Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao

Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 185 trang Hà Tiên 06/04/2024 660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao

Luận án Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống bí đỏ (Cucurbita spp.) có hàm lượng chất khô cao
ít, tỷ lệ ra hoa, đậu quả, TGST dài hay 
ngắn đều ảnh hưởng đến số quả/cây. Vì vậy khi mật độ cây như nhau thì NSLT 
phụ thuộc vào trung bình số quả/cây và khối lượng trung bình quả. Các giống 
có số lượng quả nhiều có khối lượng quả lớn là những giống có tiềm năng suất 
cao. Kết quả đánh giá và phân nhóm các mẫu giống bí đỏ theo yếu tố cấu 
thành năng suất được trình bày ở Bảng 3.3. 
Bảng 3.3. Phân nhóm các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu 
theo các yếu tố cấu thành năng suất 
Tính 
trạng 
Phạm vi dao 
động 
Trạng thái biểu hiện 
Giá trị biến động 
của các mẫu giống 
(phân nhóm) 
Số lượng 
mẫu giống 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
quả/cây 
(quả) 
Nhỏ nhất: 0,40 
Lớn nhất: 2,50 
TB: 1,23 
Ít (< 1,0) 35 26,51 
Trung bình (1,0 -2,0) 92 69,70 
Nhiều (>2,0) 5 3,79 
Khối 
lượng 
quả (kg) 
Nhỏ nhất: 0,7 
Lớn nhất: 5,3 
TB: 2,1 
Nhỏ (<2) 102 77,27 
Trung bình (2 -5) 27 20,45 
Lớn (> 5) 3 2,27 
NSLT 
(tấn/ha) 
Nhỏ nhất: 8,9 
Lớn nhất: 19,9 
TB: 15,07 
Thấp (< 10 ) 7 5,30 
Trung bình (10-15) 56 42,43 
Cao (> 15 ) 69 52,27 
NSTT 
(tấn/ha) 
Nhỏ nhất:7,7 
Lớn nhất: 17,7 
TB:12,66 
Thấp (< 10 ) 28 22,72 
Trung bình (10-15) 88 65,16 
Cao (> 15 ) 16 12,88 
61 
Số quả trên cây của các mẫu giống bí đỏ dao động từ 0,4 - 2,5 quả/cây, 
trung bình đạt 1,23 quả/cây. Có 35 mẫu giống có số quả thấp (<1 quả) chiếm 
26,51%, 92 mẫu giống (chiếm 69,7%) có số quả dao động từ 1-2 quả và còn lại 
là 5 mẫu giống có số quả nhiều (>2 quả) chiếm 3,79%. 
Khối lượng quả quyết định đến năng suất của cây. Chỉ tiêu khối lượng quả 
thường được các nhà chọn tạo giống ưu tiên nghiên cứu chọn tạo theo hướng 
khối lượng quả từ nhỏ đến trung bình, phù hợp với bữa ăn của một gia đình 
(Nguyễn Thị Tâm Phúc và cộng sự (2017) [14], Trần Danh Sửu và Nguyễn 
Thị Tâm Phúc (2018)[15]). 
