Luận án Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
o). Theo kế hoạch đầu năm 2018 bắt đầu thi công và hoàn thành phân đoạn 1 vào năm 2023. Hiện tại dự án đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đã tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà thầu thiết kế khung kỹ thuật (thiết kế FEED) và tiến hành cắm mốc giải tỏa. Tuyến ĐSĐT số 6 kéo dài 5.6km giữa Bà Quẹo và Phú Lâm. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đã được Tây Ban Nha tiến hành như với tuyến 5. Tính đến cuối năm 2020 dự án chưa có tiến triển gì thêm. Tính đến tháng 3 năm 2019, tại Tp. HCM tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương có số vốn đội hơn 51.710 tỷ đồng [5]. Dựa vào tình hình thực tế của các dự án ĐSĐT cho thấy, hầu hết các dự án này đều gặp phải rất nhiều vướng mắc từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn thực hiện. Thời gian thực hiện dự án kéo dài nhiều năm so với kế hoạch ban đầu, chi phí dự án tăng cao, chất lượng một số hạng mục công trình chưa đảm bảo. Điều này đã gây ra nhiều lo ngại cho sự thành công của dự án. Chính vì vậy, việc xác định các rủi ro có thể xảy và đánh giá mức ưu tiên động tổng hợp của chúng đến chi phí, thời gian và chất lượng dự án sẽ có đóng góp quan trọng giúp các đơn vị thực hiện dự án có những chính sách phù hợp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực này. Tuy nhiên, mỗi dự án đều có những đặc điểm khác nhau tương ứng với bối cảnh của từng dự án cụ thể, do vậy bên cạnh các rủi ro chung của dự án ĐSĐT thì mỗi dự án sẽ có những rủi ro và đặc điểm riêng biệt. Hơn thế nữa, dựa vào tình hình thực 79 hiện các Tuyến ĐSĐT tại TP.HCM đã được đề cập ở trên thì đến cuối năm 2020, hiện chỉ có 2 tuyến ĐSĐT đang trong giai đoạn thực hiện dự án đó là Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên và Tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương. Trong đó, Tuyến số 2 đang triển khai những công việc đầu tiên của quá trình này như giải phóng mặt bằng, di dời hạ tậng kỹ thuật và công tác lựa chọn nhà thầu. Với quy mô dự án được dự kiến cũng như khối lượng công việc đã triển khai, cùng với với kinh nghiệm thực hiện của các chuyên gia thì việc nhận dạng và đánh giá Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ có độ tin cậy cao và mang tính đại diện hơn. Do vậy, nhằm nhận dạng và đánh giá các RR một cách tin cậy hơn, luận án sẽ tiến hành nghiên cứu một trường hợp dự án điển hình, đó chính là Tuyến số 1 TP.HCM - Tuyến Bến Thành – Suối. 4.2. Tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT Tuyến số 1 Thành phố Hồ Chí Minh – Tuyến Bến Thành – Suối Tiên 4.2.1. Tên dự án Theo quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 06/4/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc Phê duyệt Báo cáo dự án đầu tư, tên chính thức của dự án là Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối Tiên. 4.2.2. Chủ đầu tư: Ban quản lý đường sắt đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh 4.2.3. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 4.2.4. Cơ quan lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán Đơn vị thiết kế kỹ thuật (TKKT) và dự toán: Liên danh Tư vấn NJPT (gồm các công ty: Công ty TNHH Nippon Koei, Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản – JARTS, Công ty TNHH Parsons Brinckerhoff Japan (PBJ), Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JA – East), Công ty Tư vấn giao thông vận tải (GTVT) Nhật Bản (JTC), Công ty Tư vấn xây dựng Tonochi, Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (TEDI – South), Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT (TRICC). Đơn vị thẩm tra TKKT, dự toán: Công ty Singapore Mass Rapid Transit. Cơ quan thẩm định: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh 80 Cơ quan phê duyệt: Ban quản lý Đường sắt đô thị (các gói thầu 1b, 2 và 3), Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (gói thầu 1a). 4.2.5. Mục đích đầu tư Bổ sung phương thức vận chuyển khối lượng lớn để giải quyết nhu cầu đi lại của người dân từ trung tâm Thành phố đến của ngõ Đông – Bắc Thành phố, làm cơ sở phát triển các tuyến ĐSĐT khác sau này. Sự hình thành của tuyến sẽ góp phần quan trọng giảm tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và cải thiện môi trường đô thị dọc tuyến. 4.2.6. Quy mô đầu tư Theo báo cáo của JICA [7], ĐSĐT tuyến số 1 Tp. HCM có chiều dài đoạn tuyến 19.7 km giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và Suối Tiên (2.6 km đi ngầm và 17.1 km trên cao). Có tổng cộng 14 ga, trong đó là 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Tuyến Bến Thành – Suối Tiên đi qua các quận: quận 1, quận Bình Thạnh, quận 2, Thủ Đức, Quận 9 – Tp.HCM và huyện Dĩ An – Bình Dương. Hình 4.1. Sơ đồ tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên JICA [7] 4.2.7. Tổng mức đầu tư Theo quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 06/4/2007 của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 4480/QĐ-UBND ngày 21/9/2011, tổng mức đầu tư phê duyệt và điều chỉnh được tổng hợp thể hiện trong bảng 4.3. 81 Bảng 4.3. Tổng mức đầu tư phê duyệt và điều chỉnh (ĐVT: Tỷ đồng) STT Hạng Mục Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 6/4/2007 Quyết định số 4480/QĐ- UBND ngày 21/9/2011 Tăng (+); giảm (-) (1) (2) (3) (4) (5) 1 Chi phí xây lắp và mua sắm 10.756,183 26.330,4 15.574,22 2 Chi phí GPMB 1.404,059 1.404,0 -0,06 3 Chi phí QLDA và chi phí khác 1.051,620 1.330,4 278,78 4 Chi phí tư vấn 1.173,855 1.876,0 702,15 5 VAT 934,670 2.757,2 1.822,53 6 Chi phí dự phòng 2.067,265 12.305,4 10.238,14 7 Lãi vay 1.321,8 1.321,80 Tổng cộng 17.387,654 47.325,2 29.937,55 4.2.8. Nguồn vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư Theo quyết định 4480/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 của UBND TP.HCM: vốn vay ODA từ JICA: 41.833,6 tỷ đồng; vốn đối ứng từ ngân sách Thành Phố: 5.491,6 tỷ đồng. Thực tế nguồn vốn bố trí cho dự án đến 30/9/2018 theo báo cáo đơn vị là 16.180.657 triệu đồng (vốn đối ứng trong nước (NSTP): 2.360.782 triệu đồng; vốn vay ODA: 11.932.330 triệu đồng; Vốn tạm ứng của Tp.HCM: 1.887.544 triệu đồng). 4.2.9. Tình hình thực hiện Tuyến ĐSĐT số 1 thuộc hệ thống tuyến ĐSĐT TP.HCM có Chủ đầu tư là Ban 82 quản lý dự án đường sắt đô thị (BQL ĐSĐT) Thành phố Hồ Chí Minh, là cơ quan được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. Úy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) là Cơ quan chủ quản. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản - JICA (Japanese International Cooperation Agency) là Nhà tài trợ nước ngoài cho Tuyến số 1. Dự án này sử dụng vốn vay theo điều kiện đặc biệt (STEP) cụ thể: (i) Tư vấn quản lý dự án của Nhật Bản, có thể liên danh với Tư vấn Việt Nam, (ii) Nhà thầu chính Nhật Bản, có thể có Nhà thầu Việt Nam đứng chung liên danh, (iii) Một số hàng hoá chính phải có xuất xứ từ Nhật Bản. Năm 2006 - 2007, dự án metro Bến Thành - Suối Tiên được lên kế hoạch với tổng mức đầu tư dự toán khoảng 17.000 tỉ đồng. Đến năm 2011, tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỉ đồng. Tuyến số 1 dự kiến khởi công xây dựng giữa tháng 02/2010 và hoàn thành đưa vào vận hành khai thác tháng 02/2014. Thực tế, tuyến số 1 được khởi công cuối tháng 07/2012, sau hơn 02 năm chậm trễ. Theo kế hoạch ban đầu, công tác thi công sẽ hoành thành vào năm 2017 và đi vào hoạt động vào năm 2018, tuy nhiên đã hoãn tới năm 2019 và 2020 do các thủ tục hành chính và giải tỏa mặt bằng. Ngày hoàn thành vận hành thương mại dự kiến dời đến cuối năm 2020, chậm 06 năm so với dự kiến ban đầu. Tính đến cuối năm 2020, tổng khối lượng của toàn dự án đạt 83,6% khối lượng công việc với mục tiêu năm 2021 dự án cơ bản hoàn thành công tác thi công, lắp đặt thiết bị và chuẩn bị vận hành khai thác. Dự án đã triển khai thực hiện 3 hợp đồng xây lắp và 1 hợp đồng mua sắm thiết bị theo hình thức hợp đồng tổng thầu EPC; gói thầu hệ thống công nghệ thông tin được triển khai thiết kế kỹ thuật trong năm 2018. Trong đó, gói thầu số 1a (xây dựng đoạn ngầm từ nhà ga Bến Thành đến nhà ga Nhà hát Thành phố) gồm nhà ga trung tâm Bến Thành và đoạn ngầm đến ga Nhà hát thành phố (dài 515m) được khởi công vào 2016. Với giá trúng thầu 4.850 tỷ đồng (tương đương 26,5 tỷ Yên Nhật), gói thầu bao gồm: kết cấu chịu lực chính của nhà ga tuyến metro số 1, phần kiến trúc nội thất và các trang thiết bị cơ - điện phục vụ khai thác; đường hầm chạy tàu từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát bên dưới đường Lê Lợi. Ngoài ra, gói thầu còn có kết cấu chịu lực của nhà ga tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) và một phần nhà ga tuyến metro số 4 (Thạnh Xuân - Nguyễn Văn Linh). Nhà thầu (Liên danh Sumitomo Mitsui – Cienco4) đang thi công khu vực nhà ga Bến 83 Thành và hầm đào hở trên đường Lê Lợi. Gói thầu đã hoàn thành phần tường dẫn và tường vây cho cả hai khu vực thi công. Đến tháng 10/2018 tiến độ gói thầu 1a đạt 50,6% trong đó hạng mục thi công tường vây hoàn thành 100%, hạng mục đào đất tại nhà ga Bến Thành chậm 2 tháng, hầm đào hở đang chậm 3 tháng so với kế hoạch thi công được duyệt. Theo công văn số 913/BQLĐSĐT-KHHĐ của Ban quản lý ĐSĐT tính đến đầu 2021, gói thầu 1a đã đạt 75,6% khối lượng. Gói thầu 1b xây dựng đoạn ngầm từ ga Nhà hát Thành phố đến ga Ba Son. Nhà thầu (Liên danh Shimizu – Meada) đang triển khai thi công tại ga Nhà hát Thành phố, ga Ba Son, hầm đào bằng khoan TBM và hầm đào hở sau ga. Gói thầu đã hoàn thành thi công kết cấu chính của ga Nhà hát Thành phố. Hầm khoan đào TBM đã hoàn thành khoan và lắp vòng hầm cho ống hầm phía Đông (khoảng 781m). Gói thầu này được khởi công từ năm 2014 và dự định hoàn thành vào tháng 2 năm 2019 tuy nhiên tính đến cuối 9/2018 khối lượng luỹ kế thực hiện là 67% và nhà thầu đã không đạt được tiến độ thi công đề ra trước đó. Theo báo cáo hiện tại của Ban quản lý dự án, gói thầu này đã đạt 87,3% vào đầu 2021. Gói thầu số 2 xây dựng đoạn trên cao và depot chiều dài 17,1 km từ ga Ba Son đến địa bàn Bình Dương. Nhà thầu Liên danh