Luận án Nghiên cứu tác dụng điều trị tại chỗ của gel ceri nitrat 2,2% trên vết thương bỏng do nhiệt
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tác dụng điều trị tại chỗ của gel ceri nitrat 2,2% trên vết thương bỏng do nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tác dụng điều trị tại chỗ của gel ceri nitrat 2,2% trên vết thương bỏng do nhiệt
iện với một khối lượng công việc rất lớn, bào gồm hai giai đoạn tiền lâm và lâm sàng, thời gian nghiên cứu dài, nhiều nội dung nghiên cứu phải thực hiện ở nhiều cơ sở khác nhau do vậy việc thu thập số liệu gặp rất nhiều khó khăn. - Giai đoạn lâm sàng: tổn thương bỏng ở bệnh nhân bỏng thường ít đồng nhất về độ sâu, thường xen kẽ các độ, do vậy việc tuyển chọn đối tượng nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ nghiên cứu. 59 Hình 2.7. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu Vết bỏng thực nghiệm Vết bỏng lâm sàng Kết luận về độc tính, tính kháng khuẩn Độc tính, tính kháng khuẩn Độc tính cấp Đánh giá tác dụng điều trị tại chỗ vết bỏng Độc tính bán trường diễn GEL CERI NITRAT 2,2% Kết luận về tác dụng điều trị tại chỗ Độc tính Tính kháng khuẩn In vitro Thực nghiệm Lâm sàng KẾT LUẬN 60 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỘC TÍNH VÀ HIỆU QUẢ KHÁNG KHUẨN CỦA CERI NITRAT 3.1.1. Độc tính cấp của gel ceri nitrat trên động vật thực nghiệm 3.1.1.1. Kết quả nghiên cứu xác định LD50 theo đường uống Chuột nhắt trắng được chia thành các lô. Từng lô chuột được cho uống gel ceri nitrat với mức liều tăng dần. Theo dõi tình trạng chuột, tỷ lệ sống chết ở mỗi lô trong thời gian 24 giờ sau khi uống thuốc và kéo dài cho đến ngày thứ 14. Bảng 3.1. Tỷ lệ chuột chết sau 14 ngày uống gel ceri nitrat STT Liều sử dụng (g/kg TLCT/24h) n Số lượng động vật chết Số lượng động vật sống 1 2 12 0 12 2 8 12 0 12 3 12 12 0 12 4 16 12 0 12 5 20 12 0 12 6 24 12 0 12 7 28 12 0 12 8 32 12 0 12 9 36 12 0 12 10 40 12 0 12 Liều tối đa chuột có thể uống là 40 g/kg/24h (tương đương với 880 mg ceri nitrat tinh khiết). Theo dõi 24 giờ và đến 14 ngày sau uống gel ceri nitrat không thấy chuột thí nghiệm nào chết ở tất cả các lô nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi kết luận gel ceri nitrat an toàn trên chuột nhắt trắng dù dùng với liều tối đa có thể. 61 3.1.1.2. Kết quả nghiên cứu xác định một số biểu hiện ngộ độc thuốc Bảng 3.2. Một số biểu hiện của chuột sau uống gel ceri nitrat Chỉ số Thời điểm theo dõi sau khi uống gel ceri nitrat 30 phút 1 giờ 4 giờ 24 giờ 14 ngày Vận động B. thường B. thường B. thường B. thường B. thường Da (tăng tiết mồ hôi, tím tái) Không Không Không Không Không Mắt B. thường B. thường B. thường B. thường B. thường Chảy nước dãi Không Không Không Không Không Co giật, run Không Không Không Không Không Hôn mê Không Không