Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae)

Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae) trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae) trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae) trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae) trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae) trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae) trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae) trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae) trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae) trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 196 trang Hà Tiên 02/08/2024 540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae)

Luận án Nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị Alzheimer trên thực nghiệm của đan sâm di thực (Salvia miltiorrhiza bunge, Lamiaceae)
125 và 0,25 mM). Dựa vào 
phương trình đường thẳng của mỗi nồng độ cơ chất ATCI, xác định được Ki của cao 
phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực có giá trị 30,91 ± 1,0 μg/ml. 
3.2.2. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực liên quan đến giả thuyết β-amyloid 
Theo giả thuyết β-amyloid, sự tích lũy của các mảng β-amyloid là một trong 
những nguyên nhân gây bệnh Alzheimer. Do đó, bảo vệ tế bào thần kinh khỏi độc 
tính của β-amyloid góp phần cải thiện tiến triển của bệnh Alzheimer. Vì vậy đề tài 
tiến hành đánh giá bảo vệ tế bào thần kinh NG108-15 khỏi độc tính do β-amyloid25-
35 gây ra của cao toàn phần ethanol và cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực. 
Thử nghiệm này gồm có hai giai đoạn, đầu tiên xác định độc tính trên tế bào 
NG108-15; sau đó chọn ra các nồng độ có tỷ lệ tế bào sống sót trên 90% để đánh 
giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của cao rễ Đan sâm di thực. 
3.2.2.1. Độc tính của cao rễ Đan sâm di thực trên tế bào NG108-15 
Độc tính của cao toàn phần ethanol và cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di 
thực trên tế bào thần kinh NG108-15 được đánh giá thông qua tỷ lệ tế bào sống sót 
 79 
sau khi được ủ với cao rễ Đan sâm ở các nồng độ khác nhau. Kết quả được trình 
bày trong hình 3.7. 
Hình 3.7. Độc tính của cao rễ Đan sâm di thực trên tế bào NG108-15 
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD 
Kết quả hình 3.7 cho thấy: Sau khi ủ tế bào NG108-15 với cao toàn phần 
ethanol rễ Đan sâm di thực ở các nồng độ khác nhau, nồng độ 0,5 μg/ml không gây 
chết tế bào; hai nồng độ 1,0 và 2,0 μg/ml ít gây chết tế bào với tỷ lệ tế bào sống sót 
là 98,0 và 91,3%. Do đó, ba nồng độ này của cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm di 
thực được lựa chọn cho thử nghiệm xác định tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi 
độc tính của β-amyloid25-35. 
Cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực ở cùng nồng độ với cao toàn 
phần ethanol có tỷ lệ tế bào sống sót thấp hơn. Cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm 
di thực tại nồng độ thấp nhất 0,25 μg/ml không gây chết tế bào; hai nồng độ 0,5 và 
1,0 μg/ml ít gây chết tế bào với tỷ lệ tế bào sống sót là 99,4 và 94,4%. Do đó, ba 
nồng độ này của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực được lựa chọn để đánh 
giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh NG108-15 khỏi độc tính của β-amyloid25-35. 
 80 
3.2.2.2. Tác dụng bảo vệ tế bào NG108-15 khỏi độc tính gây ra bởi β-amyloid25-35 
của cao rễ Đan sâm di thực 
Tác dụng bảo vệ tế bào khỏi độc tính gây ra bởi β-amyloid25-35 của cao rễ 
Đan sâm di thực được đánh giá thông qua tỷ lệ tế bào sống sót sau khi gây độc tế 
bào NG108-15 bằng β-amyloid25-35 tại nồng độ 20 μM. Kết quả được trình bày 
trong hình 3.8. 
Hình 3.8. Ảnh hưởng của cao rễ Đan sâm di thực đến tỷ lệ tế bào NG108-15 
sống sót sau khi bị gây độc bằng β-amyloid25-35 
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD 
### p<0,001 so với mẫu chứng; ** p<0,01 và *** p<0,001 so với mẫu chứng bệnh 
Kết quả hình 3.8 cho thấy mẫu chứng bệnh có tỷ lệ tế bào sống sót giảm có ý 
nghĩa thống kê so với mẫu chứng (p<0,001). 