Sumitomo – Cienco6 (Nhà thầu SCC) thi công xong cầu cạn phần dầm U lắp ghép (còn lại dầm nhịp dẫn và dầm 3 nhịp liên tục); đã hợp long 3/5 cầu đặc biệt và xong kết cấu bê tông cốt thép 11/11 nhà ga, đang sản xuất kết cấu mái thép và đang lắp đặt hoàn thành kết cấu mái thép 2 nhà ga (Bình Thái và Khu Công nghệ cao). Thực tế công trình được khởi công năm 2012, theo hợp đồng gốc thời gian thực hiện gói thầu là 47 tháng. Tính đến tháng 9/2018 tổng thời gian thực hiện đã là 79 tháng, tuy nhiên khối lượng thực hiện luỹ kế đạt 78,03% như vậy nhà thầu đã chậm 32 tháng. Dự kiến gói thầu hoàn thành vào năm 2020, chậm 53 tháng so với hợp đồng gốc. Tuy nhiên, theo báo cáo đầu năm 2021 của Ban quản lý dự án theo công văn số 913/BQLĐSĐT-KHHĐ thì hiện tại gói thầu này đạt 86,4%. Gói thầu số 3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) quy định thời gian thực hiện dự án là 244 tuần kể từ ngày khởi công 05/8/2013 và dự kiến hoàn thành vào năm 2018, tuy nhiên theo báo cáo của Ban quan quản lý dự án ĐSĐT đến 30/9/2018 gói thầu mới thực hiện được khoảng 35% khối lượng công 84 việc. Đã phê duyệt 11/11 hồ sơ thiết kế kỹ thuật hệ thống phụ. Nhà thầu đang sản xuất chế tạo một số hạng mục (cột/dầm OCS, bộ phận của đầu máy toa xe, tà vẹt). Dự kiến tháng 12/2018 vận chuyển đoàn tàu đầu tiên về Việt Nam. Sản xuất tà vẹt (đoạn trên cao) đạt 41.200/45.000 (92%); lắp đặt ray (đoạn trên cao) đạt 2.000/34.200m (6%), đổ bê tông nền ray (đoạn trên cao) đạt 1.600/34.200m. Toàn bộ công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào thử nghiệm năm 2019, vận hành chính thức vào năm 2020. Tuy nhiên, theo báo cáo đầu năm 2021 của Ban quản lý dự án theo công văn số 913/BQLĐSĐT-KHHĐ thì hiện tại gói thầu này mới đạt 60,4%. Gói thầu số 4: Cung cấp, lắp đặt hệ thống thông tin cho việc vận hành và quản lý tại văn phòng điều hành. Gói thầu này dự kiến triển khai công tác lựa chọn nhà thầu trong năm 2020. Gói thầu tư vấn chung, theo hợp đồng gốc tổng thời gian thực hiện của gói thầu là 132 tháng (trong đó 9 tháng thực hiện thiết kế sơ bộ, làm rõ; 13 tháng thực hiện giai đoạn đấu thầu; 50 tháng thực hiện giai đoạn sau hợp đồng và 60 tháng thực hiện giai đoạn đào tạo, vận hành, bảo dưỡng), tính đến tháng 9/2018 là 127 tháng (chưa thực hiện giai đoạn vận hành, bảo dưỡng) như vậy gói thầu đang chậm 55 tháng so với hợp đồng gốc. Đối với công tác khảo sát, lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư và phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư, nhìn chung dự án đã tuân thủ các quy định của pháp luật tại thời điểm dự án lập. Dự án này đã được lập và phê duyệt phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Công tác khảo sát, thiết kế cơ sở của dự án cơ bản được lập phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn dự án đã được duyệt. Tuy nhiên, có một số hạn chế trong quá trình thực hiện các công tác này. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) phê duyệt điều chỉnh dự án theo Quyết định số 4480/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 là chưa đúng giá trị, chưa tuân thủ trình tự thủ tục và chưa đúng thẩm quyền, cụ thể như việc điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư (TMĐT) hơn 47.000 tỷ đồng (lớn hơn 35.000 tỷ) phải trình Quốc hội xem xét, quyết định; quyết định phê duyệt TMĐT không đúng giá trị lập; UBND TP.HCM phê duyệt dự án hoàn thành năm 2017 sang hoàn thành năm 2019 theo quyết định số 299/QĐ- 85 UBND ngày 27/1/2015 là không tuân thủ trình tự thẩm định bởi vì đối với dự án quan trọng quốc gia khi kéo dài thời gian thực hiện 1 năm trở lên, Chính phủ phải báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Về thiết kế cơ sở (TKCS), hồ sơ TKCS không thể hiện đầy đủ nội dung, nhiều hạng mục công trình còn thiêú, không đủ cơ sở cho việc lập TMĐT, chưa thể hiện kết nối với các tuyến ĐSĐT khác; sự dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa phù hợp. Đối với công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng cơ bản được chủ đầu tư và các đơn vị liên quan thực hiện theo các quy định của pháp luật, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, đối với gói thầu số 1a đã không sơ tuyển nhà thầu theo quy định, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu quá thời gian quy định, phải thay đổi tăng khối lượng công việc trong quá trình thương thảo hợp đồngĐối với gói thầu số 3, thời gian sơ tuyển các nhà thầu kéo dài hơn nhiều so với quy định, cụ thể thay vì 45 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật đấu thầu số 61 thì đã kéo dài đến 115 ngày. Quá trình đấu thầu kéo dài 03 năm từ khi bán hồ sơ mới thầu vào tháng 01/2010 đến khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu tháng 01/2013 đã ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Về mặt quản lý chi phí đầu tư, việc áp dụng các định mức, đơn giá và các chế độ chính sách liên quan cơ bản phù hợp với quy định nhà nước tại từng thời điêm thực hiện; các giá trị thanh quyết toán A-B giữa Ban quản lý dự án và các nhà thầu về cơ bản phù hợp với các quy định về đơn giá đã kỹ giữa các bên. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều hạn chế, quá trình nghiệm thu thanh toán còn nhiều sai sót như tính toán sai khối lượng, áp dụng sai đơn giá hoặc áp dụng sai chế độ chính sách tại thời điểm thực hiện dẫn tới phải điều chỉnh chi phí đầu tư, xác định sai tỷ trọng, chỉ số giá, hồ sơ thanh toán các khoản chi phí chưa phù hợp, những điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định chi phí của dự án. Riêng đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, nhìn chung chủ đầu tư và các bên liên quan đã chấp hành các quy định của Nhà nước trong công tác kiểm kê diện tích và tài sản, trình tự lập thẩm định, phê duyệt dự ánTuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như tính sai khối lượng, áp sai đơn giá đất, hỗ trợ sai đối tượng. Đối với nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn dự án xảy ra nhiều vấn đề cần được 86 xem xét. Cụ thể, giải ngân vốn thuộc kế hoạch vốn được giao năm 2018 đến nay đạt tỷ lệ thấp. Việc bố trí vốn đối ứng NSNN cho dự án hết năm 2018 đạt tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn trong TMĐT dự án quy định nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn còn nợ thuế GTGT đối với các nhà thầu khoảng 127,42 tỷ đồng. Nhìn chung, tại thời điểm lập dự án năm 2006, ĐSĐT là loại hình công trình giao thông mới, lần đầu tiên triển khai xây dựng tại Việt Nam. Do vậy, chủ đầu tư và các bên liên quan đã gặp không ít khó khăn và RR trong quá trình thực hiện dự án, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, thời gian và chất lượng của dự án. 4.3. Nhận dạng