Luận án Nghiên cứu phát triển hệ chuyên gia mờ trong chẩn đoán rối loạn trầm cảm
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu phát triển hệ chuyên gia mờ trong chẩn đoán rối loạn trầm cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu phát triển hệ chuyên gia mờ trong chẩn đoán rối loạn trầm cảm
g, cơ sở bệnh và cơ sở luật. Cơ sở triệu chứng có 13 triệu chứng của rối loạn trầm cảm theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10; cơ sở bệnh có 4 loại rối loạn trầm cảm; cơ sở luật có 4 bộ luật tương ứng với 4 loại rối loạn trầm cảm. Các triệu chứng, các loại rối loạn trầm cảm và các luật được thu thập, 57 xây dựng, sau đó được mã hoá và đưa vào cơ sở tri thức của PORUL.DEP thông qua các bộ thu nhận triệu chứng, bộ thu nhận Luật và bộ thu nhận bệnh. 10Hình 2.2. Cấu trúc bộ thu nhận tri thức của PORUL.DEP 2.2.1.1. Triệu chứng của rối loạn trầm cảm Cho tập triệu chứng rối loạn trầm cảm S = {S1, S2,... , Si, , Sn}; Si là triệu chứng thứ i, i = 1..n, trong PORUL.DEP, n = 13, giá trị triệu chứng Si là μSi [0, 1], giá trị này thể hiện mức độ triệu chứng Si xuất hiện ở người bệnh. Cơ sở triệu chứng trong cơ sở tri thức của PORUL.DEP bao gồm: 13 triệu chứng được chia làm 3 nhóm triệu chứng như sau: (i) triệu chứng điển hình, gồm các triệu chứng 1, 2, 3; (ii) triệu chứng phổ biến, gồm các triệu chứng 4..10; (iii) triệu chứng tăng nặng, loạn thần, gồm các triệu chứng 11..13. 1. Giảm khí sắc: vẻ mặt buồn bã, lo âu đau khổ, buồn rầu vô hạn. Khí sắc trầm cảm thường gặp là buồn rầu uể oải, chân tay rã rời, cảm giác khó chịu, bất an, đuối sức trước cuộc sống, luôn cảm thấy đau khổ, nét mặt ủ rũ mệt mỏi, họ thấy quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một màu đen tối, ảm đạm, thê thảm, cảm thấy mình bị thất bại, hỏng việc, bất lực, tự đánh giá bản thân thấp kém, không có khả năng, là ngõ cụt. 2. Mất mọi quan tâm và thích thú: mất mọi quan tâm và thích thú là triệu 58 chứng hầu như luôn xuất hiện. Người bệnh thường phàn nàn về cảm giác ít thích thú, ít vui vẻ trong các hoạt động sở thích cũ hay trầm trọng hơn là sự mất nhiệt tình, không hài lòng với mọi thứ. Thường xa lánh, tách rời xã hội, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Cảm giác buồn chán, trống rỗng. 3. Giảm năng lượng: giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động. Mất hứng hoặc mất sở thích cho hầu hết các hoạt động. 4. Giảm sút sự tập trung và chú ý: đôi khi không chú ý đến người đang trực tiếp nói chuyện với mình; đôi khi gặp khó khăn trong việc tổ chức các công việc của mình; có những bất cẩn trong công việc hoặc trong hoạt động; người bệnh thường khó khăn khi phải duy trì một công việc. Khó tập trung suy nghĩ, hay quên. 5. Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin: người bệnh mất tự tin vào bản thân và họ cảm thấy thất bại trong cuộc sống. 6. Những ý tưởng bị tội, không xứng đáng: người bệnh có cảm giác vô dụng và tội lỗi. họ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc và họ đã trở thành gánh nặng cho gia đình, cho cơ quan và cho xã hội. Họ còn phóng đại những sai lầm trước đây và họ luôn luôn tự trách bản thân mình. 7. Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm, bi quan: họ cảm thấy nản lòng về tương lai và không có gì mong đợi ở tương lai cả. Người bệnh nhìn tương lai là một màu xám xịt. 8. Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát: người bệnh có ý định tự sát, thể hiện ngay trong ý nghĩ nhưng chưa thành hành động. Người bệnh có các hành vi khác nhau của tự sát để giết chết bản thân nhưng không thành công. Các hành vi này đe doạ tính mạng của nạn nhân mà không có sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. 9. Rối loạn giấc ngủ: thường gặp là mất ngủ, khó ngủ lại, thức dậy trong 59 đêm thường gặp do ác mộng, thức dậy sớm. Hiếm gặp là hiện tượng ngủ nhiều. 10. Rối loạn ăn uống: đã số người bệnh mất cảm giác ngon miệng, họ ăn rất ít, nhiều người bệnh đến bữa ăn đối với họ là một gánh nặng, mặc dù đã rất cố gắng nhưng họ vẫn ăn được ít. Có khoảng 5% người bệnh ăn rất nhiều. 11. Tự sát: hành động tự hủy hoại bản thân nhằm cướp đi mạng sống một cách mạnh mẽ, chủ ý có ý thức và cái chết là kết quả cuối cùng. 12. Hoang tưởng: hoang tưởng bị tội, bị thiệt hại, bị trừng phạt, nghi bệnh, nhìn thấy cảnh trừng phạt, ảo thanh kết tội hoặc nói xấu, lăng nhục, chê bai người bệnh hoặc không phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị theo dõi, bị hại). 13. Ảo giác: Ảo khứu là loại ảo giác điển hình của trầm cảm. Bệnh nhân ngửi thấy mùi khó chịu, hôi thối, hôi tanh, xà phòng, thuốc lá,... Ảo giác là khi có tri giác hay cảm giác nhưng hoàn toàn không có một kích thích ngoại lai hay nội tại nào tác động lên nhánh tận của thần kinh cảm giác. Người bệnh bị lẫn lộn vì cho là có gì đó tác động từ xung quanh hoặc ngay trong cơ thể họ. 2.2.1.2. Rối loạn trầm cảm Cho tập rối loạn trầm cảm D = { D1, D2, . , Dm}, trong đó: Dj là rối loạn trầm cảm thứ j, j=1..m, trong PORUL.DEP, m = 4. Mức độ bệnh Dj là μDj [0, 1]. Các rối loạn trầm cảm bao gồm: D1 = “rối loạn trầm cảm nhẹ” D2 = “rối loạn trầm cảm vừa” D3 = “rối loạn trầm cảm nặng” D4 = “rối loạn trầm cảm nặng có loạn thần” 60 2.2.1.3. Xây dựng các luật sản xuất của PORUL.DEP Như đã đề cập ở trên, cơ sở luật là một bộ phận của cơ sở tri thức của PORRL.DEP. Cơ sở luật được xây dựng từ các luật sản xuất. Kiểu cơ sở tri thức này thể hiện rất hiệu quả tính mờ (không rõ ràng) trong tri thức của các bác sĩ. Các luật sản xuất của PORUL.DEP có dạng IF (tiền đề) THEN (kết luận), FD; trong đó “tiền đề” là một tập triệu chứng được kết nối với nhau bởi phép AND và không sử dụng toán tử NOT, trong các luật sản xuất đang xét tới, các triệu chứng ở “tiền đề” đều mặc định có giá trị bằng 1; “kết luận” là một kết quả suy luận khẳng định bệnh; FD (fuzzy degree) cho biết mức độ của “kết luận” với giá