Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và xây dựng quy trình chế biến sản phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe từ cua lột (Scylla)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và xây dựng quy trình chế biến sản phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe từ cua lột (Scylla)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và xây dựng quy trình chế biến sản phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe từ cua lột (Scylla)
ua rây (rây 3 mm) Ďược cho vào các thùng 10 lít, khuấy nhẹ với tốc Ďộ 80 vòng/phút và bơm thẳng vào máy sấy phun có các thông số tốc Ďộ Ďĩa phun, nhiệt Ďộ khí sấy Ďầu vào và tốc Ďộ bơm dịch xác Ďịnh. Bột cua lột thủy phân Ďược thu trong buồng sấy sau mỗi 45 phút Ďể phân tích. Kết quả sấy phun Ďược Ďánh giá qua hai chỉ tiêu là hàm lượng protein trong sản phẩm thu Ďược và Ďộ ẩm trong sản phẩm nhằm Ďảm bảo bột có Ďộ khô tốt mà không bị duy trì ở nhiệt Ďộ cao trong thời gian dài gây biến tính protein. Hàm lượng protein trong sản phẩm thu Ďược (g/100g) Ďược xác Ďịnh theo phương pháp Kjeldahl (TCVN 3705:1990); Độ ẩm của sản phẩm (%) Ďược xác Ďịnh theo TCVN 3700:90. 3.10.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy phun * Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của tốc độ đĩa phun 10 lít dịch cua lột thủy phân Ďược sấy trong Ďiều kiện nhiệt Ďộ khí sấy Ďầu vào 140 oC, tốc Ďộ bơm dịch 45 mL/phút. Tốc Ďộ Ďĩa phun Ďược khảo sát từ 5.000 Ďến 10.000 vòng/phút, bước nhảy là 1.000 vòng/phút. * Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ khí sấy đầu vào 10 lít dịch cua lột thủy phân Ďược sấy trong Ďiều kiện tốc Ďộ Ďĩa phun 9.000 vòng/phú, tốc Ďộ bơm dịch 45 mL/phút. Nhiệt Ďộ khí sấy Ďầu vào Ďược khảo sát từ 120 Ďến 170 oC, bước nhảy là 10 oC. * Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của tốc độ bơm dịch 10 lít dịch cua lột thủy phân Ďược sấy trong Ďiều kiện tốc Ďộ Ďĩa phun 9.000 vòng/phút, nhiệt Ďộ khí sấy Ďầu vào 140oC. Tốc Ďộ bơm dịch Ďược khảo sát từ 35 Ďến 55 mL/phút, bước nhảy là 5 mL/phút. 3.10.4. Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình sấy phun Các Ďiều kiện tối ưu cho quá trình sấy phun Ďược xác Ďịnh theo mô hình Box-Wilson với k = 3, cánh tay Ďòn α = 1,215 và số thí nghiệm tại tâm là 1. Tổng số thí nghiệm của ma trận là 15 thí nghiệm. Các yếu tố công nghệ Ďược khảo sát gồm: tốc Ďộ Ďĩa phun (vòng/phút), nhiệt Ďộ khí sấy Ďầu vào (oC), và tốc Ďộ bơm dịch (mL/phút). Hàm mục tiêu hướng Ďến là Y1: Hàm lượng protein trong sản phẩm thu Ďược (g/100g), Y2: Độ ẩm của sản phẩm (%). 