Theo Gerardus & Grubben (2004) [48], khối lượng quả bí đỏ thông 
thường nằm trong khoảng từ 0,5 kg đến trên dưới 10 kg. Kết quả đánh giá tập 
đoàn cho thấy, khối lượng quả của các mẫu giống bí đỏ trong tập đoàn biến 
động khá lớn, dao động từ 0,7 - 5,3 kg, mẫu giống cho quả có khối lượng bình 
quân lớn nhất là giống Nhung nghìm SĐK 7528, lượng bình quân lớn nhất là 
giống Nhung nghìm SĐK 7528, thu thập tại Bắc Kạn (5,3 kg), nhỏ nhất là 
giống Tau đầu SĐK 19273 thu thập tại Lào Cai 0,7kg). Trong đó, khối lượng 
dạng quả nhỏ (<2kg) có 102 mẫu giống, chiếm 77,27%; dạng trung bình (2-
5kg) có 27 mẫu giống chiếm 20,45%; ít nhất là dạng quả lớn (>5kg) có 3 mẫu 
giống chiếm 2,27%. Các mẫu giống bí đỏ của tập đoàn nghiên cứu chủ yếu có 
khối lượng từ nhỏ đến trung bình có thể giải thích là do khối lượng quả nhỏ, 
thường đi cùng với chất lượng quả ngon hơn quả có khối lượng quả lớn, hơn 
nữa hầu hết ở các tỉnh trung du miền núi, sản xuất bí đỏ chủ yếu theo phương 
thức tự cung, tự cấp nên các mẫu giống bí có khối lượng vừa phải và nhỏ được 
lựa chọn với mục đích làm rau ăn, với bữa cơm hàng ngày là phù hợp, với kết 
quả nghiên cứu của Hà Minh Loan, (2020) [11], các mẫu giống bí đỏ địa 
phương biến động khá lớn từ 0,59 - 4,96 kg. Đa số các mẫu giống bí đỏ trong 
nghiên cứu này có khối lượng quả từ nhỏ đến trung bình. 
Năng suất lý thuyết (NSLT) của các mẫu giống bí đỏ dao động từ 8,9- 
19,9 tấn/ha, trung bình đạt 15,07 tấn/ha. Có 7 mẫu giống có NSLT thấp (<10 
tấn/ha) chiếm 5,3%, 56 mẫu giống có NSLT trung bình (10-15 tấn/ha) chiếm 
42,43% và còn lại 69 mẫu giống có NSLT cao (>15 tấn/ha). 
62 
Năng suất thực thu (NSTT) là yếu tố tổng hợp đánh giá toàn bộ quá trình 
sinh trưởng, phát triển, hiệu quả sản xuất của đời sống cây bí đỏ, kết quả thí 
nghiệm cho thấy NSTT của các mẫu giống biến động từ 7,7 - 17,7 tấn/ha; 
mẫu giống Cà đéng nú (SĐK 5354) có năng suất quả cao nhất là 17,7 tấn/ha. 
Có đến 88 mẫu giống có NSTT trung bình (10-15 tấn/ha) chiếm 65,16%, 16 
mẫu giống có NSTT cao (>15 tấn/ha) chiếm 12,88% và còn lại 28 mẫu giống 
có NSTT thấp (<10 tấn/ha) chiếm 22,72%. 
3.1.3. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu giống bí đỏ 
Chất lượng quả là chỉ tiêu đặc trưng cho các giống bí đỏ do gen qui 
định và ít chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh và là tính trạng quan 
trọng để phân loại giống. Trong quả bí đỏ, thành phần chất lượng như: Độ 
brix, hàm lượng chất khô, vitamin C, -carotene có sự biến đổi và tùy thuộc 
vào thời điểm thu hoạch cũng như mục đích sử dụng phù hợp với nghiên cứu 
của Sonu Sharma and Ramana Rao, (2013) [106]. 
Kết quả đánh giá chất lượng của 132 mẫu giống bí đỏ thông qua phân 
tích một số chỉ tiêu về chất lượng trong phòng thí nghiệm như độ brix, hàm 
lượng chất khô, vitamin C, -carotene được trình bày tại Bảng 3.4. 
Số liệu Bảng 3.4 cho thấy: 
- Độ brix (%) là một chỉ tiêu chất lượng thể hiện độ ngọt, có vai trò quan 
trong đánh giá chất lượng của các loại rau quả. Một độ Brix tương ứng với 1g 
đường sacarozo trong 100g dung dịch. Các nghiên cứu đã được công bố của 
Nguyễn Thị Tâm Phúc và cs (2017) [14] xác định: đối với bí đỏ, độ brix đạt trên 
10 là tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ brix đo được của 132 mẫu giống bí đỏ 
biến động từ 3,1 - 12,3%; trong đó đa số các mẫu giống (118 mẫu, 89,4%) có độ 
brix <10%; chỉ có 14 mẫu giống (chiếm 10,6%) có độ brix cao hơn 10%, gồm 
các mẫu giống có số đăng ký (SĐK): 5352, 5363, 6551, 6552, 6559, 6561, 6741, 
6740, 6916, 8382, 8396, 8576, 15113 và 19300; đây là những mẫu giống có tiềm 
năng chất lượng, ngon hơn và bổ dưỡng hơn cho người sử dụng và sẽ là nguồn 
vật liệu quí cho chọn tạo giống chất lượng. 
