Luận án Nghiên cứu tác dụng lên hành vi và chuyển hóa lipid máu của nano alginate/chitosan/lovastatin trên chuột cống gây mô hình béo phì
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tác dụng lên hành vi và chuyển hóa lipid máu của nano alginate/chitosan/lovastatin trên chuột cống gây mô hình béo phì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tác dụng lên hành vi và chuyển hóa lipid máu của nano alginate/chitosan/lovastatin trên chuột cống gây mô hình béo phì
Cuối tuần 7 4,58 ± 0,85 4,91 ± 0,82 0,087 F(1, 69), p 1,254, 0,227 Bảng 3.4. Nồng độ glucose máu (mmol/L) của hai nhóm chuột nghiên cứu qua 7 tuần nuôi. Kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ glucose máu của hai nhóm nghiên cứu qua 7 tuần nuôi (p > 0,05). 3.1.2.2. Nồng độ một số thành phần lipid máu Kết quả về nồng độ triglycerid, cholesterol máu của chuột ở hai nhóm chế độ ăn được trình bày trên các Bảng 3.5 và 3.6. Kết quả trên Bảng 3.5 cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ triglycerid máu ở chuột thuộc hai chế độ ăn khi bắt đầu nghiên cứu (p > 0,05). Chuột nuôi chế độ ăn thường có nồng độ triglycerid không khác biệt qua 7 tuần nuôi. Còn chuột nuôi theo chế độ ăn giàu chất béo nồng độ chất này tăng từ cuối tuần thứ hai so với ở thời điểm trước thực nghiệm của chính nhóm này, song chưa thấy có sự khác biệt so với ở nhóm chế độ ăn thường ở cùng thời điểm. Bảng 3.5. Nồng độ triglycerid máu (mmol/L) của hai nhóm chuột nghiên cứu qua 7 tuần nuôi. Nhóm Thời điểm Ăn thường (x̅ ± SD) Ăn giàu chất béo (x̅ ± SD) p Trước thực nghiệm 1,20 ± 1,08 1,17 ± 0,89 0,909 Cuối tuần 2 1,63 ± 1,06 1,97 ± 1,36 0,105 Cuối tuần 4 1,43 ± 0,65 2,77 ± 2,10 4,24 x 10-4 Cuối tuần 6 1,37 ± 1,00 3,29 ± 2,38 3,63 x 10-5 Cuối tuần 7 1,06 ± 0,64 4,23 ± 4,50 3,18 x 10-4 F(1, 69), p 42,730, 9,58 x 10-9 Nhưng ở các thời điểm từ cuối tuần nuôi 4 trở đi, nồng độ triglycerid máu của nhóm ăn giàu chất béo tăng rõ so với ở nhóm ăn chế độ thường và sự khác biệt này càng tăng ở cuối tuần nuôi 7 (nồng độ triglycerid máu gấp gần bốn lần so với ở chuột nhóm ăn thường và hơn gấp rưỡi so với ở chính nhóm ăn giàu chất béo ở cuối tuần nuôi 4) (p < 0,05). Bảng 3.6. Nồng độ cholesterol máu (mmol/L) của hai nhóm chuột nghiên cứu qua 7 tuần nuôi. Nhóm Thời điểm Ăn thường (x̅ ± SD) Ăn giàu chất béo (x̅ ± SD) p Trước thực nghiệm 1,49 ± 0,70 1,49 ± 0,56 0,580 Cuối tuần 2 1,51 ± 0,61 1,91 ± 0,74 0,003 Cuối tuần 4 1,43 ± 0,50 2,31 ± 0,68 4,27 x 10-8 Cuối tuần 6 1,34 ± 0,73 2,31 ± 1,81 0,006 Cuối tuần 7 1,11 ± 0,40 1,80 ± 0,83 2,34 x 10-6 F(1, 69), p 41,470, 1,43 x 10-8 Kết quả