Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 168 trang Hà Tiên 06/07/2024 740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Luận án Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
RP5 (ng/ml)
(n=160)
OR
(95% KTC)
P
Không (n,%)
	Có (n,%)
Tăng Vòng bụng (≥ 90 đối với nam và ≥ 85 đối với nữ)
Không (n,%)
37 (52,1)
34 (47,9)
1,94 (1,03-3,66)
<0,05
Có (n,%)
32 (36,0)
57 (64,0)
Thừa cân, béo phì (BMI ≥23 kg/m2)
Không (n,%)
42 (41,8)
26 (38,2)
3,89 (2,00-7,55)
<0,001
Có (n,%)
27 (29,3)
65 (70,7)
Ghi chú: Số người làm xét nghiệm SFRP5 ở nhóm ĐTĐ týp 2 là 160 người, ở nhóm chứng là 119 người, giảm khi SFRP5 nhỏ hơn tứ phân vị 25% ở nhóm chứng, tức ≤ 4,39 ng/ml (Bảng 3.9).
Ở những người có tăng VB có nguy cơ giảm SFRP5 1,94 lần so với người không tăng VB; Những người có TCBP có nguy cơ giảm SFRP5 3,89 lần so với người KTCBP.
Bảng 3.24. Nguy cơ tăng RBP4 ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 liên quan đến tình trạng tăng vòng bụng và thừa cân, béo phì
Đặc điểm
Tình trạng tăng RBP4 (ng/ml) (n=172)
OR
(95% KTC)
P
Không (n,%)
	Có (n,%)
Tăng Vòng bụng (≥ 90 đối với nam và ≥ 85 đối với nữ)
Không (n,%)
2 (2,9)
68 (97,1)
1,47 (0,20-10,69)
>0,05
Có (n,%)
2 (2,0)
100 (98,0)
Thừa cân, béo phì (BMI ≥23 kg/m2)
Không (n,%)
0 (0,0)
64 (37,2)
1,04 (1-1,08)
>0,05
Có (n,%)
4 (3,7)
104 (96,3)
Ghi chú: Số người làm xét nghiệm RBP4 ở nhóm ĐTĐ týp 2 là 172 người, ở nhóm chứng là 139 người, tăng khi RBP4 lớn hơn tứ phân vị 75% ở nhóm chứng, tức ≥ 0,60 pg/ml (Bảng 3.9).
Tăng VB, TCBP chưa làm tăng nguy cơ tăng RBP4 có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.25. Nguy cơ tăng IL-18 ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 liên quan đến tình trạng tăng vòng bụng và thừa cân, béo phì
Đặc điểm
Tình trạng tăng IL-18 (pg/ml) (n=184)
OR
(95% KTC)
P
Không (n,%)
	Có (n,%)
Tăng Vòng bụng (≥ 90 đối với nam và ≥ 85 đối với nữ)
Không (n,%)
54 (71,1)
22 (28,9)
1,96 (1,05-3,67)
0,05
Có (n,%)
64 (57,7)
47 (42,3)
Ghi chú: Số người làm xét nghiệm IL-18 ở ở nhóm ĐTĐ týp 2 là 184 người, ở nhóm chứng là 139 người, tăng khi IL-18 lớn hơn tứ phân vị 75% ở nhóm chứng, tức ≥ 245,52 pg/ml (Bảng 3.9).
Những người có tăng VB có nguy cơ tăng IL-18 1,96 lần so với người không tăng VB với p0,05.
Bảng 3.26. Tương quan giữa nồng độ SFRP5 với tuổi, một số chỉ số nhân trắc, VAI, BAI và trị số huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 Hệ số TQ
Đặc điểm lâm sàng
SFRP5 (ng/ml) (n-=160)
r
p
Tuổi (năm)
-0,078
>0,05
Chiều cao (m)
-0,06
>0,05
Cân nặng (kg)
-0,21
0,05
BAI
-0,11
>0,05
Trị số HATT (mmHg)
-0,15
>0,05
Trị số HATTr (mmHg)
-0,23
	<0,01

Có mối tương quan nghịch mức độ ít và có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ SFRP5 với cân nặng, VB, vòng mông, BMI, WHR ở BN ĐTĐ týp 2 với p<0,05 đến p<0,001. 