63 
- Độ brix (%) là một chỉ tiêu chất lượng thể hiện độ ngọt, có vai trò quan 
trong đánh giá chất lượng của các loại rau quả. Một độ Brix tương ứng với 1g 
đường sacarozo trong 100g dung dịch. Các nghiên cứu đã được công bố của 
Nguyễn Thị Tâm Phúc và cs (2017) [14] xác định: đối với bí đỏ, độ brix đạt trên 
10 là tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ brix đo được của 132 mẫu giống bí đỏ 
biến động từ 3,1 - 12,3%; trong đó đa số các mẫu giống (118 mẫu, 89,4%) có độ 
brix <10%; chỉ có 14 mẫu giống (chiếm 10,6%) có độ brix cao hơn 10%, gồm 
các mẫu giống có số đăng ký (SĐK): 5352, 5363, 6551, 6552, 6559, 6561, 6741, 
6740, 6916, 8382, 8396, 8576, 15113 và 19300; đây là những mẫu giống có tiềm 
năng chất lượng, ngon hơn và bổ dưỡng hơn cho người sử dụng và sẽ là nguồn 
vật liệu quí cho chọn tạo giống chất lượng. 
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu 
Thành phần 
dinh dưỡng 
Phạm vi dao 
động 
Khoảng biến 
động 
Số lượng 
mẫu giống 
Tỷ lệ 
(%) 
Độ Brix (%) 
Nhỏ nhất: 3,1 
Lớn nhất:12,3 
TB: 7,6 
≤ 10% 118 89,4 
> 10% 14 10,6 
Hàm lượng 
chất khô (%) 
Nhỏ nhất: 2,2 
Lớn nhất:19,0 
TB: 7,9 
< 6% 29 38,28 
6 - 10% 82 62,12 
> 10% 21 15,9 
Hàm lượng 
β-carotene 
(µg/g) 
Lớn nhất: 23,6 
Nhỏ nhất: 2,8 
TB: 7,6 
< 5,0 µg/g 31 23,5 
5,0 - 10,0 µg/g 86 65,2 
10,0 - 15,0 µg/g 13 9,8 
> 15,0 µg/g 2 1,5 
Hàm lượng 
vitamin C 
(mg/100g) 
Nhỏ nhất: 1,4 
Lớn nhất: 19,1 
TB: 6,3 
< 5 mg/100g 53 40,1 
5 - 10 mg/100g 67 50,8 
10 - 15 mg/100g 10 7,6 
>15 mg/100g 2 1,5 
Ghi chú: Hàm lượng chất khô (%) phân cấp theo TCVN 10696:2015 
[20]; Các phân cấp dựa theo phân cấp của Phòng thí nghiệm dữ liệu dinh 
dưỡng, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (2006) [121]. 
64 
Trong cùng một điều kiện trồng trọt giống nhau, chất lượng của các 
mẫu giống được quy định bởi yếu tố giống. Các giống khác nhau có chất 
lượng khác nhau. Bí đỏ là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức 
khỏe, hàm lượng chất khô trong bí đỏ càng cao thì giá trị dinh dưỡng trong 
bí đỏ càng lớn. Hàm lượng chất khô chính là hàm lượng còn lại của bí đỏ 
khi đã được loại bỏ nước trong quá trình làm khô. Kết quả đánh giá hàm 
lượng chất khô của các mẫu giống nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 
3.4 và Hình 3.11. 