trên Bảng 3.6 cho thấy giữa hai nhóm cũng không có sự khác biệt về nồng độ cholesterol máu ở thời điểm trước khi tiến hành thực nghiệm (p > 0,05), song từ cuối tuần nuôi 2 đã có sự khác biệt (với nồng độ cholesterol máu tăng ở nhóm chế độ ăn giàu chất béo) và càng rõ hơn ở từ cuối tuần nuôi 4 (gần gấp đôi so với ở nhóm ăn chế độ thường) (p < 0,05). Kết quả về nồng độ HDL-cholesterol và LDL-cholesterol máu của chuột ở hai nhóm chế độ ăn được trình bày trên các Bảng 3.7 và 3.8. Bảng 3.7. Nồng độ HDL-cholesterol (mmol/L) của hai nhóm chuột nghiên cứu qua 7 tuần nuôi. Nhóm Thời điểm Ăn thường (x̅ ± SD) Ăn giàu chất béo (x̅ ± SD) p Trước thực nghiệm 0,79 ± 0,39 0,93 ± 0,36 0,106 Cuối tuần 7 0,94 ± 0,25 0,76 ± 0,39 0,022 F(1, 69), p 0,115, 0,736 Kết quả ở Bảng 3.7 cho thấy sự thay đổi về nồng độ HDL-cholesterol máu của hai nhóm nghiên cứu qua các thời điểm nghiên cứu trước và sau gây mô hình. Trước thực nghiệm cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm về HDL-cholesterol, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại thời điểm cuối tuần 7 (kết thúc giai đoạn gây mô hình) (p < 0,05). Bảng 3.8. Nồng độ LDL-cholesterol (mmol/L) của hai nhóm chuột nghiên cứu qua 7 tuần nuôi. Nhóm Thời điểm Ăn thường (x̅ ± SD) Ăn giàu chất béo (x̅ ± SD) p Trước thực nghiệm 0,46 ± 0,20 0,49 ± 0,19 0,418 Cuối tuần 7 0,58 ± 0,12 0,96 ± 0,46 2,33 x 10-5 F(1, 69), p 18,90, 4,72 x 10-5 Kết quả ở Bảng 3.8 cho thấy trước thực nghiệm không có sự khác biệt giữa hai nhóm, nhưng có sự khác biệt rõ tại thời điểm cuối tuần 7 (p < 0,001). 3.1.3. Kết quả về hành vi của động vật gây mô hình 3.1.3.1. Hoạt động vận động tự phát trong môi trường mở Trong môi trường mở, tổng quãng đường và tốc độ vận động trung bình của chuột thuộc hai chế độ ăn sau 7 tuần nuôi được trình bày trên Hình 3.3. Thời gian vận động và đứng im của chuột được trình bày trên Hình 3.4. *** *** A B Hình 3.3. Quãng đường vận động (A) và tốc độ vận động (B) trong môi trường mở của hai nhóm chuột. ***: p < 0,001 Kết quả trên Hình 3.3 cho thấy tổng quãng đường vận động trong môi trường mở ở nhóm gây béo phì (1317,29 ± 566,1 cm) thấp hơn so với ở nhóm ăn thường (1800,24 ± 438,92 cm) (kiểm định T, p < 0,001). Tốc độ vận động trung bình ở nhóm gây béo phì (4,39 ± 1,89 cm/giây) cũng thấp hơn so với ở nhóm ăn thường (6,01 ± 1,45 cm/giây) (kiểm định T, p < 0,001). ** ** B A Hình 3.4. Thời gian vận động (A) và thời gian đứng im (B) trong môi trường mở của hai nhóm chuột. **: p < 0,01 Thời gian vận động ở nhóm gây béo phì là 174,32 ± 67,34 giây, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với