Luận án Nghiên cứu nhân giống cây chanh dây (Passiflora Edulis) bằng kỹ thuật nuôi cấy lớp mỏng tế bào và thử nghiệm tạo cây vi ghép
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu nhân giống cây chanh dây (Passiflora Edulis) bằng kỹ thuật nuôi cấy lớp mỏng tế bào và thử nghiệm tạo cây vi ghép", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu nhân giống cây chanh dây (Passiflora Edulis) bằng kỹ thuật nuôi cấy lớp mỏng tế bào và thử nghiệm tạo cây vi ghép
ất hiện dưới cả điều kiện chiếu sáng 16 giờ/ngày và điều kiện tối hoàn toàn, mặc dù tỷ lệ tái sinh 76 chồi, chiều cao trung bình của chồi dưới điều kiện chiếu sáng 16 giờ/ngày đều cao hơn so với dưới điều kiện tối hoàn toàn. Kết quả này phù hợp với nhận định của Lercari và cs (2002); Bhatia và Ashwath (2005) trên cây cà chua, mẫu lá mầm có thể cảm ứng tái sinh chồi trong điều kiện chiếu sáng 16 giờ/ngày và tối hoàn toàn [95], [31] . Điều này có thể thuyết phục rằng chất điều hòa sinh trưởng thực vật điều khiển thay thế tín hiệu trung gian của ánh sáng. Các quá trình điều tiết ánh sáng có thể được thay thế bởi sự tác động các cytokinin ngoại sinh. Cytokinin đã điều chỉnh gene AtpC, một gene quy định ánh sáng [31]. Điều ngược lại cũng đúng, cơ chế điều hòa phản ứng ARR4 của Arabidopsis, một gen phản ứng cytokinin sớm, cũng được cảm ứng để phản ứng với ánh sáng đỏ theo cách phụ thuộc phytochrome B. Tuy nhiên, cơ chế chính xác của cytokinin thúc đẩy phản ứng không có có sự kích thích của ánh sáng (trong tối hoàn toàn) vẫn chưa hiểu đầy đủ [31]. Hơn nữa, trong điều kiện tối hoàn toàn, mẫu có sự hình thành chồi thông qua mô sẹo; trong khi đó, ở điều kiện chiếu sáng 16 giờ/ngày, mẫu chủ yếu được cảm ứng tái sinh chồi trực tiếp không thông qua mô sẹo, mô sẹo hình thành với tỷ lệ thấp (4,44%). Kết quả của nghiên cứu này tương tự như nghiên cứu Vieira và cs (2014) trên đối tượng P. setacea D.C [160]. Ở Passiflora, các con đường phát sinh hình thái chồi, mô sẹo ghi nhận được bằng cách điều chỉnh các điều kiện chế độ ánh sáng và chất điều hòa sinh trưởng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, chồi bất định thường không được hình thành trong điều kiện tối hoàn toàn [25], [122], [60]. Trong khi, đối với giống táo “Freedom”, mẫu tTCL đoạn thân được nuôi cấy trên môi trường tái sinh chồi và đặt dưới điều kiện ánh sáng huỳnh quang với thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày sau 4 tuần đầu cho thấy, những chồi đầu tiên bắt đầu hình thành và tiếp tục đặt dưới điều kiện ánh sáng huỳnh quang sau 3 tuần tiếp theo cho tỷ lệ tái sinh chồi tăng cao hơn so với mẫu tTCL đoạn thân được đặt dưới điều kiện tối hoàn toàn trong suốt 3 tuần đầu tiên và 4 tuần tiếp theo trong điều kiện ánh sáng huỳnh quang [46]. Như vậy, thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày dưới ánh sáng đèn huỳnh quang là điều kiện thích hợp cho cảm ứng tái sinh chồi của mẫu tTCL-L giống chanh dây tím và lTCL-T giống chanh dây vàng. 77 Hình 3.13. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng lên khả năng tái sinh chồi từ tTCL- L giống chanh dây tím sau 8 tuần nuôi cấy. bar: 1 cm (a, a1, b, b1); bar: 100 µm (c1, c2); bar: 65 µm (d1, d2, d3, d4). a, a1: tái sinh chồi trực tiếp dưới điều kiện chiếu sáng 16 giờ/ngày; b, b1: tái sinh chồi gián tiếp dưới điều kiện tối hoàn toàn; c1, c2: cấu trúc ban đầu và hoàn chỉnh của chồi; d1: mô sẹo hình thành sau 2 tuần; d2, d3, d4: chồi hình thành sau 4, 6 và 8 tuần. 78 Hình 3.14. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng lên khả năng tái sinh chồi từ lTCL- T giống chanh dây vàng sau 8 tuần nuôi cấy. bar: 1 cm (a, a1, b, b1); bar: 100 µm (c1, c2); bar: 65 µm (d1, d2, d3, d4). a, a1: tái sinh chồi trực tiếp dưới điều kiện chiếu sáng 16 giờ/ngày; b, b1: tái sinh chồi gián tiếp dưới điều kiện tối hoàn toàn; c1, c2: cấu trúc ban đầu và hoàn chỉnh của chồi; d1: mô sẹo hình thành sau 2 tuần; d2, d3, d4: chồi hình thành sau 4, 6 và 8 tuần. 79 3.1.2.7. Ảnh hưởng của AgNO3, AgNPs Kết quả sau 8 tuần nuôi cấy cho thấy, hiệu quả tái sinh chồi từ mẫu tTCL-L giống chanh dây tím và lTCL-T giống chanh dây vàng được cải thiện khi nuôi cấy trên môi trường có bổ sung AgNO3, AgNPs (Bảng 3.14, 3.15 và Hình 3.15, 3.16). Bảng 3.14. Ảnh hưởng của AgNO3, AgNPs lên khả năng tái sinh chồi từ tTCL-L giống chanh dây tím sau 8 tuần nuôi cấy. Nghiệm thức Tỷ lệ phát sinh hình thái (%) Số chồi/mẫu Chiều cao chồi (cm) AgNO3 (mg/L) AgNPs (mg/L) Chồi Mô sẹo 0,0 0,0 100,00 a* 7,78 e 3,67 bc 1,47 b 1,0 - 8,89 k 100,00 a 1,33 g 0,53 f 2,0 - 20,56 i 100,00 a 1,67 fg 0,47 fg 3,0 - 100,00 a 0,00 f 6,00 a 1,13 d 4,0 - 84,44 b 0,00 f 4,33 b 1,23 c 5,0 - 67,78 c 31,11 b 2,67 de 1,57 a 6,0 - 7,78 k 100,00 a 1,33 g 0,23 h - 0,5 37,22 f 16,67 c 1,33 g 0,27 h - 1,0 25,56 h 12,22 d 2,33 ef 0,47 fg - 1,5 51,11 d 11,67 d 3,33 cd 0,73 e - 2,0 100,00 a 0,00 f 6,67 a 1,63 a - 2,5 28,89 g 6,67 e 1,67 fg 0,47 fg - 3,0 36,67 f 0,00 f 2,00 efg 0,40 g - 3,5 47,78 e 0,00 f - 1 - - 4,0 16,11 j 0,00 f - 1 - Ghi chú: * Những chữ cái khác nhau trên cùng 1 cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 theo phép thử Duncan. 1 cụm chồi gồm các chồi có kích thước nhỏ (< 1 mm). 80 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của AgNO3, AgNPs lên khả năng tái sinh chồi từ lTCL-T giống chanh dây vàng sau 8 tuần nuôi cấy. Nghiệm thức Tỷ lệ phát sinh hình thái (%) Số chồi/mẫu Chiều cao chồi (cm) AgNO3 (mg/L) AgNPs (mg/L) Chồi Mô sẹo 0,0 0,0 86,11 b* 0,00 i 3,33 b 1,30 a 1,0 - 83,89 bc 0,00 i - 1 - 2,0 - 85,00 b 0,00 i 1,67 cd 0,37 e 3,0 - 100,00 a 0,00 i 3,00 b 0,57 c 4,0 - 82,22 c 5,00 h 1,33 d 0,47 d 5,0 - 58,89 f 33,33 c - 1 - 6,0 - 0,00 j 100,00 a 0,00 e 0,00 f - 0,5 48,89 g 0,00 i - 1 - - 1,0 67,78 e 7,22 gf 2,00 c 0,43 d - 1,5 72,22 d 6,11 gh 3,00 b 0,67 b - 2,0 100,00 a 0,00 i 5,00 a 1,27 a - 2,5 60,00 f 8,33 ef 1,33 d 0,33 e - 3,0 44,44 h 8,89 e - 1 - - 3,5 38,33 i 13,89 d - 1 - - 4,0 0,00 j 76,11 b 0,00 e 0,00 f Ghi chú: * Những chữ cái khác nhau trên cùng 1 cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 theo phép thử Duncan. 