Kết quả đánh giá cho thấy hàm lượng chất khô của các mẫu giống bí đỏ 
nghiên cứu có sự khác biệt lớn, biến động từ 2,2% đến 19,0%. với giá trị 
trung bình là 7,9%, độ lệch chuẩn 2,6 và hệ số biến động là 33,4%. Mẫu 
giống có hàm lượng chất khô thấp nhất 2,2% là Cờ Nhum (SĐK-19326, thu 
thập tại Bắc Kạn), có năng suất đạt 13,6 tấn/ha, màu thịt quả có màu vàng 
đậm, khối lượng quả đạt 1,7kg; Giống có hàm lượng chất khô cao nhất đạt 
19,0% là Nhúm xí (SĐK - 8387, thu thập tại Sơn La), là giống có năng suất 
cao, đạt 15,7 tấn/ha, có màu thịt quả là màu cam đậm, khối lượng đạt 2,5kg. 
Hình 3.11. Hàm lượng chất khô của các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu 
Qua hình 3.10 cho thấy phần lớn các mẫu giống có hàm lượng chất khô 
theo nằm trong khoảng từ 6-10% chiếm tỉ lệ 62,12% (82 mẫu giống) điển 
hình là Bí đỏ tẻ (SĐK3634), Cắm quạ (SĐK5355), Bí đỏ (SĐK7534); nhóm 
65 
có hàm lượng chất khô thấp < 6% gồm 29 mẫu giống (chiếm 38,28%) điển 
hình là Bí đỏ (SĐK3726) (4,0%), Xéng to (SĐK7546) (4,0%), Mã ức 
(SĐK8385) (4,7%), Mạc ức kho (SĐK8393)(5,2%); nhóm có hàm lượng chất 
khô cao từ 10% gồm 21 mẫu giống (chiếm 15,9%) trong đó có 4 mẫu giống 
có hàm lượng chất khô cao (>13%) gồm: bí đỏ gáo (SĐK3630) (13,3%), Bí 
đỏ quả dài (SĐK6916) (13,5%), Nhum xí (SĐK8387) (19%), Làng quá 
(SĐK19291) (13,5%). 
-carotene là tiền tố của vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành 
vitamin A tham gia vào quá trình thị giác, bên cạnh đó còn tham gia vào các 
quá trình trao đổi protein, lipid, glucid và muối khoáng. Khi thiếu vitamin A 
sẽ giảm tích lũy protein ở gan và ngừng tổng hợp albumin ở huyết thanh. 
Thiếu vitamin A còn tăng hiện tượng tạo sỏi thận và giảm kali ở nhiều cơ 
quan khác, một phân tử -carotene sẽ cho ra hai phân tử vitamin A. Như vậy, 
-carotene được biết đến với vai trò rất quan trọng cho cơ thể, những nghiên 
cứu gần đây cho thấy - carotene còn là tác nhân chống lại các tế bào ung thư, 
chất độc do tia tử ngoại. Đối với việc sửa chữa các tổn thương do tia tử ngoại, 
-carotene còn có tác dụng tốt hơn cả vitamin A (Gerardus & Grubben, 2004 
[48]; Christophe Wiart, PharmD, PhD, 2012) [31]. 
Kết quả đánh giá cho thấy các mẫu giống nghiên cứu có hàm lượng β-
carotene ở mức trung bình (5-10 µg/g) chiếm 81,1%. Các mẫu giống có hàm 
lượng β-carotene ở mức thấp (< 5 µg/g) 23,5%. Còn lại 13 mẫu giống ở mức 
khá (10 - 15 µg/g) chiếm 9,8% và 2 mẫu giống có hàm lượng ở mức cao (>15 
µg/g) chiếm tỷ lệ 1,5% là các mẫu giống có SĐK 15164 và SĐK 3722. 
