - 
Có 70,7 3,2 – 1523,2 0,007 
Shunt tồn lưu tâm thất- động mạch 
phổi trên siêu âm tim 
Không 1 - 
Có 8,2 1,6 – 42,7 0,012 
PAI 0,98 0,97 – 0,99 0,002 
Yếu tố nguy cơ trong phẫu thuật 
ALĐMP 1,2 1,01 – 1,5 0,046 
Yếu tố nguy cơ sau phẫu thuật 
ALĐMP 0,8 0,7 – 1,06 0,176 
Nhận xét: Có 6 yếu tố nguy cơ độc lập có liên quan đến biến chứng 
TDMPKD sau phẫu thuật Fontan bao gồm: tình trạng suy tim mức độ NYHA 
III trước phẫu thuật (OR: 4,9; 95%CI: 1,1 – 20,5; p=0,028), thể giải phẫu 
bệnh tim TP2ĐR có ĐGĐM (OR: 31,0; 95%CI: 1,3 – 711,6; p=0,032), hở 
van nhĩ thất (OR: 70,7; 95%CI: 3,2 – 1523,2; p=0,007), tồn tại shunt tâm thất- 
89 
động mạch phổi (OR: 8,2; 95%CI: 1,6–42,7; p=0,012), chỉ số kích thước 
động mạch phổi thấp (OR: 0,9; 95%CI: 0,9–0,9; p=0,002) và giá trị áp lực 
động mạch phổi trong phẫu thuật cao (OR: 1,2; 95%CI: 1,01–1,5; p=0,046). 
3.3.3. Các yếu tố tiên lượng đối với tình trạng nhịp nhĩ ở điểm tái khám 
Ở thời điểm tái khám, có 12/95 (12,6%) bệnh nhân có rối loạn nhịp nhĩ. 
Để xác định các yếu tố nguy cơ độc lập (hay yếu tố tiên lượng) đối với tình 
trạng nhịp nhĩ sau phẫu thuật Fontan, nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy 
đa biến logistic. Tổng cộng có 22 biến độc lập hợp lệ được thu nhận từ dữ liệu 
trước, trong và sau phẫu thuật. Để lựa chọn mô hình hồi quy tốt nhất, tác giả 
đã bắt đầu từ mô hình đầy đủ bao gồm toàn bộ 22 biến độc lập. Sau đó chiến 
lược stepwise backward với giá trị p <0,2 được áp dụng để thu nhận mô tiên 
lượng đơn giản nhất. 
Bảng 3.33. Các yếu tố tiên lượng đối với tình trạng nhịp nhĩ ở thời điểm tái 
khám (n = 95) 
Yếu tố nguy cơ OR 95% CI Giá trị p 
Trước phẫu thuật 
Tuần hoàn bàng hệ chủ phổi lớn trên 
siêu âm tim 
Không 1 - 
Có 3,8 0,5 – 29,3 0,189 
PAI 0,99 0,98 – 0,99 0,047 
Tuần hoàn bàng hệ chủ phổi lớn trên 
thông tim 
Không 1 - 
Có 0,1 0,02 – 1,2 0,079 
Sau phẫu thuật 
ALĐMP ngay sau phẫu thuật 1,3 1,05 – 1,6 0,019 
R2 0,173 
Giá trị p của mô hình 0,0176 
Nhận xét: 
90 
 Có 2 yếu tố nguy cơ độc lập có liên quan đến biến chứng rối loạn nhịp 
(tình trạng nhịp nhĩ) sau phẫu thuật Fontan ở thời điểm tái khám bao gồm: chỉ 
số kích thước động mạch phổi thấp (OR: 0,99; 95%CI: 0,98 – 0,99; p=0,047) 
và giá trị áp lực động mạch phổi ngay sau phẫu thuật cao (OR: 1,3; 95%CI: 
1,05 – 1,6; p=0,019). 4 yếu tố trong mô hình có khả năng giải thích 17,3% 
đến tình trạng nhịp nhĩ ở thời điểm tái khám sau phẫu thuật Fontan. Mô hình 
tiên lượng của chúng tôi có ý nghĩa thống kê (p=0,0176). 
