Luận án Nghiên cứu ứng dụng huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng trong điều trị ghép xương ổ răng tự thân cho bệnh nhân có khe hở cung hàm
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ứng dụng huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng trong điều trị ghép xương ổ răng tự thân cho bệnh nhân có khe hở cung hàm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng trong điều trị ghép xương ổ răng tự thân cho bệnh nhân có khe hở cung hàm
ởng với độ tập trung tiểu cầu cao ở 2/3 dưới ống nghiệm. Bước 5: Lấy ra phần huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng. Sau đó huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng được trộn với vật liệu ghép, cùng với Calcium Chloride, để trong khoảng 5-10 phút. Hình 2.16. Huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng sau giải chống đông với Calcium Chloride * Chuẩn bị xương ghép và yếu tố tăng trưởng Lấy mảnh xương ghép, là xương khối, bao gồm cả xương vỏ. Sao cho kích thước khối xương bằng chiều cao cung hàm, có thể dài hơn. Chiều ngang đảm bảo đủ bù những thiếu hụt xương cung hàm trên vùng khe hở. Thông thường khối xương này tối thiểu phải phủ kín khe hở và tới được chân cánh mũi bên khe hở, với chiều dầy tối thiểu bằng chiều dầy xương vỏ, tối đa không quá 3mm. Tiếp tục lấy lượng xương xốp vừa đủ cho vùng khe hở. Trộn huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng với xương xốp. Tiến hành các bước kỹ thuật ghép xương như quy trình kỹ thuật chuẩn 59 Hình 2.17: Hình ảnh chuẩn bị PRP Hình 2.18: Hình ảnh ghép xương 2.6.3. Chăm sóc sau phẫu thuật. - Toàn thân: Sử dụng các thuốc kháng sinh, chống viêm. - Tại chỗ: Vệ sinh trong miệng bằng cách súc miệng nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch vệ sinh răng miệng khác sau mỗi khi ăn. Với vết mổ tại vùng lấy xương ghép: thay băng, làm sạch vết mổ hàng ngày bằng Betadine 2.7. Công cụ, quy trình thu thập số liệu. * Bộ công cụ. Nghiên cứu này sử dụng bệnh án nghiên cứu được thiết kế riêng để thu thập các dữ liệu cần thiết trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Bệnh án gồm 3 phần: - Thông tin chung: tuổi, giới, địa chỉ, người liên hệ - Các biến số, chỉ số trước phẫu thuật (Bảng 2.1) - Các biến số, chỉ số sau phẫu thuật (Bảng 2.2) * Quy trình thu thập số liệu: Tất cả các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn đều được mời tham gia vào nghiên cứu. Các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được lập bệnh án nghiên cứu và tiến hành thu thập thông tin. 60 Về đặc trưng cá nhân: Bệnh nhân được phỏng vấn về tuổi, giới, địa chỉ, người liên hệ (cha, mẹ hoặc người chăm sóc thay thế), dấu hiệu cơ năng (ăn uống có sặc hay không để phát hiện triệu chứng cơ năng của biến chứng rò miệng - mũi sau phẫu thuật tạo hình KHM - VM), tiền sử (thời gian được phẫu thuật môi, vòm miệng thì đầu, có bệnh toàn thân nào khác kèm theo?). Khám lâm sàng Toàn thân: Xác định xem bệnh nhân có bệnh toàn thân ảnh hưởng đến sự an toàn của người bệnh khi tiến hành gây mê nội khí quản hay kết quả ghép xương hay không. Tại chỗ: Đánh giá mức độ thiếu xương vùng ổ răng bên có khe hở và mức độ biến dạng cung hàm trên. Xác định có còn lỗ rò miệng mũi hay không. Ghi nhận sự hình thành và mọc răng của răng nanh và răng cửa bên bờ khe hở. Tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc hai bên bờ khe hở và toàn miệng. X - quang. Phim Panorama (Panoramic radiography) được sử dụng tại thời điểm ban đầu trước phẫu thuật để đánh giá sự hình thành răng, sự mọc răng và cũng như tương quan của mầm răng chưa mọc với chân răng đã mọc hai bên bờ khe hở trước - sau phẫu thuật. Phim CT- Conebeam được sử dụng để đánh giá cấu trúc xương hai bên bờ khe hở bao gồm độ rộng và chiều cao của khe hở xương cung hàm, trước và sau phẫu thuật ghép xương, cũng như theo dõi sự mọc răng của các răng chưa mọc vào vùng ghép xương sau phẫu thuật tại các thời điểm 3 tháng, 6 tháng và 1 năm. 61 Hình 2.19: Quy trình thu thập số liệu 2.8. Xử lí và phân tích số liệu. + Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, làm sạch bằng tay trong quá trình thu thập số liệu. + Số liệu được mã hóa, nhập bằng Excel 2016 + Số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0 + Các biến định lượng: Giải thích mục đích và mời người bệnh tham gia vào nghiên cứu Tiến hành thu thập các biến số ở mục tiêu 1 thông qua phỏng vấn, khám lâm sàng, cận lâm sàng TIẾN HÀNH PHẪU THUẬT Nhóm can thiệp Ghép xương mào chậu + PRP Nhóm đối chứng Ghép xương mào chậu đơn thuần Đánh giá lành thương 7 ngày SPT Đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng định kì SPT 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Hoàn thiện bệnh án nghiên cứu. 62 Các biến phân bố chuẩn được mô tả bằng tần số quan sát,trung bình, độc lệch chuẩn, min, max. So sánh trung bình các biến định lượng bằng ANOVA test hoặc t-test, so sánh trước sau bằng t-test ghép cặp. Các biến định lượng không chuẩn được mô tả bằng tần số quan sát, trung vị, khoảng tứ phân vị, min, max. So sánh trung vị giữa các biến bằng Mann Whitney test, Kruskal Wallis test, W + Các biến định tính được mô tả bằng tần số và tỉ lệ phần trăm. So sánh tỉ lệ giữa các biến được kiểm định bằng χ2 test, Fisher’s exact test. + Mức ý nghĩa thống kê được lựa chọn mặc định là 95% (α=0,05) 2.9. Sai số và cách khắc phục. 2.9.1. Sai số. + Sai số đo lường + Sai số bỏ nghiên cứu. + Sai số nhập và xử lí số liệu. 2.9.2. Cách khắc phục + Lựa chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn lụa chọn cụ thể, rõ ràng. + Các biến số thu thập được xây dựng thành bệnh án nghiên cứu, các biến số chỉ số có định nghĩa, tiêu chuẩn phân loại rõ ràng. + Sai số đo lường có thể được khắc phục bằng cách đo lại nhiều lần rồi lấy trung binh cộng giữa các lần đo. + Sai số bỏ nghiên cứu được khắc phục bằng cách thể hiện sự quan tâm đến bệnh nhân, giữ liên lạc thường xuyên sau phẫu thuật với bệnh nhân và người giám hộ. + Các bệnh án nghiên cứu được xem lại ngay sau khi thu thập, được chỉnh sửa bổ sung đầy đủ. 63 + Làm sạch số liệu trước khi nhập + Nhập liệu 2 lần, sau khi nhập kiểm tra ngẫu nhiên 20% số phiếu điều tra. Hai bộ nhập liệu được xử lý độc lập và so sánh kết quả sau khi hoàn thành. 