Mẫu thử cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm di thực tại nồng độ 2,0 μg/ml làm 
tỷ lệ tế bào sống sót tăng 38,09% so với mẫu chứng bệnh (p<0,01). Trong khi đó, 
các mẫu thử nồng độ thấp của cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm di thực là 0,5 và 
1,0 μg/ml không làm tỷ lệ tế bào sống sót tăng khác biệt so với mẫu chứng bệnh 
(p>0,05). 
Các mẫu thử của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực ở nồng độ 0,25; 
0,5 và 1,0 μg/ml làm tỷ lệ tế bào sống sót tăng 43,44; 46,46 và 56,26% so với mẫu 
chứng bệnh (p<0,01 và p<0,001). 
 81 
3.2.3. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực liên quan đến giả thuyết stress oxy 
hóa 
Theo giả thuyết stress oxy hóa, sự mất cân bằng giữa các chất oxy hóa và các 
chất chống oxy hóa dẫn đến sản xuất quá mức các gốc tự do có thể gây rối loạn một 
số quá trình trong cơ thể như thúc đẩy quá trình peroxid hóa lipid. Đây được coi là 
một trong những nguyên nhân gây bệnh Alzheimer. Do đó, chống stress oxy hóa 
góp phần làm chậm tiến triển của bệnh Alzheimer. Vì vậy, đề tài tiến hành đánh giá 
tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực thông qua xác định khả năng ức chế quá trình 
peroxid hóa lipid và dọn gốc tự do DPPH và superoxid in vitro. 
3.2.3.1. Tác dụng ức chế quá trình peroxid hóa lipid trong mô não chuột của cao rễ 
Đan sâm di thực 
Dựa trên thử nghiệm đánh giá tác dụng trên mô hình gây suy giảm trí nhớ 
bằng β-amyloid25-35 và trimethyltin, cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm di thực ở hai 
mức liều 600 và 1200 mg/kg cùng với cao phân đoạn n-hexan ở hai mức liều 17,5 
và 35 mg/kg có tác dụng cải thiện trí nhớ trong các test hành vi. Do đó, đề tài tiếp 
tục xác định tác dụng liên quan đến khả năng chống stress oxy hóa của cao rễ Đan 
sâm, cụ thể là khả năng ức chế quá trình peroxid hóa lipid thông qua định lượng 
hàm lượng MDA trong mô não chuột. 
- Ức chế hàm lượng MDA trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng β-
amyloid25-35 của cao rễ Đan sâm di thực 
Trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng tiêm β-amyloid25-35 vào não thất 
mức liều 9 nmol, sau thử nghiệm đánh giá tác dụng của cao toàn phần ethanol và 
cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực thông qua các test hành vi, tiến hành 
tách mô não chuột và định lượng hàm lượng MDA. Kết quả được trình bày trong 
hình 3.9. 
 82 
Hình 3.9. Ảnh hưởng của cao rễ Đan sâm di thực đến hàm lượng MDA trong 
mô não chuột trên mô hình β-amyloid25-35 
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD 
### p<0,001 so với lô chứng sinh lý; *** p<0,001 so với lô bệnh 
Kết quả hình 3.9 cho thấy, trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng β-
amyloid25-35, lô chứng bệnh có hàm lượng MDA trong mô não chuột tăng 96,08% 
so với lô chứng sinh lý (p<0,001). 
Các lô thử cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm ở hai mức liều 600 và 1200 
mg/kg (EĐS1 và EĐS2) có hàm lượng MDA giảm 22,35 và 18,50% so với lô chứng 
bệnh (p<0,001). 
Cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm ở hai mức liều 17,5 và 35 mg/kg (HĐS1 
và HĐS2) đều làm hàm lượng MDA giảm 27,09 và 13,92% so với lô chứng bệnh 
(p<0,001). Tác dụng này cũng được ghi nhận đối với lô chứng dương dùng 
donepezil liều 5 mg/kg (p<0,001). 
- Ức chế hàm lượng MDA trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng 
trimethyltin của cao rễ Đan sâm di thực 
Trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng trimethyltin tiêm phúc mạc liều 2,3 
mg/kg, sau khi kết thúc thử nghiệm đánh giá tác dụng của cao toàn phần ethanol và 
 83 
cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm thông qua các test hành vi, tiến hành tách mô 
não chuột và định lượng hàm lượng MDA. Kết quả được trình bày trong hình 3.10. 
