Luận án Nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng với một số chỉ số sinh lý nội sọ ở bệnh nhân chảy máu não 5 ngày đầu
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng với một số chỉ số sinh lý nội sọ ở bệnh nhân chảy máu não 5 ngày đầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng với một số chỉ số sinh lý nội sọ ở bệnh nhân chảy máu não 5 ngày đầu
điểm điều trị và kết quả điều trị Bảng 3.9. Tỷ lệ dùng thuốc chống phù não Thuốc chống phù não Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Manitol 20% 6 8,6 Midazolam +Fentanyl 50 71,4 NaCl 3% 1 1,4 Furosemide 2 2,9 Thiopental 0 0 Nhiều thuốc 2 2,9 Không dùng 12 17,1 Khác 1 1,4 Nhận xét: Đa số bệnh nhân được dùng thuốc chống phù não là Midazolam + Fentanyl (chiếm tỷ lệ 71,4%). Bảng 3.10. Tỷ lệ dùng thuốc vận mạch Thuốc vận mạch Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Có 51 72,9 Không 19 27,1 Tổng 70 100 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân phải sử dụng thuốc vận mạch chiếm tỷ lệ cao (72,9%). Bảng 3.11. Kết quả điều trị Kết quả điều trị Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Sống 44 62,9 Tử vong - Nặng xin về 26 37,1 Tổng 70 100 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân sống sót chiểm tỷ lệ cao (62,9%). 3.2. Kết quả áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 3.2.1. Thời gian lưu thiết bị đo áp lực nội sọ Bảng 3.12. Thời gian lưu thiết bị đo áp lực nội sọ. Thời gian lưu thiết bị đo ALNS Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) 14 ngày 1 1,4 Trung vị 6 Tổng 70 100 Nhận xét: Đa số các bệnh nhân CMN có thời gian lưu thiết bị đo ALNS dưới 7 ngày (chiếm 64,3%). 3.2.2. Kết quả đo áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3.13. Chỉ số áp lực nội sọ đo lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu. Chỉ số ALNS đo lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) ALNS bình thường (0 –15 mmHg) 16 22,9 ALNS tăng nhẹ (16 –20 mmHg) 10 14,3 ALNS tăng trung bình (21– 40 mmHg) 29 41,4 ALNS tăng nguy hiểm (Trên 40 mmHg) 15 21,4 Trung vị 25,00 Tổng 70 100 Nhận xét: Đa số các bệnh nhân CMN có TALNS trung bình (21– 40mmHg) (chiếm 41,4%). Bảng 3.14. Chỉ số áp lực tưới máu não đo lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu. Chỉ số ALTMN lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) ALTMN giảm nguy hiểm (100 mmHg) 9 12,9 X ± SD 76,2 ± 18,7 Tổng 70 100 Nhận xét: ALTMN giảm nguy hiểm (< 60mmHg) chiếm 17,1%. Biểu đồ 3.6. Diễn biến áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 3.3. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 3.3.1. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu với một số đặc điểm lâm sàng 3.3.1.1. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu với một số đặc điểm lâm sàng r = - 0,329 Biểu đồ 3.7. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu và điểm Glasgow. Nhận xét: ALNS lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu và điểm Glasgow có mối tương quan nghịch mức độ vừa với r = - 0,329, và có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (p = 0,005). Phương trình tương quan tuyến tính y = -1,87x + 40,19. Bảng 3.15. Giá trị trung bình điểm Glasgow theo mức độ áp lực nội sọ lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu. ALNS lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu Glasgow n Trung vị Min Max ALNS bình thường (0 – 15mmHg) 16 10 4 12 ALNS tăng nhẹ (16 – 20mmHg) 10 7 4 10 TALNS trung bình (21 – 40mmHg) 29 14 3 13 TALNS nguy hiểm (Trên 40mmHg) 15 2 3 9 p = 0,015 Nhận xét: Giá trị trung bình điểm Glasgow giữa nhóm TALNS nguy hiểm có sự khác biệt rõ rệt so với các nhóm còn lại. Bảng 3.16. Mối liên quan giữa áp lực nội sọ lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu và huyết áp của bệnh nhân nghiên cứu. HA Chỉ số ALNS Bình thường n(%) Tiền THA n(%) THA độ 1 n(%) THA độ 2 n(%) Tổng n(%) p ALNS bình thường (0 –15mmHg) 2 (12,5) 0 (0) 2 (12,5) 12 (75,0) 16 (100) >0,05 ALNS tăng nhẹ (16 – 20mmHg) 1 (10,0) 1 (10,0) 1 (10,0) 7 (70,0) 10 (100) >0,05 ALNS tăng trung bình (21 – 40mmHg) 2 (6,9) 6 (20,7) 8 (27,6) 13 (44,8) 29 (100) >0,05 ALNS tăng nguy hiểm (Trên 40mmHg) 0 (0) 0 (0) 7 (46,7) 8 (53,3) 15 (100) >0,05 Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân CMN có ALNS tăng nguy hiểm, số lượng bệnh nhân có THA độ 2 chiếm tỉ lệ cao nhất (53,3%). 3.3.1.2. Mối tương quan giữa áp lực tưới máu não lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu với một số đặc điểm lâm sàng r = 0,307 Biểu đồ 3.8. Mối tương quan giữa áp lực tưới máu não lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu và điểm Glasgow. Nhận xét: ALTMN và Glasgow có mối tương quan thuận mức độ vừa với r = 0,307 và p < 0,05 (p = 0,010). Phương trình tương quan tuyến tính y = 2,56x + 57,53. Bảng 3.17. Giá trị trung bình điểm Glasgow theo mức độ áp lực tưới máu não lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu. Áp lực tưới máu não Glasgow n Trung vị Min Max ALTMN giảm nguy hiểm (100mmHg) 9 7 6 13 p > 0,05 Nhận xét: Giá trị trung bình điểm Glasgow giữa nhóm ALTMN giảm nguy hiểm có sự khác biệt so với các nhóm còn lại. Bảng 3.18. Mối liên quan giữa áp lực tưới máu não lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu và huyết áp của bệnh nhân nghiên cứu. HA Chỉ số ALTMN Bình thường n(%) Tiền THA n(%) THA độ 1 n(%) THA độ 2 n(%) Tổng n(%) p ALTMN giảm nguy hiểm (< 60mmHg) 2 (16,7) 2 (16,7) 4 (33,3) 4 (33,3) 12 (100) >0,05 ALTMN giảm (< 70 mmHg) 1 (7,1) 2 (14,3) 1 (7,1) 10 (71,4) 14 (100) >0,05 ALTMN bình thường (70 –100mmHg) 2 (5,7) 3 (8,6) 11 (31,4) 19 (54,3) 35 (100) >0,05 ALTMN tăng (>100mmHg) 0 (0) 0 (0) 2 (22,2) 7 (77,8) 9 (100) >0,05 Nhận xét: Trong nhóm ALTMN giảm nguy hiểm, số bệnh nhân THA độ 1 và độ 2 chiếm tỷ lệ cao như nhau (33,3%). 3.3.1.3. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não với điểm Glasgow, điểm NIHSS theo thời gian Bảng 3.19. Giá trị áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não theo thời gian Thời gian n ALNS (Trung vị ) ALTMN (Trung vị ) Ngày 1 70 15 88,15 Ngày 5 45 12 91,7 Ngày 10 9 10 86,7 Nhận xét: Đa số các bệnh nhân CMN có giá trị trung vị của ALNS cao nhất ở ngày thứ nhất (15mmHg) và giảm dần vào ngày thứ 5 và thứ 10. r = - 0,333 Biểu đồ 3.9. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ và điểm Glasgow ngày thứ nhất. Nhận xét: ALNS và điểm Glasgow ngày thứ nhất có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với r = - 0,333, p < 0,05. Phương trình tương quan tuyến tính y = - 2,198 x + 34,163. r = 0,278 Biểu đồ 3.10. Mối tương quan giữa áp lực tưới máu não và điểm Glasgow ngày thứ nhất. Nhận xét: ALTMN và điểm Glasgow ngày thứ nhất có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với r = 0,278; p < 0,05. Phương trình tương quan tuyến tính y = 2,864 x + 65,545. r = - 0,139 Biểu đồ 3.11. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ và điểm Glasgow ngày thứ 5 r = 0,324 Biểu đồ 3.12. Mối tương quan giữa áp lực tưới máu não và điểm Glasgow ngày thứ 5. Nhận xét: Tương quan giữa ALNS và điểm Glasgow ngày thứ năm không có ý nghĩa thống kê ( r = - 0,139, p > 0,05) , ALTMN và điểm Glasgow ngày thứ 5 có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với r = 0,324; p < 0,05. Phương trình tương quan tuyến tính y = 1,357x + 77,636. r = -0,469 Biểu đồ 3.13. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ và điểm Glasgow ngày thứ 10. r = 0,232 Biểu đồ 3.14. Mối tương quan giữa áp lực tưới máu não và điểm Glasgow ngày thứ 10. Nhận xét: Tương quan giữa áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não với điểm Glasgow ngày thứ 10 không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. r = 0,155 Biểu đồ 3.15. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ và điểm NIHSS ngày thứ nhất. r = - 0,078 Biểu đồ 3.16. Mối tương quan giữa áp lực tưới máu não và điểm NIHSS ngày thứ nhất. Nhận xét: Tương quan giữa áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não với điểm NIHSS ngày thứ nhất không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. r = 0,298 Biểu đồ 3.17. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ và điểm NIHSS ngày thứ 5 Nhận xét: ALNS ngày thứ 5 và điểm NIHSS ngày thứ 5 có mối tương quan thuận với r = 0,298; p = 0,047 (p < 0,05). Phương trình tương quan tuyến tính y = 1,061x - 4,607. r = - 0,386 Biểu đồ 3.18. Mối tương quan giữa áp lực tưới máu não và điểm NIHSS ngày thứ 5. Nhận xét: ALTMN ngày thứ 5 và điểm NIHSS ngày thứ 5 có mối tương quan nghịch với r = - 0,386; p = 0,009 (p < 0,05). Phương trình tương quan tuyến tính y = - 1,831x + 125,119. r = 0,327 Biểu đồ 3.19. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ và điểm NIHSS ngày thứ 10. r = - 0,220 Biểu đồ 3.20. Mối tương quan giữa áp lực tưới máu não và điểm NIHSS ngày thứ 10. Nhận xét: Tương quan giữa áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não với điểm NIHSS ngày thứ 10 không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 3.3.1.4. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não r = - 0,395 Biểu đồ 3.21. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não. Nhận xét: ALNS và ALTMN có mối tương quan nghịch mức độ trung bình với r = - 0,395; có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Phương trình tương quan tuyến tính y = - 0,721x + 95,332. 