Không Không Không Tiêu chảy Không Không Không Không Không Hành vi bất thường Không Không Không Không Không Theo dõi các biểu hiện tác dụng phụ cấp diễn trong 24 giờ đầu và 14 ngày sau đó, tất cả các nhóm chuột sau uống gel ceri nitrat 2,2% với liều tối đa 40 g/kg/24h không thấy các biểu hiện nhiễm độc như co giật, run, tăng tiết mồ hôi, chảy nước dãi, tiêu chảy, hôn mê . * Kết quả xét nghiệm mô bệnh học: - Hình ảnh đại thể: Gan có màu hồng, thận có màu nâu nhạt, lách có màu nâu đậm. Các cơ quan nguyên vẹn, mịn, không bị bầm tím. - Hình ảnh vi thể: + Các bè gan và tiểu thùy gan không thay đổi về cấu trúc. Tiểu thùy gan rõ. Tế bào gan bình thường, bào tương thuần nhất, không có tổn thương thoái hóa. Tĩnh mạch trung tâm không giãn, không xung huyết. Khoảng cửa không có xâm nhập viêm. + Thận chuột cả lô chứng và lô uống ceri nitrat đều có cấu trúc vùng vỏ và vùng tủy rõ ràng, cầu thận bình thường, các ống thận đều, khoang Bowmann rõ, không thấy các hình ảnh tổn thương trên thận. + Không quan sát thấy tổn thương trên lách chuột trong lô chứng và lô uống Ceri nitrat. Cấu trúc mạch máu, cấu trúc xoang đều bình thường, cấu trúc vùng tủy trắng và các nang lympho đều rõ ràng. 62 Hình 3.1. Hình thái cấu trúc gan, thận và lách chuột sau 14 ngày uống gel ceri nitrat. HE; 100X; Gan không thay đổi về cấu trúc, tiểu thùy gan rõ, tế bào gan có bào tương thuần nhất và không có tổn thương thoái hóa, tĩnh mạch trung tâm không xung huyết, khoảng cửa không có tế bào viêm (A1). Thận có cấu trúc vùng vỏ và vùng tủy rõ ràng, cầu thận bình thường, các ống thận đều, khoang Bowmann rõ (A2). Lách có mạch máu, cấu trúc xoang bình thường, vùng tủy trắng và các nang lympho đều rõ ràng (A3). Hình thái cấu trúc cả 3 cơ quan không khác biệt với lô chứng (B1,2,3). * Nguồn: Tiêu bản số L10-G01-D14; L10-T01-D14; L10-L01-D14 B 1 A 1 B 2 A 2 B 3 A 3 63 3.1.2. Độc tính bán trường diễn của gel ceri nitrat trên chuột cống trắng Trong thời gian thí nghiệm, chuột cống ở cả 2 lô hoạt động bình thường, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, ăn uống tốt, phân khô. Không thấy biểu hiện gì đặc biệt ở cả 2 lô chuột trong suốt thời gian nghiên cứu. Bảng 3.3. Biến đổi trọng lượng chuột khi uống gel ceri nitrat Thời điểm nghiên cứu Lô chứng (n=10) Lô uống gel Ceri nitrat (n=10) p-values Trước nghiên cứu 109,1± 5,5 112,0± 5,1 >0,05; Sau 1 tuần 130,8± 5,1 125,9± 5,5 >0,05; Sau 2 tuần 136,3± 6,7 134,6± 7,5 >0,05; Sau 3 tuần 142,5± 9,1 138,5± 8,4 >0,05; Sau 4 tuần 145,9± 11,8 147,4± 8,9 >0,05; Trong lượng chuột nghiên cứu và lô chứng đều tăng trong 4 tuần theo dõi. Tại các thời điểm nghiên cứu, trọng lượng chuột ở lô chứng lô nghiên cứu đều không có sự khác biệt. Bảng 3.4. Biến đổi các chỉ số huyết học và hóa sinh máu của chuột Chỉ số Lô chứng (n=10) Lô nghiên cứu (n=10) p-values HC (T/l) 8,08 ± 1,02 7,63 ± 1,04 >0,05 BC (G/l) 8,61 ± 2,06 9,66 ± 2,78 >0,05 TC (G/l) 287,6 ± 173,3 257,1±111,2 >0,05 Hematocrit (%) 42,7 ± 4,1 40,6 ± 2,5 >0,05 Hb (g/L) 148,1 ± 22,6 143,0 ± 20,5 >0,05 Creatinin (µmol/l) 56,4 ± 7,1 54,3 ± 7,4 >0,05 Protein (g/l) 63,7 ± 6,1 61,4 ± 8,3 >0,05 SGOT (U/L) 68,7 ± 19,7 75,4 ± 16,2 >0,05 SGPT (U/L) 35,6 ± 12,2 41,1 ± 10,8 >0,05 Sau 28 ngày uống gel ceri nitrat, các chỉ số huyết học và hóa sinh máu không khác biệt so với lô chứng. 64 Quan sát và so sánh đại thể bằng mắt thường và dưới kính lúp có độ phóng đại 25 lần thấy màu sắc, hình thái của gan, lách và thận ở lô uống gel ceri nitrat không khác so với lô chứng uống nước muối sinh lý. Hình 3.2. Hình thái cấu trúc gan, thận và lách chuột sau 4 tuần uống gel ceri nitrat. HE, (400X); Không thấy có thay đổi về cấu trúc và tế bào của mô gan, thận và lách (A1, 2, 3), Hình thái cấu trúc cũng không khác với mô gan, thận và lách của chuột lô đối chứng B1, 2, 3) * Nguồn: Tiêu bản số CN-G09-D28; CN-T09-D28; CN-L09-D28 B 1 A 1 B 2 A 2 B 3 A 3 65 3.1.3. Kết quả nghiên cứu tính kích ứng da của gel ceri nitrat * Kết quả test thăm dò: Thỏ thử nghiệm đầu tiên, không thấy xuất hiện các vết phù nề và ban đỏ ở vùng da tiếp xúc với gel ceri nitrat 2,2% tại các thời điểm sau khi gỡ tấm gạc 3 phút, 1 giờ, 4 giờ và 14 ngày. Toàn trạng của thỏ không có biểu hiện bất thường: ăn, uống, ngủ và vệ sinh bình thường. * Kết quả test xác nhận: Bảng 3.5. Tính kích ứng của dung dịch và gel ceri nitrat trên da lành thỏ Thời điểm Điểm số kích ứng Thỏ 1 Thỏ 2 Thỏ 3 T. bình 1 giờ 0 0 0 0 24 giờ 0 0 0 0 48 giờ 0 0 0 0 72 giờ 0 0 0 0 Chỉ số kích ứng= 0 - Nghiên cứu tính kích ứng da lành trên 3 thỏ tiếp theo cho thấy: không có biểu hiện phù nề và ban đỏ trên tất cả các thỏ được thử nghiệm. - Sau khi gỡ tấm gạc gel ceri nitra tại các thời điểm sau 1 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ, thỏ khỏe mạnh, hoạt động bình thường (ăn, uống, ngủ, vệ sinh bình thường). Tại chỗ da thỏ nghiên cứu không có biểu hiện mẩn ngứa, gãi vào vị trí đặt tấm gạc gel ceri nitrat. Chỉ số kích ứng của gel ceri nitrat bằng 0. Như vậy, gel ceri nitrat 2,2% không gây kích ứng trên da lành thỏ (Hình 3.3). 66 Da thỏ trước khi đắp gel ceri nitrat Da thỏ vị trí tiếp xúc với gạc gel ceri nitrat sau 1 giờ Da thỏ vị trí tiếp xúc với gạc gel ceri nitrat sau 24 giờ Da thỏ vị trí tiếp xúc với gạc gel ceri nitrat sau 48 giờ Da thỏ vị trí tiếp xúc với gạc gel ceri nitrat sau 72 giờ Hình 3.3. Da thỏ ở các thời điểm tiếp xúc với gạc gel ceri nitrat * Nguồn: Thỏ số 03-Test xác nhận 67 3.1.4. Khả năng kháng khuẩn một số chủng vi khuẩn kiểm định in vitro 3.1.4.1. Phương pháp khuếch tán trên thạch Bảng 3.6. Kết quả kháng khuẩn gram âm của gel ceri nitrat