Hình 3.10. Ảnh hưởng của cao rễ Đan sâm di thực đến hàm lượng MDA trong 
mô não chuột trên mô hình trimethyltin 
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD 
#p<0,05 so với lô chứng sinh lý; *p<0,05; **p<0,01 so với lô bệnh 
Kết quả hình 3.10 cho thấy, trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng 
trimethyltin, lô chứng bệnh có hàm lượng MDA trong mô não chuột tăng 32,46% so 
với lô chứng sinh lý (p<0,05). 
Các lô thử cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm ở mức liều 1200 mg/kg (EĐS2) 
và cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm ở mức liều 35 mg/kg (HĐS2) có hàm lượng 
MDA giảm 25,54% (p<0,05) và 29,33% (p<0,01) so với lô chứng bệnh. 
Trong khi đó, các lô thử liều thấp là cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm liều 
600 mg/kg (EĐS1) và cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm liều 17,5 mg/kg (HĐS1) 
làm hàm lượng MDA giảm không có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh 
(p>0,05). 
Lô chứng dương dùng donepezil liều 5 mg/kg có hàm lượng MDA giảm 
34,0% so với lô chứng bệnh (p<0,01). 
 84 
3.2.3.2. Tác dụng dọn gốc tự do của cao rễ Đan sâm di thực in vitro 
Dựa trên kết quả định lượng hàm lượng MDA trong mô não chuột, cao toàn 
phần ethanol và cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực đều có khả năng chống 
stress oxy hóa thông qua ức chế quá trình peroxid hóa lipid. Để có cái nhìn rõ hơn 
về tác dụng này, đề tài tiến hành đánh giá tác dụng dọn gốc tự do DPPH và 
superoxid in vitro của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm. 
- Tác dụng dọn gốc tự do DPPH của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di 
thực in vitro 
Tác dụng dọn gốc tự do DPPH của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di 
thực in vitro được đánh giá thông qua tỷ lệ dọn gốc tự do DPPH được trình bày 
trong hình 3.11 và khảo sát SC50 ở 6 nồng độ thử (10, 25, 50, 75, 100 và 250 µg/ml) 
được trình bày trong bảng 3.11. Trong thử nghiệm này sử dụng quercetin là chất đối 
chiếu. 
Hình 3.11. Tỷ lệ dọn gốc tự do DPPH của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm 
di thực in vitro 
 Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD 
Kết quả hình 3.11 cho thấy trong khoảng nồng độ 10 – 250 µg/ml, cao phân đoạn n-
hexan rễ Đan sâm di thực có khả năng dọn gốc tự do DPPH in vitro phụ thuộc nồng 
độ. Tại nồng độ 75 μg/ml, tỷ lệ dọn gốc tự do DPPH của cao phân đoạn n-hexan rễ 
Đan sâm di thực chỉ đạt 38,62%; ở nồng độ cao nhất 250 μg/ml có tỷ lệ dọn gốc tự 
do DPPH lớn nhất đạt 86,20%. 
 85 
Bảng 3.11. Nồng độ của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực và 
quercetin có tác dụng dọn 50% gốc tự do DPPH in vitro 
Mẫu thử SC50 (μg/ml) 
Cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực 95,57 ± 2,06 
Chất đối chiếu quercetin 15,25 ± 1,54 
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD 
Kết quả bảng 3.11 cho thấy cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực có 
khả năng dọn gốc tự do DPPH với SC50 đạt 95,57 µg/ml và cao hơn so với chất đối 
chiếu quercetin. Qua đó cho thấy khả năng dọn gốc tự do DPPH in vitro của cao 
phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực yếu hơn quercetin. 
- Tác dụng dọn gốc tự do superoxid của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm 
di thực in vitro 
Tác dụng dọn gốc tự do superoxid của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di 
thực in vitro được đánh giá qua tỷ lệ dọn gốc tự do superoxid được trình bày trong 
hình 3.12 và khảo sát SC50 ở 5 nồng độ thử (6,25; 12,5; 25; 50 và 100 µg/ml) được 
trình bày trong bảng 3.12. Trong thử nghiệm này sử dụng quercetin là chất đối 
chiếu. 