Không có mối tương quan giữa nồng độ SFRP5 với tuổi, chiều cao, giá trị VAI, BAI và trị số HATT. 
Có mối tương quan nghịch mức độ ít giữa nồng độ SFRP5 với HATr với p<0,01.
Bảng 3.27. Tương quan giữa nồng độ RBP4 với tuổi, một số một số chỉ số nhân trắc, VAI, BAI và trị số huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 Hệ số TQ
Đặc điểm lâm sàng
RBP4 (ng/ml) (n=172)
r
p
Tuổi (năm)
0,17
0,05
Cân nặng (kg)
0,18
0,05
BAI
0,26
0,05
Trị số HATTr (mmHg)
0,04
>0,05

Có tương quan thuận mức độ vừa giữa nồng độ RBP4 với BMI (p<0,001).
Có mối tương quan thuận mức độ ít có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ RBP4 với tuổi, cân nặng, VB, chỉ số WHR và BAI ở BN ĐTĐ týp 2 với p<0,05 đến p<0,001.
Không có mối tương quan giữa nồng độ RBP4 với chiều cao, giá trị VAI, và trị số HATT, HATr. 
Bảng 3.28. Tương quan giữa nồng độ IL-18 với tuổi, một số một số chỉ số nhân trắc, VAI, BAI và trị số huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 Hệ số TQ
Đặc điểm lâm sàng
IL-18 (pg/ml) (n=184)
r
p
Tuổi (năm)
0,05
>0,05
Chiều cao (m)
0,05
>0,05
Cân nặng (kg)
0,14
>0,05
Vòng bụng (cm)
0,19
0,05
BMI
0,17
0,05
VAI 
0,001
>0,05
BAI
0,05
>0,05
Trị số HATT (mmHg)
0,11
>0,05
Trị số HATTr (mmHg)
0,14
>0,05
Có tương quan thuận mức độ ít có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ IL-18 với VB và BMI với p<0,05.
Không có mối tương quan giữa nồng độ IL-18 với tuổi, chiều cao, cân nặng, vòng mông, chỉ số WHR, giá trị VAI, BAI và trị số HATT, HATTr.
Bảng 3.29. Tương quan của nồng độ SFRP5 với chỉ số lipid máu
và RBP4, IL-18 ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 Hệ số TQ
Chỉ số lipid máu và RBP4, IL-18
SFRP5 (ng/ml) (n-=160)
r
p
Triglycerid (mmol/l)
-0,09
>0,05
Cholesterol toàn phần (mmol/l)
0,10
>0,05
HDL-C (mmol/l)
-0,02
>0,05
LDL-C (mmol/l)
- 0,04
>0,05
RBP4 (ng/ml)
-0,23
<0,01
IL-18 (pg/ml)
-0,23
<0,01
Không có mối tương quan giữa nồng độ SFRP5 với các chỉ số lipid máu. 
Có mối tương quan nghịch mức độ ít giữa nồng độ SFRP5 huyết thanh với nồng độ RBP4 và nồng độ IL-18 huyết thanh với p<0,01 và p<0,01.
Bảng 3.30. Tương quan của nồng độ RBP4 với chỉ số lipid máu và IL-18
ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 Hệ số TQ
Chỉ số lipid máu và IL-18
RBP4 (ng/ml) (n=172)
r
p
Triglycerid (mmol/l)
0,06
>0,05
Cholesterol toàn phần (mmol/l)
0,11
>0,05
HDL-C (mmol/l)
-0,05
>0,05
LDL-C (mmol/l)
0,11
>0,05
IL-18 (pg/ml)
0,04
>0,05
Không có mối tương quan giữa nồng độ RBP4 với các chỉ số lipid máu. 
Không có mối tương quan giữa nồng độ RBP4 và nồng độ IL-18. 
