Luận án Nghiên cứu phương pháp chuyển đổi giữa mô hình mức khái niệm và ontology
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu phương pháp chuyển đổi giữa mô hình mức khái niệm và ontology", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu phương pháp chuyển đổi giữa mô hình mức khái niệm và ontology
và tiếng Nga mức độ TRKI-1. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể biểu diễn được các thuộc tính đa trị và phức hợp lồng nhau trong OWL? Mọi thuộc tính đa trị và phức hợp đều có khóa bộ phận, chẳng hạn như trong ví dụ Hình 2.13 thì language là khóa bộ phận của thuộc tính trình độ ngoại ngữ foreign_language_proficiency, thuộc tính kind là khóa bộ phận của thuộc tính certificate. Hình 2.13 Ví dụ thuộc tính đa trị phức hợp lồng nhau Một thuộc tính đa trị của một tập thực thể có thể biểu diễn bởi mối quan hệ định danh giữa một tập thực thể yếu và tập thực thể chủ của nó, vì vậy có thể chuyển đổi mỗi thuộc tính đa trị và phức hợp có khóa bộ phận thành một mối quan hệ định danh trong mô hình ER. Kế thừa quy tắc chuyển đổi tập thực thể yếu và mối quan hệ định danh, quy tắc chuyển đổi thuộc tính đa trị và phức hợp lồng nhau phát biểu như sau: Xét tập thực thể E (hoặc thuộc tính đa trị và phức hợp E) có thuộc tính attE là thuộc tính đa trị và phức hợp, trong đó thuộc tính phức hợp attE có tập các thuộc tính thành phần là sub_attE và khoá bộ phận là K_attE. Thuộc tính đa trị attE được ánh xạ thành mối quan hệ định danh S_attE giữa tập thực thể chủ E và tập thực thể yếu W_attE. Trong đó, tập thực thể yếu W_attE có tập thuộc tính là sub_attE và khoá bộ phận là K_attE. Bổ sung lớp định danh C(W_attE), các thuộc tính sub_attE của thuộc tính đa trị và phức hợp attE chuyển thành các thuộc tính dữ liệu DP(sub_attE) của lớp C(W_attE); Bổ sung thêm hai thuộc tính đối tượng ngược nhau E_W_attE và W_attE_E thể hiện quan hệ giữa lớp C(E) và lớp C(W_attE) có định danh, miền, phạm vi như Bảng 2.1; Thiết lập tính chất hàm và ràng buộc cực tiểu là 1 vào thuộc tính đối tượng W_attE_E; Tùy thuộc vào bản số thứ hai của mối quan hệ định danh, thêm ràng buộc số lượng cực tiểu/cực đại tương ứng vào thuộc tính đối tượng E_W_attE (thuộc tính vừa thêm có miền là lớp tương ứng với tập thực thể có cặp bản số đó); Khóa của lớp C(W_attE) được tạo bằng cách kết hợp khóa bộ phận K_attE với khóa KE của lớp C(E). Bảng 2.1 Cặp thuộc tính thêm vào khi chuyển đổi thuộc tính đa trị phức hợp lồng nhau Định danh Miền Phạm vi E_W_attE C(E) C(W_attE) W_attE_E C(W_attE) C(E) Ta thấy rằng các thuộc tính phức hợp có cấu trúc lồng nhau trong một tập thực thể được tổ chức theo một cấu trúc phân cấp biểu diễn bởi một cây tổng quát. Do đó, chuyển đổi các thuộc tính đa trị trong cấu trúc cây này thành sang OWL được thực hiện theo thứ tự trên các nút (biểu diễn các thuộc tính đa trị) có mức (level) từ nhỏ đến lớn. Hình 2.14 Kết quả chuyển đổi thuộc tính đa trị phức hợp lồng nhau sang OWL Áp dụng quy tắc trên theo