trị nằm trong đoạn [0, 1], FD chính là trọng số của luật. FD = 0: chắc chắn “kết luận” không xảy ra. FD = 1: chắc chắn khẳng định “kết luận”. FD (0, 1): khẳng định mức độ của “kết luận” trong khoảng [0,1]. Dạng luật này thể hiện lập luận thông thường của bác sĩ: nếu người bệnh biểu hiện một số triệu chứng nào đó thì khẳng định khả năng mắc bệnh của người bệnh với một mức độ nào đó. Sau quá trình suy luận, mô hình sẽ đưa ra quyết định lựa chọn luật nào để áp dụng vào quá trình chẩn đoán. Điều kiện: để đảm bảo tính chính xác, tập luật trong cơ sở tri thức phải thỏa mãn quy tắc: không được tồn tại bất kỳ hai luật nào có cùng “tiền đề” và “kết luận”. Có nghĩa là luật phải đảm bảo tính duy nhất: không được phép tồn tại các luật có tổ hợp triệu chứng ở “tiền đề” và “kết luận” bệnh giống nhau nhưng có FD khác nhau. Vấn đề này được giải quyết bằng một chức năng phần mềm trong chương trình. Mỗi khi có một luật mới được tạo, chức năng này sẽ kiểm tra tính xung đột và phi logic của luật mới đối với các luật đã có trong cơ sở dữ liệu và cảnh báo người dùng. Hầu hết các luật trong PORUL.DEP đều do các bác sĩ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cung cấp. Tất cả các triệu chứng của rối loạn trầm cảm được 61 liệt kê và sắp xếp theo mức độ quan trọng của triệu chứng. Độ quan trọng này được xác định bởi các bác sĩ và liên quan đến tần suất xuất hiện triệu chứng của một bệnh nhân mắc một bệnh rối loạn trầm cảm nhất định. Sau khi phân loại, các tổ hợp quan trọng nhất của các triệu chứng quan trọng nhất sẽ được hình thành. Điều này có nghĩa là hầu hết các tiêu chí lâm sàng phổ biến sẽ được xem xét. Các kết hợp này sẽ được sử dụng làm trong các luật. Đối với mỗi sự kết hợp, các bác sĩ sau đó dựa trên tri thức và kinh nghiệm của họ để đưa ra kết luận về bệnh tình của bệnh nhân. Kết luận này bao gồm và của một luật. PORUL.DEP có 857 luật khẳng định cho 04 loại rối loạn trầm cảm, trong đó có 124 luật cho rối loạn trầm cảm nhẹ, 146 luật cho rối loạn trầm cảm vừa, 263 luật cho rối loạn trầm cảm nặng và 324 luật cho rối loạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần. Để hình thành các luật này, tất cả các triệu chứng lâm sàng ở người bệnh rối loạn trầm cảm được liệt kê và sắp xếp các triệu chứng này theo tần suất xuất hiện của chúng trong nguyên tắc chẩn đoán khẳng định bệnh. Các triệu chứng được chia thành 3 nhóm: triệu chứng điển hình, triệu chứng phổ biến và triệu chứng tăng nặng, loạn thần. Sau đó, hình thành tất cả các tổ hợp triệu chứng theo tiêu chuẩn chẩn đoán đã được trình bày ở mục 1.1.2.5 Chương 1 và xác định mức độ mà tổ hợp các triệu chứng xác định chẩn đoán khẳng định rối loạn trầm cảm. Xem ví dụ về các luật khẳng định tại các bảng 2.1, bảng 2.2, bảng 2.3, bảng 2.4 dưới đây: 2.2.1.4. Xây dựng các luật khẳng định rối loạn trầm cảm nhẹ Tập luật rối loạn trầm cảm nhẹ, bao gồm: 124 luật khẳng định rối loạn trầm cảm nhẹ, theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10. 