3.3.1.5. Liên quan giữa giá trị áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não với tình trạng ra viện Bảng 3.20. Mối liên quan giữa chỉ số áp lực nội sọ lúc bắt đầu nghiên cứu và tình trạng ra viện. Tình trạng ra viện Chỉ số ALNS Sống n(%) Tử vong-Nặng xin về n(%) Tổng n(%) p ALNS bình thường (0 – 15mmHg) 11 (68,8) 5 (31,2) 16 (100) 0,298 ALNS tăng nhẹ (16 – 20mmHg) 5 (50) 5 (50) 10 (100) TALNS trung bình (21 – 40mmHg) 21 (72,4) 8 (27,6) 29 (100) TALNS nguy hiểm (Trên 40mmHg) 7 (46,7) 8 (53,3) 15 (100) Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân tử vong - nặng xin về chiếm tỷ lệ 53,3% trong nhóm TALNS nguy hiểm. Bảng 3.21. Mối liên quan giữa chỉ số áp lực tưới máu não lúc bắt đầu nghiên cứu và tình trạng ra viện. Tình trạng ra viện Chỉ số ALTMN Sống n(%) Tử vong-Nặng xin về n(%) Tổng n(%) p ALTMN giảm nguy hiểm (< 60mmHg) 5 (41,7) 7 (58,3) 12 (100) 0,160 ALTMN giảm (< 70 mmHg) 7 (50) 7 (50) 14 (100) ALTMN bình thường (70 –100mmHg) 25 (71,4) 10 (28,6) 35 (100) ALTMN tăng (>100mmHg) 7 (77,8) 2 (22,2) 9 (100) Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân sống trong nhóm ALTMN tăng chiếm tỷ lệ cao hơn rõ rệt (77,8%) so với nhóm bệnh nhân tử vong - nặng xin về (22,2%). 3.3.2. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ, áp lực tưới máu não lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu với một số đặc điểm cận lâm sàng 3.3.2.1. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu với đặc điểm cận lâm sàng r = - 0,056 r = 0,07 Biểu đồ 3.22. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ lần đầu và tổng thể tích máu tụ. Biểu đồ 3.23. Mối tương quan giữa áp lực nội sọ lần đầu và thể tích chảy máu nhu mô não. Nhận xét: Tương quan giữa ALNS lần đầu tiên đo và tổng thể tích máu tụ, thể tích máu chảy nhu mô không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bảng 3.22. Mối liên quan giữa chỉ số áp lực nội sọ lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu với tình trạng di lệch đường giữa trên phim cắt lớp vi tính sọ não. Di lệch đường giữa Chỉ số ALNS Không n(%) Có n(%) Tổng n(%) p ALNS bình thường (0 – 15mmHg) 12 (75,0) 4 (25,0) 16 (100) >0,05 ALNS tăng nhẹ (16 – 20mmHg) 7 (70,0) 3 (30,0) 10 (100) >0,05 ALNS tăng trung bình (21 – 40mmHg) 24 (82,8) 5 (17,2) 29 (100) >0,05 ALNS tăng nguy hiểm (Trên 40mmHg) 11 (73,3) 4 (26,7) 15 (100) >0,05 3.3.2.2. Mối tương quan giữa áp lực tưới máu não lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu với đặc điểm cận lâm sàng r = - 0,047 r = 0,036 Biểu đồ 3.24. Mối tương quan giữa áp lực tưới máu não lần đầu và tổng thể tích máu tụ. Biểu đồ 3.25. Mối tương quan giữa áp lực tưới máu não lần đầu và thể tích chảy máu nhu mô não. Nhận xét: Tương quan giữa ALTMN lần đầu tiên đo và tổng thể tích máu tụ, thể tích máu chảy nhu mô không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bảng 3.23. Mối liên quan giữa chỉ số áp lực tưới máu não lần đầu tiên lúc bắt đầu nghiên cứu với tình trạng di lệch đường giữa trên phim cắt lớp vi tính sọ não. Di lệch đường giữa Chỉ số ALTMN Không n(%) Có n(%) Tổng n(%) ALTMN giảm nguy hiểm (< 60mmHg) 8 (66,7) 4 (33,3) 12 (100) ALTMN giảm (< 70 mmHg) 13 (92,9) 