69 3.11. Sản xuất bột cua lột thủy phân ở qui mô pilot Sau khi khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ và tối ưu hóa quá trình thủy phân và sấy phun quy mô phòng thí nghiệm, quá trình thủy phân cua lột S.paramamosain áp dụng các Ďiều kiện tối ưu ở quy mô pilot với các các thiết bị sau: * Thiết bị thủy phân: Quá trình thủy phân Ďược thực hiện trên thiết bị lên men Fermentor 80L, model No: FDK 80L, seria No FDK010312 với các thông số thiết bị: - Nguồn: 220-240V, 50/60Hz, 30A. - Dung tích 80 lít, có thể Ďiều chỉnh bằng tank nhỏ 20 lít Ďặt bên trong. - Thùng lên men Ďược chế tạo bằng inox sus 304, thiết kế 2 lớp. - Cánh khuấy kiểu Ruston 6 cánh, tốc Ďộ khuấy 200v/phút. - Khử trùng dịch và bất hoạt enzym trong môi trường trực tiếp (Sterilizable- In-Place, SIP), Ďiều khiển nhiệt Ďộ và thời gian lên men, bất hoạt enzym bằng cách Ďặt chế Ďộ tự Ďộng. - Kiểm soát pH sử dụng thiết bị loại chịu nhiệt Ďộ cao (hãng Metler Toledo). * Thiết bị lọc: sử dụng rây lọc 0,3 mm * Thiết bị sấy phun: Spray Dryer, model L8 của Nhật Bản, Ďặt tại Viện Kỹ thuật nhiệt Ďới – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. 3.12. Sơ đồ định hƣớng nghiên cứu quy trình công nghệ tạo sản phẩm có tác dụng tăng cƣờng sức khỏe quy mô phòng thí nghiệm Nguyên liệu cua lột Ďược sơ chế, xay nhỏ và thủy phân theo phương pháp ứng dụng công nghệ enzym. Các Ďiều kiện pH, nhiệt Ďộ, tỷ lệ enzym/cơ chất, thời gian thủy phân Ďược khảo sát, Ďánh giá và tối ưu quy trình thủy phân nhằm Ďạt Ďộ thủy phân cao nhất. Dịch thủy phân thu Ďược sau khi qua rây lọc 0,3 mm Ďược sấy phun Ďể thu bột cua lột thủy phân. Quy trình sấy phun cũng Ďược tối ưu các yếu tố tốc Ďộ Ďĩa phun, nhiệt Ďộ khí sấy Ďầu vào, tốc Ďộ bơm dịch. Bột cua lột thủy phân Ďược Ďánh giá các chỉ tiêu chất lượng. Để bào chế sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, một số nguyên liệu bổ sung và tá dược Ďược bổ sung và bột cua lột, khuấy trộn Ďồng nhất và Ďóng gói thành phẩm. Định hướng nghiên cứu quy trình tạo sản phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe từ cua lột Ďược mô tả ở hình 3.5. 70 Hình 3.5. Sơ Ďồ Ďịnh hướng nghiên cứu tạo sản phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe từ cua lột 71 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần hóa học của cua lột Scylla paramamosain 4.1.1. Các thành phần hóa học cơ bản 4.1.1.1. Hàm lượng ẩm và tro của cua lột Hàm lượng ẩm của cua lột cao (> 80%) (Bảng 4.1), trong Ďó giá trị từ cua nguyên con, gan tụy, thịt và mai và vỏ mềm lần lượt là 85,74%, 82,5%, 85,7% và 81,9% (tính trên khối lượng tươi) trong Ďó mẫu nguyên con và thịt cao nhất và tương Ďương nhau, tiếp Ďến là mẫu gan tụy và thấp nhất là mai mềm của cua. Khi so sánh với các mẫu cua cùng loài này ở giai Ďoạn trưởng thành Ďã Ďược công bố cho thấy hàm lượng ẩm của cua lột cao hơn. Cụ thể là nghiên cứu của Fantong Meng (2017) [39] trên cùng loài cua S. paramamosain thu mẫu hoang dã và nuôi (cua trưởng thành, khối lượng khoảng 278-298 g/con), hàm lượng ẩm trên gan tụy và thịt tương ứng là 44,83-49,87% và 74,19-78,26% (tính trên khối lượng tươi). Hay so sánh với loài cua bùn khác là S. serrata trên cua tự nhiên và nuôi (cua trưởng thành cỡ 200g/ con), nghiên cứu của Sarower (2013) [36] cho