ở nhóm ăn thường (215,25 ± 32,38 giây) (kiểm định T, p = 0,004) (Hình 3.4A). Nhóm gây béo phì có thời gian đứng im trong môi trường mở lâu hơn (125,44 ± 67,36 giây) so với thời gian này ở nhóm ăn thường (83,58 ± 31,57 giây) (p = 0,003) (Hình 3.4B). Quãng đường, tốc độ vận động, số lần vào và thời gian vận động ở vùng trung tâm môi trường mở của chuột hai nhóm nghiên cứu được trình bày trên Hình 3.5. B ** A * ** * A ** B * C D * * Hình 3.5. Quãng đường vận động (A), tốc độ vận động (B), số lần vào (C) và thời gian vận động (D) trong vùng trung tâm của hai nhóm chuột. *: p < 0,05 Trên Hình 3.5 cho thấy quãng đường vận động ở vùng trung tâm (A) ở nhóm ăn giàu chất béo (64,51 ± 56,58 cm) ngắn hơn so với ở nhóm ăn thường (91,09 ± 47,76 cm) (p = 0,05). Tốc độ vận động ở vùng trung tâm (B) của nhóm ăn giàu chất béo (7,92 ± 5,91 cm/giây) và ở nhóm ăn thường (10,67 ± 5,93 cm/giây) không có sự khác biệt. Số lần chuột đi vào vùng trung tâm ở nhóm ăn giàu chất béo (3,81 ± 3,10 lần) ít hơn so với ở nhóm ăn thường (5,94 ± 3,32 lần) (kiểm định T, p < 0,05) (C). Thời gian chuột đi vào vùng trung tâm ở nhóm ăn giàu chất béo (7,03 ± 5,74 giây) ngắn hơn ở nhóm ăn thường (8,94 ± 6,67 giây) (kiểm định T, p < 0,05) (D). Các kết quả về quãng đường, tốc độ vận động và số lần, thời gian vận động ở vùng ngoại vi của hai nhóm chuột được trình bày trên Hình 3.6. ** * A B ** B ** * B *** * * * C * *** *** * *** D Hình 3.6. Quãng đường vận động (A), tốc độ vận động (B), số lần ra (C) và thời gian vận động (D) ở vùng ngoại vi của hai nhóm chuột. *: p < 0,05; ***: p < 0,001 Trên Hình 3.6 cho thấy quãng đường vận động ở vùng ngoại vi (A) của nhóm ăn giàu chất béo (1252,77 ± 533,06 cm) ngắn hơn rõ so với ở nhóm chế độ ăn thường (1709,14 ± 421,32 cm) (kiểm định T, p < 0,001). Tốc độ vận động ở vùng ngoại vi (B) của nhóm ăn giàu chất béo (4,32 ± 1,87 cm/giây) cũng thấp hơn so với ở nhóm chế độ ăn thường (5,95 ± 1,47 cm/giây) (kiểm định T, p < 0,001). Trên Hình 3.6 cũng cho thấy số lần chuột đi ra vùng ngoại vi (C) ở nhóm ăn giàu chất béo là 4,81 ± 3,1 lần, ít hơn so với ở nhóm ăn thường (6,61 ± 3,26 lần) (kiểm định T, p < 0,05). Thời gian chuột ở vùng ngoại vi (D) ở nhóm ăn giàu chất béo (167,32 ± 63,8 giây) ít hơn so với ở nhóm ăn thường (206,3 ± 32,09 giây) (p < 0,001). 