hướng top-down của cây phân cấp cho Hình 2.13 sẽ được OWL kết quả như Hình 2.14. Thuộc tính đa trị foreign_language_proficiency được chuyển đổi thành lớp foreign_language_proficiency, có quan hệ với lớp Employee bằng cặp thuộc tính ngược nhau Employee_foreign_language_proficiency và foreign_language_proficiency_Employee. Đồng thời, thuộc tính đa trị Certificate được chuyển thành lớp Certificate và quan hệ với lớp foreign_language_proficiency bằng cặp thuộc tính đối tượng ngược nhau foreign_language_proficiency_Certificate và Certificate_foreign_language_proficiency. Các thuộc tính thành phần kind và score được chuyển đổi thành thuộc tính kiểu dữ liệu tương ứng trong lớp Certificate. Với các quy tắc chuyển đổi cho các loại thuộc tính như đã trình bày ở trên, thuật toán chuyển đổi thuộc tính được phát biểu như sau: Thuật toán 2.3 Chuyển đổi thuộc tính Input: Các thuộc tính attE của tập thực thể E thuộc ER Output: OWL ontology Function ChuyenDoiThuocTinh(ER) Begin For mỗi thuộc tính attEi của tập thực thể E do If attEi là thuộc tính đơn trị của tập thực thể E then If attEi là thuộc tính khóa then Áp dụng Rules EER6: chuyển đổi thuộc tính khóa Else Áp dụng Rules EER5: chuyển đổi thuộc tính đơn trị Else If attEi là thuộc tính đa trị then Áp dụng Rules EER7: chuyển đổi thuộc tính đa trị Else If attEi là thuộc tính phức hợp then Áp dụng Rules EER8: chuyển đổi thuộc tính phức hợp Else If attEi là thuộc tính đa trị, phức hợp lồng nhau then Áp dụng Rules EER13: chuyển đổi thuộc tính đa trị phức hợp lồng nhau Endif; Endfor; End. Chuyển đổi mối quan hệ phản xạ Một tập thực thể có thể đóng nhiều vai trò trong một mối quan hệ phản xạ [2], việc kiểm tra các tên vai trò trong mối quan hệ phản xạ cho phép chúng ta phân loại các mối quan hệ phản xạ thành kiểu mối quan hệ đối xứng hoặc bất đối xứng. Sau đó, tiếp tục phân loại các kiểu mối quan hệ bất đối xứng thành các kiểu quan hệ phân cấp, vòng, phân cấp-vòng và phản xạ được biểu diễn như Hình 2.16 [30]. Từ sự phân loại này cho phép luận án đề xuất phương pháp chuyển đổi phù hợp cho từng trường hợp. Một mối quan hệ phản xạ được gọi là có tính chất đối xứng khi tất cả các thực thể tham gia vào mối quan hệ có một vai trò duy nhất [30]. Mối quan hệ phản xạ có tính chất đối xứng được định nghĩa như sau: Định nghĩa 2.1. Cho mối quan hệ phản xạ R trên tập thực thể E. Khi đó, R được gọi là có tính chất đối xứng nếu: " e1, e2 Î E, (e1, e2) Î R ð (e2, e1) Î R Nhận xét: Có thể quy ước về tên vai trò trong một mối quan hệ phản xạ như sau: Nếu R là mối quan hệ phản xạ có tính chất đối xứng thì role1 trùng với role2, với role1 và role2 là tên của hai vai trò của mối quan hệ phản xạ R. Nếu R không có tính chất đối xứng, thì mối quan hệ phản xạ là bất đối xứng. Ví dụ, các mối quan hệ như quan hệ bạn bè isFriendOf và quan hệ bạn cùng lớp isClassmateOf là các mối quan hệ đối xứng. Mối quan hệ phản xạ là bất đối xứng khi tên hai vai trò là khác nhau [30]. Mối quan hệ phản xạ bất đối xứng được định nghĩa như sau: Định nghĩa 2.2. Cho mối quan hệ R trên tập thực thể E. Khi đó, R được gọi là có tính chất bất đối xứng, nếu: $ e1, e2 Î E, (e1, e2) Î R và (e2, e1) Ï R Có thể biểu diễn đồ thị của hai thực thể có mối quan hệ phản xạ như ở Hình 2.15: Nếu (e1, e2) Î R thì có một cung từ nút e1 đến e2. Hình 2.15 Ví dụ biểu diễn mối quan hệ phản xạ đối xứng bằng đồ thị có hướng G Dựa vào vai trò, mối quan hệ phản xạ bất đối xứng được chia thành 4 kiểu quan hệ khác nhau, đó là: phân cấp, vòng, phân cấp – vòng, phản xạ. Ví dụ về các kiểu của mối quan hệ được thể hiện như Hình 2.16. Hình 2.16 Các loại mối quan hệ phản xạ và ví dụ các kiểu mối quan hệ phản xạ trên tập thực thể Employee Quan hệ phản xạ bất đối xứng có tính chất phân cấp khi các thể hiện trong tập thực thể là được biểu diễn trong một cây phân cấp. Quan hệ phản xạ bất đối xứng có tính chất phân cấp được định nghĩa như sau: Định nghĩa 2.3. Cho mối quan hệ phản xạ bất đối xứng R trên tập thực thể E. Khi đó, R được gọi là có tính chất phân cấp trên E nếu đồ thị G thỏa mãn. $! e0 Î E , " e Î E sao cho e ≠ e0, $! e’ Î E: e’ là cha của e (hay (e’,e) Î E). Nhận xét: Bấy giờ, e0 là nút gốc của cây phân cấp G. Mối quan hệ phản xạ bất đối xứng là có tính chất vòng khi có ít nhất một thể hiện vi phạm tính chất của quan hệ phân cấp. Mối quan hệ phản xạ bất đối xứng có tính chất vòng được định nghĩa như sau: Định nghĩa 2.4. Cho mối quan hệ phản xạ bất đối xứng R trên tập thực thể E. Khi đó, R được gọi là có tính chất vòng trên E, nếu đồ thị G tồn tại chu trình. Mối quan hệ phản xạ bất đối xứng là có tính chất phản xạ khi ngữ nghĩa của mối quan hệ cho phép các thể hiện của một tập thực thể có quan hệ với chính nó thông qua mối quan hệ đó. Ta có định nghĩa như sau: Định nghĩa 2.5. Cho mối quan hệ phản xạ bất đối xứng R trên tập thực thể E. Khi đó, R được gọi là có tính chất phản xạ trên E, nếu tồn tại khuyên tại mọi đỉnh đồ thị G. Theo đó, các quy tắc chuyển đổi được đề xuất như sau: Mối quan hệ phản xạ đối xứng không có thuộc tính Trong OWL, thuộc tính đối tượng cũng có thể có tính phản xạ: một thể hiện được thuộc tính đối tượng đó kết nối với chính nó [31]. Và đồng thời, thuộc tính đối tượng cũng có tính đối xứng. Với mối quan hệ phản xạ không có thuộc tính, do chỉ có một vai trò nên khi chuyển sang OWL thì áp dụng tương tự như chuyển đổi mối quan hệ nhị nguyên, nhưng chỉ tạo một thuộc tính đối tượng duy nhất. Xét mối quan hệ phản xạ đối xứng R không có thuộc tính trên tập thực thể E với vai trò role, khi đó: Bổ sung thuộc tính đối tượng có định danh là tên vai trò role, có miền và phạm vi là lớp C(E); - Thiết lập tính chất phản xạ cho thuộc tính đối tượng role với cú pháp ReflexiveProperty; - Thiết lập tính chất đối xứng cho thuộc tính đối tượng role với cú pháp SymmetricProperty. Với mối quan hệ 1-1, thêm ràng buộc số lượng cực đại bằng 1; Với ràng buộc bản số nhỏ nhất lần lượt là (1, 1) thì thêm ràng buộc