3Bảng 2.1. Ví dụ về luật khẳng định rối loạn trầm cảm nhẹ Tiền đề Kết luận Trọng số Nếu Mất mọi quan tâm, thích thú Thì Trầm cảm nhẹ 0,35 62 Tiền đề Kết luận Trọng số Nếu Giảm năng lượng Thì Trầm cảm nhẹ 0,35 Nếu Rối loạn hành vi ăn uống Thì Trầm cảm nhẹ 0,15 Nếu Giảm khí sắc; Mất mọi quan tâm, thích thú; Giảm sút sự tập trung, chú ý; Giảm sút tính tự trọng, lòng tự tin Thì Trầm cảm nhẹ 1 Nếu Giảm khí sắc; Mất mọi quan tâm và thích thú; Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm, bi quan Thì Trầm cảm nhẹ 0,85 2.2.1.5. Xây dựng các luật khẳng định rối loạn trầm cảm vừa Tập luật rối loạn trầm cảm vừa của PORUL.DEP, bao gồm: 146 luật khẳng định rối loạn trầm cảm vừa theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10. 4Bảng 2.2. Ví dụ về luật khẳng định rối loạn trầm cảm vừa Tiền đề Kết luận Trọng số Nếu Giảm khí sắc; Giảm sút sự tập trung và chú ý; Mất mọi quan tâm và thích thú; Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm, bi quan; Những ý tưởng bị tội, không xứng đáng Thì Trầm cảm vừa 1 Nếu Giảm khí sắc; Giảm năng lượng; Giảm sút sự tập trung và chú ý; Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin Thì Trầm cảm vừa 0,87 Nếu Giảm khí sắc; Giảm sút sự tập trung và chú ý; Rối loạn hành vi ăn uống Thì Trầm cảm vừa 0,56 Nếu Giảm năng lượng; Giảm sút sự tập trung và chú ý; Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin; Mất mọi quan tâm và thích thú; Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm, bi quan Thì Trầm cảm vừa 1 63 Tiền đề Kết luận Trọng số Nếu Giảm năng lượng; Giảm sút sự tập trung và chú ý; Mất mọi quan tâm và thích thú; Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm, bi quan; Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát Thì Trầm cảm vừa 1 2.2.1.6. Xây dựng các luật khẳng định rối loạn trầm cảm nặng Tập luật rối loạn trầm cảm nặng, bao gồm: 263 luật khẳng định rối loạn trầm cảm nặng theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10. 5Bảng 2.3. Ví dụ về luật khẳng định rối loạn trầm cảm nặng Tiền đề Kết luận Trọng số Nếu Giám khí sắc Thì Trầm cảm nặng 0,1 Nếu Rối loạn hành vi ăn uống Thì Trầm cảm nặng 0,05 Nếu Tự sát Thì Trầm cảm nặng 0,5 Nếu Giảm khí sắc; Mất mọi quan tâm, thích thú; Giảm năng lượng; Ý tưởng bị tội, không xứng đáng; Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan; Ý tưởng, hành vi tự huỷ/tự sát Thì Trầm cảm nặng 0,45 Nếu Giảm khí sắc; Mất mọi quan tâm, thích thú; Giảm năng lượng; Ý tưởng bị tội, không xứng đáng; Ý tưởng, hành vi tự huỷ/tự sát; Rối loạn giấc ngủ; Rối loạn ăn uống; Tự sát Thì Trầm cảm nặng 1 Nếu Giảm khí sắc; Mất mọi quan tâm, thích thú; Giảm năng lượng; Giảm sút tính tự trọng, lòng tự tin; Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan; Tự sát Thì Trầm cảm nặng 0,9 64 2.2.1.7. Xây dựng các luật khẳng định rối loạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần Tập luật rối loạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần, bao gồm: 324 luật theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10. 