3.1.3.2. Hoạt động nhận thức đồ vật Hoạt động nhận thức đồ vật được đánh giá qua tỷ lệ thời gian khám phá đồ vật và số lần khám phá của chuột thuộc hai chế độ trong thí nghiệm sau 7 tuần nuôi, so sánh các chỉ số này giữa hai đồ vật (vật A và vật B) ở pha luyện tập (vật A và vật B giống nhau) và pha kiểm tra (vật A là cũ, vật B là mới). Kết quả về tỷ lệ thời gian khám phá đồ vật của chuột ở hai nhóm nghiên cứu ở pha luyện tập và pha kiểm tra được trình bày trên Hình 3.7. A ** B Hình 3.7. Tỷ lệ thời gian khám phá mỗi vật ở pha luyện tập (A) và pha kiểm tra (B) của hai nhóm chuột ở cuối giai đoạn gây mô hình. **: p < 0,01 Ở pha luyện tập, Hình 3.7A cho thấy tỷ lệ thời gian khám phá ở nhóm ăn thường (Vật A: 48,16 ± 16,17 %; Vật B: 51,84 ± 16,17 %) và nhóm ăn giàu chất béo (Vật A: 53,75 ± 18,61 %; Vật B: 46,25 ± 18,61 %) không có sự tương tác giữa yếu tố đồ vật và nhóm (F(1, 120) = 3,190, p = 0,077). Không có sự khác biệt về tỷ lệ thời gian khám phá giữa hai đồ vật (F(1, 120) = 0,375, p = 0,542) và giữa hai nhóm nghiên cứu (F(1, 120) = 0, p = 1,0). Ở pha kiểm tra, kết quả từ Hình 3.7B cho thấy tỷ lệ thời gian khám phá ở nhóm ăn thường (Vật cũ: 41,29 ± 17,65 %; Vật mới: 58,71 ± 17,65 %) và nhóm ăn giàu chất béo (Vật cũ: 50,32 ± 16,89 %; Vật mới: 49,68 ± 16,89 %) có sự tương tác giữa yếu tố đồ vật và nhóm là có ý nghĩa thống kê (F(1, 120) = 8,475, p = 0,004). Có sự khác biệt về tỷ lệ thời gian khám phá giữa hai đồ vật (F(1, 120) = 7,307, p = 0,008), nhưng không khác biệt về tỷ lệ thời gian khám phá giữa hai nhóm nghiên cứu (F(1, 120) = 0, p = 1,0). Tỷ lệ thời gian khám phá giữa đồ vật cũ và đồ vật mới có khác biệt ở nhóm ăn thường (kiểm định Bonferroni, p < 0,001) và không có sự khác biệt ở nhóm ăn giàu chất béo (kiểm định Bonferroni, p = 0,883). Kết quả này gợi ý ở chuột gây béo phì có sự suy giảm về hoạt động khám phá và nhận thức đồ vật. Kết quả về số lần khám phá đồ vật của chuột thuộc hai chế độ ăn ở pha luyện tập và pha kiểm tra được trình bày trên Hình 3.8. * B A Hình 3.8. Số lần khám phá mỗi vật ở pha luyện tập (A) và pha kiểm tra (B) của hai nhóm chuột ở cuối giai đoạn gây mô hình. *: p < 0,05 Ở pha luyện tập, Hình 3.8A cho thấy số lần khám phá ở nhóm ăn thường (Vật A: 8,87 ± 5,62 lần; Vật B: 9,42 ± 4,4 lần) và nhóm ăn giàu chất béo (Vật A: 8,61 ± 4,8 lần; Vật B: 9,71 ± 6,5 lần) là không có sự tương tác giữa hai yếu tố đồ vật và nhóm nghiên cứu (F(1, 120) = 0,080, p = 0,778). Không có sự khác biệt về số lần khám phá giữa hai đồ vật (F(1, 120) = 0,718, p = 0,399) và cả về số lần khám phá giữa hai nhóm nghiên cứu (F(1, 120) = 2,76 x 10-4, p = 0,987). Ở pha kiểm tra, trên Hình 3.8B cho thấy số lần khám phá mỗi vật ở nhóm ăn thường (Vật cũ: 8,48 ± 6,22 lần; Vật mới: 12,55 ± 7,15 lần) và nhóm ăn giàu chất béo (Vật cũ: 10,13 ± 5,68 lần; Vật mới: 12,07 ± 6,84 lần) cũng không có sự tương tác giữa hai yếu tố (F(1, 120) = 0,832, p = 0,363). Có sự khác biệt có ý nghĩa về số lần khám phá giữa hai đồ vật (F(1, 120) = 6,610, p = 0,011), nhưng không khác biệt về số lần khám phá giữa hai nhóm (F(1, 120) = 0,248, p = 0,620). Có sự khác biệt về số lần khám phá giữa đồ vật cũ và đồ vật mới ở nhóm ăn thường (kiểm định Bonferroni, p = 0,015) trong khi số lần ở nhóm ăn giàu chất béo là không có sự khác biệt (kiểm định Bonferroni, p = 0,243). Kết quả này củng cố gợi ý về chế độ ăn giàu chất béo có lẽ ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, trí nhớ trên động vật. 3.1.3.3. Hoạt động học tập, trí nhớ trong mê lộ nước A Hoạt động vận động học tập của chuột ở hai nhóm qua các ngày tập trong mê lộ nước cuối gây mô hình được thể hiện qua quãng đường chuột bơi và thời gian để tìm thấy bến đỗ (platform) được trình bày trên Hình 3.9. B Hình 3.9. Quãng đường bơi tìm bến đỗ (A) và thời gian đến khi tìm thấy bến đỗ (B) của hai nhóm chuột qua các ngày tập trong mê lộ nước ở tuần 7. Kết quả từ Hình 3.9A cho thấy quãng đường bơi để tìm được bến đỗ có sự khác biệt theo các ngày ở cả hai nhóm (F(4, 300) = 49,055, p = 9,04 x 10-32), nhưng không có sự khác biệt giữa hai nhóm (F(1, 300) = 0,766, p = 0,382). Tuy không khác biệt về quãng đường bơi tìm bến đỗ qua các ngày tập giữa hai nhóm (F(4, 300) = 1,357, p = 0,249, kiểm định Bonferroni) song chuột nhóm ăn thường có quãng đường bơi ngắn hơn so với ở nhóm ăn giàu chất béo và thể hiện rõ hơn vào các ngày tập cuối 4-5. Thời gian chuột bơi tìm được bến đỗ qua các ngày tập có sự khác biệt theo ngày ở cả hai nhóm (F(4, 300) = 37,693, p = 1,53 x 10-25) song cũng không có khác biệt giữa hai nhóm (F(1, 300) = 3,240, p = 0,073). Thời gian chuột bơi tìm bến đỗ qua các ngày tập không có sự khác biệt giữa hai nhóm (F(4, 300) = 0,809, p = 0,520, kiểm định Bonferroni), song nhóm ăn thường mất ít thời gian bơi hơn so với ở nhóm ăn giàu chất béo và thể hiện rõ vào ngày tập cuối – ngày 5 (Hình 3.9B). Hoạt động của chuột ở ngày thứ 6 (bỏ platform) với kết quả về thời gian và quãng đường chuột bơi ở góc phần tư có đặt platform ở những ngày tập trước đó được trình bày ở Bảng 3.9. Bảng 3.9. Quãng đường và thời gian chuột bơi ở góc phần tư của mê lộ nước sau khi bỏ platform của hai nhóm chuột. Nhóm Thời điểm Ăn thường (x̅ ± SD) Ăn giàu chất béo (x̅ ± SD) p Quãng đường chuột bơi (m) 8,42 ± 1,66 7,99 ± 2,18 0,382 Thời gian chuột bơi (giây) 32,47 ± 7 31,11 ± 7,54 0,466 Kết quả ở Bảng 3.9 cho thấy quãng đường và thời gian chuột bơi ở góc phần tư có đặt platform trong những ngày tập trước đó ở ngày thứ 6 của chuột chế độ ăn giàu