Luận án Nghiên cứu lựa chọn tác nhân tách hiệu quả cho quá trình chưng cất tăng cường để tách hỗn hợp đẳng phí bằng phương pháp mô phỏng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu lựa chọn tác nhân tách hiệu quả cho quá trình chưng cất tăng cường để tách hỗn hợp đẳng phí bằng phương pháp mô phỏng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu lựa chọn tác nhân tách hiệu quả cho quá trình chưng cất tăng cường để tách hỗn hợp đẳng phí bằng phương pháp mô phỏng
bằng entalpy): Lj-1.hL,j-1 + Gj+1 . hG,j+1 +Fj .hF,j – (Lj+SL,j).hL,j – (Gj+SG,j).hG,j + Qj = 0 (2.27) Với hL, hG - entalpy riêng của pha lỏng và pha hơi hL,j = f(tj, pj, xi,j) và hG,j = f(tj, pj, yi,j) Ở đây j = 1 N, với N là số bậc cân bằng pha của tháp; i = 1÷ k, với k là số cấu tử của hỗn hợp; L – dòng lỏng (đồng thể hoặc dị thể), kmol/s; G – Dòng hơi, kmol/s; V – Dòng hơi, kmol/s; x,y – nồng độ cấu tử trong pha lỏng, pha hơi (phần mol); tj – nhiệt độ tại bậc j; pj – áp suất tại bậc j; Fj – dòng hỗn hợp đi vào bậc j; SGj, SLj – dòng lỏng, hơi đi ra từ bậc j; Qj – Dòng nhiệt đi vào (hoặc đi ra) bậc j; xi,j (1) , xi,j (2) – nồng độ cấu tử i trên đĩa i trong pha lỏng 1 và pha lỏng 2; Tháp chưng cất tăng cường được mô phỏng bằng hệ phương trình MESH với tổng số phương trình là: N.(2k+3) cho tháp chưng cất hỗn hợp đồng thể; N’.(3k+4)+N‖.(2k+3) cho tháp chưng cất hỗn hợp dị thể (với N‖ là số đĩa có cân bằng pha lỏng – lỏng – hơi; N‖ là số đĩa chỉ có cân bằng pha lỏng – hơi). Trong hệ phương trình MESH, các phương trình cân bằng pha lỏng – hơi, lỏng – lỏng – hơi được tính theo bộ thông số của mô hình cân bằng pha NRTL đã được cập nhật trong phần mềm mô phỏng. Như vậy, nếu tháp có số đĩa lý thuyết N lớn, số cấu tử nhiều thì số lượng phương trình toán sẽ khá lớn, đòi hỏi phải có công cụ tính toán tốc độ nhanh. Hiện nay đã có các phần mềm chuyên dụng đáp ứng được việc này. Tuy nhiên nếu sơ đồ tách gồm nhiều tháp tách và các dòng tuần hoàn thì công việc tính toán sẽ rất phức tạp, cần phải có các thuật toán phù hợp để tăng tốc độ hội tụ cho quá trình tính toán. Hệ phương trình MESH của tháp chưng cất là hệ phương trình phi tuyến. Hệ phương trình MESH có thể giải bằng phương pháp Newton – Raphson cải tiến của Naphtali và Sandholm (1971) [76]. Đây là phương pháp giải đồng thời các phương trình của hệ phương trình phi tuyến MESH và có ưu điểm lớn là nó cho phép tăng tốc độ hội tụ của quá trình lặp khi tiến dần đến nghiệm của hệ phương trình. Đến thời điểm hiện tại, do các phương pháp giải hệ phương trình MESH của tháp chưng cất đã được hoàn thiện, nên độ chính xác của các nghiệm tìm được của hệ phương trình MESH rõ ràng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậy của các mô 47 hình cân bằng pha. Chính vì vậy việc lựa chọn mô hình cân bằng pha cho các hệ quan tâm sẽ cần phải được đặc biệt chú ý. Kết quả giải mô hình tháp chưng luyện hỗn hợp nhiều cấu