số lượng cực tiểu bằng 1 lên thuộc tính đối tượng role mới được thêm vào. Ví dụ 2.11. Áp dụng quy tắc chuyển đổi mối quan hệ phản xạ 1-1 đối xứng Spouse của tập thực thể Person, tạo thuộc tính đối tượng SpouseOf với miền và phạm vi đều là lớp Person. Do bản số đều là (0, 1), vì thế thiết lập ràng buộc bản số maxQualifiedCardinality là 1, biểu diễn như Hình 2.17. ð Hình 2.17 Ví dụ chuyển đổi mối quan hệ phản xạ đối xứng không có thuộc tính Mối quan hệ phản xạ đối xứng có thuộc tính Mối quan hệ phản xạ đối xứng có thuộc tính xem như là tập thực thể, vì thế khi chuyển sang OWL thực hiện tương tự như cách chuyển mối quan hệ nhị nguyên có thuộc tính, bằng cách tạo lớp mới và cặp thuộc tính đối tượng ngược nhau. Xét mối quan hệ phản xạ đối xứng R có thuộc tính attR của tập thực thể E, ta có quy tắc chuyển đổi như sau: Bổ sung lớp có định danh là C(R), các thuộc tính attR của mối quan hệ chuyển thành các thuộc tính dữ liệu attR của lớp C(R); Bổ sung hai thuộc tính đối tượng E_R, R_E là thuộc tính ngược của nhau thể hiện quan hệ giữa lớp C(R) và lớp C(E). Hai thuộc tính này có tính phản xạ và các tính chất của mối quan hệ R. Thuộc tính R_E có ràng buộc số lượng cực tiểu và cực đại là 1; Thiết lập ràng buộc số lượng cực tiểu/cực đại vào thuộc tính đối tượng E_R tương ứng với giá trị ràng buộc bản số min/max khác 0 và khác N của vai trò. Nếu mối quan hệ nhị nguyên R là mối quan hệ N:N thì bổ sung thuộc tính đối tượng R_E vào tập thuộc tính khóa của lớp C(R). Ví dụ 2.12. Áp dụng quy tắc chuyển đổi mối quan hệ phản xạ 1:N đối xứng Classmate có thuộc tính year của tập thực thể Person, tạo lớp mới Classmate với miền và phạm vi đều là lớp Person. Do bản số đều là (1, N), vì thế thiết lập ràng buộc bản số minQualifiedCardinality là 1, biểu diễn như Hình 2.18. Hình 2.18 Ví dụ chuyển đổi mối quan hệ phản xạ đối xứng có thuộc tính Mối quan hệ phản xạ bất đối xứng không có thuộc tính Với trường hợp mối quan hệ phản xạ bất đối xứng không có thuộc tính, do có hai vai trò khác nhau trên cùng một tập thực thể, vì vậy khi chuyển đổi phải đảm bảo ngữ nghĩa của hai vai trò này. Tương tự như trường hợp mối quan hệ phản xạ đối xứng không có thuộc tính, luận án đề xuất chuyển đổi mối quan hệ phản xạ bất đối xứng không có thuộc tính như sau: Xét mối quan hệ phản xạ bất đối xứng R không có thuộc tính trên tập thực thể E với hai vai trò là role1 và role2, khi đó: Bổ sung hai thuộc tính đối tượng có định danh là tên hai vai trò là role1 và role2, có miền và phạm vi là lớp C(E); - Thiết lập tính chất phản xạ cho hai thuộc tính đối tượng role1 và role2 với cú pháp ReflexiveProperty; - Thiết lập tính chất bất đối xứng cho hai thuộc tính đối tượng role1 và role2 với cú pháp AsymmetricProperty; Với mối quan hệ 1-1, thêm ràng buộc số lượng cực đại bằng 1; Với ràng buộc bản số nhỏ nhất lần lượt là (1, 1) thì thêm ràng buộc số lượng cực tiểu bằng 1 lên thuộc tính đối tượng được thêm vào. ð Hình 2.19 Ví dụ chuyển đổi mối