1 cụm chồi gồm các chồi có kích thước nhỏ (< 1 mm). Đối với mẫu tTCL-L giống chanh dây tím, khi bổ sung 3,0 mg/L AgNO3 vào môi trường nuôi cấy cho thấy tỷ lệ tái sinh chồi (100,00%), số chồi/mẫu (6,00 chồi/mẫu) cao hơn so với các nghiệm thức bổ sung AgNO3 ở các nồng độ khác và mẫu không hình thành thành mô sẹo; trong khi đó, mô sẹo hình thành ở nồng độ 81 thấp hoặc cao hơn 3,0 mg/L AgNO3. So với AgNO3, bổ sung AgNPs vào môi trường nuôi cấy làm gia tăng khả năng tái sinh chồi từ mẫu tTCL-L giống chanh dây tím với hiệu quả tái sinh đạt cao nhất tại 2,0 mg/L AgNPs thể hiện ở các chỉ tiêu như tỷ lệ tái sinh chồi (100,00%), số chồi/mẫu (6,67 chồi/mẫu) và chiều cao trung bình chồi (1,63 cm). Hình 3.15. Ảnh hưởng của AgNO3, AgNPs lên khả năng tái sinh chồi từ tTCL-L giống chanh dây tím sau 8 tuần nuôi cấy. 82 Hình 3.16. Ảnh hưởng của AgNO3, AgNPs lên khả năng tái sinh chồi từ lTCL-T giống chanh dây vàng sau 8 tuần nuôi cấy. Tương tự đối với mẫu lTCL-T giống chanh dây vàng, kết quả sau 8 tuần nuôi cấy cho thấy, bổ sung 3,0 mg/L AgNO3 cho hiệu quả tái sinh chồi cao hơn so với các nồng độ khác của AgNO3; trong khi ở các nghiệm thức bổ sung AgNPs, hiệu quả tái sinh chồi đạt cao nhất tại 2,0 mg/L AgNPs với tỷ lệ tái sinh chồi (100,00%), số chồi/mẫu (5,00 chồi/mẫu) và chiều cao chồi trung bình (1,27 cm) (Bảng 3.15). 83 Tuy nhiên, khi tăng nồng độ AgNPs cao hơn 2,0 mg/L thì hiệu quả tái sinh chồi giảm và mẫu cảm ứng hình thành mô sẹo (Bảng 3.15 và Hình 3.16). Đồng thời trong nghiên cứu này, mẫu tTCL-L giống chanh dây tím và lTCL- T giống chanh dây vàng nuôi cấy trên môi trường bổ sung AgNPs kết quả cho thấy, tất cả mẫu đều cảm ứng sớm sau 2 tuần; trong khi ở môi trường không bổ sung AgNPs, mẫu bắt đầu cảm ứng sau 4 tuần. Đặc biệt, tại nồng độ 2,0 mg/L AgNPs, mẫu cảm ứng hình thành chồi trực tiếp không thông qua mô sẹo, chồi hình thành rõ rệt và sinh trưởng tốt, lá xanh. Nghiên cứu trước đây cho thấy, bổ sung AgNO3 vào môi trường nuôi cấy kích thích sự hình thành chồi bất định từ mẫu cấy [117], [126]. Kotsias và Roussos (2001) cho rằng, môi trường có bổ sung 3,0 mg/L AgNO3 làm tăng khả năng kéo dài chồi của cây chanh (Citrus limon (L.) Burm, f. cv. Interdonato) [87]. Đối với giống chanh dây, Trevisan và Mendes (2005) sử dụng AgNO3 và bình nuôi cấy thoáng khí để giảm tác động tối đa của sự tích tụ ethylene trong bình nuôi cấy và tăng hiệu quả tái sinh chồi như tỷ lệ mẫu tái sinh chồi cao, chất lượng chồi được cải