3.3.4. Một số yếu tố liên quan đến tử vong giai đoạn trung hạn sau phẫu 
thuật Fontan 
Bảng 3.34. Các yếu tố nguy cơ tiềm năng với tử vong giai đoạn trung hạn 
sau phẫu thuật Fontan: sử dung mô hình đơn biến và đa biến logistic 
Yếu tố nguy cơ OR1 (95% CI) OR2 (95% CI) 
Suy tuần hoàn sau phẫu thuật 2,0 (0,2 – 18,4) 0,3 (0,001 – 77,2) 
Suy thận cấp 2,3 (0,3 – 21,1) 3,8 (0,01 – 988,1) 
Tràn dịch màng phổi kéo dài 7,8 (1,8 – 35,1)* 11,2 (2,2 – 57,9)* 
Biến cố thần kinh tắc mạch do huyết khối - - 
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn - - 
Rối loạn nhịp sau phẫu thuật 3,1 (0,3 – 29,6) 6,7 (0,4 – 105,8) 
Bão hòa oxy máu động mạch thấp sau 
phẫu thuật 
6,4 (0,6 – 59,5) 11,2 (0,4 – 298,7) 
Nhiễm khuẩn kéo dài loại trừ VNTMNK - - 
OR1: tỷ suất chênh theo phân tích hồi quy đơn biến logistic; OR2: tỷ suất 
chênh theo phân tích hồi quy đa biến logistic; *: Có ý nghĩa thống kê với p 
<0,01 
Nhận xét: Tràn dịch màng phổi kéo dài được tìm thấy là yếu tố nguy cơ đối 
với tử vong giai đoạn trung hạn ở bệnh nhân sau phẫu thuật Fontan. Mối liên 
quan có ý nghĩa thống kê được tìm thấy trong cả mô hình đơn biến (OR: 7,8; 
95%CI: 1,8 – 35,1; p=0,007) và đa biến (OR: 11,2; 95%CI: 2,2 – 57,9; 
p=0,004). 
91 
Chương 4 
BÀN LUẬN 
Bệnh tim một thất bao gồm một loạt các dị tật tim bẩm sinh hiếm gặp 
và phức tạp, chủ yếu được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật theo giai 
đoạn, và phẫu thuật Fontan là giai đoạn cuối cùng. Ban đầu được phát triển 
vào năm 1971, mục tiêu chính của Fontan là chuyển hướng trở lại tĩnh mạch 
hệ thống đến ĐMP. Kể từ đó, quy trình đã trải qua nhiều sửa đổi với nỗ lực 
nhằm giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh. Một số sửa đổi này liên quan 
đến kỹ thuật mở cửa sổ cho phép tạo một luồng thông từ đường nối TMC 
dưới lên ĐMP với tâm nhĩ (luồng thông phải - trái). Nhiều cải tiến về kỹ thuật 
phẫu thuật từ phẫu thuật Fontan kinh điển, phẫu thuật Fontan với đường hầm 
trong tim và phẫu thuật Fontan với ống nối ngoài tim nhằm nâng cao chất 
lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật, giảm thiểu các biến chứng sau 
phẫu thuật. Tại Việt nam, phẫu thuật tim bẩm sinh đã được tiến hành từ 
những năm 60 của thế kỷ trước. Vào cuối những năm 2000, phẫu thuật 
Fontan mới bắt đầu được tiến hành tại một số bênh viện. Tại Trung tâm tim 
mạch – Bệnh viện E, từ khi được thành lập (năm 2010), chúng tôi đã tiến 
hành phẫu thuật các bệnh lý dạng một tâm thất với phẫu thuật Glenn hai 
hướng, phẫu thuật Blalock, phẫu thuật thắt hẹp ĐMP. Năm 2012, trung tâm 
chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật Fontan với ống nối ngoài tim bằng mạch 
nhân tạo cho những bệnh nhân đã được phẫu thuật Glenn hai hướng.121 Bệnh 
nhân sau phẫu thuật Glenn tối thiểu 6 tháng và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của 
phẫu thuật Fontan tại Bệnh viện E thì sẽ được tiến hành phẫu thuật Fontan. 