thấy hàm lượng ẩm trong thịt, yếm và trứng lần lượt là 75,3-81,3%, 82,3-85,68% và 49,77-56,73% (tính trên khối lượng tươi). Hay một nghiên cứu khác của Zaliha Harun (2017) [122] trên cua bùn Scylla spp., hàm lượng ẩm trong thịt là 79,72% (tính trên khối lượng tươi). Như vậy cua lột do quá trình lột xác hút nước Ďể trương nở và lột bỏ vỏ mai cũ nên hàm lượng nước trong cơ thể cao hơn so với cua vỏ cứng. So sánh với các nghiên cứu Ďã công bố trên Ďối tượng cua bùn cho thấy trong phần gan tụy cua lột ở cỡ nhỏ nên hàm ẩm cao hơn so với cua trưởng thành. Hàm lượng tro trong cua nguyên con, gan tụy, thịt và mai Ďạt lần lượt là 0,42%, 0,39%, 0,30% và 0,56% (tính theo khối lượng tươi) và tương ứng với 2,98%, 2,22%, 2,12% và 3,09% (tính trên khối lượng khô) (Bảng 4.1). So sánh hàm lượng tro trong cua trưởng thành cùng loài này theo công bố của Fantong Meng (2017) là 2,43-2,65% và 1,52-1,74% (tính trên khối lượng tươi) [39]. Như vậy, hàm lượng tro trong cua lột thấp hơn nhiều, bằng 14,7-16,0% so với gan tụy và 17,2- 19,7% so với phần thịt của cua cứng cùng loài này ở giai Ďoạn trưởng thành. 72 Bảng 4.1. Hàm lượng ẩm và tro của cua lột TT Tên thành phần Đơn vị tính Cua lột Nguyên con Gan tụy Thịt Mai và vỏ mềm 1 Hàm lượng ẩm % trên mẫu tươi 85,74 ± 2,06 82,50 ± 1,98 85,70 ± 2,06 81,9 ± 1,97 2 Hàm lượng tro % trên mẫu tươi 0,42 ± 0,03 0,39 ± 0,03 0,30 ± 0,02 0,56 ± 0,04 % trên mẫu khô 2,98 ± 0,22 2,24 ± 0,17 2,12 ± 0,16 3,09 ± 0,23 4.1.1.2. Hàm lượng protein Hàm lượng protein trong cua nguyên con, gan tụy và thịt Ďạt lần lượt là 4,56%, 7,98% và 10,6% (tính trên khối lượng tươi). Khi so sánh với cùng loài này ở giai Ďoạn trưởng thành, hàm lượng protein của cua lột thấp hơn, nhất là phần thịt cua trưởng thành 17,41-21,66% theo công bố của Fantong Meng (2017) [39], hay so sánh với loài cua bùn Scylla spp., nghiên cứu của Zaliha (2017), hàm lượng protein là 14,63% [122]. Kết quả cũng cho thấy giá trị dinh dưỡng của cua lột nguyên con thông qua hàm lượng protein chỉ bằng khoảng 43% so với phần thịt cua lột (4,56 so với 10,6%), Ďiều này do quá trình xử lý mẫu Ďã loại bỏ gần 50% phần vẩy miệng, hốc mắt, mang, vỏ ngực, yếm. 4.1.1.3. Hàm lượng lipid Hàm lượng lipid trong cua nguyên con, thịt tương Ďương nhau và Ďạt tương ứng là 1,62%, 1,53%, trong khi Ďó trong gan tụy giàu lipid nhất, Ďạt 4,39% (tính trên khối lượng tươi). Khi so sánh với mẫu cua trưởng thành của cùng loài này trong các công bố trước Ďây [37, 39], hàm lượng lipid của thịt cua lột cao gấp 3-15 lần, tuy nhiên gan tụy cua trưởng thành có lipid cao gấp 2 lần cua lột do trong thời kì sinh sản, cua trưởng thành tích lũy lipid cao hơn Ďặc biệt là cua cái trong giai Ďoạn hình thành và chín trứng, Ďiều này phù hợp với nhận Ďịnh của Veronica (2007) [33]. Các nghiên cứu cũng Ďã chứng minh lipid Ďặc biệt quan trọng trong màng tế bào, nơi chúng có vai trò cả về cấu trúc, chức năng và hơn hết chúng Ďược coi là nguồn năng lượng dự trữ quan trọng, nguồn cung cấp các vitamin A, D, E, F, K của các cơ thể sống, quy Ďịnh các quá trình trao Ďổi chất, là một phần quan trọng trong quá trình truyền tín hiệu tế bào [125]. 