chất béo có xu hướng ít hơn so với ở nhóm ăn thường, song sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.1.4. Kết quả về mô bệnh học của động vật gây mô hình Kết quả về tỷ lệ thoái hóa mỡ trên hình ảnh vi thể gan, thận và lách của chuột ở hai nhóm ăn thường và ăn giàu béo được trình bày trên Bảng 3.10 và minh họa trên Hình 3.10 Bảng 3.10. Thoái hóa mỡ ở các mô tạng của hai nhóm chuột nghiên cứu qua giai đoạn gây mô hình thực nghiệm béo phì. Nhóm Mô tạng Ăn thường (n) Ăn giàu chất béo (n) Gan Thoái hóa 1 11 12 Không thoái hóa 11 3 14 Tổng 12 14 26 p 0,000342 Thận Thoái hóa 0 0 0 Không thoái hóa 12 14 26 Tổng 12 14 26 p > 0,05 Lách Thoái hóa 0 0 0 Không thoái hóa 12 14 26 Tổng 12 14 26 p > 0,05 Kết quả Bảng 3.10 cho thấy: tỷ lệ thoái hóa mỡ ở nhu mô gan ở hai nhóm ăn thường và ăn giàu béo là có sự khác biệt có ý nghĩa có thống kê (kiểm định χ2, p 0,05). Hình ảnh mô học của gan, thận và lách của hai nhóm chuột ăn thường và ăn giàu béo được minh họa trên Hình 3.10. Nhóm Tạng Ăn thường Ăn giàu chất béo Hình 3.10. Hình ảnh mô học gan, thận và lách của hai nhóm chuột ở cuối giai đoạn mô hình (x40, H&E). Mô học gan: Trên hình ảnh vi thể của tiêu bản nhuộm HE, ở nhóm chuột ăn thường các tế bào gan không bị thoái hóa sắp xếp thành bè với xoang mạch nan hoa ở giữa. Trong khi đó, ở nhóm chuột ăn giàu béo trong nhu mô gan có các tế bào gan bị thoái hóa mỡ giọt nhỏ, giọt to (mũi tên). Mô học thận: Ở cả hai nhóm ăn thường và ăn giàu béo, trên hình ảnh vi thể của tiêu bản nhuộm HE nhu mô thận có các cầu thận và các ống thận. Các tế bào biểu mô ống thận không bị thoái hóa. Nhu mô thận bình thường. Mô học lách: Ở cả hai nhóm ăn thường và ăn giàu béo, trên hình ảnh vi thể tiêu bản nhuộm HE, lách ở vùng tủy trắng có các nang lympho khá đều với động mạch bút lông ở trung tâm. Vùng tủy đỏ có các dây Billroth và các xoang mạch máu. Nhu mô lách bình thường. 3.2. Kết quả về tác dụng lên hành vi và rối loạn chuyển hóa lipid máu của nano Alginate/Chitosan/Lovastatin trên chuột cống gây mô hình béo phì 3.2.1. Các chỉ số sinh trắc học và tiêu thụ thức ăn, nước uống giai đoạn can thiệp dùng dược chất 3.2.1.1. Các chỉ số sinh trắc học Các kết quả sinh trắc của sáu nhóm chuột qua giai đoạn can thiệp (CT) 12 tuần được trình bày trên các Hình 3.11 và 3.12 dưới đây. C D Hình 3.11. Trọng lượng (gram) của các nhóm chuột nghiên cứu ở chế độ ăn thường (A), ăn giàu béo (B) và chiều dài (cm) của chúng ở chế độ ăn thường (C), ăn giàu béo (D) qua 12 tuần can thiệp. Kết quả trên Hình 3.11A và 3.11B cho thấy xu hướng tăng cân diễn ra ở cả sáu nhóm dùng dược