quan hệ phản xạ bất đối xứng không có thuộc tính. Ví dụ 2.13. Xét tập thực thể Person có mối quan hệ phản xạ children với hai vai trò là parent và child được chuyển đổi thành hai thuộc tính đối tượng với tên là tên của hai vai trò là parent và child. Do bản số ràng buộc trên hai vai trò của mối quan hệ đều là (1, 1), vì thế thiết lập ràng buộc bản số minQualifiedCardinality và maxQualifiedCardinality đều là 1, biểu diễn như Hình 2.19. Mối quan hệ phản xạ bất đối xứng có thuộc tính Với mối quan hệ phản xạ bất đối xứng có thuộc tính, lúc này mối quan hệ này có thể đóng vai trò như một tập thực thể, vì thế để đảm bảo ngữ nghĩa khi chuyển đổi, cần chuyển đổi mối quan hệ phản xạ bất đối xứng thành một lớp mới, và thuộc tính của mối quan hệ phản xạ bất đối xứng đó sẽ chuyển thành thuộc tính kiểu dữ liệu của lớp mới tạo. Do mối quan hệ có hai vai trò khác nhau, vì thế cần tạo hai cặp thuộc tính đối tượng ngược nhau để biểu diễn cho hai vai trò của mối quan hệ. Xét mối quan hệ phản xạ bất đối xứng R có thuộc tính attR trên tập thực thể E gồm hai vai trò role1 và role2: Bổ sung lớp có định danh là C(R), các thuộc tính attR của mối quan hệ R chuyển thành các thuộc tính dữ liệu attR của lớp C(R). Tạo thêm hai thuộc tính đối tượng là thuộc tính ngược của nhau E_Role1, R_Role1 thể hiện quan hệ giữa lớp C(R) và lớp C(E) với vai trò role1. Tạo thêm hai thuộc tính đối tượng là thuộc tính ngược nhau E_role2, R_role2 thể hiện quan hệ giữa lớp C(R) và lớp C(E) với vai trò role2. Hai thuộc tính R_role1 và R_role2 có ràng buộc số lượng cực tiểu và cực đại là 1; Bản số ràng buộc số lượng cực tiểu/cực đại của các thuộc tính đối tượng E_role1 và E_role2 phụ thuộc vào bản số của các vai trò trong mối quan hệ R. Nếu mối quan hệ R là mối quan hệ N-N thì bổ sung hai thuộc tính đối tượng R_role1, R_role2 vào tập thuộc tính khóa của lớp C(R). Hình 2.20 Ví dụ chuyển đổi mối quan hệ phản xạ bất đối xứng có thuộc tính Ví dụ 2.14. Xét mối quan hệ phản xạ bất đối xứng guards có thuộc tính year của tập thực thể Person, lúc này chuyển đổi thành lớp Guards, đồng thời thuộc tính year sẽ chuyển thành thuộc tính kiểu dữ liệu của lớp Guards. Đồng thời tạo thêm hai cặp thuộc tính đối tượng ngược nhau Person_guard_Guards, Guards_guard_Person và cặp thuộc tính đối tượng Person_guardBy_Guard, Guards_guardBy_Person như Hình 2.20. Thuật toán chuyển đổi mối quan hệ được phát biểu như sau: Thuật toán 2.4. Chuyển đổi mối quan hệ Input: Các mối quan hệ R của mô hình ER Output: OWL ontology Function ChuyenDoiMoiQuanHe(ER) Begin For (mỗi mối quan hệ R) do If (mối quan hệ R là đa nguyên) then Áp dụng Rules EER11: chuyển đổi mối quan hệ đa nguyên; Else If (mối quan hệ R là nhị nguyên) then If (mối quan hệ R có thuộc tính) then Áp dụng Rules EER10: chuyển đổi mối quan hệ nhị nguyên có thuộc tính; Else Áp dụng Rules EER9: chuyển đổi mối quan hệ nhị nguyên không có thuộc tính; Else If (role1(R) = role2(R)) then If (mối quan hệ R có thuộc