Hàm lượng vitamin C của các mẫu giống bí đỏ nghiên cứu biến động từ 
1,4 - 19,1 mg/100g; đa số các mẫu giống bí đỏ (57,6%) có hàm lượng vitamin 
C ở mức khá (5 - 10 mg/100g), 40,1% các mẫu giống đạt mức thấp (<5 
mg/100g). 
Kết quả đánh giá hàm lượng Vitamin C thể hiện ở Bảng 3.4 và Hình 3.15 
cho thấy: có 53 mẫu (chiếm tỷ lệ 40,1%) có hàm lượng vitamin C mức <5 
mg/100g; 67 mẫu giống (chiếm tỷ lệ 50,8%) có hàm lượng vitamin C ở mức 5 - 
66 
10 mg/100g; 10 mẫu giống (chiếm tỷ lệ 7,6%) đạt mức 10 - 15 mg/100g và chỉ 
có có 2 mẫu giống (chiếm tỷ lệ 1,5%) có hàm lượng vitamin C ở mức rất cao 
(>15 mg/100g) là hai mẫu giống bí đỏ SĐK 7955 (19,1 mg/100 g) và SĐK 
8396 (17,7 mg/100 g), tương đương các giống bí đỏ F1-LTP 868 [17] hoặc 
giống bí nhập nội của Hàn Quốc như các giống TN220, Season opener [5]. 
3.1.4. Xác định một số mẫu giống bí đỏ triển vọng sử dụng làm vật liệu 
chọn tạo giống và giới thiệu sản xuất theo hướng hàm lượng chất khô, 
năng suất cao. 
Kết quả nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn 132 mẫu 
giống bí đỏ; phân tích đa dạng di truyền của nguồn gen, phân nhóm các mẫu 
giống theo tính trạng hình thái nông học, năng suất và phân tích chất lượng các 
mẫu giống là cơ sở để lựa chọn tạo vật liệu khởi đầu trong nghiên cứu chọn tạo 
giống và khai thác phát triển nguồn gen có hàm lượng chất khô, năng suất cao để 
phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo và giới thiệu cho sản xuất. 
Qua kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn bí đỏ đã cho 
thấy các mẫu giống bí đỏ biểu hiện tốt ở tính trạng này nhưng lại biểu hiện bình 
thường ở tính trạng khác. Do vậy, nhằm tuyển chọn các mẫu giống bí đỏ đồng 
thời có năng suất cao và các tính trạng về chất lượng phù hợp, trong nghiên cứu 
đã sử dụng chương trình chọn lọc, version 1.0 của Nguyễn Đình Hiền (1996), 
dựa trên chỉ tiêu: Năng suất thực thu, hàm lượng chất khô, độ brix, hàm lượng 
β-caroten và hàm lượng vitamin C; với các tiêu tiêu chuẩn chọn lọc như sau: 
mẫu giống có năng suất ≥ 15,00 tấn/ha, hàm lượng chất khô (%) ≥ 7,5, độ brix 
(%) ≥ 5,9, hàm lượng β-caroten µg/g) ≥ 8,6 và hàm lượng vitamin C ≥ 2,50. 
Năm chỉ tiêu đưa vào chương trình chọn dòng, trong đó có 3 chỉ tiêu (độ brix, 
hàm lượng β-caroten và vitamin C) không ưu tiên với hệ số = 1; 2 chỉ tiêu ưu 
tiên với hệ số = 10 là năng suất thực thu và hàm lượng chất khô.. Căn cứ vào 
chỉ tiêu tổng hợp để chọn ra các mẫu giống gần nhất so với mục tiêu đã đặt ra 
dựa theo khoảng cách Euclide (khoảng cách này không tính đến mối quan hệ 
giữa các chỉ tiêu). Kết quả đã chọn được 14/132 mẫu giống bí đỏ đáp ứng được 
các tiêu chí chọn lọc nêu trên, được trình bày tại Bảng 3.5 và Phụ lục 7. 