chất của cả hai chế độ ăn sau 12 tuần can thiệp. Ở chế độ ăn giàu béo sự tăng cân mạnh nhất là ở nhóm chứng (B-NaCl), tiếp sau là nhóm dùng Lovastatin và ít nhất là nhóm dùng phức hợp Nano/Lovastatin. Phân tích phương sai từng chế độ ăn với yếu tố thuốc và thời điểm, không thấy sự khác biệt (F–ăn thường (2, 33) = 0,341, p = 0,713; F–ăn giàu béo (2, 32) = 0,379, p = 0,688). Chiều dài của chuột ở cả các nhóm hai chế độ ăn không thấy sự khác biệt có ý nghĩa (F–ăn thường (2, 33) = 0,396, p = 0,676; F–ăn giàu béo (2, 32) = 0,174, p = 0,841) (Hình 3.11C và 3.11D). A B Hình 3.12. Vòng ngực (cm) của các nhóm chuột nghiên cứu ở chế độ ăn thường (A), ăn giàu béo (B) và vòng bụng của chúng ở chế độ ăn thường (C), ăn giàu béo (D) qua 12 tuần can thiệp. Kết quả trên Hình 3.12 cho thấy vòng ngực của chuột ở các nhóm chế độ ăn thường (A) và ăn giàu chất béo (B) không có sự khác biệt khi sử dụng thuốc (F(2, 65) = 0,455, p = 0,637). Phân tích từng chế độ ăn, so sánh với nhân tố là thuốc không thấy sự khác biệt (F–ăn thường (2, 33) = 0,569, p = 0,572; F–ăn giàu béo (2, 32) = 0,763, p = 0,474). Tương tự, vòng bụng của chuột của các nhóm can thiệp ở chế độ ăn thường (C) và ăn giàu chất béo (D) không có sự khác biệt (F–ăn thường (2, 33) = 1,323, p = 0,280; F–ăn giàu béo (2, 32) = 1,777, p = 0,185). Tỷ lệ thể trọng/chiều dài của chuột ở các nhóm nghiên cứu qua 12 tuần điều trị được trình bày ở Bảng 3.11. Bảng 3.11. Tỷ lệ thể trọng/chiều dài của các nhóm chuột nghiên cứu qua 12 tuần can thiệp. Thời điểm Chế độ ăn Trước CT Cuối tuần 3 CT Cuối tuần 6 CT Cuối tuần 9 CT Cuối tuần 12 CT Ăn thường C-NaCl 0,88 ± 0,10 1,00 ± 0,11 1,06 ± 0,09 1,15 ± 0,09 1,23 ± 0,11 C-Lovastatin 0,90 ± 0,11 1,01 ± 0,14 1,10 ± 0,11 1,20 ± 0,12 1,28 ± 0,12 C-Nano/ Lovastatin 0,92 ± 0,08 1,01 ± 0,11 1,06 ± 0,11 1,16 ± 0,15 1,22 ± 0,14 F-ăn thường (2, 33) = 0,280, p = 0,757 Ăn giàu chất béo B-NaCl 0,89 ± 0,11 1,00 ± 0,12 1,10 ± 0,10 1,21 ± 0,10 1,29 ± 0,09 B-Lovastatin 0,96 ± 0,11 1,00 ± 0,10 1,07 ± 0,09 1,17 ± 0,08 1,24 ± 0,08 B-Nano/ Lovastatin 0,95 ± 0,12 1,01 ± 0,13 1,05 ± 0,12 1,12 ± 0,12 1,21 ± 0,09 F-ăn giàu béo (2, 32) = 0,299, p = 0,744 F(2, 65) = 0,367, p = 0,694 Kết quả ở Bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ thể trọng/chiều dài của chuột ở các nhóm chế độ ăn thường và ăn giàu béo không khác biệt khi dùng thuốc (F(2, 65) = 0,367, p = 0,694). Phân tích từng chế độ ăn với nhân tố là thuốc cũng không khác biệt (F–ăn thường (2, 33) = 0,280, p = 0,757; F–ăn giàu béo (2, 32) = 0,299, p = 0,744). 