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu. - Nghiên cứu được chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học - Trường Đại học Y Hà Nội thông qua theo quyết định số 158/HĐĐĐĐHYHN. - Đề cương nghiên cứu được Hội đồng chấm đề cương nghiên cứu sinh của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội thông qua nhằm đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu. - Những can thiệp này được thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà hiểu rõ và đồng ý tham gia trong quá trình nghiên cứu. - Những người không tham gia nghiên cứu không bị phân biệt đối xử trong điều trị. - Tất cả các số liệu thu thập và kết quả đảm bảo trung thực. 64 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện ghép xương cung hàm cho 74 bệnh nhân có khe hở cung hàm đã được tạo hình môi vòm miệng thì đầu tại khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và khoa Phẫu thuật Bệnh lý và Tạo Hình Hàm mặt - Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và dựa trên phân nhóm bệnh nhân: Nhóm can thiệp gồm 39 bệnh nhân ghép xương có sử dụng xương mào chậu, phối hợp với huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng. Nhóm đối chứng gồm 35 bệnh nhân ghép xương chỉ sử dụng xương mào chậu. Chúng tôi thu được những kết quả như sau: 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Một số đặc điểm chung Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu Tuổi Nhóm can thiệp n (%) Nhóm đối chứng n (%) Tổng n (%) P Từ 8-12 19 (48,72) 19 (54,29) 38 (51,35) 0,63* Trên 12 20 (51,28) 16 (45,71) 36 (48,65) Tổng 39 (100) 35 (100) 74 (100) *: Kiểm định bằng test χ2 Nhận xét: Bảng trên biểu diễn tỉ lệ nhóm tuổi của các đối tượng nghiên cứu. Ở nhóm can thiệp, độ tuổi từ 8-12 chiếm 48,72%; độ tuổi trên 12 chiếm 65 51,28%. Ở nhóm đối chứng tỉ lệ độ tuổi từ 8-12 và trên 12 lần lượt là 54,29% và 45,71%. Như vậy phân bố nhóm tuổi ở 2 nhóm là như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê trên cỡ mẫu nghiên cứu với p=0,63 (kiểm định χ2). Dựa vào tỉ lệ trên cho thấy số lượng các bệnh nhân trên 12 tuổi mới có chỉ định ghép xương là tương đối lớn. Vì theo lí thuyết, thời điểm ghép xương cho khe hở vòm lí tưởng nhất là từ 8-12 tuổi. Bảng 3.2. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu Giới Nhóm can thiệp n (%) Nhóm đối chứng n (%) Tổng n (%) P Nam 21 (53,85) 27 (77,14) 48 (64,86) 0,04* Nữ 18 (46,15) 8 (22,86) 26 (35,14) Tổng 39 (100) 35 (100) 74 (100) *: Kiểm định bằng test χ2 Nhận xét: Bảng trên biểu diễn tỉ lệ về giới của các đối tượng nghiên cứu. Ở nhóm can thiệp, nam giới từ chiếm 53,85%; nữ giới chiếm 46,15%. Ở nhóm đối chứng tỉ lệ nam giới và nữ giới lần lượt là 77,14% và 22,86%. Như vậy phân bố về giới tính ở 2 nhóm là khác nhau, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trên cỡ mẫu nghiên cứu với p=0,04 (kiểm định χ2). Theo các nghiên cứu về dịch tễ học về giới thì tỉ lệ nam gặp khe hở cung hàm nhiều hơn nữ giới. Số liệu trong nghiên cứu được trình ở trên cũng chỉ ra điều tương tự. 66 3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật Bảng 3.3: Đặc điểm lâm sàng khớp cắn. Khớp cắn Nhóm can thiệp n (%) Nhóm đối chứng n (%) Tổng n (%) P Loại I 12 (30,77) 10 (28,57) 22 (29,73) 0,72* Loại II 7 (17,95) 9 (25,71) 16 (21,62) Loại III 20 (51,28) 16 (45,72) 36 (48,65) Tổng 39 (100) 35 (100) 74 (100) *: Kiểm định bằng test χ2 Nhận xét: Bẳng trên chỉ ra đặc điểm lâm sàng khớp cắn của đối tượng nghiên cứu. Dễ nhận thấy ở cả 2 nhóm đối tượng khớp cắn hạng III chiếm phần lớn lần lượt là 51,28% ở nhóm can thiệp và 48,65% ở nhóm đối chứng. Khớp cắn hạng I ở hai nhóm can thiệp và đối chứng chiếm tỉ lệ lần lượt là: 30,7% và 28,57%. Khớp cắn hạng II chiếm tỉ lệ ít nhất ở 2 nhóm với tỉ lệ là 17,95% và 25,71%. Tỉ lệ sai khớp cắn ở cả 2 nhóm nghiên cứu là như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p= 0,72 (kiểm định χ2). 