67 
Bảng 3.5. Kết quả chọn lọc 14 mẫu giống bí đỏ có triển vọng theo chương 
trình chọn dòng (Selection Index) 
TT SĐK Chỉ số 
Năng suất 
quả 
(tấn/ha) 
Chất khô 
(%) 
Độ Brix 
(%) 
β- 
carotene 
(µg/g) 
Vitamin 
C 
(mg/100g) 
1 8387 12,33 15,70 19,00 6,30 9,20 3,50 
2 5357 12,35 16,10 11,20 5,90 9,70 5,10 
3 15113 12,62 15,20 13,00 11,20 8,60 8,10 
4 3630 12,76 15,00 13,30 9,90 9,40 8,90 
5 5354 12,90 17,70 7,90 8,20 14,30 3,70 
6 15156 13,33 15,20 11,60 6,40 9,20 4,10 
 7 8392 13,60 15,70 9,70 9,10 9,80 5,00 
8 3633 13,68 15,70 9,50 9,40 13,90 10,10 
9 8396 13,70 15,10 11,30 10,80 9,60 17,70 
10 3722 14,18 16,00 8,80 8,50 21,60 8,30 
11 16379 14,29 15,20 9,80 7,00 9,00 3,40 
12 3826 14,51 15,70 8,30 8,70 9,30 8,90 
13 9294 14,55 15,40 9,00 8,10 14,45 3,20 
14 6742 14,86 16,20 7,50 6,60 13,90 2,50 
Trong đó số đăng ký (SĐK) tại Ngân hàng gen, tên giống và địa điểm 
thu thập như sau: 
TT Số đăng ký Tên giống Địa điểm thu thập 
1 8387 Nhúm xí Sơn La 
2 5357 Bí đỏ Yên Bái 
3 15113 Nông tâu đằng Điện Biên 
4 3630 Bí đỏ gáo Thái Nguyên 
5 5354 Cà đéng nú Lạng Sơn 
6 15156 Pe ơ Lai Châu 
7 8392 Plảy xéng Sơn La 
8 3633 Qủa nhậm là Bắc Cạn 
9 8396 Pin tô Sơn La 
10 3722 Bí đỏ Quảng Ninh 
11 16379 Nông lăng qua Lào Cai 
12 3826 Bí đỏ Sơn La 
13 9294 Qua đeng Bắc Giang 
14 6742 Bí đỏ nếp Lạng Sơn 
68 
Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu về đặc điểm nông sinh học chính, về năng 
suất thực thu, hàm lượng chất khô, độ brix, hàm lượng β-carotene (µg/g) và 
hàm lượng vitamin C của 14 mẫu giống bí đỏ triển vọng, ưu tiêu tiêu chí năng 
suất thực thu và hàm lượng chất khô cao cho thấy hàm lượng chất khô cao 
nhất là mẫu giống Nhum xí (SĐK 8387), thu thập tại Sơn La, có năng suất 
cao >15 tấn/ha, hàm lượng chất khô cao nhất đạt 19,0% có số điểm được xếp 
ưu tiên số 1, số 2 là mẫu giống Bí đỏ gáo có SĐK 3630, thu thập Thái 
Nguyên; xếp số 3 là mẫu giống Nông tâu đằng có SĐK 15113, thu thập Điện 
Biên; tiếp đến là mẫu giống Nông Pe ơ - SĐK 15156, thu thập Lai Châu xếp 
thứ 4; mẫu giống Pin tô, SĐK 8396, thu thập tại Sơn La xếp thứ 5; số 6 là 
mẫu giống 5357, thu thập tại Yên Bái, tiếp đến là mẫu giống Nông lăng qua 
SĐK 16379, thu thập Lào Cai; SĐK 8392 - Plảy xéng, thu thập Sơn La; SĐK 
– 3633 Quả nhậm là, thu thập Bắc Cạn; SĐK 9294 – Qua đeng, thu thập Bắc 
Giang lần lượt xếp thứ tự 7, 8, 9, 10 đều có năng suất cao > 15 tấn/ha, ưu tiên 
chỉ số hàm lượng chất khô; 02 mẫu giống Bí đỏ SĐK 3722 thu thập ở Quảng 
Ninh và SĐK 3826, thu thập Sơn La xếp thứ 11 và 12 đều có năng suất thực 
thu cao và hàm lượng chất khô và 8,8 % và 8,3 %; xếp cuối là 02 mẫu giống 
đều thu thập ở Lạng Sơn là Cà đéng nú, SĐK 5354 và SĐK 6742 – Bí đỏ nếp 
đứng thứ 13 và 14 có hàm lượng chất khô cao > 7,0 %. Các mẫu giống bí đỏ 
này sẽ là nguồn vật liệu tiềm năng cho nghiên cứu chọn tạo giống và phát 
triển bí đỏ năng suất và chất lượng cao ở Việt Nam (Bảng 3.6). 