6Bảng 2.4. Ví dụ về luật khẳng định rối loạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần Tiền đề Kết luận Trọng số Nếu Giảm khí sắc; Mất mọi quan tâm, thích thú; Giảm năng lượng; Ý tưởng bị tội, không xứng đáng; Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan; Ý tưởng, hành vi tự huỷ/tự sát; Hoang tưởng Thì Trầm cảm nặng có loạn thần 0,73 Nếu Giảm khí sắc; Mất mọi quan tâm, thích thú; Giảm năng lượng; Giảm sút tính tự trọng, lòng tự tin; Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan; Rối loạn giấc ngủ; Tự sát; Hoang tưởng Thì Trầm cảm nặng có loạn thần 0,98 Nếu Giảm khí sắc; Mất mọi quan tâm, thích thú; Giảm năng lượng; Giảm sút tính tự trọng, lòng tự tin; Ý tưởng, hành vi tự huỷ/tự sát; Rối loạn giấc ngủ; Rối loạn ăn uống Thì Trầm cảm nặng có loạn thần 0,25 Nếu Giảm khí sắc; Mất mọi quan tâm, thích thú; Giảm năng lượng; Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan; Ý tưởng, hành vi tự huỷ/ tự sát; Rối loạn giấc ngủ; Rối loạn ăn uống; Tự sát; Hoang tưởng Thì Trầm cảm nặng có loạn thần 1,00 Nếu Giảm khí sắc; Mất mọi quan tâm, thích thú; Giảm năng lượng; Giảm sút sự tập trung, chú ý; Ý tưởng bị tội, không xứng đáng; Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan; Rối loạn giấc ngủ; Tự sát Thì Trầm cảm nặng có loạn thần 0,5 65 Tiền đề Kết luận Trọng số Nếu Giảm khí sắc; Mất mọi quan tâm, thích thú; Giảm năng lượng; Ý tưởng bị tội, không xứng đáng; Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan; Rối loạn ăn uống; Tự sát Thì Trầm cảm nặng có loạn thần 0,48 Nếu Mất mọi quan tâm, thích thú; Giảm năng lượng; Ý tưởng bị tội, không xứng đáng; Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan; Ý tưởng, hành vi tự huỷ/tự sát; Tự sát; Hoang tưởng Thì Trầm cảm nặng có loạn thần 0,925 Nếu Giảm khí sắc; Mất mọi quan tâm, thích thú; Giảm năng lượng; Giảm sút tính tự trọng, lòng tự tin; Ý tưởng bị tội, không xứng đáng; Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan Thì Trầm cảm nặng có loạn thần 0,225 Nếu Rối loạn giấc ngủ Thì Trầm cảm nặng có loạn thần 0,025 2.2.2. Xây dựng cơ chế suy luận của PORUL.DEP Cơ chế suy luận của PORUL.DEP để xử lý, điều khiển các tri thức được biểu diễn trong cơ sở tri thức nhằm đáp ứng các câu hỏi, các yêu cầu người dùng, áp dụng tri thức cho việc giải quyết các bài toán trong chẩn đoán rối loạn trầm cảm. Về căn bản, cơ chế suy luận là một trình thông dịch cho cơ sở tri thức của PORUL.DEP [28]. Cơ chế suy luận của PORUL.DEP để xử lý các tri thức trong cơ sở tri thức của PORUL.DEP. Để xây dựng cơ chế suy luận của PORUL.DEP, việc đầu tiên là phải biểu diễn các tri thức của rối loạn trầm cảm do bác sĩ cung cấp dưới dạng các tập mờ, quan hệ mờ; đó là các triệu chứng, các bệnh và mối quan hệ giữa chúng như: quan hệ Người bệnh và Triệu