Nghiên cứu của chúng tôi thu nhận những bệnh nhân trải qua phẫu thuật 
Fontan trong thời gian 8 năm, đến nay đã có 145 bệnh nhân đã trải qua phẫu 
thuật Fontan. Qua các kết quả nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân này, chúng tôi 
có những bàn luận sau: 
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân phẫu thuật Fontan 
92 
Tuổi phẫu thuật: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ở 
thời điểm trước phẫu thuật Fontan là 5,7 tuổi. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 2 
tuổi (24 tháng) và bệnh nhân lớn tuổi nhất là 35,5 tuổi (426 tháng). So với các 
báo cáo trước trong giai đoạn sớm và giai đoạn gần đây của kỉ nguyên phẫu 
thuật Fontan, không có sự khác biệt quá lớn về độ tuổi trung bình giữa các 
nghiên cứu (Bảng 4.1). Trong nghiên cứu của tác giả Salvatore Giannico 
(2006) trên 221 bệnh nhân trong vòng 15 năm, tuổi trung bình của nhóm bệnh 
nhân là 6 tuổi, trong đó thấp nhất là 1 tuổi.122 Nghiên cứu khác của tác giả 
Michael O. Murphy (2014),48 độ tuổi trung bình là 2,3 tuổi, nhỏ nhất là 1 tuổi. 
Hai báo cáo gần đây của tác giả Ellis Rochelson (2020) 55 và tác giả Hebah S. 
Al Absi (2020) 7 thì độ tuổi trung bình tương ứng là 3 tuổi và 4,2 tuổi. 
Bảng 4.1. Độ tuổi giữa các nghiên cứu trên thế giới 
Tác giả 
(năm xuất bản) 
Thời gian Tổng số 
bệnh nhân 
Tuổi trung bình ở 
thời điểm Fontan 
Chúng tôi (2020) 8/2012 - 12/2019 145 5,6 (2 – 35,5) 
Salvatore Giannico (2006)122 11/1988 - 11/2003 193 6 (1 – 10,9) 
Michael O. Murphy (2014) 07/1995–12/2009 592 2,3 (1 – 38,4) 
Shashi Raj (2016) 123 11/2000 – 10/2013 97 3,4 (2,8–4,5) 
Ellis Rochelson (2020) 55 01/2006 – 12/2015 191 3 (3 – 4) 
Hebah S. Al Absi (2020) 7 2007 - 2017 87 4,2 (1,4 – 26) 
Giới tính: trong số 145 bệnh nhân thì tỷ lệ bệnh nhân là nam giới (n = 
85; 58,6%) cao hơn nữ giới (n = 60; 41,4%). Tại một số báo cáo một trung 
tâm gần đây, kết quả cũng cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới. 
Nghiên cứu của tác giả Hebah S. Al Absi (2020),7 tỷ lệ bệnh nhân nam giới 
chiếm 66% (n = 57) trong tổng số 87 bệnh nhân nghiên cứu. Báo cáo khác 
của tác giả Shashi Raj (2016),123 tỷ lệ bệnh nhân nam giới chiếm 58% (n = 
56) trong tổng số 97 bệnh nhân nghiên cứu. Báo cáo khác của tác giả Ellis 
Rochelson (2020), 55 tỷ lệ bệnh nhân nam giới chiếm 61% (n = 116) trong 
tổng số 191 bệnh nhân nghiên cứu. 
93 
Cân nặng: đây là một trong những yếu tố quan trọng để chỉ định phẫu 
thuật Fontan với ống nối ngoài tim do liên quan đến lựa chọn kích thước của 
ống mạch nhân tạo.124 Cân nặng trung bình trong nghiên cứu là 16,5 ± 8,1 kg, 
nhẹ nhất là 8,5 kg. Theo nghiên cứu của tác giả Yoshie Ochiai cân nặng trung 
bình là 13,6 kg.88 Nghiên cứu của tác giả Michelle C. Wallace và cộng sự về 
mối liên quan giữa cân nặng và tuổi theo điểm z, thấy rằng nếu bệnh nhân có 
điểm z về cân nặng < -2 điểm thì nguy cơ tử vong cũng như các biến chứng 
cao hơn nhóm bệnh nhân có điểm z từ -2 đến 0 điểm.125 Theo tác giả Marion 
E. McRae, cân nặng bệnh nhân trước phẫu thuật <10 kg là một yếu tố nguy cơ 
nặng sau phẫu thuật do đường kính ống mạch nhân tạo nhỏ, miệng nối nhỏ do 