69 
Bảng 3.6. Thông tin của 14 mẫu giống bí đỏ địa phương được tuyển chọn 
TT 
Số đăng 
ký 
Tên mẫu giống Thu thập 
Năng suất 
(tấn/ha) 
Hàm lượng 
chất khô (%) 
Độ Brix 
(%) 
β-carotene 
(µg/g) 
VitaminC 
(mg/100g) 
1 8387 Nhúm xí Sơn La 15,7 19,0 6,3 9,15 3,5 
2 3630 Bí đỏ gáo Thái Nguyên 15,0 13,3 9,90 9,4 8,9 
3 15113 Nông tâu đằng Điện Biên 15,2 13,0 11,2 8,6 8,1 
4 15156 Pe ơ Lai Châu 15,2 11,6 6,40 9,2 4,1 
5 8396 Pin tô Sơn La 15,1 11,3 10,8 9,6 17,7 
6 5357 Bí đỏ Yên Bái 16,1 11,2 5,9 9,71 5,1 
7 16379 Nông lăng qua Lào Cai 15,2 9,8 7,0 8,96 3,4 
8 8392 Plảy xéng Sơn La 15,7 9,7 9,1 9,83 5,0 
9 3633 Qủa nhậm là Bắc Cạn 15,7 9,5 9,4 13,90 10,1 
10 9294 Qua đeng Bắc Giang 15,4 9,0 8,1 14,45 3,2 
11 3826 Bí đỏ Sơn La 15,7 8,3 8,7 9,26 8,9 
12 3722 Bí đỏ Quảng Ninh 16,0 8,8 8,5 21,50 8,3 
13 5354 Cà đéng nú Lạng Sơn 17,7 7,9 8,2 14,26 3,7 
14 6742 Bí đỏ nếp Lạng Sơn 16,2 7,5 6,6 13.90 2,5 
70 
Các mẫu giống triển vọng trên đây sẽ được sử dụng làm vật liệu lai tạo 
cho nghiên cứu xác định chỉ thị liên kết với hàm lượng chất khô. 
3.2. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền các mẫu giống bí đỏ sử dụng chỉ 
thị phân tử 
3.2.1. Kết quả tách chiết và tinh sạch ADN tổng số 
Trong nghiên cứu này 132 mẫu giống bí đỏ được tiến hành tách chiết 
ADN sử dụng CTAB của Doyle et al., (1987)[43]. Mẫu ADN của 132 mẫu 
giống bí đỏ nghiên cứu được điện di và kiểm tra mẫu trên gel agarose 1% và 
nồng độ được đo bằng máy quang phổ nanodrop ở bước sóng OD260/OD280. 
Hình 3.12. Kết quả điện di ADN tổng số của 132 mẫu giống bí đỏ 
nghiên cứu trên gel agarose 1% 
Ghi chú: Số ghi trên bản gel là kí hiệu số đăng ký của các mẫu giống bí 
đỏ nghiên cứu trong phụ lục 1 
71 
Kết quả điện di ADN Hình 3.12 cho thấy các mẫu ADN tổng số thu 
được đều nguyên vẹn, độ tinh sạch nằm trong khoảng từ 1,8 đến 2,0 và có 
nồng độ của ADN khá cao từ 150 ng/µl - 320ng/µl, hoàn toàn đáp ứng 
được yêu cầu cho phản ứng nhân gen PCR trong các nghiên cứu tiếp theo. 