thiện (chồi khỏe, sinh trưởng mạnh) [157]. Trong nhiều nghiên cứu trước đây, AgNPs thường được sử dụng trong nuôi cấy mô như là một tác nhân kháng khuẩn [63], [52], thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây in vitro, giảm hiện tượng rụng lá gây ra bởi ethylene, duy trì được màu xanh lá cây đậm hơn do tích lũy chlorophyll mạnh hơn so với cây trên môi trường không bổ sung AgNPs [136], [19]. Trong khi đó, ảnh hưởng của AgNPs lên khả năng tái sinh chồi từ các nguồn mẫu trong vi nhân giống thực vật nói chung và từ nguồn mẫu giống chanh dây nói riêng chưa được nghiên cứu. Như vậy kết quả của nghiên cứu này bước đầu cho thấy, AgNPs có hiệu quả trong việc kích thích cảm ứng chồi và gia tăng chất lượng chồi; đặc biệt, hiệu quả tái sinh chồi cao nhất từ mẫu tTCL-L giống chanh dây tím và lTCL-T giống chanh dây vàng trên môi trường nuôi cấy bổ sung 2,0 mg/L AgNPs. Những chồi tốt nhất thu được trong thí nghiệm được chọn làm vật liệu cho giai đoạn nhân nhanh chồi tiếp theo. 3.1.3. Nhân nhanh chồi 3.1.3.1. Ảnh hưởng của môi trường khoáng 84 Kết quả thu nhận của thí nghiệm này cho thấy, hàm lượng khoáng đa lượng trong môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng rõ rệt đến sự nhân nhanh chồi sau 8 tuần nuôi cấy (Bảng 3.16 và 3.17). Đối với giống chanh dây tím, số chồi/mẫu (6,67 chồi/mẫu) đạt cao nhất khi chồi được nuôi cấy trên môi trường khoáng ¾ MS; tuy nhiên, so với các chỉ tiêu khác như chiều cao chồi (2,13 cm), chỉ số SPAD lá (8,60 nmol/cm 2 ) thấp hơn so với chiều cao chồi (2,93 cm), chỉ số SPAD lá (24,27 nmol/cm 2) trên môi trường khoáng MSM. Đặc biệt, chỉ số SPAD lá trên môi trường MSM cao gấp 2,8 lần so với môi trường ¾ MS và gấp 1,4 lần so với môi trường MS (17,40 nmol/cm 2 ) (Bảng 3.16). Hơn nữa, hình thái chồi trên môi trường MSM sinh trưởng mạnh, lá xanh đậm; trong khi đó, sinh trưởng chồi trên các môi trường khoáng khác yếu ớt, lá xanh nhạt hoặc úa vàng (Hình 3.17). Bảng 3.16. Ảnh hưởng của môi trường khoáng lên sự nhân chồi (có nguồn gốc tTCL-L) giống chanh dây tím sau 8 tuần nuôi cấy. Môi trường khoáng Số chồi/mẫu Chiều cao chồi (cm) Số lá/chồi SPAD (nmol/cm 2 ) MS 3,67 c* 1,93 b 4,00 b 17,40 c ¼ MS 3,00 c 1,33 d 3,00 c 7,30 e ½ MS 3,33 c 1,63 c 3,67 bc 5,97 f ¾ MS 6,67 a 2,13 b 5,67 a 8,60 d MSM 5,00 b 2,93 a 5,33 a 24,27 a ½ MSM 3,00 c 1,43 cd 3,67 bc 21,30 b Ghi chú: * Những chữ cái khác nhau trên cùng 1 cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 theo phép thử Duncan. So với chồi giống chanh dây tím, chồi giống chanh dây vàng sinh trưởng chậm hơn và chiều cao chồi không có sự khác biệt giữa các môi trường khoáng được khảo sát. Tuy nhiên, số chồi/mẫu (4,67 chồi/mẫu), số lá/chồi (4,67) và chỉ số SPAD lá (26,83 nmol/cm 2) đạt cao nhất trên môi trường khoáng MSM sau 8 tuần nuôi cấy (Bảng 3.17). Mặt khác, khi quan sát hình thái chồi trên môi trường MSM cho thấy, chồi sinh trưởng khỏe, lá nhiều với màu xanh đậm; trong khi trên các môi trường khoáng khác, chồi sinh trưởng yếu, lá vàng và rụng (Hình 3.18). 