vậy tốc độ dòng chảy thấp, mất nhiều năng lượng để vận chuyển máu từ TMC 
dưới lên ĐMP, đồng thời tốc độ dòng chảy chậm dễ hình thành huyết khối 
trong lòng mạch.35 Nghiên cứu của tác giả Vladimir Alexi-Meskishivili chỉ ra 
nên phẫu thuật khi cân nặng từ 12 – 15 kg, với cân nặng này thì đường kính 
và chiều dài của ống mạch nhân tạo cũng như khoảng cách từ TMC dưới đến 
ĐMP có thể lựa chọn bằng 80% của người trưởng thành.126 
4.2. Đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật 
Suy tim trước phẫu thuật: Theo phân độ suy tim theo NYHA, nghiên 
cứu của chúng tôi có 70 (50,3%) bệnh nhân suy tim độ II; 72 (49,7%) bệnh 
nhân suy tim độ III, không có bệnh nhân suy tim độ I và độ IV. Theo nghiên 
cứu của tác giả Takeshi Hiramatsu, tỷ lệ bệnh nhân suy tim độ I, suy tim độ II 
và suy tim độ III tương ứng là 19%, 74% và 7%.127 Trong báo cáo khác của 
tác giả Carlo F. Marcelletti, có 41% bệnh nhân suy tim độ IV, 39% bệnh nhân 
suy tim độ III và 20% bệnh nhân suy tim độ II.128 Mức độ suy tim của bệnh 
nhân dạng một tâm thất không chỉ phụ thuộc vào bệnh (thiểu sản van ba lá, 
thiểu sản tim trái, Heterotaxy), thể tổn thương (thiểu sản tâm thất phải, 
thiểu sản tâm thất trái, thể không xác định), độ hở van nhĩ thất nói chung, mà 
còn phụ thuộc vào lưu lượng máu lên ĐMP, và mức độ thiếu ôxy tổ chức. Khi 
bệnh nhân trước phẫu thuật càng tím nhiều thì độ suy tim càng tăng do lâm 
94 
sàng độ suy tim đánh giá bằng hoạt động thể lực và sinh hoạt hàng ngày của 
bệnh nhân. 
SpO2 đầu chi: bệnh nhân trước phẫu thuật đều có tím môi và đầu chi 
với SpO2 đo đầu chi khi thở khí trời trung bình là 81,2%. SpO2 sau phẫu 
thuật Glenn hai hướng không cao do vẫn còn hiện tượng máu trộn giữa máu 
của TMP và máu từ TMC dưới đổ về tim ở tầng nhĩ. Mong muốn SpO2 sau 
phẫu thuật Glenn hai hướng duy trì từ 75% đến 85% để tránh hiện tượng giảm 
oxy máu ảnh hướng đến sự phát triển cơ thể, nhưng cũng không quá cao làm 
tăng cung lượng tim, cũng như ảnh hưởng đến áp lực động mạch phổi. Tất cả 
các trường hợp này đều đã được phẫu thuật Glenn hai hướng trước đó. Kết 
quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đó ở nhiều trung tâm khác 
nhau trên thế giới. Nghiên cứu của tác giả S.Ocello có SpO2 trung bình trước 
phẫu thuật là 83% ở những bệnh nhân đã được phẫu thuật Glenn hai hướng.129 
Trong khi đó, tỷ lệ này dao động từ 65% đến 88% trong nghiên cứu của tác giả 
Ujjwal K. Chowdhury,130 và của tác giả Yasuhiro Kotani là 82%.131 
4.2.1. Đặc điểm tổn thương của bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất 
Bất cứ tình trạng bất thường nào tại “3 đoạn kết nối” đều gây hậu quả 
thiểu sản về giải phẫu và chức năng của tâm thất một bên là bệnh nguyên cơ 
bản của tim sin

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ket_qua_phau_thuat_fontan_trong_dieu_tri.pdf
  • pdf4 Trích yếu luận án tiến sĩ.pdf
  • docx3 Thông tin kết luận mới của luận án (tiếng Việt).docx
  • docx3 Thông tin kết luận mới của luận án (tiếng Anh).docx
  • pdf2 Tóm tắt luận án 24 trang (tiếng Việt).pdf
  • pdf2 Tóm tắt luận án 24 trang (tiếng Anh).pdf
  • pdf._2 Tóm tắt luận án 24 trang (tiếng Việt).pdf
  • pdf._2 Tóm tắt luận án 24 trang (tiếng Anh).pdf