73 4.1.1.4. Hàm lượng vitamin Kết quả phân tích thành phần và hàm lượng vitamin trong cua lột Ďã xác Ďịnh Ďược 5 loại vitamin (Bảng 4.2), trong Ďó vitamin E cao nhất trong các vitamin với giá trị từ 804,4-2.708 µg/100g, quy khô Ďạt 5,5 – 18,5 mg/100g. Hàm lượng vitamin E của cua lột Việt Nam trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với cua bùn Scylla spp. trong nghiên cứu của Sakthivel (2014) (Ďạt 3,18 mg/100g mẫu khô) [28]. So với khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng Ďối với người Việt Nam (tại Thông tư 43/2014/TT-BYT), Ďối với trẻ em lượng vitamin E là 5 mg/ngày, Ďối với người trưởng thành là 12 mg/ngày, thì 100 g cua lột tươi Ďáp ứng 16-48% nhu cầu cho trẻ dưới 3 tuổi tùy vào cua nguyên con hay thịt cua, với người trưởng thành là 6,7-20%. Đây là một trong những vitamin có khả năng chống oxy hóa, có vai trò tích cực trong Ďiều trị các bệnh lý liên quan Ďến tế bào da và máu [126]. Bảng 4.2. Hàm lượng các vitamin trong cua lột STT Tên chỉ tiêu Hàm lƣợng trên khối lƣợng tƣơi (µg/100g) Nguyên con Gan tụy Thịt 1 Vitamin A 25,5 ± 0,5 398 ± 19,5 25,9 ± 0,6 2 Vitamin E 804,4 ± 20,4 2708 ± 50,6 2429 ± 44,3 3 Vitamin K 8,9 ± 0,4 9,03 ± 0,1 Không phát hiện 4 Vitamin B2 98,01 ± 3,8 234 ± 13,4 191 ± 9,1 5 Vitamin PP 92,31 ± 2,8 252 ± 15,2 377 ± 17,5 Vitamin nhóm B cũng Ďược tìm thấy trong các mẫu cua lột. Hàm lượng vitamin B2 trong cua nguyên con, thịt và gan tụy với hàm lượng tương ứng là 98,01, 191 và 234 µg/100g. Khi so sánh với nhu cầu khuyến nghị, giá trị dinh dưỡng của 100g cua lột nguyên con và thịt cua tươi Ďáp ứng 19,6-38,2% nhu cầu với trẻ em và 7,5-14,7% với người trưởng thành. Bên cạnh Ďó, hàm lượng vitamin B3 (PP) Ďạt từ 92,31-377,70 µg/100g trong Ďó mẫu thịt Ďạt cao nhất. Vitamin A trong các mẫu cua lột có hàm lượng 25,5-234 µg/100g trong Ďó tập trung chủ yếu ở gan. Tương tự khi so sánh 100 g cua lột nguyên con và thịt cua tươi cung cấp 4,2% nhu cầu cho người trưởng thành và 6,2% nhu cầu với trẻ nhỏ < 3 tuổi. Vitamin K phát hiện trong 2 mẫu gan và cua lột nguyên con với hàm lượng tương ứng là 8,9 và 9,03 µg/100g. 100 g cua lột nguyên con cung cấp 68,5% nhu 74 cầu vitamin K cho trẻ dưới 3 tuổi và 15-17,4% với người trưởng thành. Kết quả nghiên cứu không phát hiện vitamin D trong mẫu cua lột. Các nghiên cứu trên thế giới về thành phần và hàm lượng vitamin trong cua cũng chưa nhiều, kết quả nghiên cứu này Ďã cho thấy cua là nguồn cung cấp vitamin rất Ďáng kể, Ďặc biệt là vitamin E, K, B2, A và vitamin B3. 