1 (7,1) 14 (100) ALTMN bình thường (70 –100mmHg) 26 (74,3) 9 (25,7) 35 (100) ALTMN tăng (>100mmHg) 7 (77,8) 2 (22,2) 9 (100) CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung 4.1.1. Đặc điểm về tuổi Bệnh nhân trong nhiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất khoảng từ 50 – 69 tuổi (72,9%), thấp nhất là độ tuổi ≥ 70 tuổi (4,3%), nhóm tuổi dưới 40 chiếm tỷ lệ 11,4%, tuổi trung bình 56 ± 11. Kết quả này cũng tương tự một số tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên độ tuổi trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của González M. (2005) [37], lý giải cho điều này là nghiên cứu của González M. (2005) thực hiện trên nhiều bệnh lý thần kinh khác nhau gồm CTSN, CMDN, CMN, dị dạng động tĩnh mạch, não úng thủy, Trong đó chủ yếu là CTSN (67,9%) đây là bệnh thường gặp ở người trẻ, trong khi tỉ lệ CMN có tỉ lệ rất thấp (8,2%) và vì vậy nghiên cứu này cũng có khoảng tuổi rất rộng (11 tháng – 88 tuổi), đặc biệt tuổi trung bình trong nghiên cứu của Nguyễn Trọng Diện và cộng sự (2015) là thấp nhất: 32,2 ± 12,21 vì nhóm đối tượng nghiên cứu của tác giả này chiếm 80,7% là do tai nạn giao thông nên độ tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu còn rất trẻ [44]. Có thể thấy độ tuổi bị CMN tự phát là độ tuổi trung niên. Tỷ lệ nam nữ khác nhau tùy thuộc vào từng lứa tuổi và cỡ mẫu. Độ tuổi của CMN thường trẻ hơn các bệnh nhân NMN. Do nguyên nhân chủ yếu của CMN là do THA chiếm 65%, ngoài các nguyên nhân khác như bệnh mạch máu dạng bột, u não, dị dạng động tĩnh mạch,[63]. Nguyên nhân chủ yếu của NMN là do xơ vữa động mạch, mảng xơ vữa cần thời gian hình thành và tiến triển nhiều năm. Điều này cũng phù hợp với y văn vì CMN tự phát phần lớn do THA ở nhóm bệnh nhân trung niên, trong khi CMN ở bệnh nhân lớn tuổi thường kèm theo nguyên nhân khác như bệnh mạch máu thoái hóa dạng bột có tỉ lệ thấp hơn mặt khác phần lớn CMN là hậu quả của THA, do đó độ tuổi trên dưới 60 tuổi của các nghiên cứu là phù hợp về yếu tố thời gian và bệnh lý. Bên cạnh đó tuổi càng cao ảnh hưởng càng xấu đến tỷ lệ tử vong và kết cục lâu dài của đột quỵ. Bảng 4.1. Bảng so sánh tuổi trung bình so với các tác giả khác. Tác giả Số bệnh nhân Năm nghiên cứu Tuổi trung bình González M. [37] 1000 2005 45,6 ± 15,8 Flaherty M. [64] 1041 2006 70,0 ± 15,3 Nguyễn Sĩ Bảo [43] 62 2012 54,2 ± 12,6 Nguyễn Trọng Diện [44] 62 2013 32,2 ± 12,21 Tác giả 70 2020 56 ± 11 4.1.2. Đặc điểm về giới Trong nghiên cứu này, nam giới chiếm đa số (68,6% so với 31,4% là nữ). Tỷ lệ về giới tính trong nghiên cứu này cũng tương tự các nghiên cứu khác trong và ngoài nước. CMN thường gặp hơn ở nam giới với các yếu tố nguy cơ hay gặp ở giới này như uống rượu nhiều, hút thuốc lá, nhiều hơn nữ giới nên tỷ lệ bệnh lý tim mạch và ĐQN thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ. Ngoài ra tính chất về hormon có sự khác biệt ở 2 giới, hormon testosteron so với nữ giới estrogen. 