Bảng 3.31. Tương quan của nồng độ IL-18 với chỉ số lipid máu
ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 Hệ số TQ
Chỉ số lipid máu
IL-18 (ng/ml) (n=184)
r
p
Triglycerid (mmol/l)
0,03
>0,05
Cholesterol toàn phần (mmol/l)
0,01
>0,05
HDL-C (mmol/l)
0,05
>0,05
LDL-C (mmol/l)
0,07
>0,05
Không có mối tương quan giữa nồng độ IL-18 với các chỉ số lipid máu 
Bảng 3.32. Tương quan giữa nồng độ SFRP5 với các chỉ số liên quan đến kiểm soát glucose máu và tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 Hệ số TQ
Chỉ số 
SFRP5 (ng/ml) (n-=160)
r
p
Glucose (mmol/l)
-0,01
>0,05
Insulin (µU/ml)
-0,18
0,05
HOMA-IR
-0,17 
0,05
QUICKI
 0,17
< 0,05
Có mối tương quan nghịch mức độ ít giữa nồng độ SFRP5 với insulin và chỉ số kháng insulin HOMA-IR; có mối tương quan thuận mức độ ít giữa nồng độ SFRP5 với chỉ số QUICKI ở BN ĐTĐ týp 2 với p<0,05.
Không có mối tương quan giữa nồng độ SFRP5 với nồng độ glucose và chỉ số HbA1C, HOMA-β
Bảng 3.33. Tương quan giữa RBP4 với các chỉ số liên quan đến kiểm soát glucose máu và tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 Hệ số TQ
Chỉ số 
RBP4 (ng/ml) (n=172)
r
p
Glucose (mmol/l)
0,05
>0,05
Insulin (µU/ml)
0,09
>0,05
HbA1C (%)
0,15 
>0,05
HOMA-IR
0,07 
>0,05
HOMA-β
0,13 
>0,05
QUICKI
- 0,07
>0,05

Không có mối tương quan giữa nồng độ RBP4 với chỉ số glucose, insulin máu, chỉ số HbA1C, HOMA-IR, QUICKI, Homa-beta ở BN ĐTĐ týp 2. 
Bảng 3.34. Tương quan giữa IL-18 với các chỉ số liên quan đến kiểm soát glucose máu và tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 Hệ số TQ
Chỉ số 
IL-18 (ng/ml) (n=184)
r
p
Glucose (mmol/l)
0,06
>0,05
Insulin (µU/ml)
0,13
>0,05
HbA1C (%)
0,03
>0,05
HOMA-IR
0,11
>0,05
HOMA-β
0,17
0,05
Có mối tương quan nghịch mức độ ít giữa nồng độ IL-18 với chỉ số Homa-beta ở BN ĐTĐ týp 2 với p<0,05.
Không có mối tương quan giữa nồng độ IL-18 với nồng độ glucose, insulin máu, chỉ số HbA1C, HOMA-IR, QUICKI
Bảng 3.35. Mối tương quan giữa nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh với một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện bệnh, chưa điều trị
Chỉ số
SFRP5(ng/ml)
(n=33)
RBP4(ng/ml) 
(n=31)
IL-18(ng/ml) 
(n=36)
r
p
r
p
r
p
Chiều cao (m)
-0,10
>0,05
-0,06
>0,05
-0,04
>0,05
Cân nặng (kg)
-0,34
0,05
VB (cm)
-0,26
>0,05
0,64
0,05
VM (cm)
-0,19
>0,05
0,45
0,05
BMI
-0,37
0,05
WHR
-0,26
>0,05
0,41
0,05
Triglycerid(mmol/l)
-0,34
0,05
Cholesterol(mmol/l)
-0,13
>0,05
0,26
>0,05
0,07
>0,05
HDL-C(mmol/l)
0,33
>0,05
-0,02
>0,05
0,12
>0,05
LDL-C(mmol/l)
-0,05
>0,05
0,07
>0,05
0,14
>0,05
Glucose (mmol/l)
-0,06
>0,05
-0,07
>0,05
-0,11
>0,05
Insulin (µU/ml)
-0,45
0,05
HbA1C (%)
-0,28
>0,05
0,34
>0,05
0,29
>0,05
HOMA-IR
-0,37
0,05
QUICKI
0,33
>0,05
-0,39
0,05
HOMA-β
-0,29
>0,05
0,49
0,05
Ở BN ĐTĐ týp 2 mới phát hiện bệnh, chưa điều trị có mối tương quan nghịch giữa nồng độ SFRP5 với cân nặng (r= -0,34, p<0,05), BMI (r=-0,37, p<0,05), nồng độ TG (r=-0,34, p<0,05), nồng độ insulin máu (r=-0,45, p<0,01), chỉ số HOMA-IR (r=-0,37, p<0,05). 