4.1.1.5. Hàm lượng khoáng chất Kết quả phân tích các thành phần khoáng cua lột (Bảng 4.3) Ďã xác Ďịnh 9 khoáng chất trong Ďó có 5 khoáng Ďa lượng gồm Ca, P, Mg, Na, K và 4 khoáng vi lượng gồm Fe, Zn, Cu, Mn. Trong các khoáng Ďa lượng, Na có hàm lượng cao nhất (1,27-4,72 g/100g khối lượng khô), tăng dần từ mẫu gan tụy Ďến thịt, cua nguyên con và mai cua, Ďiều này phù hợp với công bố của Rasheed O. Moruf (2019) [30]. Hàm lượng Ca trong cua lột Ďạt từ 0,55-2,29 g/100g khối lượng khô, trong Ďó Ďáng chú ý là mẫu cua nguyên con 1,76 g/100g. Hàm lượng P Ďạt từ 1,06-1,41 g/100g khối lượng khô. Đáng chú ý là mẫu cua lột nguyên con có tỷ lệ Ca/P là 1,56/1, Ďây là tỷ lệ giúp hấp thụ tốt Ca, P Ďối với cơ thể người theo nghiên cứu của Emma, 2016 (ngưỡng hấp thụ Ca, P tốt từ 1-2/1) [127]. Hàm lượng Mg Ďạt từ 0,28-0,61 g/100g khối lượng khô, trong Ďó mẫu cua nguyên con Ďạt hàm lượng cao (0,54 g/100g). Hàm lượng K Ďạt 0,66-1,91 g/100g khối lượng khô trong Ďó cao nhất là mẫu thịt cua lột. Hàm lượng các khoáng vi lượng của cua lột xếp theo thứ tự hàm lượng giảm dần là Zn (82,86-267,83 mg/kg), Fe (45,3-94,29 mg/kg), Cu (55,25,76,85 mg/kg) và Mn (5,78-25,14mg/kg). Đáng chú ý là Zn có hàm lượng cao trong mẫu thịt và cua lột nguyên con, tương Ďương với thịt hàu Việt Nam Ďã Ďược công bố (25- 345mg/kg) [128], cao hơn so với nấm sò (Pleurotus ostearus) (36,7 mg/kg khối lượng khô) [129], cao hơn so với hàu dẹt Châu Âu (Oystrea edulis) (83-84 mg/kg khối lượng khô) [130]. Khi so sánh các mẫu cua lột và cua mai cứng ở cùng khối lượng cơ thể (xấp xỉ 100g/con), Ďối với hai mẫu mai cua, ngoài trừ K trong mẫu mai mềm của cua lột thấp hơn so với mai cua cứng (tương ứng là 0,66 và 0,81 mg/kg), 8 chất khoáng còn lại trong mai mềm cao hơn trong mai cứng với hàm lượng tăng từ 1,05-1,53 lần. 75 Bảng 4.3. Hàm lượng khoáng chất trong các mẫu cua lột (trên khối lượng khô) TT Khoáng chất Cua lột Cua mai cứng Nguyên con Gan tụy Thịt Mai và vỏ mềm Thịt Mai và vỏ mềm 1 Canxi (g/100g) 1,76 ±0,18 0,94 ±0,09 0,55 ±0,06 2,29 ±0,23 0,23 ±0,02 2,12 ±0,21 2 Magie (g/100g) 0,54 ±0,05 0,29 ±0,03 0,28 ±0,03 0,61 ±0,06 0,21 ±0,02 0,45 ±0,05 3 Natri (g/100g) 4,39 ±0,44 1,27 ±0,13 3,31 ±0,33 4,72 ±0,47 2,42 ±0,24 3,73 ±0,37 4 Kali (g/100g) 1,58 ±0,16 0,71 ±0,07 1,91 ±0,19 0,66 ±0,07 1,02 ±0,10 0,81 ±0,08 5 Photpho (g/100g) 1,13 ±0,11 1,31 ±0,13 0,66 ±0,07 1,41 ±0,14 0,58 ±0,10 0,92 ±0,08 6 Đồng (mg/kg) 67,23 ±6,72 57,14 ±5,71 76,85 ±7,69 55,25 ±5,53 67,12 ±6,71 52,31 ±5,23 7 Kẽm (mg/kg) 203,53 ±20,35 82,86 ±8,29 267,83 ±26,78 89,50 ±8,95 121,13 ±12,10 61,26 ±6,12 8 Sắt (mg/kg) 78,18 ±7,81 94,29 ±9,43 53,08 ±5,31 45,30 ±4,53 37,38 ±3,73 34,57 ±3,46 9 Mangan (mg/kg) 9,19 ±0,92 25,14 ±2,51 5,78 ±0,58 22,65 ±2,27 4,21 ±0,42 18,52 ±0,85 Đối với mẫu thịt cua lột có hàm lượng của tất cả 9 loại khoáng Ďều tăng so với thị cua mai cứng từ 1,14 Ďến 2,39 lần, trong Ďó nhóm khoáng tăng thấp là P, Cu (1,14 và 1,15 lần) và nhóm tăng cao là các nguyên tố Ca, Zn, K (tương ứng là 2,39, 2,21 và 1,87 lần). Nghiên cứu này một lần nữa khẳng Ďịnh hàm lượng các khoáng chất bị