tử cho phép: - Xác định được tải nhiệt của các thiết bị đun bay hơi đáy tháp và thiết bị ngưng tụ đỉnh tháp; - Xác định các thông số của các thiết bị phụ khác có trong hệ thống thiết bị chưng cất; - Cho phép nhận được phân bố nồng độ của các cấu tử và phân bố nhiệt độ theo chiều cao của tháp. 2.6. Tiêu chí tổng chi phí năm (Total annual costs - TAC) và ứng dụng để lựa chọn tác nhân tách cho quá trình chưng cất tăng cường. Để tính tổng chi phí năm (TAC) của quá trình tách hỗn hợp bằng phương pháp chưng cất tăng cường trước tiên cần phải tiến hành lựa chọn mô hình nhiệt động phù hợp cho việc xác định cân bằng pha của hệ đang xét. Mô hình này cũng sẽ được sử dụng để xác định độ chọn lọc giới hạn S12 của các tác nhân tách ở trạng thái vô cùng loãng. Cũng với mô hình nhiệt động trên sẽ thiết lập được mô hình tổng quát của tháp chưng cất (hệ phương trình MESH). Hệ phương trình này sẽ được giải bằng phương pháp chính xác của Naphtali và Sandholm [76] để nhận được số đĩa lý thuyết của tháp (tương ứng là chiều cao của tháp), đường kính tháp, cũng như các tải nhiệt của thiết bị đun sôi đáy tháp (QR) và của thiết bị ngưng tụ đỉnh tháp (QC). Các kết quả này sẽ được sử dụng để xác định chi phí đầu tư và các chi phí vận hành của hệ thống chưng cất. Tổng chi phí năm (TAC) tùy theo yêu cầu thực tế, có thể xác định ở các mức chi tiết khác nhau. Theo các tác giả [77], để tiện cho việc so sánh hiệu quả của các quá trình chưng cất, tổng chi phí năm cần được xác định theo công thức: TAC = Chi phí đầu tư Thời gian thu hồi vốn + Các chi phí vận hành Trong đó: - Chi phí đầu tư bao gồm: Các tháp chưng cất; các thiết bị ngưng tụ trên đỉnh tháp; các thùng chứa trung gian; các thiết bị đun sôi đáy tháp; các bơm và các thiết bị gia nhiệt. - Chọn thời gian thu hồi vốn: 3 năm [77] - Các chi phí vận hành (tính cho 1 năm) bao gồm: tiêu thụ điện; tiêu thụ hơi đốt, tiêu thụ nước làm nguội. - Chi phí đầu tư cho tác nhân tách lúc đầu được bỏ qua (do thường nhỏ hơn nhiều so với chi phí đầu tư cho thiết bị và do được hoàn nguyên và tái sử dụng). Các chi phí được tính theo cơ sở dữ liệu giá đã được cập nhật trong phần mềm mô phỏng. 48 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu lựa chọn tác nhân tách cho hệ gần với hệ lý tưởng Trong phần này, chọn hệ 2 cấu tử n-butan – cis-2-buten làm đối tượng nghiên cứu vì đây là một hệ gần với hệ lý tưởng điển hình và có ứng dụng quan trọng trong công nghiệp. 3.1.1. Số liệu cân bằng pha lỏng – hơi của hệ n-butan(1) - cis-2- buten(2) (Mô hình cân bằng pha UNIFAC Dortmund) Sử dụng mô hình cân bằng pha UNIFAC Dortmund để xác định hệ số bay hơi tương đối 12 và y1* cho hệ n-butan(1) – cis-2-buten(2). Kết quả được trình bày trong Bảng 3. 1 và được biểu diễn trên đồ thị Hình 3. 1. Bảng 3. 