Ở BN ĐTĐ týp 2 mới phát hiện bệnh, chưa điều trị có mối tương quan thuận giữa nồng độ RBP4 với cân nặng (r= 0,39, p<0,05), VB (r= 0,64, p<0,001), VM (r= 0,45, p<0,05), BMI (r=0,53, p<0,01), WHR (r= 0,41, p<0,05) nồng độ TG (r=0,37, p<0,05), nồng độ insulin máu (r=-0,52, p<0,01), chỉ số HOMA-IR (r=0,52, p<0,01), HOMA-β (r=0,49, p<0,01). và tương quan nghịch với chỉ số QUICKI(r=-0,39, p<0,01).
Ở BN ĐTĐ týp 2 mới phát hiện bệnh, chưa điều trị không có mối tương quan giữa nồng độ IL-18 với các chỉ số nhân trắc, bilan lipid máu, glucose và các chỉ số insulin, HbA1C, HOMA-IR, QUICKI, HOMMA-β.
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ tương quan giữa SFRP5 với cân nặng
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ tương quan giữa SFRP5 với triglycerid
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ tương quan giữa SFRP5 với insulin
Biểu đồ 3.9. Biểu đồ tương quan giữa RBP4 với vòng bụng
Biểu đồ 3.10. Biểu đồ tương quan giữa RBP4 với BMI
Biểu đồ 3.11. Biểu đồ tương quan giữa RBP4 với HOMA-IR
Biểu đồ 3.12. Biểu đồ tương quan giữa RBP4 với HOMA-β
Bảng 3.36. Giá trị chẩn đoán kháng insulin của SFRP5, IL-18, RBP4 và theo cặp IL-18/SFRP5, RBP4/SFRP5 ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
Biến số
AUC
p
Điểm cắt
Độ nhạy
Độ đặc hiệu
SFRP5(ng/ml)
(n=160)
0,417
>0,05
5,35
0,348
0,687
IL-18(pg/ml)
(n=184)
0,572
>0,05
214,73
0,569
0,592
RBP4(ng/ml)
(n=172)
0,572
>0,05
8,78
0,524
0,700
IL-18/SFRP5
(n=160)
0,621
<0,05
44,71
0,714
0,541
RBP4/SFRP5
(n=148)
0,604
<0,05
1,85
0,596
0,636
Qua bảng trên cho thấy tỉ lệ nồng độ IL-18/SFRP5 và RBP4/SFRP5 có giá trị trong chẩn đoán kháng insulin ở BN ĐTĐ týp 2 với p<0,05; trong đó tỉ lệ nồng độ IL-18/SFRP5 có giá trị chẩn đoán tốt hơn so với tỉ lệ nồng độ RBP4/SFRP5. Nồng độ SFRP5, IL-18, RBP4 không có giá trị chẩn đoán kháng insulin ở BN ĐTĐ týp 2.
Biểu đồ 3.13. Giá trị của IL-18/SFRP5 trong chẩn đoán kháng insulin
Có 160 BN ĐTĐ týp 2 được làm xét nghiệm đầy đủ cả 2 thông số SFRP5 và IL-18, khảo sát giá trị chẩn đoán kháng insulin giữa tỉ lệ nồng độ adipokin tiền viêm IL-18 và adipokin chống viêm SFRP5 cho kết quả: Tỉ lệ nồng độ IL-18/SFRP5 có giá trị trong chẩn đoán kháng insulin tại điểm cắt 44,71, độ nhạy 71,4% và độ đặc hiệu 54,2%. Diện tích dưới đường cong là 0,621.