ảnh hưởng bởi quá trình lột xác của cua, một số khoáng chất Ďa lượng và vi lượng hấp thụ ngược trở lại từ mai vào thịt cơ sau khi diễn ra quá trình lột xác. Mohapatra (2009) cho rằng hiện tượng khoáng chất hấp thu ngược này có thể nhằm mục Ďích Ďảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của chủ thể Ďồng thời cung cấp các chất cần thiết cho quá trình hình thành lớp vỏ mới), Ďồng thời tác giả cũng cho rằng việc sử dụng cua mới lột xác an toàn và có nhiều chất dinh dưỡng hơn so cua chưa lột xác [35]. 76 4.1.2. Thành phần và hàm lượng các axit amin Đã xác Ďịnh Ďược 17 axit amin từ cua lột Scylla paramamosain (Bảng 4.4). Tương tự với hàm lượng protein, hàm lượng axit amin tổng số (TAA) của thịt cua lột cao gấp hơn 2 lần cua lột nguyên con với các giá trị tương ứng là 10,6 và 4,53 g/100g khối lượng tươi trong khi hàm lượng TAA của gan tụy là 8,22 g/100g khối lượng tươi. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Fantong Meng (2017) [39], số lượng axit amin là tương Ďương tuy nhiên hàm lượng TAA trong cua S.paramamosain trưởng thành cao hơn với 24,32 g/100g khối lượng tươi ở gan tụy và 16,32 g/100g khối lượng tươi ở thịt cua. Điều này cũng phù hợp do khối lượng cua trưởng thành lớn hơn (gấp 3 lần) và hàm lượng protein trong cua trưởng thành cũng cao hơn. Bảng 4.4. Hàm lượng các axit amin trong cua lột STT Axit amin Hàm lƣợng (g/100g) Nguyên con Gan tụy Thịt 1 Threonine 0,32 ± 0,03 0,37 ± 0,04 0,46 ± 0,05 2 Leucine 0,29 ± 0,03 0,61 ± 0,06 0,82 ± 0,08 3 Phenylalanine 0,28 ± 0,03 0,36 ± 0,04 0,44 ± 0,04 4 Isoleucine 0,23 ± 0,02 0,39 ± 0,04 0,49 ± 0,05 5 Lysine 0,20 ± 0,02 0,50 ± 0,05 0,74 ± 0,07 6 Valine 0,18 ± 0,02 0,43 ± 0,04 0,52 ± 0,05 7 Methionine 0,16 ± 0,02 0,19 ± 0,02 0,28 ± 0,03 8 Histidine 0,11 ± 0,01 0,32 ± 0,03 0,28 ± 0,03 EAA 1,77 ± 0,025 3,17 ± 0,04 4,03 ± 0,05 9 Proline 0,50 ± 0,05 0,39 ± 0,04 0,45 ± 0,05 10 Serine 0,41± 0,04 0,26 ± 0,03 0,39 ± 0,04 11 Glycine 0,33 ± 0,03 1,01 ± 0,10 1,40 ± 0,14 12 Cysteine 0,33 ± 0,03 0,32 ± 0,03 0,27 ± 0,03 13 Axit aspartic 0,29 ± 0,03 0,89 ± 0,09 1,09 ± 0,11 14 Arginine 0,25 ± 0,03 0,27 ± 0,03 0,37 ± 0,04 15 Tyrosine 0,23 ± 0,02 0,32 ± 0,03 0,33 ± 0,03 16 Alanine 0,21 ± 0,02 0,48 ± 0,05 0,67 ± 0,07 17 Axit glutamic 0,21 ± 0,02 1,11 ± 0,10 1,60 ± 0,16 NEAA 2,76 ± 0,03 5,05 ± 0,06 6,57 ± 0,74 TAA 4,53 ± 0,03 8,22 ± 0,05 10,60 ± 0,06 EAA/TAA 0,39 0,39 0,38 Ghi chú: EAA: axit amin thiết yếu; NEAA axit amin không thiết yếu; TAA: tổng axit amin. 77 Hàm lượng các axit amin thiết yếu (EAA) có mặt Ďầy Ďủ 8 loại trong cả 3 mẫu của nguyên con, gan tụy và thịt với hàm lượng tương ứng là 1,77, 3,17 và 4,03 g/100g khối lượng tươi trong Ďó cao nhất là trong thịt. Phần thịt và gan tụy có hàm lượng các EAA khá tương Ďồng, EAA trong thịt chiếm hàm lượng cao hơn gan tụy, trong Ďó cao nhất là hai axit amin leucine và lysine với hàm lượng lần lượt là 0,82 và 0,74 g/100g, tương ứng với mẫu