1. Kết quả xác định hệ số bay hơi tương đối 12 và y1* của hệ n-butan(1) – cis-2-buten(2) x1F 0,01 0,2 0,5 0,8 0,99 γ1 1,059 1,039 1,016 1,003 1,000 γ2 1,000 1,002 1,015 1,040 1,064 γ1/ γ2 1,059 1,037 1,001 0,964 0,940 P1 o (bar) 3,409 3,300 3,169 3,079 3,041 P2 o (bar) 3,034 2,933 2,813 2,730 2,696 P1 o / P2 o 1,124 1,125 1,127 1,128 1,128 α12 1,190 1,166 1,128 1,087 1,061 y1* 0,012 0,226 0,530 0,813 0,991 Hình 3. 1. Đồ thị cân bằng pha của hệ n-butan – cis-2-buten, P = 3 atm 49 Kết quả tính toán trong Bảng 3. 1 cho thấy, trong khoảng nồng độ x1F = 0 – 1,0 (phần mol) hệ số bay hơi tương đối 12 >1; 12 thay đổi không đáng kể và lân cận 1,1. Sai khác lớn nhất về độ bay hơi tương đối là 10,84%. 12,max 1,190 1,061 .100% 10,84% 1,190 Hình 3.1 biểu diễn đồ thị cân bằng pha của hệ n-butan(1) – cis-2-buten(2) tại P=3 atm cho thấy, đường cân bằng pha của hệ nằm sát với đường y = x, chứng tỏ đây là hệ gần với hệ lý tưởng và rất khó tách. 3.1.2. Xác định độ chọn lọc giới hạn S12 ∞ của n-butan(1) - cis-2-buten(2) trong một số tác nhân tách. Tiến hành nghiên cứu xác định độ chọn lọc giới hạn S12 cho quá trình tách hỗn hợp n-butan(1) – cis-2-buten(2) bằng các tác nhân tách: nitrometan; axetonitril, axeton, butyronitril, toluen, 2-butanol, 1-butanol cho quá trình chưng cất tăng cường để tách hỗn hợp n-butan(1) - cis-2-buten(2). Đây là những tác nhân tách thông dụng đã được sử dụng trong công nghiệp, hoặc đã có các nghiên cứu về việc sử dụng làm tác nhân tách cho quá trình tách hỗn hợp này. Áp dụng phương pháp xác định độ chọn lọc giới hạn S12 của tác nhân tách đã trình bày ở mục 2.3 và lựa chọn mô hình cân bằng pha UNIFAC Dortmund để tính toán. Kết quả được trình bày trong Bảng 3. 2 Bảng 3. 2. Độ chọn lọc giới hạn S12 của một số tác nhân tách sử dụng cho quá trình chưng cất tăng cường để tách hỗn hợp n-butan(1) - cis-2-buten(2) được xác định theo mô hình cân bằng pha UNIFAC Dortmund ở điều kiện áp suất P=3atm STT Tác nhân tách Nhiệt độ sôi o C Độ chọn lọc giới hạn S12 ∞ 1 nitrometan 141,45 1,6456 2 axetonitril 120,91 1,6310 3 axeton 92,27 1,5501 4 butyronitril 160,83 1,4197 5 toluen 154,4 1,1796 6 2 - butanol 133,57 1,1062 7 1-butanol 152,67 1,1060 Nhận xét: Kết quả tính toán trong Bảng 3. 2 cho thấy, trong các tác nhân tách đã chọn thì nitrometan là tác nhân tách có độ chọn lọc giới hạn cao nhất và 1-butanol là tác nhân tách có độ chọn lọc thấp nhất. Theo tiêu chí độ chọn lọc giới hạn S12 thì 50 nitrometan là tác nhân tách hiệu quả nhất và 1-butanol là tác nhân tách kém hiệu quả nhất. 3.1.3. Xác định lượng tác nhân tách thích hợp (S/F)opt theo tiêu chí (TAC)min. Lưu lượng dòng tác nhân tách ảnh hưởng nhiều đến việc tăng cường khả năng tách hỗn hợp và chi phí cho mục đích hoàn nguyên tác nhân tách. Do đó lượng tác nhân tách tiêu tốn sẽ quyết định đến hiệu quả kinh tế của quá trình. Cho đến nay, thông số này vẫn được các tác giả chọn theo kinh nghiệm và chưa đưa ra bất kỳ cơ sở khoa học nào. Tỷ lệ dòng tác nhân tách trên dòng hỗn hợp đầu được các tác giả sử dụng trong các