chứng; quan hệ Triệu chứng và Triệu chứng; quan hệ Triệu chứng và Bệnh; quan hệ Bệnh nhân và Bệnh; 66 sau đó sử dụng các toán tử logic mờ trong các cơ chế suy luận [28]. Cho một tập triệu chứng rối loạn trầm cảm S = { S1 , S2,... , Si , , Sn }; với n=13 và một tập các loại rối loạn trầm cảm D = { D1, , Dm }; với m=4. Cơ sở triệu chứng, cơ sở bệnh và cơ sở luật đã được xây dựng tại mục 2.1.1. Các toán tử logic mờ [138] bao gồm: (1) Toán tử thường (simple operators): o Zt (x,y) = min {x,y} o Zs (x, y) = max {x,y} o ZN (x) = 1 - x (2) Toán tử xác suất (probabilistic operators) o At (x, y) = x*y o As (x,y) = x+y – x*y o AN (x) = 1- x (3) Toán tử Lukasiewicz (Lukasiewicz operators) o Lt(x,y) = max { x+y-1, 0 } o Ls (x,y) = min { x + y, 1 } o LN (x ) = 1 – x (4) Drastic product and drastic sum Operators o Dt(x, y) = { x if y = 1 y if x = 1 0 if khác o Ds(x, y) = { x if y = 0 y if x = 0 0 if khác o DN (x) = 1 – x Trong đó, x, y là hai giá trị của tập mờ; Zt (x,y), At (x, y), Lt(x,y), Dt(x, y) là giá trị của phép giao của x,y; Zs (x,y), As (x, y), Ls(x,y), Ds(x, y) là giá trị của phép hợp của x,y; ZN(x), AN (x), LN (x), DN(x) là giá trị của phép phủ định 67 của x. Ký hiệu t có nghĩa là phép toán t-norm, s nghĩa là phép toán s-norm và N là phép toán phủ định Việc lựa chọn phép toán logic mờ nào trong cơ chế suy luận tùy thuộc vào bài toán cụ thể. Đối với PORUL.DEP, phép toán logic mờ nào được lựa chọn phải đảm bảo kết quả có thể đại diện tốt nhất cho các giá trị trọng số thành phần. PORUL.DEP sử dụng phép Min để tính giá trị của tổ hợp triệu chứng SC: μ RPS (Pq, SC) = minSi∈SC(μRPS(Pq, Si), trong đó: μRPS(Pq, SC) là giá trị của tổ hợp các triệu chứng bệnh rối loạn trầm cảm SC của bệnh nhân Pq; μ RPS (Pq, Si) là giá trị của triệu chứng rối loạn trầm cảm Si của bệnh nhân Pq; i = 1..m; Si ∈ SC. Bởi vì, giá trị μRPS(Pq, SC) có thể đại diện tốt nhất cho các trọng số μ RPS (Pq, Si). Ví dụ 2.1. Cho trọng số của các triệu chứng μ RPS (Pq, S1)= 0,8; μ RPS (Pq, S2) = 0,9; μRPS(Pq, S4) = 0,75 và μRPS(Pq, S5) = 0,85. Đối với nhóm toán tử thường, nếu chọn toán tử Min thì μ RPS (Pq, SC) = min (0,8; 0,9; 0,75; 0,85) = 0,75; Khi đó giá trị 0,75 có thể đại diện cho các trọng số triệu chứng S1 là 0,8; S2 là 0,9; S4 là 0,75 và S5 là 0,85; nếu chọn toán tử Max thì μ RPS (Pq, SC) = max (0,8; 0,9; 0,75; 0,85) = 0,9; khi đó giá trị 0,9 chỉ đại diện cho trọng số triệu chứng S2 là 0,9; không đại diện cho các trọng số S1 là 0,8; S4 là 0,75 và S5 là 0,85. PORUL.DEP sử dụng suy luận Min của suy luận Max-Min của CADIAG-2 [28], [110] trong cơ chế suy luận μRPD luậth (Pq, Dj) = min {μRPS(Pq, Si) μRSDluậth (Si, Dj)}, trong đó: μRPD luậth (Pq, Dj) là giá trị bệnh Dj của bệnh nhân Pq tương ứng với luật thứ h; μRPS(Pq, Si) là giá trị của triệu chứng rối loạn trầm cảm Si của bệnh nhân Pq; μRSDluậth (Si, Dj) là giá trị của rối loạn trầm cảm 68 Dj khi mắc triệu chứng rối loạn trầm cảm Si tương