85 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của môi trường khoáng lên sự nhân chồi (có nguồn gốc lTCL-T) giống chanh dây vàng sau 8 tuần nuôi cấy. Môi trường khoáng Số chồi/mẫu Chiều cao chồi (cm) Số lá/chồi SPAD (nmol/cm 2 ) MS 3,00 bc* 1,87 a 4,33 a 17,73 c ¼ MS 3,67 b 1,43 b 3,33 b 18,73 b ½ MS 2,67 cd 1,30 c 3,00 b 5,37 e ¾ MS 2,00 d 1,20 c 2,67 b 4,77 e MSM 4,67 a 1,47 b 4,67 a 26,83 a ½ MSM 3,33 bc 1,23 c 3,33 b 16,00 d Ghi chú: * Những chữ cái khác nhau trên cùng 1 cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 theo phép thử Duncan. Hình 3.17. Ảnh hưởng của môi trường khoáng lên sự nhân chồi (có nguồn gốc tTCL-L) giống chanh dây tím sau 8 tuần nuôi cấy. Hình 3.18. Ảnh hưởng của môi trường khoáng lên sự nhân chồi (có nguồn gốc lTCL-T) giống chanh dây vàng sau 8 tuần nuôi cấy. Sự xuất hiện triệu chứng thiếu dinh dưỡng khoáng trong hệ thống vi nhân giống chanh dây như vàng lá, cây sinh trưởng bị gián đoạn hoặc bị ngừng đã được báo cáo [821]. Để giải quyết vấn đề này, Monteiro và cs (2000) đã đề xuất điều chỉnh công thức môi trường khoáng MS thành môi trường MSM dựa trên thành phần của lá chanh dây trưởng thành [103]. Tác dụng tích cực của môi trường MSM so với MS là có ý nghĩa trong quá trình kéo dài chồi trong nuôi cấy P. alata [123]. Chlorophyll, sắc tố màu xanh lá cây là cần thiết cho quang hợp ở thực vật. Việc giảm tổng hàm lượng chlorophyll-SPAD sẽ làm giảm quá trình quang hợp bằng cách giảm sự hấp thụ ánh sáng, gây ra hiện tượng lá úa vàng có thể ảnh hưởng 86 đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cây trong giai đoạn hình thành rễ và quá trình thích nghi. Do đó, cây con in vitro có chỉ số SPAD cao có thể gia tăng tỷ lệ sống sót, sinh trưởng và phát triển tốt hơn ở giai đoạn thích nghi do dự trữ carbohydrate và năng lượng quang hợp cao [39]. Theo nghiên cứu Monteiro và cs (2000) trên đối tượng P. edulis f. flavicarpa, khi cây con in vitro nuôi cấy trên một trong hai môi trường MS, MSM cho thấy, cây con trên môi trường MS có triệu chứng lá úa vàng và giảm sự sinh trưởng; ngược lại trên môi trường MSM, lá màu xanh đậm và dài hơn; hơn nữa, cây con chuyển từ môi trường MS sang môi trường MSM, lá phục hồi và chuyển sang màu xanh đậm sau 2-4 tuần. Kết quả nghiên cứu cũng cho rằng, môi trường MSM không chỉ khắc phục hiện tượng vàng lá mà còn giải quyết được vấn đề làm chậm sự kéo dài chồi và nhân chồi với tỷ lệ thấp trên môi trường MS ở các loài Passiflora spp. khác [103]. Nhận định trên cũng phù hợp với kết quả thu được trong nghiên cứu này, môi trường MSM là môi trường khoáng phù hợp cho sự nhân chồi (chồi có nguồn gốc từ tTCL-L giống chanh dây tím và