nghiên cứu trước nằm trong khoảng rất rộng S/F = 2 – 9. Vì vậy, cần thiết phải có các nghiên cứu đưa ra cơ sở khoa học để lựa chọn tỷ lệ S/F thích hợp cho từng quá trình tách. Trong luận án này, đề xuất lựa chọn tiêu chí tổng chi phí năm nhỏ nhất (TAC)min để xác định lượng tác nhân tách thích hợp cho quá trình tách. Đây là tiêu chí định lượng theo hiệu quả kinh tế. Ví dụ: Xác định lượng tác nhân tách thích hợp (S/F)opt cho quá trình tách hỗn hợp n-butan - cis-2-buten bằng phương pháp chưng cất tăng cường với tác nhân tách là axeton theo tiêu chí (TAC)min. Đây là hệ ba cấu tử không tạo hỗn hợp đẳng phí và không bị phân pha lỏng – lỏng (hệ chỉ bao gồm hai pha lỏng – hơi). Sơ đồ hệ thống chưng cất tăng cường để tách hỗn hợp n-butan - cis-2-buten bằng tác nhân tách axeton được biểu diễn trên Hình 3. 2 gồm 2 thiết bị chính: + Tháp chưng cất tăng cường (tách hỗn hợp đầu) T1 + Tháp hoàn nguyên tác nhân tách T2 + Mỗi tháp T1, T2 sẽ có một thiết bị ngưng tụ trên đỉnh tháp và một thiết bị đun bốc hơi dưới đáy tháp. Hình 3. 2. Sơ đồ hệ thống tách hỗn hợp n-butan(1) – cis-2-buten(2) bằng quá trình chưng cất tăng cường sử dụng tác nhân tách axeton(3) 51 Dòng hỗn hợp đầu F và dòng tác nhân tách S được đưa vào tháp T1 (tháp chưng cất tăng cường). Dòng đỉnh D1 thu được n-butan với nồng độ đạt 99% mol, dòng đáy tháp B1 là hỗn hợp cis-2-buten và tác nhân tách axeton được đưa sang tháp T2 (tháp hoàn nguyên tác nhân tách). Tại tháp T2, dòng đỉnh D2 thu được chủ yếu là cis-2-buten với nồng độ 99,5% mol, axeton được tách ra theo dòng đáy B2 với nồng độ đạt 99,9 % mol và được bổ sung thêm dòng tác nhân tách So (bù lượng lượng tác nhân tách bị mất mát theo các dòng sản phẩm D1 và D2) trước khi đưa tuần hoàn trở lại tháp T1. Trình tự xác định (S/F)opt để tách hỗn hợp n-butan - cis-2-buten với lưu lượng dòng hỗn hợp đầu F = 100 kmol/h, thành phần hỗn hợp đầu (1)/(2) cho trước sẽ gồm các bước như sau: - Bước 1: Lấy một số giá trị của lưu lượng dòng tác nhân tách (S/F)i - Bước 2: Khảo sát để xác định các thông số làm việc của từng tháp (số đĩa lý thuyết, vị trí đưa dòng hỗn hợp đầu, dòng tác nhân tác vào tháp, tỷ số hồi lưu L/F) nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm cho trước theo từng giá trị (S/F)i , kết nối các dòng tuần hoàn trong sơ đồ hệ thống tách. - Bước 3: Tiến hành tính tổng chi phí năm (TAC) của sơ đồ tách ứng với các dòng tác nhân tách (S/F)i. Theo kết quả nhận được, xác định (S/F)opt tương ứng với giá trị (TAC)min. Áp dụng các bước trên để xác định các giá trị (S/F)opt cho quá trình tách hỗn hợp n-butan - cis-2-buten bằng tác nhân tách axeton với năng suất 100 kmol hỗn hợp đầu/h, tại 3 thành phần hỗn hợp đầu (1)/(2) lần lượt là 50/50; 25/75; 75/25 (kmol(1)/kmol(2)). Các kết quả được dẫn trong Bảng 3.3 và được biểu diễn trên Hình 3. 3. Bảng 3. 