3.2.1.2. Tiêu thụ thức ăn, nước uống Thức ăn và nước uống tiêu thụ ở các nhóm chuột thuộc hai chế độ ăn qua 12 tuần can thiệp có sử dụng dược chất được trình bày trên các Bảng 3.12 và 3.13. Bảng 3.12. Thức ăn tiêu thụ (gram) của các nhóm chuột nghiên cứu qua 12 tuần can thiệp. Thời điểm Chế độ ăn Trước CT Cuối tuần 3 CT Cuối tuần 6 CT Cuối tuần 9 CT Cuối tuần 12 CT Ăn thường C-NaCl 81,65 ± 9,79 88,13 ± 12,11 90,53 ± 15,84 87,94 ± 8,01 96,92 ± 10,56 C-Lovastatin 81,92 ± 10,16 94,75 ± 17,68 92,96 ± 9,93 93,53 ± 8,63 102,85 ± 15,57 C-Nano/ Lovastatin 84,93 ± 6,84 89,28 ± 12,27 93,18 ± 12,13 91,48 ± 13,34 97,89 ± 11,16 F-ăn thường (2, 33) = 1,410, p = 0,259 Ăn giàu chất béo B-NaCl 68,81 ± 24,03 83,43 ± 29,59 81,17 ± 6,78 81,38 ± 26,01 87,55 ± 25,27 B-Lovastatin 74,99 ± 8,13 86,43 ± 13,06 82,19 ± 11,42 85,86 ± 10,72 91,26 ± 8,15 B-Nano/ Lovastatin 75,34 ± 10,12 84,36 ± 11,77 83,93 ± 9,32 83,22 ± 7,91 90,29 ± 7,83 F-ăn giàu béo (2, 32) = 0,509, p = 0,606 F(2, 65) = 0,08, p = 0,923 Kết quả trên Bảng 3.12 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ của chuột ở các nhóm chế độ ăn thường và ăn giàu chất béo không có sự khác biệt khi sử dụng thuốc (F(2, 65) = 0,08, p = 0,923) (phân tích phương sai hai chiều lặp). Bảng 3.13. Nước uống tiêu thụ (mililit) của các nhóm chuột nghiên cứu qua 12 tuần can thiệp. Thời điểm Chế độ ăn Trước CT Cuối tuần 3 CT Cuối tuần 6 CT Cuối tuần 9 CT Cuối tuần 12 CT Ăn thường C-NaCl 118,33 ± 21,67 115,83 ± 19,40 137,50 ± 32,86 129,58 ± 19,94 269,58 ± 11,77 C-Lovastatin 143,33 ± 51,10 116,67 ± 17,75 127,50 ± 16,72 136,25 ± 22,68 264,92 ± 15,58 C-Nano/ Lovastatin 130,83 ± 18,32 118,33 ± 19,58 126,25 ± 28,69 139,58 ± 27,84 276,25 ± 17,21 F-ăn thường (2, 33) = 0,473, p = 0,627 Ăn giàu chất béo B-NaCl 107,50 ± 41,31 116,25 ± 44,37 110,83 ± 40.78 132,08 ± 46,10 245,83 ± 78,13 B-Lovastatin 114,55 ± 21,50 141,82 ± 34,81 131,36 ± 30,91 150,00 ± 26,93 267,73 ± 6,48 B-Nano/ Lovastatin 110,83 ± 12,76 128,75 ± 30,54 129,58 ± 27,67 142,08 ± 29,73 268,75 ± 21,55 F-ăn giàu béo (2, 33) = 1,364, p = 0,270 F(2, 65) = 0,752, p = 0,476 Bảng 3.13 cho thấy lượng nước uống tiêu thụ của chuột ở các nhóm chế độ ăn không có sự khác biệt khi sử dụng thuốc (F(2, 65) = 0,752, p = 0,476). 3.2.2. Tác dụng lên rối loạn lipid máu và glucose máu giai đoạn can thiệp 3.2.2.1. Nồng độ glucose máu Kết quả về
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_tac_dung_len_hanh_vi_va_chuyen_hoa_lipid.docx
- 3-Trang thông tin luận án-Hoa K55.doc
- 20220113-001.pdf
- V5.2. TTLA-Hoa K55-BVtruong-(10.1.2022)-tViet-Tgia-U-A4-24p.docx
- V5.3. TTLA-Hoa K55-BVtruong-(10.1.2022)-HA-t. Anh-Tgia-U-A5-24p.docx