67 Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ chỉnh nha ở đối tượng nghiên cứu. Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy sự so sánh tỉ lệ lệ chỉnh nha giữa 2 nhóm nghiên cứu. Ở cả 2 nhóm tỉ lệ bệnh nhân chỉnh nha là tương đương nhau và đều cao hơn nhóm không chỉnh nha. Cụ thể tỉ lệ chỉnh nha ở nhóm can thiệp chiến 82,05% và nhóm đối chứng là 82,86%. Bảng 3.4: Đặc điểm lâm sàng khe hở cung hàm Khe hở cung hàm Nhóm can thiệp n (%) Nhóm đối chứng n (%) Tổng n (%) P Trái 16 (41,03) 16 (45,71) 32 (43,24) 0,68* Phải 23 (58,97) 19 (54,29) 42 (56,76) Tổng 39 (100) 35 (100) 74 (100) *: Kiểm định bằng test χ2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng 32 (82,05%) 29(82,86%) 7(17,95%) 6(17,14%) Không chỉnh nha Chỉnh nha 68 Nhận xét: Bảng trên chỉ ra đặc điểm lâm sàng khe hở cung hàm của đối tượng nghiên cứu. Ở cả 2 nhóm, khe hở bên phải chiếm phần lớn hơn với tỉ lệ lần lượt là 58,97% và 54,29%. Khe hở bên trái chiếm tỉ lệ lần lượt là 41,03% và 45,71%. Tỉ lệ khe hở cung hàm ở cả 2 nhóm nghiên cứu là như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p= 0,68 (kiểm định χ2). Bảng 3.5: Đặc điểm lâm sàng lỗ thông mũi miệng Lỗ thông mũi miệng Nhóm can thiệp n (%) Nhóm đối chứng n (%) Tổng n (%) P Có 5 (12,82) 5 (14,29) 10 (13,51) 0,56* Không 34 (87,18) 30 (85,71) 64 (86,49) Tổng 39 (100) 35 (100) 74 (100) *: Kiểm định Fisher’s exact test Nhận xét: Bảng trên chỉ ra đặc điểm lâm sàng lỗ thông mũi miệng của đối tượng nghiên cứu. Tỉ lệ khe hở cung hàm có lỗ thông mũi miệng ở nhóm can thiệp là 12,82% và ở nhóm đối chứng là 14,29%. Tỉ lệ có lỗ thông mũi miệng ở cả 2 nhóm nghiên cứu là như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p= 0,56 (kiểm định Fisher’s exact test). 69 Bảng 3.6: Đặc điểm lâm sàng răng nanh trước phẫu thuật. Lâm sàng răng nanh Nhóm can thiệp n (%) Nhóm đối chứng n (%) Tổng n (%) P Đủ R3 19 (48,72) 20 (57,14) 39 (52,7) 0,75* Không có R3 9 (23,07) 7 (20) 16 (21,62) Mầm R3 11 (28,21) 8 (22,86) 19 (25,68) Tổng 39 (100) 35 (100) 74 (100) *: Kiểm định bằng test χ2 Nhận xét: Bảng trên mô tả đặc điểm răng nanh của các đối tượng nghiên cứu trước phẫu thuật. Ở nhóm can thiệp tỉ lệ không có R3 chiếm 23,07%, có mầm R3 chiếm 28,21% và mọc đủ răng chiếm 48,72%. Các tỉ lệ tương ứng trên nhóm đối chứng lần lượt là: 20%, 22,86% và 52,7%. Tỉ lệ R3 ngầm và không có R3 ở 2 nhóm nghiên cứu là như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p= 0,75 (kiểm định χ2). Bảng 3.7: Đặc điểm lâm sàng răng 2 trước phẫu thuật Lâm sàng răng 2 Nhóm can thiệp n (%) Nhóm đối chứng n (%) Tổng n (%) P Thiếu R2 26 (58,97) 18 (51,43) 41 (55,41) 0,51* Đủ R2 16 (41,03) 17 (48,57) 33 (44,59) Tổng 39 (100) 35 (100) 74 (100) *: Kiểm định bằng test χ2 70 Nhận xét: Bảng trên mô tả đặc điểm răng 2 của các đối tượng nghiên cứu trước phẫu thuật. Có 26 bệnh nhân ở nhóm can thiệp thiếu răng 2 chiếm 58,97%, tương ứng ở nhóm đối chứng có 18 bệnh nhân thiếu răng 2 chiếm 51,43%. Tỉ lệ không có R2 ở 2 nhóm nghiên cứu là như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p= 0,51 (kiểm định χ2). 