Vi sinh vật kiểm định Mẫu nghiên cứu Mẫu chuẩn Đường kính vòng VK SD Đường kính vòng VK SD E.coli 17,28 0,53 24,27 0,90 Salmonella typhi 17,34 0,53 9,21 0,21 P. aeruginosa 12,47 1,05 14,52 0,41 Proteus mirabilis 18,33 0,47 10,73 0,66 Shigella flexneri 14,34 0,70 24,24 0,26 Các loài VK mà gel ceri nitrat tác dụng mạnh hơn dung dịch kháng sinh streptomycin sulfat: Sal. typhi (gần gấp hai lần, p<0,01), Proteus mirabilis (gần gấp 2 lần, p<0,01 cũng là loài VK hay gặp ở vết thương bỏng). Loài VK mà gel ceri nitrat tác dụng yếu hơn dung dịch kháng sinh: E.coli (p<0,05) và Shigella flexneri (p<0,01). Với P.aeruginosa, gel ceri nitrat có tác dụng tương đương, p>0,05. Thuốc có tác dụng với 3 loài VK hay gặp ở vết bỏng là P.aeruginosa, E.coli và Proteus mirabilis. Hình 3.4. Biểu đồ đường kính vòng vô khuẩn của thuốc với VK gram âm 68 Bảng 3.7. Kết quả kháng khuẩn gram dương của gel ceri nitrat Vi sinh vật kiểm định Mẫu nghiên cứu Mẫu chuẩn Đường kính vòng VK SD Đường kính vòng VK SD S. aureus 15,57 0,42 11,20 0,22 Bacillus subtilis 15,94 2,33 22,93 0,09 Bacillus pumilus 20,89 0,58 21,53 0,41 Bacillus cereus 14,19 0,65 17,67 2,05 Đường kính vòng vô khuẩn của 3/4 mẫu nghiên cứu đều có sự khác biệt so với mẫu chứng (trừ mẫu với Bacillus pumilus là không khác biệt thống kê, p>0,05). Loài VK mà gel ceri nitrat tác dụng yếu hơn so với dung dịch kháng sinh: Bacillus subtilis (p<0,01) và Bacillus cereus (p<0,01). Loài VK mà gel ceri nitrat tác dụng mạnh hơn so với kháng sinh là S. aureus, p<0,05. Đây cũng là loài VK hay gặp ở vết thương bỏng, có sức đề kháng cao với ngoại cảnh và khả năng kháng thuốc mạnh. 0 5 10 15 20 25 S.aureus Bac. Sub 15,57 15,94 11,2 22,93 đường kính vòng vô khuẩn thuốc thử thuốc chứng Hình 3.5. Biểu đồ đường kính vòng vô khuẩn của gel ceri nitrat với vi khuẩn 69 3.1.4.2. Kết quả xác định nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn Bảng 3.8. Mối liên quan giữa số lượng vi khuẩn và nồng độ thuốc theo thời gian tiếp xúc Nồng độ Nồng độ VK/ml sau khi tiếp xúc ở các thời điểm khác nhau E. coli S. aureus P. aeruginosa Sau 2 giờ Sau 6 giờ Sau 24 giờ Sau 2 giờ Sau 6 giờ Sau 24 giờ Sau 2 giờ Sau 6 giờ Sau 24 giờ Gel Ceri nitrat 1/2 0 0 0 0 0 0 102 0 0 1/4 0 0 0 0 0 0 102 0 0 1/8 103 0 0 0 0 0 103 0 0 1/16 104 102 0 0 0 0 103 0 0 1/32 105 103 0 104 0 0 104 0 0 1/64 106 104 0 106 104 0 105 103 0 1/128 107 105 104 107 106 104 106 104 102 Gel ceri nitrat ở độ pha loãng tới 1/16 có tác dụng làm giảm số lượng VK sau 2 giờ tiếp xúc. Ở nồng độ pha loãng 1/64, thuốc sau 24 giờ mới có tác dụng diệt khuẩn hoàn toàn. Ở nồng độ pha loãng 1/128 đến 24 giờ chỉ có tác dụng làm giảm số lượng. Sau 2 giờ tiếp xúc, gel Ceri nitrat ở độ pha loãng 1/4 đã có hiệu lực diệt khuẩn hoàn toàn với E. coli và S. aureus. Với