Hình 3.12. Tỷ lệ dọn gốc tự do superoxid của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan 
sâm di thực và quercetin in vitro 
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD 
 86 
Kết quả hình 3.13 cho thấy trong khoảng nồng độ 6,25 – 100 µg/ml, cao 
phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực có khả năng dọn gốc tự do superoxid in vitro 
phụ thuộc nồng độ. Cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực ở nồng độ 50 
μg/ml có tỷ lệ dọn gốc tự do superoxid là 58,37%; ở nồng độ cao nhất là 100 
μg/ml có tỷ lệ dọn gốc tự do superoxid lớn nhất đạt 79,30%. 
Bảng 3.12. Nồng độ của của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực và 
quercetin có tác dụng dọn 50% gốc tự do superoxid in vitro 
Mẫu thử SC50 (μg/ml) 
Cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực 31,09 ± 1,05 
Chất đối chiếu quercetin 5,48 ± 1,07 
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD 
Kết quả bảng 3.12 cho thấy cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực có tác 
dụng dọn gốc tự do superoxid với SC50 đạt 31,09 µg/ml và cao hơn so với chất đối 
chiếu quercetin. Qua đó cho thấy khả năng dọn gốc tự do DPPH in vitro của cao 
phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực yếu hơn quercetin. 
 87 
Chương 4. BÀN LUẬN 
Alzheimer là dạng phổ biến nhất của hội chứng sa sút trí tuệ [15]. Nhiều giả 
thuyết về cơ chế bệnh sinh của bệnh đã được đề xuất. Trong đó, giả thuyết 
cholinergic là giả thuyết được đề xuất đầu tiên vào năm 1976; sau đó các giả thuyết 
glutamat, stress oxy hóa, protein tau và β-amyloid tiếp tục được hình thành. Cho 
đến nay, các thuốc được chấp thuận trong điều trị bệnh Alzheimer chỉ có tác dụng 
điều trị triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh mà không ngăn chặn và điều trị 
khỏi bệnh [42], [60]. Ngày nay, nghiên cứu phát triển thuốc đặc biệt các thuốc có 
nguồn gốc từ dược liệu giữ vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh Alzheimer. 
Một nửa số thuốc được cấp phép trong điều trị bệnh Alzheimer hiện nay có nguồn 
gốc từ dược liệu. Trong đó, galantamin là một alkaloid tự nhiên được phân lập từ 
Galanthus nivalis và Galanthus woronowii, họ Thủy tiên - Amaryllidaceae; 
rivastigmin được bán tổng hợp từ một alkaloid tự nhiên là phyostigmin [157]. 
Đan sâm được sử dụng phổ biến để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau [163], 
[196]. Trong gần 20 năm trở lại đây, dược liệu này bắt đầu được nghiên cứu phát 
triển theo hướng điều trị các bệnh lý thần kinh thoái hóa như Alzheimer [78], [178]. 
Các nghiên cứu về hóa thực vật và dược lý thực nghiệm đã góp phần làm sáng tỏ tác 
dụng, đích tác dụng của các hoạt chất phân lập từ rễ Đan sâm theo định hướng điều 
trị Alzheimer [95], [161], [163], [197], [222], [241]. 
Tại Việt Nam, Đan sâm mới được di thực và trồng tại một số tỉnh phía bắc 
[10]. Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đặc biệt là các nghiên cứu công bố 
trong nước để trả lời các câu hỏi nghiên cứu về mặt dược lý, tạo tiền đề cho việc 
phát triển Đan sâm di thực trở thành dược liệu tiềm năng trong điều trị bệnh 
Alzheimer. Đó là căn cứ để tiến hành đề tài nghiên cứu tác dụng điều trị Alzheimer 
trên thực nghiệm của Đan sâm di thực. 
4.1. Đối tượng nghiên cứu và liều dùng của cao rễ Đan sâm trong nghiên cứu 
4.1.1. Dược liệu nghiên cứu 
Đan sâm là một loại cây thuốc được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới để 
điều trị các bệnh thần kinh, các bệnh tim mạch, tiểu đường, suy thận, loãng xương, 
ung thư và một số bệnh khác [196]. Về thành phần hóa học, rễ Đan sâm có hai 
nhóm hợp chất chính là nhóm hợp chất tan trong dầu (gồm khoảng 50 terpenoid) và 
 88 
nhóm hợp chất tan trong nước (gồm khoảng 30 acid phenolic) [30], [125], [163], 
[217]. Tanshinon IIA và acid salvianolic B được sử dụng với vai trò là những 
marker để đánh giá chất lượng của Đan sâm [163], [217]. Theo Dược điển Việt 
Nam, chất lượng của dược liệu Đan sâm được kiểm soát thông qua hàm lượng 
tanshinon IIA và acid salvianolic B trong rễ Đan sâm không được ít hơn 0,2 và 
3,0% tính theo dược liệu khô kiệt [3]. Quy định về hàm lượng này cũng tương tự 
như trong Dược điển Trung Quốc [224]. 