3.2.2. Đánh giá sự đa hình của các chỉ thị SSR với tập đoàn bí đỏ 
nghiên cứu 
Để đánh giá đa dạng di truyền của 132 mẫu giống bí đỏ, nghiên cứu đã 
sử dụng 48 cặp mồi SSR trên hệ genome bí đỏ. Tổng số thu được 6.336 phản 
ứng PCR. 
Kết quả phân tích 48 locut SSR trên tập đoàn 132 mẫu giống bí đỏ cho 
thấy sản phẩm PCR là các băng có kích thước nằm trong khoảng 70-239 bp. Tại 
mỗi locut, kích thước các alen thu được đối với các mẫu giống nghiên cứu từ 70 
bp (ở chỉ thị CMTp107) cho đến 239 pb (ở chỉ thị CMTm161) (Hình 3.13). 
Hình 3.13. Biến động kích thước alen tại các locut SSR nghiên cứu 
Tổng số alen được phát hiện tại 48 locut là 126 alen. Số alen đa hình tại 
mỗi locut biến động từ 2 alen (CMTp131) đến 6 alen (CMTp176), trung bình 
72 
đạt 2,63 alen/locut. Có 14 cặp mồi cho 3 alen (CMTp127, CMTp138, 
CMTm183, CMTm259, CMTmC67, CMTmC34, CMTm131, CMTp210, 
CMTp247, CMTm206, CMTp46, CMTp236, CMTm107, CMTm84); có 3 
cặp mồi cho 4alen (CMTp182, CMTp193, CMTm252), có 2 cặp mồi cho 5 
alen (CMTm232, CMTm120) và 1 cặp mồi (CMTp176) cho 6 alen. 
Trong số 48 chỉ thị SSR sử dụng trong nghiên cứu có 10 chỉ thị xuất hiện 
alen đặc trưng ở 10 mẫu giống bí đỏ. Các alen đặc trưng đã phát hiện sẽ giúp 
nhận dạng các mẫu giống trên nhờ xuất hiện các băng ADN có kích thước 
khác nhau được thể hiện ở hình 3.15 đến 3.24. 
Chỉ thị CMTp127 nhận dạng Bí đỏ (SĐK 3826 - thu thập Sơn La, NSTT 
đạt 15,7, hàm lượng chất khô là 14,0%, thịt quả có màu cam đậm, khối lượng 
quả trung bình) (Hình 3.14). 
Hình 3.14. Hình ảnh nhận dạng kiểu gen của một số mẫu giống bí đỏ 
bằng chỉ thị CMTp127 trên gel polyacrylamide 8% 
Ghi chú: Số ghi trên bản gel là kí hiệu số đăng ký của các mẫu giống bí 
đỏ nghiên cứu trong phụ lục 2. 
Chỉ thị CMTm232 nhận dạng mẫu giống Bí nậm (SĐK 3639 - thu thập 
Tuyên Quang, NSTT đạt 12,1 tấn/ha, hàm lượng chất khô đạt 7,2%, màu thịt 
quả có màu vàng trung bình, khối lượng quả trung) (

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ung_dung_chi_thi_phan_tu_phuc_vu_chon_tao.pdf
  • pdfTrang thông tin về những đóng góp mới của luận án.pdf
  • pdfTóm tắt tiếng Anh sửa đăng công khai, Huệ Hương.pdf
  • pdfTOM TAT Luận án Tiếng Việt Đăng Công khai Huệ Hương-đã chuyển đổi.pdf
  • pdfTiếng anh (Trang thông tin về những đóng góp mới của luận án).pdf
  • jpgd9964803b4f579ab20e4.jpg
  • jpgd57aa3ef5f199247cb08.jpg