P. aeruginosa, hiệu lực diệt khuẩn hoàn toàn không xuất hiện ở sau 2 giờ tiếp xúc nhưng để tiếp xúc sau 6 giờ thì nồng độ 1/32 vẫn có tác dụng diệt khuẩn hoàn toàn. Hình ảnh minh họa tại Phụ lục 1 kèm theo 70 3.2. TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VẾT BỎNG CỦA GEL CERI NITRAT 3.2.1. Tác dụng điều trị vết thương bỏng trên chuột thực nghiệm 3.2.1.1. Diễn biến toàn thân Chuột không có biểu hiện mẩn ngứa, dị ứng. Sau gây bỏng 1 giờ, chuột tỉnh táo hoàn toàn. Trong ngày đầu gây bỏng: chuột mệt, ít đi lại, ăn uống hoạt động kém hơn nhiều. Tình trạng trên giảm dần đến ngày thứ 5, thứ 6 ăn uống đi lại hoạt động bình thường, lông mượt, hậu môn khô, phân thành khuôn, mắt trong. Không có biểu hiện hiện bất thường khác. Bảng 3.9. Thay đổi cân nặng (g) của chuột trong quá trình nghiên cứu Ngày Nhóm NaCl 0,9% (n= 10) Nhóm SSD (n= 10) Nhóm ceri nitrat (n= 15) D0 142,5 ± 6,82 160,1 ± 11,53 181,6 ± 18,97 D5 131,84 ± 6,51 151,51 ± 10,26 169,14 ± 18,38 D10 125,02 ± 6,71 134,53 ± 9,08 148,35 ± 17,01 D15 141,7 ± 6,82 159,36 ± 11,4 182,24 ± 18,86 D20 141,61 ± 7,08 159,74 ± 11,46 181,34 ± 18,92 Trọng lượng chuột giảm dần tới ngày thứ 10 (cũng là ngày thấp nhất), sau đó, trọng lượng chuột phục hồi dần, tới ngày 20 sau nghiên cứu gần như bình thường. Không có sự khác biệt giữa ba nhóm. 3.2.1.2. Diễn biến vết thương bỏng thực nghiệm Ngay sau khi gây bỏng (D0), vùng bỏng có màu trắng ngà, ranh giới rõ với da lành. Sau một ngày gây bỏng (D1): Vết bỏng chuyển màu trắng đục, hoại tử, phù nề, xuất tiết, viêm, ranh giới rõ. 71 Hình 3.6. Hình ảnh tổn thương sau gây bỏng * Nguồn: Chuột số 14 Bảng 3.10. Diễn biến tại chỗ vết thương bỏng thực nghiệm Thời gian Nhóm NaCl 0,9% (n= 20) Nhóm SSD (n= 20) Nhóm ceri nitrat (n= 30) D1 Tổn thương bỏng màu trắng đục, hoại tử, phù nề, xuất tiết, viêm, ranh giới rõ Tổn thương bỏng màu trắng đục, hoại tử, phù nề, xuất tiết, viêm, ranh giới rõ Tổn thương bỏng màu trắng đục, hoại tử, phù nề, xuất tiết, viêm, ranh giới rõ D7 Tổn thương bỏng viêm nề mạnh, tấy đỏ rõ rệt. Chỉ có 4/20 vết bỏng có hoại tử khô, còn lại là hoại tử ướt. Dịch mủ nhiều, bờ vết bỏng gồ ghề. Ranh giới giữa vết bỏng và mô lành rõ. Vết bỏng viêm nề, mủ và dịch xuất tiết nhiều. Ranh giới giữa vết bỏng và mô lành rõ. Hoại tử ướt rõ, gồ ghề, xen lẫn với vùng chuyển hoại tử khô, đang rụng từ bở mép. Biểu mô bờ mép vết thương có (khoảng 0,3- 0,5cm). Vết bỏng khô hơn, viêm nề giảm. Có 10/30 vết bỏng hoại tử ướt, viêm nề và dịch mủ vừa. Có 20/30 vết bỏng tiến triển tương tự như mới gây bỏng, viêm nề ít, dịch mủ ít, sạch. Đường ranh giới khá rõ giữa vết bỏng và mô lành, biểu mô bờ mép khoảng 0,3-0,5 cm. 72 Thời gian Nhóm NaCl 0,9% (n= 20) Nhóm SSD (n= 20) Nhóm ceri nitrat (n= 30) D14 Vết thương dịch mủ, xuất tiết còn. Hoại tử chuyển