một số rủi ro trong dự án ĐSĐT Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên 4.3.1. Kết quả nhận dạng các nhân tố rủi ro trong dự án ĐSĐT Dựa trên các nghiên cứu về RR đã được tiến hành trước đó từ các chuyên gia trong nước và nước ngoài đã được tìm hiểu trong Chương 1 cũng như tình hình thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM, cụ thể trình bày phần trên. Nhóm RR và các biến RR được thể hiện rõ trong Bảng 4.4 với 35 biến RR được chia thành 5 nhóm RRXH, RRK, RRKT, RRMT và RRCT. Bảng 4.4. Bảng tóm tắt các RR của dự án ĐSĐT Nhóm RR Mã hóa Biến RR RR xã hội (RRXH) XH1 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm, không đồng bộ XH2 Rào cản pháp lý XH3 Đe dọa đến sự an toàn con người và tài sản XH4 Các bên tham gia dự án bất đồng quan điểm, thiếu sự hợp tác XH5 Các tác động xã hội tiêu cực (giao thông, tái định cư, lối sống) XH6 Áp lực điều chỉnh phạm vi dự án từ các bên liên quan XH7 Xảy ra khiếu kiện, tranh chấp trong quá trình thực 87 Nhóm RR Mã hóa Biến RR hiện dự án giữa các bên liên quan XH8 Sự mâu thuẫn, xung đột do sự phối hợp giữa các bên tại nơi làm việc gây ra XH9 Sự phản đối của dư luận xã hội, cộng đồng RR kỹ thuật (RRK) K1 Các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp, không lường trước được K2 Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn có nhiều thiếu sót, không thực hiện đầy đủ K3 Hồ sơ thiết kế có nhiều thiếu sót K4 Xác định phạm vi dự án không rõ ràng hoặc quy mô đầu tư dự án thay đổi K5 Sai sót trong công tác giám sát chất lượng K6 Dự báo chi phí dự án không chính xác K7 Dự báo thời gian thực hiện dự án không chính xác K8 Áp dụng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong khảo sát, thiết kế và thi công không phù hợp K9 Sai sót trong quá trình thi công (khó khăn trong quá trình thi công) (công nghệ thi công đặc biệt) K10 Thay đổi thiết kế, thay đổi biện pháp kỹ thuật thi công từ chủ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước K11 Quá trình cung ứng bị gián đoạn RR kinh tế (RRKT) KT1 Sự thay đổi trong chính sách tài trợ của chính phủ, nhà tài trợ KT2 Sự thay đổi trong chính sách thuế KT3 Tiền lương thay đổi KT4 Thay đổi điều kiện tính toán tổng mức đầu tư 88 Nhóm RR Mã hóa Biến RR KT5 Chi phí nhiên liệu, nguyên liệu thay đổi KT6 Suy thoái kinh tế KT7 Sai sót trong xác định giá dự toán gói thầu KT8 Kế hoạch vốn, giải ngân, quyết toán vốn hàng năm chưa phù hợp RR môi trường(RRMT) MT1 Điều kiện thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, mưa) MT2 Ô nhiễm môi trường (không khí, nước, tiếng ồn, rác thải) RR chính trị (RRCT) CT1 Thiếu sự hỗ trợ của chính phủ CT2 Sai sót trong công tác thẩm định, phê duyệt các hồ sơ liên quan CT3 Sự thay đổi trong các chính sách và các quy định pháp luật CT4 Dự án bị trì hoãn CT5 Sự chậm trễ trong công tác thẩm định, phê duyệt (các thủ tục pháp lý) 4.3.2. Kết quả nhận dạng các nhân tố rủi ro trong dự án ĐSĐT tại TP.HCM Mặc dù các biến RR được thu thập từ những nghiên cứu trước đều có ý nghĩa về mặc khoa học, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện trong
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_rui_ro_du_an_dau_tu_xay_dung_duong_sat_do.pdf
- 2. Tóm tắt luận án tiếng Việt.pdf
- 3. Tóm tắt luận án tiếng Anh.pdf
- 4. Thông tin luận án tiếng Việt.docx
- 5. Thông tin luận án tiếng Anh.docx