tính) then Áp dụng Rules EER15: chuyển đổi mối quan hệ phản xạ đối xứng có thuộc tính; Else Áp dụng Rules EER14: chuyển đổi mối quan hệ phản xạ đối xứng không có thuộc tính; Else If (mối quan hệ R có thuộc tính) then Áp dụng Rules EER16: chuyển đổi mối quan hệ phản xạ bất đối xứng không có thuộc tính; Else Áp dụng Rules EER17: chuyển đổi mối quan hệ phản xạ bất đối xứng có thuộc tính; Endfor; End. Chuyển đổi mô hình TimeER sang OWL Giá trị của một cơ sở dữ liệu không phải là độ lớn của dữ liệu mà chính là số lượng thông tin có thể thu được từ nó. Vì vậy, thông tin của quá khứ hay hiện tại đều quan trọng như nhau. Cơ sở dữ liệu có yếu tố thời gian đã được nghiên cứu với mục đích là lưu trữ thông tin của dữ liệu tại các thời điểm khác nhau. Trong nhiều ứng dụng, thông tin về quá khứ và tương lai cũng quan trọng như thông tin về hiện tại. Cơ sở dữ liệu có yếu tố thời gian là mở rộng của CSDL truyền thống bằng cách cho phép lưu trữ và truy nhập các thông tin về thời gian. Trên thực tế, phần lớn các ứng dụng CSDL đều liên quan đến dữ liệu có yếu tố thời gian như: quản lý nhân sự - tiền lương, tài chính, y tế, lập thời gian biểu Khi quản lý dữ liệu thời gian, cần quản lý thời gian mà sự kiện đúng trong thực tế, thiết lập bởi trình ứng dụng và có thể thay đổi, gọi là Thời gian hợp lệ. Loại thời gian thứ hai cần quản lý thời gian khi sự kiện được lưu trong CSDL, được thiết lập bởi hệ thống và không thể thay đổi, gọi là Thời gian giao tác. Một vài ứng dụng cần quản lý cả hai loại thời gian nói trên và gọi là Thời gian theo hai loại thời gian. Trong trường hợp này CSDL có yếu tố thời gian được gọi là CSDL theo hai loại thời gian (Bitemporal). Mô hình TimeER [32] là một trong những mô hình mức khái niệm có yếu tố thời gian đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Một số yếu tố thời gian gồm: Thời gian sống (LifeSpan, ký hiệu là: LS): là thời gian mà một thực thể tồn tại trong thực tế. Thời gian hợp lệ (Valid Time, ký hiệu là: VT): là thời gian mà một sự kiện được xem là đúng trong thực tế. Thời gian giao tác (Transaction Time, ký hiệu là: TT): là thời gian mà một thực thể/sự kiện là hiện thời trong CSDL. Việc kết hợp cả thời gian sống và thời gian giao tác được ký hiệu là LT; còn việc kết hợp cả thời gian hợp lệ và thời gian giao tác ký hiệu là BT (BiTemporal). Trong mô hình TimeER, các thực thể chỉ có thể hỗ trợ thời gian sống (LS), hoặc thời gian giao tác (TT), hoặc cả hai loại thời gian này (LT). Thuộc tính hỗ trợ thời gian hợp lệ (VT), hoặc thời gian giao tác (TT) hoặc cả hai loại thời gian này (BT). Ngoài ra, do mối quan hệ có thể xem là kiểu thực thể hoặc một thuộc tính, nhờ vậy người thiết kế có thể xác định các yếu tố thời gian hỗ trợ cho mối quan hệ đó nếu cần. Hình 2.21 Ví dụ mô hình TimeER Mô hình TimeER là một mô hình ER mở rộng, vì thế các thành phần trong mô hình được chuyển đổi tương tự như các quy tắc chuyển đổi ở trên. Ontology cần được cung cấp bộ từ vựng để diễn