ướt và khô xen lẫn. Một số đã rụng hoại tử. Viêm nề, tấy đỏ nặng, hoại tử ướt là chủ yếu, tiết dịch, một số vết có loét, viêm mủ và xen kẽ vùng khô, tình trạng nhiễm khuẩn nhiều. Diện tích vết bỏng thu hẹp, biểu mô hóa bờ mép chưa đáng kể. Vết bỏng đang viêm mủ và rụng hoại tử. Viêm nề, tấy đỏ giảm nhiều so với nhóm ĐT bằng NaCl 0,9%. Còn dịch mủ, bề mặt vết bỏng khá phẳng, xen kẽ một số vùng khô sạch. Hoại tử xen lẫn khô và ướt, phần hoại tử rụng để lộ mô hạt. Ranh giới giữa vết bỏng và mô lành rõ. Diện tích vết bỏng thu hẹp. Tổn thương khô, viêm giảm nhiều. Vết bỏng còn dịch mủ, xuất tiết nhưng giảm rõ rệt so với nhóm ĐT bằng NaCl 0,9%. Hoại tử khô dần. Giữa vết bỏng và mô lành có đường ranh giới rõ. Diện tích bỏng thu hẹp đáng kể, biểu mô hóa xung quanh 0,5-1 cm. D21 Vết bỏng đỡ viêm nề, xen kẽ vùng khô. Một số còn hoại tử chảy mủ, dịch trên vết bỏng. Vết bỏng khô và khá sạch. Xung quanh đóng vảy bong từ rìa vào trung tâm, để lại nền phẳng màu hồng, mô hạt đẹp còn xen lẫn giả mạc. Vết bỏng sạch, giảm viêm nề rõ. Một số vết bỏng xung quanh vảy cong lên bong từ rìa vào, nền phía dưới vảy màu hồng. Mô hạt đẹp. D22- 32 Diện tích bỏng thu hẹp hơn, còn 9/20 vết bỏng còn mủ, chảy dịch viêm. Biểu mô hóa chậm. Tới ngày 32: khỏi tất cả vết thương Diện tích bỏng thu hẹp, 7/20 vết khỏi, 10/20 vết liền chưa hoàn toàn. Còn 3/20 vết còn ướt có dịch, diện bỏng thu hẹp rõ rệt. Tới ngày 30: khỏi tất cả vết thương Diện tích bỏng thu hẹp rõ, còn 2/30 vết bỏng còn viêm, có ít dịch. Tới ngày 29: khỏi tất cả vết thương 73 Hình 3.7. Hình ảnh tổn thương sau 7 ngày điều * Nguồn: Chuột số NaCl-6-D7; SSD-9-D7; CNG-13-D7 Hình 3.8. Hình ảnh tổn thương sau 14 ngày điều trị * Nguồn: Chuột số NaCl-6-D14; SSD-9-D14; CNG-14-D14 Tổn thương ngày 7, dịch mủ nhiều, hoại tử ướt (nhóm NaCl 0.9%) Tổn thương ngày thứ 7, hoại tử ướt, viêm mạnh, dịch mủ nhiều (nhóm SSD) Tổn thương ngày thứ 7. VT ít dịch mủ, viêm nhẹ (nhóm ceri nitrat) Tổn thương ngày 14, dịch mủ ít, hoại tử ướt khô xen kẽ (nhóm NaCl 0.9%) Tổn thương ngày thứ 14, hoại tử đang rụng, viêm nhẹ, dịch mủ ít (nhóm SSD) Tổn thương ngày thứ 14, hoại tử khô, viêm nhẹ, dịch mủ ít (nhóm ceri nitrat) 74 Hình 3.9. Hình ảnh tổn thương sau 21 ngày điều trị * Nguồn: Chuột số NaCl-6-D21; SSD-9-D21; CNG-14-D21 Hình 3.10. Hình ảnh tổn thương bỏng sau khi điều trị khỏi * Nguồn: Chuột số NaCl-6; SSD-9; CNG-14 Tổn thương ngày 21, viêm nhẹ, hoại tử ướt khô xen kẽ (nhóm NaCl 0.9%) Tổn thương ngày thứ 21, vết bỏng khô, sạch, biểu mô hóa bờ mép (nhóm SSD) Tổn thương ngày thứ 21, vết bỏng khô, sạch, biểu mô hóa bờ mép (nhóm ceri nitrat) Tổn thương sau khi điều trị khỏi (nhóm NaCl 0.9%) Tổn thương sau khi điều trị khỏi (nhóm SSD) Tổn thương sau khi điều trị khỏi (nhóm ceri nitrat) 75 Bảng 3.11. Biến đổi kích