3. Tổng chi phí năm (TAC) tại các lưu lượng dòng tác nhân tách khác nhau cho quá trình tách hệ n-butan(1) – cis-2-buten(2) – axeton(3) với lưu lượng dòng hỗn hợp đầu 100 kmol/h Lƣu lƣợng dòng tác nhân tách, kmol (3)/h Tổng chi phí năm TAC, USD/năm kmol (1)/kmol (2) = 25/75 kmol (1)/kmol (2) = 50/50 kmol (1)/kmol (2) = 75/25 50 1.215.100 1.362.256 1.502.836 100 1.060.405 1.158.793 1.258.041 200 991.275 1.075.163 1.145.543 300 1.012.725 1.096.270 1.163.658 400 1.082.981 1.156.860 1.210.153 500 1.135.442 1.230.174 1.284.613 52 Hình 3. 3. Đồ thị xác định (S/F)opt theo tiêu chí tổng chi phí năm (TAC)min cho quá trình tách hệ n-butan(1) – cis-2-buten(2) bằng tác nhân tách axeton(3) Nhận xét: Lượng tác nhân tách tiêu tốn thích hợp theo tiêu chí (TAC)min ít phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp đầu kmol(1)/kmol(2). Cho hệ n-butan – cis-2-buten, lưu lượng dòng tác nhân tách axeton thích hợp nằm trong khoảng (S/F)opt 2 ÷ 3. 3.1.4. Xếp hạng tác nhân tách theo độ chọn lọc giới hạn S12 và theo tiêu chí tổng chi phí năm (TAC). Từ kết quả tính được ở mục 3.1.3 cho thấy (S/F)opt không phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp đầu. Do đó, trong phần nghiên cứu tiếp theo đây, sẽ lần lượt tiến hành xác định (S/F)opt của các tác nhân tách còn lại, với năng suất tính theo hỗn hợp đầu F = 100 kmol /h, tại thành phần hỗn hợp đầu 50 kmol(1)/50kmol(2). Các kết quả được dẫn trong Bảng 3. 4 và biểu diễn trên Hình 3.4. 53 Bảng 3. 4. Quan hệ giữa TAC và độ chọn lọc giới hạn S12 của quá trình chưng cất tăng cường để tách hỗn hợp n-butan(1) – cis-2-buten(2) (tại tỷ lệ kmol(1)/kmol(2) = 50/50) STT Tác nhân tách Độ chọn lọc giới hạn S12 ∞ Thứ hạng theo S12 ∞ TAC, USD/năm Thứ hạng theo TAC 1 nitrometan 1,6456 1 685.518 1 2 axetonitril 1,6310 2 712.650 2 3 axeton 1,5501 3 1.075.163 3 4 butyronitril 1,4197 4 1.126.285 4 5 toluen 1,1796 5 2.051.456 5 6 2 - butanol 1,1062 6 2.580.345 6 7 1-butanol 1,1060 7 2.605.386 7 Kết quả xếp thứ hạng tác nhân tách theo Bảng 3. 4 cho thấy thứ hạng của các tác nhân tách theo độ chọn lọc giới hạn và tổng chi phí năm là trùng khớp. Hình 3. 4. Quan hệ giữa TAC và độ chọn lọc giới hạn S12 của các tác nhân tách sử dụng cho quá trình chưng cất tăng cường để tách hỗn hợp n-butan – cis-2-buten (thành phần hỗn hợp đầu (1)/(2) = 50/50) Quan hệ giữa TAC và S12 được biểu diễn trên Hình 3.4 cho thấy: cho quá trình tách các hệ gần với hệ lí tưởng, quan hệ giữa tổng chi phí năm (TAC) và độ chọn lọc giới hạn (S12 ) của tác nhân tách là quan hệ nghịch biến. Tác nhân tách có độ chọn lọc giới hạn cao nhất sẽ cho tổng chi phí năm của quá trình là nhỏ nhất. 54 Vì vậy, lựa chọn tác nhân tách cho quá trình chưng cất tăng cường để tách các hệ gần lý tưởng có thể tiến hành theo tiêu chí ―Độ chọn lọc giới hạn (S12 )‖ (thay cho tiêu chí TAC). 3.2. Nghiên cứu lựa chọn tác nhân tách cho hệ đẳng phí 3.2.1. Nghiên cứu lựa chọn tác nhân tách cho hệ đẳng phí cực tiểu đồng thể Trong phần này, các nghiên cứu sẽ tiến hành trên hệ 2 cấu tử axeton(1) – n- heptan(2), sử dụng tác nhân tách là benzen(3). 