đạt các sự kiện về mối quan hệ trong khoảng thời gian, cùng với thông tin về thời lượng. Chuyển đổi mô hình TimeER sang OWL được thực hiện theo ba bước: Các thành phần không có yếu tố thời gian trên mô hình TimeER (kể cả tập thực thể có yếu tố thời gian) được chuyển sang OWL như ở mục 2.2và 2.3. Tạo OWL biểu diễn các yếu tố thời gian để biểu diễn được dữ liệu và các ràng buộc của các yếu tố thời gian của mô hình TimeER trên OWL. Chuyển đổi các thành phần có yếu tố thời gian mô hình TimeER sang OWL. Tạo ontology ban đầu biểu diễn yếu tố thời gian OWL không có thành phần nào tương đương ngữ nghĩa với các thành phần có yếu tố thời gian như trong mô hình TimeER. Để hỗ trợ cho việc biểu diễn các thành phần có yếu tố thời gian trong OWL, luận án đề xuất bổ sung lớp InstantDateTime và các thuộc tính đối tượng thể hiện mối quan hệ giữa lớp owl:Thing với lớp InstantDateTime. Lớp InstantDateTime này được tạo với mục đích thể hiện cho một mốc thời gian. Trong lớp này, tạo thuộc tính dữ liệu hasDateTime có tính chất hàm và ràng buộc số lượng cực tiểu là 1. Thuộc tính này là thuộc tính khóa của lớp InstantDateTime, có phạm vi là xsd:dateTime. Hình 2.22 Ontology biểu diễn yếu tố thời gian Đồng thời, tạo sáu thuộc tính đối tượng có tính chất hàm và ràng buộc số lượng tối thiểu là 1: hasVTs, hasVTe, hasLSs, hasLSe, hasTTs, hasTTe để biểu diễn các quan hệ giữa lớp owl:Thing với lớp InstantDateTime. Sáu thuộc tính đối tượng này đều có phạm vi là lớp InstantDateTime và có miền là lớp owl:Thing. Chuyển đổi tập thực thể có yếu tố thời gian Để biểu diễn yếu tố thời gian của tập thực thể trong mô hình TimeER, có thể sử dụng một lớp, cặp thuộc tính đối tượng ngược nhau và một số thuộc tính bổ sung. Xét tập thực thể E có yếu tố thời gian XX (XX có thể là LS, LT, TT). Khi đó: Bổ sung lớp có định danh C(E_XX) để biểu diễn yếu tố thời gian của tập thực thể E; Bổ sung hai thuộc tính đối tượng ngược nhau: E_has_XX có miền là lớp C(E) và phạm vi là lớp C(E_XX), và XX_of_E có miền là lớp C(E_XX) và phạm vi là lớp C(E), trong đó XX_of_E có tính chất hàm và có ràng buộc số lượng cực tiểu là 1. Tập thuộc tính khóa của lớp C(E_XX) gồm thuộc tính XX_of_E và một số thuộc tính thể hiện ràng buộc thời gian tùy thuộc vào loại yếu tố thời gian XX như Bảng 2.2. Bảng 2.2 Các thuộc tính khóa tương ứng với yếu tố thời gian Yếu tố thời gian Thuộc tính khóa VT hasVTs LS hasLSs TT hasTTs LT hasLSs, hasLSe, hasTTs BT hasVTs, hasVTe, hasTTs Ví dụ 2.15. Hình 2.23 minh họa cho Quy tắc TimeER1, lớp Employee_LT được tạo mới và cặp thuộc tính đối tượng ngược nhau để mô tả cho mối
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_phuong_phap_chuyen_doi_giua_mo_hinh_muc_k.docx
- 4. Trich yeu cua Luan an-TiengViet.docx
- 4_Trich yeu cua Luan an-TiengAnh.docx
- 6. Thong tin dong gop moi cua Luan an - Eng.doc
- 6. Thong tin dong gop moi cua Luan an - Vie.doc
- 16. Tom tat luan_an_Eng.docx
- 16. Tom tat luan_an_Vie.docx
- LuanVan-ver8.pdf