gan tụy là 0,61 và 0,50 g/100g, chỉ có histidine của gan tụy cao hơn thịt tương ứng là 0,32 và 0,28 g/100g. Hàm lượng axit amin không thiết yếu (NEAA) của các mẫu cua lột nguyên con, gan tụy và thịt tương ứng là 2,76, 5,05 và 6,57 g/100g khối lượng tươi. Tương tự như nhóm các EAA, hàm lượng NEAA của mẫu thịt và gan cua khá tương Ďồng trong Ďó có 3 axit amin có hàm lượng cao vượt trội là axit glutamic, glycine, axit aspartic, với hàm lượng 1,09-1,60 g/100g với mẫu thịt và 0,89-1,11g/100g với mẫu gan tụy. 6 axit amin còn lại gồm alanine, proline, serine, cysteine, arginine và tyrosine có hàm lượng thấp hơn dao Ďộng từ 0,27-0,67 g/100g với mẫu thịt và 0,26- 0,48 g/100g với mẫu gan tụy. Đối với cua nguyên con hàm lượng các axit amin không tương Ďồng với phần thịt và gan tụy và có hàm lượng thấp hơn dao Ďộng từ 0,21-0,50 g/100g. Việc có Ďầy Ďủ các axit amin thiết yếu với hàm lượng cao so với tổng số axit amin và tỷ lệ EAA/TAA gần như không thay Ďổi trong 3 mẫu cua nguyên con, gan tụy và thịt (giá trị từ 0,38-0,39) thể hiện giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của cua lột. Thực vậy, một số nghiên cứu về dinh dưỡng học Ďã khẳng Ďịnh methionine là chất chống oxy hóa mạnh mẽ và là một nguồn lưu huỳnh tốt, ngăn ngừa rối loạn tóc, da và móng tay, giúp phân hủy chất béo, do Ďó giúp ngăn ngừa sự tích tụ mỡ trong gan và các Ďộng mạch có thể gây tắc nghẽn lưu lượng máu Ďến não, tim và thận [131]. Isoleucine cần thiết cho sự hình thành hemoglobin, ổn Ďịnh và Ďiều chỉnh lượng Ďường trong máu và mức năng lượng [132]. Histidine là một axit amin không thể thiếu tham gia vào nhiều quá trình trao Ďổi chất chức năng bao gồm sản xuất histamine, tham gia vào các phản ứng dị ứng và viêm [133]. 4.1.3. Thành phần và hàm lượng các lớp chất lipid của cua lột Thành phần và hàm lượng các lớp chất lipid của cua lột Ďược xác Ďịnh bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng Ďịnh lượng. Kết quả Ďã xác Ďịnh Ďược 7 lớp chất lipid trong thành phần lipid của cua lột gồm: lipid phân cực (Pol), sterol (ST), 78 monoacylglycerol và diacylglycerol (MAG và DAG), axit béo tự do (FFA), triacylglycerol (TG), monoalkyldiacylglycerol (MADG), Hydrocacbon và sáp (HW) (Hình 4.1). Mẫu thịt phát hiện 1 lớp chất chưa xác Ďịnh Ďược chiếm 6,4% tổng các lớp chất trong khi hai mẫu còn lại không có. Mẫu cua lột nguyên con không phát hiện lớp MAG và DAG. Tên mẫu TLC Sắc ký đồ Nguyên con Thịt Gan tụy Hình 4.1. Bản mỏng và sắc kí Ďồ các lớp chất lipid của cua lột 79 Hàm lượng các lớp chất rất khác biệt nhau ở ba mẫu cua lột nguyên con, thịt và gan (Bảng 4.5). Đối với mẫu gan tụy, thành phần lipid tập trung chủ yếu là TG với hà
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_va_xay_dung_quy_trinh.pdf
- Tóm tắt luận án tiếng anh.pdf
- Tóm tắt luận án tiếng việt.pdf
- Trang thông tin đóng gớp mới.doc
- Trang thông tin đóng góp mới.pdf
- Trích yếu luận án.pdf