3.2.1.1. Xác định lượng tác nhân tách tiêu tốn nhỏ nhất (S/F)min Ví dụ: Tách hỗn hợp axeton(1) – n-heptan(2) bằng tác nhân tách benzen(3). Đồ thị tam giác của hệ ba cấu tử này (Hình 3. 5) cho thấy, hệ chỉ có một đẳng phí cực tiểu hai cấu tử nằm giữa axeton và n-heptan với thành phần 93% mol axeton, nhiệt độ 55,82 o C. Hình 3. 5. Đồ thị tam giác của hỗn hợp axeton(1) – n-heptan(2) – benzen(3) Sử dụng phương pháp xác định (S/F)min như đã trình bày ở mục 2.4 để xác định (S/F)min cho quá trình tách hỗn hợp axeton(1) – n-heptan(2) bằng tác nhân tách là benzen. Các kết quả được dẫn trong Bảng 3.5 và biểu diễn trên Hình 3.6. Bảng 3. 5. Sự phụ thuộc của hệ số bay hơi tương đối α12 vào lưu lượng dòng tác nhân tách benzen. x1F 0,01 0,1 0,2 0,4 0,6 0,8 0,9 0,95 0,99 12 S/F=0,1 12,886 11,477 9,364 5,727 3,313 1,819 1,313 1,186 0,962 (S/F) min =0,15 12,275 10,918 8,996 5,652 3,367 1,91 1,406 1,277 1,049 S/F=0,2 11,738 10,436 8,674 5,581 3,413 1,993 1,492 1,363 1,132 S/F=0,5 9,516 8,521 7,346 5,223 3,575 2,367 1,899 1,775 1,544 55 Hình 3. 6. Ảnh hưởng của tỷ lệ dòng tác nhân tách và dòng hỗn hợp đầu S/F đến độ bay hơi tương đối α12 của hỗn hợp axeton(1) – n-heptan(2) với tác nhân tách benzen(3) Kết quả khảo sát cho thấy, trong dãy các tỷ số (S/F)i đã khảo sát, khi (S/F)i 0,15 thì tất cả các giá trị của độ bay hơi tương đối α12 lớn hơn 1,0 và tại giá trị (S/F)min = 0,15 hỗn hợp đẳng phí cực tiểu axeton – n-heptan bắt đầu được loại bỏ. 3.2.1.2. Nghiên cứu khả năng xuất hiện đa trạng thái ổn định trong tháp chưng cất tăng cường để tách hỗn hợp đẳng phí Chưng cất tăng cường để tách các hỗn hợp đẳng phí là một trong những quá trình tách quan trọng và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, hoạt động của các tháp chưng cất tăng cường để tách các hỗn hợp đẳng phí rất phức tạp, Laroche và cộng sự (1992) [21] đã phát hiện ra rằng tháp chưng cất tăng cường có thể xuất hiện nhiều trạng thái ổn định (đa trạng thái ổn định), tức là hai hoặc nhiều trạng thái ổn định với các thành phần và phân bố nhiệt độ khác nhau tương ứng với cùng một chế độ hoạt động của tháp. Đa trạng thái ổn định có thể gây ra sự cố trong vận hành và điều khiển tháp chưng cất. Khi xuất hiện hai hoặc nhiều trạng thái ổn định ở cùng một chế độ vận hành của tháp, tháp có thể đang từ trạng thái ổn định đạt chất lượng sản phẩm tốt chuyển sang trạng thái ổn định không mong muốn khác (có độ tinh khiết của sản phẩm thấp hơn). Minh chứng về đa trạng thái ở chế độ khởi động tháp đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm trong luận án tiến sĩ và công trình đã công bố của tác giả Trần Trung Kiên [78,79] cho quá trình chưng cất tăng cường để tách hỗn hợp đẳng phí etanol – nước bằng tác nhân tách xyclohexan với 1mol hỗn hợp có thành phần (etanol: 0,6772 phần mol, nước: 