Trong nghiên cứu này, dược liệu Đan sâm di thực sau khi thu hoạch tại 
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, được định tính và định lượng hàm lượng tanshinon 
IIA và acid salvianolic B bằng phương pháp HPLC theo quy trình của Dược điển V 
[3]. Kết quả cho thấy hàm lượng tanshinon IIA trong dược liệu là 0,6% hay 6,0 
mg/g; hàm lượng acid salvianolic B là 8,7% hay 87 mg/g (Chi tiết kết quả được 
trình bày trong phụ lục 4). Điều đó cho thấy, dược liệu Đan sâm di thực sử dụng 
trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn về định lượng theo quy định của Dược điển Việt 
Nam V. Kết quả về hàm lượng tanshinon IIA của đề tài tương tự như trong nghiên 
cứu của Trần Danh Việt [10]. So sánh với Đan sâm Trung Quốc nhận thấy hàm 
lượng tanshinon IIA và acid salvianolic B của rễ Đan sâm di thực trồng tại Việt Nam 
không quá khác biệt so với rễ Đan sâm Trung Quốc (6,67 và 82,52 mg/g) [122]. 
4.1.2. Chiết xuất mẫu nghiên cứu 
4.1.2.1. Chiết xuất cao toàn phần rễ Đan sâm di thực 
Các dung môi thường được sử dụng để chiết cao toàn phần của dược liệu là 
ethanol và nước. Tuy nhiên ethanol là dung môi có khả năng hòa tan các chất chọn 
lọc hơn nước. Trong các nghiên cứu, khi chiết xuất cao toàn phần ethanol rễ Đan 
sâm có thể sử dụng các nồng độ khác nhau như 50% [161], 80% [8] và 95% [232], 
[239]. Trong đó, ethanol tại nồng độ 95% là dung môi có độ phân cực thấp nhất nên 
có ưu thế trong chiết xuất các hợp chất tan trong dầu. Nhận thấy các tanshinon là 
nhóm hợp chất quan trọng quyết định tác dụng dược lý của Đan sâm. Trong khi các 
tanshinon này thuộc nhóm hợp chất ít phân cực. Do đó, để thu được cao toàn phần 
ethanol giàu các tanshinon, đề tài lựa chọn ethanol 95% là dung môi để chiết xuất 
cao toàn phần rễ Đan sâm di thực. 
Sau khi chiết xuât được cao toàn phần ethanol 95% rễ Đan sâm di thực, tiến 
hành định lượng hàm lượng hai hoạt chất chính là tanshinon IIA và acid salvianolic 
 89 
B trong cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm di thực. Kết quả cho thấy hàm lượng 
tanshinon IIA trong cao toàn phần ethanol 95% rễ Đan sâm (3,1 %) gấp 5,2 lần 
trong mẫu dược liệu Đan sâm di thực (0,6%) (Chi tiết được trình bày trong phụ lục 
6). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với định hướng ban đầu của nhóm nghiên cứu. 
4.1.2.2. Chiết xuất cao phân đoạn rễ Đan sâm di thực giàu tanshinon 
Để chiết xuất cao phân đoạn rễ Đan sâm di thực giàu tanshinon, đề tài đã tiến 
hành khảo sát bằng cách phân đoạn cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm di thực với 
các dung môi có độ phân cực tăng dần gồm n-hexan, ethylacetat và n-butanol để lựa 
chọn ra phân đoạn có hàm lượng tanshinon cao nhất. Kết quả cho thấy cao phân 
đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực là phân đoạn giàu tanshinon nhất với hàm lượng 
tanshinon IIA đạt 7,9% tăng gấp 2,7 lần so với cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm 
(Chi tiết được trình bày trong phụ lục 5). Điều này có thể lý giải là do các tanshinon 
có cấu trúc bốn vòng bao gồm vòng A -naphthalen; vòng B - tetrahydronaphthalen; 
vòng C - ortho- hoặc para-naphthoquinon hoặc lacton và vòng D - furan hoặc 
dihydrofuran. Cấu trúc này làm cho các tanshinon có tính chất ít phân cực, nên sẽ 
tan trong các dung môi không phân cực hoặc có độ phân cực thấp như n-hexan hay 
cloroform [30], [82], [163], [207]. Do đó, cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di 
thực được lựa chọn làm mẫu nghiên cứu tiếp theo của đề tài. 