lTCL-T giống chanh dây vàng) với chồi khỏe, lá xanh đậm. 3.1.3.2. Ảnh hưởng của BA kết hợp Kin Trong thí nghiệm này, BA kết hợp Kin có ảnh hưởng đến sự nhân chồi sau 8 tuần nuôi cấy. Đối với giống chanh dây tím, kết quả cho thấy sự kết hợp 1,5 mg/L Kin với các nồng độ khác của BA (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/L) là thích hợp cho sự nhân chồi. Trong khi đó, sự kết hợp của Kin (0,5; 1,0; 2,0 mg/L) với bất kỳ nồng độ nào của BA (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/L) đều cho hiệu quả nhân chồi thấp (Bảng 3.18 và Hình 3.19). Tuy nhiên, sự kết hợp 1,5 mg/L Kin với 0,5 mg/L BA lại cho hiệu quả nhân chồi cao nhất thông qua các chỉ tiêu theo dõi như: số chồi (5,67 chồi/mẫu), chiều cao chồi (2,50 cm), số lá (7,33) và chỉ số SPAD (30,80 nmol/cm2). Hơn nữa, chồi sinh trưởng mạnh, lá xanh và to hơn so với các nghiệm thức còn lại (Hình 3.19). Đối với giống chanh dây vàng, sự kết hợp BA với Kin ở các nồng độ khác nhau có tác động khác nhau lên sự nhân chồi sau 8 tuần nuôi cấy được ghi nhận ở bảng 3.19. Số chồi/mẫu (6,30 chồi/mẫu), chiều cao chồi (2,33 cm) thu được cao nhất trên môi trường có sự kết hợp 1,5 mg/L Kin với 1,0 mg/L BA; số chồi nhiều 87 gấp 6,3 lần và chiều cao chồi gấp 1,89 lần so với nghiệm thức đối chứng (Bảng 3.19 và Hình 3.20). Tuy nhiên ở chỉ tiêu về số lá và chỉ số SPAD lá, nghiệm thức này cho kết quả thấp hơn so với nghiệm thức kết hợp 2,0 mg/L Kin với 1,5 mg/L BA, nhưng thấp hơn không đáng kể. Bảng 3.18. Ảnh hưởng của BA kết hợp Kin lên sự nhân chồi (có nguồn gốc tTCL- L) giống chanh dây tím sau 8 tuần nuôi cấy. BA (mg/L) Kin (mg/L) Số chồi Chiều cao chồi (cm) Số lá SPAD (nmol/cm 2 ) 0,0 0,0 1,00 g* 1,37 jk 3,67 g 21,13 hi 0,5 0,5 2,00 f 2,33 ab 6,33 bc 25,60 ef 0,5 1,0 2,67 ef 2,43 a 6,67 ab 26,63 bc 0,5 1,5 5,67 a 2,50 a 7,33 a 30,80 a 0,5 2,0 3,67 cd 2,23 bc 4,67 defg 24,70 f 1,0 0,5 2,67 ef 2,13 cd 4,67 defg 25,17 fg 1,0 1,0 3,67 cd 1,33 k 5,33 de 26,03 de 1,0 1,5 5,00 ab 1,87 ef 6,67 ab 26,63 bc 1,0 2,0 3,67 cd 1,67 gh 4,67 defg 26,53 cd 1,5 0,5 3,67 cd 1,57 hi 5,00 def 21,47 hi 1,5 1,0 4,33 bc 1,83 fg 5,67 cd 21,03 i 1,5 1,5 5,00 ab 2,03 de 6,33 bc 27,10 b 1,5 2,0 2,00 f 1,53 hij 4,00 fg 21,63 h 2,0 0,5 3,00 de 1,47 ijk 4,33 efg 23,53 g 2,0 1,0 2,67 ef 1,43 ijk 3,67 g 23,70 g 2,0 1,5 3,67 cd 1,87 ef 4,67 defg 24,03 g 2,0 2,0 2,67 ef 1,43 ijk 4,33 efg 23,80 g Ghi chú: * Những chữ cái khác nhau trên cùng 1 cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 theo phép thử Duncan. 