Biểu đồ 3.14. Giá trị của RBP4/SFRP5 trong chẩn đoán kháng insulin
Có 148 BN ĐTĐ týp 2 được làm xét nghiệm đầy đủ cả 2 thông số SFRP5 và RBP4, khảo sát giá trị chẩn đoán kháng insulin giữa tỉ lệ nồng độ adipokin tiền viêm RBP4 và adipokin chống viêm SFRP5 cho kết quả: Tỉ lệ nồng độ RBP4/SFRP5 có giá trị trong chẩn đoán kháng insulin tại điểm cắt 1,85, độ nhạy 59,6% và độ đặc hiệu 63,6%. Diện tích dưới đường cong là 0,604.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu
ĐTĐ týp 2 hiện trở thành mối lo ngại của mọi quốc gia trên toàn cầu, theo Atlas năm 2019 của IDF cho biết thế giới có khoảng 463 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và số người mắc bệnh ĐTĐ được dự đoán sẽ tăng lên 578 triệu vào năm 2030 và lên đến 700 triệu vào năm 2045. Hai phần ba số người mắc ĐTĐ sống ở thành thị và cứ bốn người thì có ba người mắc bệnh ĐTĐ (352 triệu) trong độ tuổi lao động (20-64 tuổi). Ngoài ra, ước tính còn có khoảng 374 triệu người trưởng thành bị IGT, khiến họ có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ týp 2. Bệnh ĐTĐ nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, với gần một nửa số ca tử vong xảy ra ở người dưới 60 tuổi, ước tính chi phí y tế năm 2019 cho bệnh ĐTĐ khoảng 760 tỷ USD [27]. Bệnh ĐTĐ týp 2 thường được phát hiện sau tuổi 30 (từ 30 - 40 tuổi) tần suất bệnh gia tăng theo tuổi, chiếm tỉ lệ cao nhất ở độ tuổi 50 - 69 sau đó giảm dần, gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi bệnh được phát hiện có xu hướng trẻ hơn [129]. 
Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.1) cho thấy, tuổi trung bình của nhóm BN ĐTĐ týp 2 là 58,33 ± 7,30 cao hơn nhóm chứng là 56,48 ± 8,21 có sự khác biệt thống kê với p0,05 (tuổi thấp nhất là 40 tuổi, cao nhất là 70 tuổi), phần lớn BN ĐTĐ týp 2 ≥ 50 tuổi (50-59 tuổi là 41,8% và 60-70 tuổi là 44,6%). Một số kết quả nghiên cứu gần đây như nghiên cứu của Lê Đình Tuân cho biết tuổi trung bình của BN ĐTĐ týp 2 là 55,0 ± 10,35 [17], Phạm Quốc Toản (2015) thấy tuổi trung bình là 59,8 ± 6,9 [130], Nguyễn Kim Lưu tuổi trung bình là 55,6 ± 10,93 tuổi [15], của Nguyễn Thị Phi Nga (2009) là 60,1 ± 10,3 năm [131] ... các kết quả này đều cho thấy về độ tuổi của BN tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Theo Atlas năm 2007 của IDF tuổi là yếu tố nguy cơ không thay đổi được của bệnh ĐTĐ týp 2. Khi cơ thể già đi, đặc biệt từ 50 tuổi trở lên chức năng nội tiết suy giảm và khả năng tiết insulin của tụy cũng bị suy giảm theo. Khi khả năng tiết insulin của tụy giảm thì nồng độ glucose máu có xu hướng tăng, đồng thời giảm sự nhạy cảm của tế bào với các kích thích của insulin, khả năng tiết insulin của tế bào β đảo tụy cũng bị giảm, đồng thời sự nhạy cảm của các tế bào đích với kích thích của insulin cũng giảm đi. Khi tế bào tụy không còn khả năng tiết insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu sẽ tăng và bệnh ĐTĐ thực sự xuất hiện.
Nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ ở nữ giới cao hơn nam giới, tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ giữa 2 giới tương đương nhau ở các độ tuổi, nhưng ở độ tuổi > 60 có xu hướng tăng ở nam hơn nữ, nhiều nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nam cao hơn nữ tùy theo chủng tộc và các vùng địa lý khác nhau [129]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ ĐTĐ nam (70,7%) cao hơn nữ (29,3%) (Bảng 3.1). Kết quả này tương tự của Lê Đình Tuân [17], Nguyễn Thị Phi Nga [131], nhưng khác với các tác giả Phạm Quốc Toản [130], Nguyễn Thu Thảo [132] ... sự khác biệt này có thể do mẫu nghiên cứu thu thập được ngẫu nhiên hoặc do sự phân bố giới tính không đều tại quần thể nghiên cứu, hoặc do thiết kế nghiên cứu khác nhau các đối tượng nghiên cứu bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn lựa chọn khác nhau, vì vậy đã loại bỏ nhiều đối tượng không phù hợp với các chỉ tiêu nghiên cứu. 