4.1.3. Một số yếu tố nguy cơ đột quỵ của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân CMN tự phát bao gồm THA, đái tháo đường, tăng lipid máu, hút thuốc, uống rượu. Rõ ràng THA là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong CMN tự phát [65]. Bảng 4.2. Bảng so sánh yếu tố nguy cơ có tăng huyết áp so với các tác giả khác. Tác giả Số bệnh nhân Năm nghiên cứu Tỷ lệ có THA trong tiền sử Thomas B. [65] 154 1986 45% Nguyễn Sĩ Bảo [43] 62 2012 80% Nguyễn Văn Tuyến [45] 230 2013 70% Tác giả 70 2020 60% Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân CMN có THA là 60%. Có thể thấy tỷ lệ này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Theo tác giả Nguyễn Văn Tuyến (2013) tỷ lệ bệnh nhân có THA chung là 70% [45], còn tác giả Nguyễn Sĩ Bảo (2015) là 80% [43]. Còn theo nghiên cứu của Thomas B. (1986) nghiên cứu trên 154 bệnh nhân CMN tự phát cho thấy 69/154 (chiếm 45%) bệnh nhân có tiền sử THA đã biết trước, 18 bệnh nhân (chiếm 12%) bệnh nhân không có tiền sử phát hiện THA nhưng có yếu tố gợi ý THA như X – quang ngực hay dày thất trái trên ECG [65]. Việc kiểm soát tốt yếu tố HA làm giảm tỉ lệ CMN. Theo chương trình xác định THA và kiểm soát HA, bệnh nhân THA được kiểm soát có nguy cơ đột quỵ (bao gồm CMN) là 1,9% so với 2,9% bệnh nhân chăm sóc thường quy [66]. Tuy nhiên việc phát hiện và kiểm soát HA trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng là chưa tốt. Điều này cũng góp phần làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong của CMN. Tác giả Thomas B. trong nghiên cứu của mình (1986) ủng hộ mạnh mẽ thuật ngữ “CMN do THA” để nhấn mạnh rằng THA là một yếu tố nguy cơ quan trọng của chảy máu nội sọ tự phát [65]. Nhóm tác giả Tetri S. (2009) nghiên cứu trên 379 bệnh nhân chảy máu nội sọ tự phát cho thấy tỉ lệ tử vong 3 tháng đầu là 28%, các tác giả cũng chỉ ra THA động mạch trung bình và tăng đường máu lúc nhập viện là một yếu tố dự đoán độc lập về tỉ lệ tử vong sớm ở bệnh nhân chảy máu nội sọ tự phát [67]. Một yếu tố nguy cơ khác cần đáng nói là lạm dụng rượu. Trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân có tiền sử uống rượu chiếm 4.3% (Bảng 3.2). Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyến (8.95%) [45], và cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Sỹ Bảo (3.2%) [43]. Kết quả nghiên cứu khác nhau có lẽ liên quan đến cỡ mẫu từng nghiên cứu cũng như thói quen từng khu vực. Lạm dụng rượu từ lâu đã xem là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý tim mạch trong đó có ĐQN, là yếu tố nguy cơ độc lập của CMN tự phát [68]. Uống rượu còn liên quan đến bệnh gan và các yếu tố đông máu. Nhóm tác giả Seppo J. nghiên cứu đăng trên tạp chí của hội THA Hoa Kỳ nghiên cứu 156 bệnh nhân có chảy máu nội sọ cũng đưa ra kết luận tương tự “Tiêu thụ rượu nhiều và vừa gần đây cũng như THA và điều trị thuốc chống đông được xem như những yếu tố nguy cơ độc lập của chảy máu nội sọ” [69]. Trong nghiên cứu của tác giả Seppo J. (1995) cho thấy tiêu thụ rượu mức trung bình (41 đến 120g trong 24 giờ hoặc 151 đến 300g trong 1 tuần) và mức nặng (>120g trong 24 giờ hoặc >300g trong 1 tuần) tăng nguy cơ CMN [69]. Cơ chế sinh bệnh học của lạm dụng rượu góp phần vào chảy máu nội sọ tự phát bao gồm gây THA, làm giảm nồng độ của yếu tố đông máu được sản