0,2034 phần mol, xyclohexan: 0,1194 phần mol), trong tháp chưng cất đã xuất hiện trường hợp đa trạng thái. với: α12 = 1,0 min 0,1194 0,135589 1,25 0,6772 0,2034 S S F F (S/F)min 56 Một minh chứng khác về thực nghiệm đa trạng thái ổn định đã được Müller, D và các cộng sự [80] công bố khi tiến hành thực nghiệm quá trình chưng cất tăng cường để tách hỗn hợp đẳng phí etanol – nước bằng tác nhân tách xyclohexan với 1mol hỗn hợp có thành phần (etanol: 0,63 phần mol; nước: 0,25 phần mol; xyclohexan: 0,12 phần mol), trong tháp chưng cất đã xuất hiện đa trạng thái ổn định với: Cả hai minh chứng trên đều cho thấy, tỷ lệ S/F có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng xuất hiện đa trạng thái ổn định trong tháp chưng cất tăng cường. Vì vậy, nghiên cứu xác định khả năng làm việc của tỷ lệ S/F để tránh xuất hiện đa trạng thái ổn định trong tháp chưng cất tăng cường là rất cần thiết. Nghiên cứu được thực hiện cho quá trình tách hỗn hợp axeton(1) – n-heptan(2) với tác nhân tách benzen(3). Sử dụng phương pháp mô phỏng để khảo sát các yếu tố quan trọng (tỷ lệ dòng tác nhân tách trên dòng nguyên liệu đầu S/F và tỷ số dòng hồi lưu đỉnh tháp trên dòng nguyên liệu đầu L/F) ảnh hưởng đến sự xuất hiện đa trạng thái ổn định trong quá trình chưng cất tăng cường. Sơ đồ tháp chưng cất tăng cường được thể hiện trên Hình 3.7 với các thông số làm việc của tháp như sau: Hình 3. 7. Sơ đồ tháp chưng cất hỗn hợp đẳng phí axeton – n-heptan sử dụng tác nhân tách benzen F min 0,136 1,25S S F F a/ Chọn các thông số của tháp: - Số đĩa lý thuyết N: 64 đĩa - Vị trí đĩa tiếp liệu NF: đĩa 38 - Vị trí dòng tác nhân tách vào tháp NS: đĩa 38 - Tỷ số hồi lưu L/F: 66 - Tỷ lệ dòng tác nhân tách trên dòng nguyên liệu đầu (S/F): 0,01 < (S/F)min = 0,15. b/ Kết quả mô phỏng: Hình 3. 8 biểu diễn phân bố nồng độ của các cấu tử trong tháp chưng cất tăng cường ở hai trạng thái ổn định khác nhau. 57 a - Trạng thái 1: Nồng độ sản phẩm cao b - Trạng thái 2: Nồng độ sản phẩm thấp Hình 3. 8. Phân bố nồng độ trong tháp chưng cất (thể hiện trên đồ thị tam giác và đồ thị vuông góc) tại tỷ lệ S/F = 0,01 < ((S/F)min = 0,15) và tỷ số hồi lưu L/F = 66, D = 90,99 kmol/h. Đồ thị tam giác Đồ thị tam giác Đồ thị vuông góc Đồ thị vuông góc 58 Điều đó cho thấy đã xuất hiện đa trạng thái ổn định trong tháp, trong đó chỉ có 1 trạng thái cho chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu (trạng thái a). Kết quả nhận được cho thấy khi S/F = 0,01 < (S/F)min = 0,15 và với tỷ số hồi lưu (L/F) lớn, khả năng xuất hiện đa trạng thái trong tháp chưng cất tăng cường để tách hỗn hợp đẳng phí là rất cao. + Khi tỷ lệ L/F
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_lua_chon_tac_nhan_tach_hieu_qua_cho_qua_t.pdf
- Thông tin đưa lên mạng bằng tiếng anh.pdf
- Thông tin đưa lên mạng bằng tiếng việt.pdf
- Tóm tắt luận án.pdf
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN.pdf