4.1.3. Liều dùng của cao rễ Đan sâm trong nghiên cứu 
Nguyên tắc xác định liều của cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm di thực là 
căn cứ vào các nghiên cứu trước đây và liều dùng trong dân gian để xác định liều 
khởi đầu cho thử nghiệm. 
Dựa vào các nghiên cứu trước đây, Ozarowski M. và cộng sự ghi nhận cao 
toàn phần ethanol 50% rễ Đan sâm liều 200 mg/kg có khả năng ức chế enzym 
AChE trên mô hình chuột cống bị gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin, nhưng tại 
mức liều này không có tác dụng cải thiện trí nhớ trong các test hành vi [161]. 
Nghiên cứu của Qiao Z. cho thấy cao toàn phần ethanol 95% ở mức liều 400 và 800 
mg/kg có khả năng chống stress oxy hóa trên mô hình chuột cống bị gây thiếu máu 
cơ tim cục bộ [174]. Ngoài ra, mức liều 300 mg/kg trên chuột cống cũng được sử 
dụng trong các nghiên cứu đánh giá tác dụng của cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm 
trên các mô hình liên quan đến bệnh lý khác [35]. Mức liều cao nhất của cao rễ Đan 
sâm được dùng trên chuột cống mà không xuất hiện độc tính là 2500 mg/kg [62]. 
 90 
Theo liều dùng trong dân gian, Đan sâm thường được dùng dưới dạng thuốc 
sắc với liều 9 - 15g/ngày [3]. Khi quy đổi liều từ người sang chuột nhắt theo cách 
tính của Freireich E.J [59] thì dược liệu Đan sâm được dùng với liều là 2160 - 3600 
mg/kg. Do hiệu suất chiết cao toàn phần ethanol từ dược liệu Đan sâm di thực của 
đề tài đạt 15% nên liều cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm di thực dao động từ 540 
đến 1080 mg/kg. 
Từ những căn cứ trên, đề tài quyết định lựa chọn mức liều khởi đầu của cao 
toàn phần ethanol rễ Đan sâm di thực là 600 mg/kg. Với bước nhảy liều bằng 100% 
liều khởi đầu thu được mức liều thứ hai là 1200 mg/kg. 
Nguyên tắc xác định liều của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực là 
dựa vào hiệu suất chiết của nghiên cứu (chi tiết được trình bày trong mục 2.1.2). Hệ 
số quy đổi liều từ cao toàn phần ethanol sang cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di 
thực là 0,0292. Theo đó, mức liều của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực 
tương ứng với hai mức liều của cao toàn phần ethanol là 17,5 và 35 mg/kg. 
4.2. Tác dụng của cao rễ Đan sâm trên mô hình gây suy giảm trí nhớ thực 
nghiệm thông qua các test hành vi 
4.2.1. Các test hành vi sử dụng trong nghiên cứu 
Trí nhớ là khả năng lưu giữ những thông tin quan trọng để sử dụng khi cần. 
Phân loại theo thời gian có hai loại chính là trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. 
Phân loại theo đặc điểm của trí nhớ có một số loại chính như trí nhớ không gian, 
nhận diện, cảm xúc và ngôn ngữ. Do đó, để đánh giá trí nhớ của động vật, các test 
hành vi đánh giá trên động vật được thiết kế sao cho gần giống nh

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_tac_dung_theo_huong_dieu_tri_alzheimer_tr.pdf
  • pdf2. Tom tat Luận án_NCS Tran Thi Loan.pdf
  • pdf3.Các cong trinh cong bo_NCS Tran Thi Loan.pdf
  • pdf4. Đóng góp mới_Tiếng việt.pdf
  • pdf5. Đóng góp mới_Tiếng anh.pdf
  • pdf6. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN_Tiếng việt.pdf
  • pdf7. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN_Tiếng anh.pdf