ứng với luật thứ h. Bởi vì, toán tử Min là thích hợp nhất vì khi đó, giá trị μRPD luậth (Pq, Dj) có thể đại diện cho các trọng số μRPS(Pq, Si) μRSDluậth (Si, Dj). Ví dụ 2.2. Cho trọng số của các triệu chứng μ RPS (Pq, S1)= 0,8; μ RPS (Pq, S2) = 0,9; μRPS(Pq, S4) = 0,75 và μRPS(Pq, S5) = 0,85. Cho giá trị trọng số của luật R20 là μR20 (S1, S2, S4, S5) = 0,85. Đối với nhóm toán tử thường, nếu chọn toán tử Min thì μRPD luật20 (Pq, Dj) = min (0,8; 0,9; 0,75; 0,85; 0,85) = 0,75; Khi đó giá trị 0,75 có thể đại diện cho các trọng số triệu chứng S1 là 0,8; S2 là 0,9; S4 là 0,75 và S5 là 0,85; nếu chọn toán tử Max thì μRPD luật20 (Pq, Dj) = max (0,8; 0,9; 0,75; 0,85; 0,85) = 0,9; khi đó giá trị 0,9 chỉ đại diện cho trọng số triệu chứng S2 là 0,9; không đại diện cho các trọng số S1 là 0,8; S4 là 0,75; S5 là 0,85 và trọng số của luật R20. PORUL.DEP sử dụng suy luận Max của suy luận Max-Min của CADIAG-2 [28], [110] trong cơ chế suy luận μRPD(Pq, Dj) = max {μRPD luật1(Pq, Dj),..., μRPD luậtp(Pq, Dj)}, trong đó: μRPD(Pq, Dj) là giá trị bệnh rối loạn trầm cảm Dj của bệnh nhân Pq; μRPD luật1(Pq, Dj) là giá trị bệnh rối loạn trầm cảm Dj của bệnh nhân Pq tương ứng với luật thứ nhất, μRPD luậtp(Pq, Dj) là giá trị bệnh rối loạn trầm cảm Dj của bệnh nhân Pq tương ứng với luật thứ p. Bởi vì, theo ứng dụng của hệ CADIAG-2 và kinh nghiệm của chúng tôi, toán tử Max đại diện tốt nhất cho các giá trịμRSDluậth (Si, Dj). Ví dụ 2.3. Cho các giá trị μRPD luật1(Pq, Dj) = 0,8; μRPD luật2(Pq, Dj) = 0,8; μRPD luật3(Pq, Dj) = 0,7; μRPD luật7(Pq, Dj) = 0,75 và μRPD luật35(Pq, Dj) = 0,65, trong đó μRPD luậti (Pq, Dj) đã được xác định là các giá trị nhỏ nhất của các trọng số của triệu chứng và trọng số của luậti (xem ví dụ 2.2). Nếu chọn toán tử Min thì μRPD(Pq, Dj) = min (0,8; 0,8; 0,7; 0,75; 0,65) = 0,65. Giá trị này sẽ là giá trị 69 nhỏ nhất của tất cả trọng số của triệu chứng và trọng số của luật; đại diện cho tất cả các triệu chứng và các luật. Tuy nhiên, giá trị này không phản ánh đầy đủ mức độ mắc bệnh của bệnh Dj của bệnh nhân Pq. Nếu chọn toán tử Max thì μRPD(Pq, Dj) = max (0,8; 0,8; 0,7; 0,75; 0,65) = 0,8. Giá trị này có thể lớn hơn một số ít trọng số của triệu chứng hoặc trọng số của luật; đại diện cho hầu hết các triệu chứng và các luật; phản ánh tương đối đầy đủ mức độ mắc bệnh Dj của bệnh nhân Pq. 2.2.2.1. Quan hệ Người bệnh và Triệu chứng Định nghĩa 2.1: Quan hệ người bệnh và triệu chứng được ký hiệu là RPS được biểu diễn qua μRPS(Pq,Si) [0, 1]. Giá trị này thể hiện mức độ xuất hiện triệu chứng Si trên người bệnh Pq. μRPS(Pq,Si) = 1 có nghĩa là chắc chắn triệu chứng Si xuất hiện ở người bệnh Pq. μRPS(Pq,Si) =
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_phat_trien_he_chuyen_gia_mo_trong_chan_do.pdf
- ThongTin KetLuanMoi LuanAn NCS MaiThiNu.doc
- TomTat LuanAn NCS MaiThiNu_English.pdf
- TomTat LuanAn NCS MaiThiNu_TiengViet.pdf
- TrichYeu LuanAn NCS MaiThiNu.doc