Đặc điểm chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu
Các chỉ số nhân trắc bao gồm thể trọng cơ thể, VB, BMI và tỷ số WHR...là những yếu tố rất khác nhau giữa quốc gia, vùng miền, chủng tộc người trên thế giới, ngoài yếu tố di truyền nó còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, xã hội và điều kiện sống.... đây cũng là một trong những yếu tố liên quan của TCBP đến HCCH, bệnh tim mạch, THA, ĐTĐ týp 2... Kết quả nghiên cứu tại Bảng 3.2 cho biết nghiên cứu đã chọn số người béo bụng (VB tăng), TCBP (BMI tăng) ở cả nhóm ĐTĐ týp 2 và nhóm chứng không có sự khác biệt với p>0,05; kết quả tại Bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 cho biết các chỉ số nhân trắc như cân nặng trung bình, VB trung bình, VM trung bình, BMI, WHR, HATT, HATTr ở nhóm ĐTĐ týp 2 cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p từ <0,05 đến <0,001.
TCBP được định nghĩa như là sự phát triển thái quá mô mỡ của cơ thể dẫn đến ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe. TCBP hiện đã trở thành nạn dịch trên toàn thế giới, không chỉ ở các nước phát triển và các nước đang phát triển mà thậm chí còn ở các nước chậm phát triển. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy TCBP là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với ĐTĐ, bệnh tim mạch, ung thư và tử vong sớm. Cơ chế chính của béo phì ảnh hưởng đến hoạt động của insulin chủ yếu là sự kháng insulin ở mô ngoại biên, đặc biệt gan, mô cơ và mô mỡ, nhưng béo phì cũng ảnh hưởng đến sự bài tiết insulin. Các nghiên cứu cho biết đã có những rối loạn chuyển hóa quan trọng ở người béo phì. Một trong những giả thuyết sớm nhất về mối liên quan giữa béo phì và ĐTĐ týp 2 là chu trình acid béo – glucose dựa trên sự quan sát về sự cạnh tranh oxy hóa giữa acid béo và glucose tại cơ tim được phát hiện bởi Randle. Sự tăng lên của acid béo không este hóa cạnh tranh với glucose tại các mô đích, đặc biệt ở mô cơ, dẫn đến hậu quả sự oxy hóa glucose giảm, nồng độ glucose trong máu tăng lên. Mặt khác, các nghiên cứu cho thấy acid béo tự do làm suy giảm trực tiếp hoạt động của insulin. Ở những người ĐTĐ týp 2 béo phì có sự tích lũy lipid trong tế bào cơ, sự chuyển hóa các acid béo này tạo ra các thể ceramic, diacyglycerol và fatty acyl coenzyme A. Các chất này gây rối loạn con đường truyền tin sau receptor của insulin và gây độc chết tế bào. Tỉ lệ TCBP ở người bị ĐTĐ týp 2 có sự thay đổi giữa các khu vực trên thế giới: 60 – 80% ở Nam Mỹ, Châu Âu, lên đến 100% ở người Da đỏ Pirma và các đảo Thái Bình Dương [25]. Béo trung tâm (béo bụng được đánh giá bằng VB ≥ 90 cm đối với nam và ≥ 85 cm đối với nữ) là yếu tố nguy cơ mạnh phát triển bệnh ĐTĐ. Béo trung tâm kết hợp với kháng insulin cũng như rối loạn chức năng tế bào β phần nào do tăng acid béo tự do trong máu và gây ngộ độc lipid. HCCH bao gồm béo trung tâm và các rối loạn chuyển hóa khác: rối loạn chuyển hóa lipid, THA làm tăng gấp 2-5 lần nguy cơ bị ĐTĐ týp 2 so với cộng đồng [25]. Nghiên cứu của Li S. và CS (2015) tại Trung Quốc cho biết, tỉ lệ mắc ĐTĐ và IFG ở người bình thường lần lượt là 3,4%, 8,1%, ở người thừa cân là 6,7%, 11,9% và ở người béo phì là 12,0%, 13,0% [133]. Các đối tượng có chỉ số BMI cao đều có nguy cơ phát triển IFG và ĐTĐ. Đặc biệt, các đối tượng mắc bệnh béo phì ở bụng thường dễ mắc ĐTĐ hơn so với các đối tượng khác và là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh ĐTĐ týp 2 [134].
Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam đã chứng minh mối liên quan giữa ĐTĐ, tiền ĐTĐ và TCBP và tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi: Nghiên cứu tại Phú Yên cho biết TCBP làm tăng khả năng bị ĐTĐ lên 2,28 lần, VB tăng làm tăng nguy cơ ĐTĐ lên 2,01 lần so với người bình thường [135]. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Lưu, những người có BMI >25 có nguy cơ bị ĐTĐ týp 2 nhiều hơn gấp 3,74 lần so với người bình thường [15]. Nghiên cứu tại thành phố Thái Nguyên năm 2006 cho thấy những người có BMI > 23 kg/m2 có nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 cao gấp 2,89 lần so với người bình thường, tỉ lệ rối loạn glucose máu ở người gầy là 6,1%; người bình thường là 9,1%, người béo phì độ 1 là 14,1% và người béo phì độ 2 là 20,7%. Tỉ lệ rối loạn glucose máu chung ở nhóm có VB tăng là 13,2%, nhóm VB bình thường là 8,0% với p<0,01. Tỉ lệ mắc bệnh ở nhóm tỉ lệ VB/VM bình thường là 3,7%; tỉ lệ mắc bệnh ở nhóm tỉ lệ VB/VM tăng là 12,0% [136].
Việc xác định một chỉ số mới để đánh giá chức năng của mỡ nội tạng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn các thông số kinh điển như VB, BMI và lipid máu có thể hữu ích cho việc đánh giá nguy cơ tim chuyển hóa (cardiometabolic). VB là một thông số lâm sàng chính dùng để đánh giá gián tiếp lượng mỡ bụng. Tuy nhiên, riêng một mình VB không giúp phân biệt giữa khối lượng mô mỡ dưới da (SCAT) và mô mỡ nội tạng (VAT). Đây là một hạn chế đáng kể của phép đo VB. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã xác định một chỉ số có thể được sử dụng như một dấu hiệu đại diện cho "rối loạn chức năng mô mỡ", đặc biệt là mô mỡ nội tạng và chỉ số VAI đã ra đời. VAI có thể ước lượng tình trạng béo bụng có liên quan đến kháng insulin và nguy cơ tim mạch [123]. Chỉ số mỡ nội tạng (VAI) là một chỉ số mới dựa trên chu vi VB, BMI và các thông số lipid. Mặc dù VAI không thực sự ước tính độ béo phì nội tạng nhưng nó phản ánh khá chính xác chức năng mỡ nội tạng và tình trạng kháng insulin [122].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy VAI ở nhóm ĐTĐ týp 2 (Trung vị 2,69 (1,69 - 4,33) cao hơn nhóm chứng là 1,87 (1,23 - 3,05), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,0001; Tỉ lệ tăng VAI ở nhóm ĐTĐ týp 2 cao hơn nhóm chứng với p<0,01 (Bảng 3.2 và Bảng 3.3). Giá trị VAI của chúng tôi phù hợp với Stẹpien M. và CS nghiên cứu tại Ba Lan ở các đối tượng béo phì kháng insulin và béo phì không kháng insulin thấy VAI ở người béo phì kháng insulin cao hơn béo phì không kháng insulin (2,3±1,1 so với 1,6±0,9 với p<0,05 [124]. So với nghiên cứu của Amato M.C. và CS [123] nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu không đủ lớn và không phải là nghiên cứu hồi cứu nên không thể đánh giá liên quan VAI với các biến cố tim mạch, chuyển hóa. Nhưng chúng tôi nhận ra vấn

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_nong_do_sfrp5_rbp4_il_18_huyet_thanh_o_be.docx
  • pdfDũng A11.pdf
  • docxLuận án tóm tắt NCS Nguyễn Viết Dũng Khớp và Nội tiết.docx
  • docLuận án tóm tắt TA NCS Ng Viết Dũng, Khớp và nội tiết.doc
  • docxTrang thông tin NCS Ng Viết Dũng, Khớp và Nội tiết.docx