xuất bởi gan, tiêu sợi huyết quá mức. Mặt khác, THA trong khi uống và khi cai có thể là một cơ chế quan trọng. Đợt tăng thoáng qua HA cùng với sự co thắt tiểu động mạch não trong quá trong quá trình uống rượu có thể gây ra làm đứt các tiểu động mạch não nhỏ [68], [70]. Tiêu thụ rượu mức trung bình làm kéo dài thời gian chảy máu và làm giảm chức năng tiểu cầu [70]. Các nghiên cứu cho thấy rằng uống rượu là yếu tố nguy cơ đối với CMN tự phát ở cả bệnh nhân tiền sử lạm dụng rượu lẫn bệnh nhân mới tiêu thụ một lượng rượu lớn. Ngoài ra một yếu tố nguy cơ khác là đái tháo đường cũng được nhiều tác giả nhắc đến. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân tiền sử đái tháo đường là 7,1% (Bảng 3.2). Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ đái tháo đường theo tác giả Nguyễn Văn Tuyến (2013) [45] và thấp hơn so với tác giả Adria A. (15,3%) [71]. Đái tháo đường từ lâu là yếu tố nguy cơ cao của đột quỵ NMN. Còn đối với đột quỵ CMN, tác giả Adria A. (2000) trong nghiên cứu của mình cùng cộng sự trên 229 bệnh nhân CMN tự phát cho thấy tỉ lệ tử vong ở nhóm có đái tháo đường là 54,3% so với nhóm không đái tháo đường là 26,3% với p<0,001 có ý nghĩa thống kê [71]. Bệnh tim và đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người bị bệnh tiểu đường và bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ chính chỉ đứng thứ 2 sau THA đối với đột quỵ là nguy cơ đứng thứ nhất đối với người mới được chẩn đoán tiểu đường type 2. Số lượng các yếu tố nguy cơ ở một bệnh nhân cũng là yếu tố cân nhắc. Trong nghiên cứu của chúng tôi có từ 42,9% bệnh nhân có từ một yếu tố nguy cơ và 18,6% bệnh nhân có 2 yếu tố nguy cơ (Bảng 3.2). Bệnh nhân có càng nhiều yếu tố nguy cơ thì tỉ lệ tử vong càng cao. 4.1.4. Thời gian từ khi xảy ra đột quỵ đến khi bệnh nhân vào viện Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian xảy ra đột quỵ đến khi bệnh nhân vào viện là rất khác nhau từ 1 – 48 giờ sau đột quỵ. Với đa số bệnh nhân đột quỵ đến viện trước 12 giờ chiếm 94,3%, trong đó số bệnh nhân vào viện trước 6 giờ là 77,1%. Và chỉ có 1,4% bệnh nhân vào viện muộn sau 2 ngày. Nghiên cứu này cũng tương tự với các nghiên cứu của các tác giả khác. Nghiên cứu của tác giả Swamy M. năm 2006 trên 60 bệnh nhân chảy máu nội sọ tự phát tỷ lệ nhập viện trong 24 giờ đầu khởi phát là 68,33% [6]. Trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân vào viện trong 24 giờ đầu theo nghiên cứu của Nguyễn Sĩ Bảo (20
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_moi_tuong_quan_giua_dac_diem_lam_sang_voi.docx
- BIA CUNG.docx
- BIA MEM.docx
- Bia tom tat Tieng Anh.docx
- Bia tom tat Tieng Viet.docx
- DANH MUC BANG, BIEU DO, HINH.docx
- DANH MUC CAC CONG TRINH CONG BO KET QUA NGHIEN CUU CUA DE TAI LUAN AN.docx
- DANH SACH BENH NHAN NGHIEN CUU TAI KHOA CAP CUU BENH VIEN BACH MAI.doc
- LOI CAM DOAN.docx
- LOI CAM ON.docx
- PHU LUC 1.docx
- PHU LUC 2.docx
- PHU LUC 3- Mau benh an nghien cuu chuan.docx
- TAI LIEU THAM KHAO.docx
- Tom tat luan an Tieng Anh.docx
- Tom tat luan an Tieng Viet.docx
- Trang thong tin Tieng Anh.docx
- Trang thong tin Tieng Viet.docx