thước vết bỏng theo thời gian điều trị Thời gian (ngày) Diện tích vết bỏng (mm2) p-values Nhóm NaCl (n= 20)1 Nhóm SSD (n= 20)2 Nhóm ceri nitrat (n= 30)3 D 1 249,84 45,14 289,09 41,48 321,57 62,44 p1-2 < 0,05 p1-3<0,001 p2-3 < 0,05 D 7 212,1 ± 36,8 245,99 44,03 247,96 44,59 p1-2 > 0,05 p1-3 < 0,01 p2-3 > 0,05 D 14 168,41 37,51 152,55 33,01 176,40 38,99 p1-2 > 0,05 p1-3 > 0,05 p2-3 < 0,05 D 21 106,27 30,13 48,95 13,07 46,89 17,14 p1-2<0,001 p1-3<0,001 p2-3 > 0,05 Tốc độ liền vết thương (mm2/ngày) 6,83 1,56 11,43 1,84 13,07 3,12 p1-2<0,001 p1-3<0,001 p2-3 < 0,05 Theo thời gian, kích thước vết thương bỏng nhỏ dần (p<0,001). Ở ngày thứ 21, diện tích vết thương bỏng ở nhóm điều trị ceri nitrat và SSD đều nhỏ hơn nhóm điều trị NaCl 0,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tốc độ liền vết thương bỏng ở nhóm điều trị ceri nitrat là 13,07 3,12 mm2/ngày, nhanh hơn so với nhóm điều trị SSD (11,43 1,84 mm2/ngày) và nhóm điều trị NaCl 0,9% (6,83 1,56 mm2/ngày), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05- 0,001. 76 Bảng 3.12. Thời gian liền vết thương bỏng thực nghiệm Chỉ số nghiên cứu Nhóm NaCl (n= 20)1 Nhóm SSD (n= 20)2 Nhóm ceri nitrat (n= 30)3 p-values Thời gian biểu mô hóa 50% 19,10 0,85 15,35 2,25 15,53 1,65 p1-2<0,001 p1-3<0,001 p2-3>0,05 Thời gian khỏi hoàn toàn 29,26 ± 1,0 25,85 1,1 24,80 1,29 p1-2<0,001 p1-3<0,001 p2-3<0,01 Thời gian biểu mô hóa 50% ở nhóm điều trị ceri nitrat là 15,53 1,65 ngày, tương đương với nhóm SSD (15,35 2,25 ngày), và ngắn hơn so với nhóm điều trị NaCl 0,9% (19,10 0,85 ngày), sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,001. Thời gian khỏi hoàn toàn ở nhóm điều trị ceri nitrat (24,80 1,29 ngày) ít hơn so với nhóm SSD (25,85 1,1 ngày) và nhóm điều trị NaCl 0,9% (29,26 1,0 ngày), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01- 0,001. 3.2.1.3. Vi khuẩn tại vết thương bỏng thực nghiệm Bảng 3.13. Tỷ lệ % cấy khuẩn dương tính ở vết thương bỏng Thời gian Tỷ lệ % cấy khuẩn dương tính p Nhóm NaCl 0,9% (n= 20)1 Nhóm SSD (n= 20)2 Nhóm ceri nitrat (n= 30)3 D3 90 70 60 p1-2>0,05 p3-2<0,05 D7 95 80 50 p1-2>0,05 p3-2<0,05 D14 55 45 13,3 p1-2>0,05 p3-2<0,05 77 Ngày thứ 7 và 14, tỷ lệ vết thương bỏng mọc VK ở nhóm điều trị ceri nitrat là 50,0% và 13,3%, thấp hơn so với nhóm SSD (80,0% và 45%) và nhóm NaCl 0,9% (95,0% và 55,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.14. Tỷ lệ % chủng loại vi khuẩn vết thương bỏng Thời gian Vi khuẩn Tỷ lệ % Tổng Nhóm NaCl (n= 20)1 Nhóm SSD (n= 20)2
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_tac_dung_dieu_tri_tai_cho_cua_gel_ceri_ni.pdf
- Trang thong tin_TV.pdf
- Trang thong tin_TA.pdf
- Tom tat TV_25.5.2021.pdf
- Tom tat TA_25.5.2021.pdf
- 26.7.2021.LA.Nguyen Thanh Chung_Final E.pdf
- ._Trang thong tin_TV.pdf