88 Hình 3.19. Ảnh hưởng của BA kết hợp Kin lên sự nhân chồi (có nguồn gốc tTCL- L) giống chanh dây tím sau 8 tuần nuôi cấy. a: 0,5 mg/L BA kết hợp (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/L) Kin theo thứ tự từ trái sang phải; b: 1,0 mg/L BA kết hợp (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/L) Kin theo thứ tự từ trái sang phải; c: 1,5 mg/L BA kết hợp (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/L) Kin theo thứ tự từ trái sang phải; d: 2,0 mg/L BA kết hợp (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/L) Kin theo thứ tự từ trái sang phải. ĐC: Đối chứng (0 mg/L BA + 0 mg/L Kin). Quá trình nhân nhanh chồi trong vi nhân giống Passiflora đã được báo cáo bởi nhiều nhà nghiên cứu. Dornelas và Vieira (1994), chồi P.edulis được nhân nhanh trên môi trường MS bổ sung BA riêng lẻ, BA kết hợp NAA [48]. Hall và cs (2000) đã sử dụng BA kết hợp nước dừa để nhân nhanh chồi chanh dây [69]. Ngoài ra, sự nhân nhanh và kéo dài chồi ở Passiflora đã được khảo sát đối với mẫu lá hình đĩa và mẫu trụ dưới lá mầm của P. alata nuôi cấy trên môi trường bổ sung BA kết hợp TDZ, nhưng kết quả thu được cho thấy, không có sự khác biệt về số lượng chồi giữa các nghiệm thức [123]. Trong khi đó, Shekhawat và cs (2015a) cho thấy hiệu quả của sự nhân chồi P. foetida trên môi trường MS bổ sung kết hợp BA với Kin; 89 số chồi đạt cao nhất thu được trên môi trường có sự kết hợp 0,5 mg/L BA với 0,5 mg/L Kin [138]. Bảng 3.19. Ảnh hưởng của BA kết hợp Kin lên sự nhân chồi (có nguồn gốc lTCL- T) giống chanh dây vàng sau 8 tuần nuôi cấy. BA (mg/L) Kin (mg/L) Số chồi Chiều cao chồi (cm) Số lá SPAD (nmol/cm 2 ) 0,0 0,0 1,00 i* 1,23 g 4,00 gh 21,60 i 0,5 0,5 2,00 h 1,50 ef 3,67 h 21,10 j 0,5 1,0 3,00 fg 1,53 e 6,00 cd 23,63 g 0,5 1,5 4,33 cd 1,83 cd 6,67 abc 25,63 e 0,5 2,0 4,67 bcd 1,93 c 6,33 bcd 26,07 d 1,0 0,5 5,00 bc 2,23 ab 6,67 abc 27,17 bc 1,0 1,0 5,30 b 1,87 c 7,33 a 20,50 k 1,0 1,5 6,30 a 2,33 a 7,00 ab 26,87 c 1,0 2,0 3,00 fg 1,57 e 5,00 ef 25,43 e 1,5 0,5 2,67 fgh 1,53 e 4,67 fg 21,57 i 1,5 1,0 4,00 de 1,57 e 6,00 cd 21,37 ij 1,5 1,5 4,33 cd 2,13 b 5,67 de 27,37 b 1,5 2,0 5,00 bc 1,73 d 7,33 a 27,77 a 2,0 0,5 2,00 h 1,17 g 4,00 gh 21,63 i 2,0 1,0 2,67 fgh 1,27 g 4,00 gh 22,27 h 2,0 1,5 3,33 ef 1,40 f 4,67 fg 24,83 f 2,0 2,0 2,33 gh 1,17 g 4.33 fgh 23,63 g Ghi chú: * Những chữ cái khác nhau trên cùng 1 cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 theo phép thử Duncan. 90 Hình 3.20. Ảnh hưởng của BA kết hợp Kin lên sự nhân chồi (có nguồn gốc lTCL- T) giống chanh dây vàng sau 8 tuần nuôi cấy. a: 0,5 mg/L BA kết hợp (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/L) Kin theo thứ tự từ trái sang phải; b: 1,0 mg/L BA kết hợp (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/L) Kin theo thứ tự từ trái sang phải; c: 1,5 mg/L BA kết hợp (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/L) Kin theo thứ tự từ trái sang phải; d:
File đính kèm:
- nghien_cuu_nhan_giong_cay_chanh_day_passiflora_edulis_bang_k.pdf
- THÔNG TIN ĐÓNG GÓP MỚI LATS-TIẾNG ANH.pdf
- THÔNG TIN ĐÓNG GÓP MỚI LATS-TIẾNG VIỆT.pdf
- TÓM TẮT LATS-TIẾNG ANH.pdf
- TÓM TẮT LATS-TIẾNG VIỆT.pdf
- TRÍCH YẾU LATS.pdf