3.1.3. Một số đặc điểm cận lâm sàng trước phẫu thuật Bảng 3.8: Kích thước khe hở cung hàm ở nhóm can thiệp Trung bình Độ lệch chuẩn Min Max Độ dài khe hở (mm) 12,59 1,25 9,02 14,7 Độ rộng khe hở (mm) 8,61 1,17 6,59 10,72 Nhận xét: Bảng trên mô tả kích thước trung bình khe hở cung hàm ở nhóm can thiệp trước phẫu thuật. Trung bình chiều dài khe hở cung hàm là 12,59mm, Min là 9,02mm, Max là 14,7mm. Trung bình chiều rộng khe hở cung hàm là 8,61mm, Min là 6,59mm, Max là 10,72mm. Bảng 3.9: Kích thước khe hở cung hàm ở nhóm đối chứng Trung bình Độ lệch chuẩn Min Max Độ dài khe hở (mm) 12,39 1,29 8,9 14,58 Độ rộng khe hở (mm) 8,46 1,4 6,14 10,82 Nhận xét: Nhận xét: Bảng trên mô tả kích thước trung bình khe hở cung hàm ở nhóm can thiệp trước phẫu thuật. Trung bình chiều dài khe hở cung hàm là 12,39mm, Min là 8,9mm, Max là 14,58mm. Trung bình chiều rộng khe hở cung hàm là 8,46mm, Min là 6,14mm, Max là 10,82mm. 71 Biểu đồ 3.2: So sánh kích thước khe hở cung hàm ở 2 nhóm nghiên cứu Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy trung bình kích thước chiều dài và chiều rộng khe hở cung hàm ở 2 nhóm đối tượng nghiên cứu. Có thể nhận thấy kích thước trung bình khe hở cung hàm ở 2 nhóm là tương đồng với nhau. Trung bình chiều dài khe hở cung hàm ở nhóm can thiệp là 12,59mm và ở nhóm đối chứng là 12,39mm. Trung bình chiều rộng khe hở cung hàm ở nhóm can thiệp là 8,61mm và ở nhóm đối chứng là 8,46mm. Kích thước khe hở cung hàm ở 2 nhóm gần như không có sự khác sẽ thuận lợi khi so sánh hiệu quả sau phẫu thuật. 12,59± 1,25 12,39±1,29 8,61± 1,17 8,46± 1,4 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng Chiều dài Chiều rộng 72 3.2. Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật 3.2.1. Đánh giá kết quả lâm sàng sau phẫu thuật * Nhóm can thiệp Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ đóng lỗ thông mũi miệng sau phẫu thuật ở nhóm can thiệp Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ đóng lỗ thông mũi miệng sau phẫu thuật ở nhóm can thiệp. Trước phẫu thuật, có 5 bệnh nhân (12,82%) có lỗ thông mũi miệng. Sau phẫu thuật, tỉ lệ đóng lỗ thông mũi miệng là 60% và tỉ lệ chưa đóng lỗ thông sau phẫu thuật là 40%. 34(87,18%) 3(60%) 2(40%) 5(12,82%) Không có lỗ thông Còn lỗ thông Đóng lỗ thông Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật 73 Biểu đồ 3.4: Theo dõi mọc răng nanh sau phẫu thuật ở nhóm can thiệp. Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật đã có 1 đối tượng nghiên cứu trong nhóm can thiệp đã mọc răng nanh ngầm chiếm 9,1%. Tại thời điểm 6 tháng và 12 tháng tỉ lệ răng ngầm đã mọc lần lượt là 54,55% và 63,64%. 0 2 4 6 8 10 12 Trước PT Sau 3th Sau 6th Sau 12th 11 (100%) 10 (90,9%) 5 (45,45%) 4 (36,36%) 0 1 (9.1%) 6 (54,55%) 7 (63,64%) Răng 3 ngầm Đã mọc 74 *Nhóm đối chứng Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ đóng lỗ thông mũi miệng sau phẫu thuật ở nhóm đối chứng Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ đóng lỗ thông mũi miệng sau phẫu thuật ở nhóm đối chứng. Trước phẫu thuật, có 5 bệnh nhân (14,29%) có lỗ thông mũi miệng. Sau phẫu thuật, tỉ lệ đóng lỗ thông mũi miệng là 60% và tỉ lệ chưa đóng lỗ thông sau phẫu thuật là 40%. 30(85,71%) 3(60%) 2(40%) 5(14,29%) Không có lỗ thông Còn lỗ thông Đóng lỗ thông Trước phẫu Sau phẫu 75 Biểu đồ 3.6: Theo dõi mọc răng nanh sau phẫu thuật ở nhóm đối chứng. Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ mọc răng ngầm ở nhóm đối chứng theo dõi trong 12 tháng. Tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật, có 1 bệnh nhân đã mọc răng ngầm chiếm 12,5%. Tỉ lệ này tại thời điểm 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 50% và 62,5%. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Trước PT Sau 3th Sau 6th Sau 12th 8 (100%) 7 (87,5%) 4 (50%) 3 (37,5%) 0 1 (12,5%) 4 (50%) 5 (62,5%) Răng 3 ngầm Đã mọc 76 * So sánh Bảng 3.10: Lâm sàng mọc răng nanh sau phẫu thuật Đặc điểm chung Nhóm can thiệp n (%) Nhóm đối chứng n (%) p-value Sau 3 tháng Đã mọc 1(9,1) 1(12,5) 0,68* Chưa mọc 10(90,9) 7(87,5) Tổng 11(100) 8(100) Sau 6 tháng Đã mọc 6(54,55) 4(50) 0,61* Chưa mọc 5(45,45) 4(50) Tổng 11(100) 8(100) Sau 12 tháng Đã mọc 7(63,64) 5(62,5) 0,66* Chưa mọc 4(36,36) 3(37,5) Tổng 11(100) 8(100) *: Kiểm định Fisher’s exact test Nhận xét: Bảng trên cho thấy tỉ lệ mọc răng 3 ngầm theo dõi trong 12 tháng của các đối tượng nghiên cứu. Tại thời điểm 3 tháng cả nhóm can thiệp và nhóm đối chứng đều có 1 bệnh nhân đã mọc răng ngầm lần lượt chiếm tỉ lệ là 9,1% và 12,5%. Ở tháng thứ 6 và tháng 12, tỉ lệ mọc răng ngầm ở nhóm can thiệp lớn hơn ở nhóm đối chứng lần lượt là 54,55%, 63,64% so với 50%, 62,5%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩ thống kê trên cỡ mẫu nghiên cứu với p- value đều lớn hơn 0,05 (kiểm định Fisher’s exact test) 77 3.2.2. Đánh giá kết quả cận lâm sàng * Nhóm can thiệp Biểu đồ 3.7. Chiều dài xương ghép theo dõi sau phẫu thuật ở nhóm can thiệp Nhận xét: Biểu đồ trên biểu diễn trung bình và lệch chuẩn chiều dài xương ghép ở nhóm can thiệp theo dõi trong 12 tháng. Ta nhận thấy chiều dài xương ghép có xu hướng giảm theo thời gian. Tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật, trung bình chiều dài xương ghép đo được là 14,54 ± 1,28 mm, lớn hơn so với trung bình chiều dài khe hở là 12,59 mm. Sau phẫu thuật 6 tháng và 12 tháng, trung bình chiều dài xương ghép lần lượt là: 12,01 ± 1,17 và 9,43 ± 0,92 mm, ngắn hơn so với trung bình chiều dài khe hở. 14,54 ± 1,28 12,02 ± 1,17 9,43 ± 0,92 12,59 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 12 tháng Trung bình chiều dài xương ghép Trung bình chiều dài khe hở 78 Bảng 3.11: So sánh chiều dài mảnh ghép xương trước- sau ở nhóm can thiệp Chiều dài xương ghép M ± sd (mm) p-value Độ dài khe hở 12,59 ± 1,25 - Sau 3 tháng 14,54 ± 1,28 P0-3<<0,001* Sau 6 tháng 12,01 ± 1,17 P0-6=0,01* P3-6<<0,001** Sau 12 tháng 9,44 ± 0,92 P0-12<<0,001* P3-12<<0,001* P6-12<<0,001* *: Kiểm định Wilcoxon test, **: Kiểm định t-test ghép cặp Nhận xét: Bảng trên cho thấy chiều dài xương ghép sau phẫu thuật ở nhóm can thiệp tại các thời điểm 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Coi chiều dài khe hở là độ dài xương mong muốn đạt được, chúng tôi nhận thấy tại các thời điểm tái khám, chiều dài xương ghép đều khác với chiều dài mong muốn và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các p<0,05. Tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật trung bình chiều dài xương ghép là 14,54mm lớn hơn so với trung bình độ dài khe hở cung hàm ban đầu là 12,59mm. Điều này có thể lí giải vì sự tiêu xương sau khi ghép nên chúng tôi thường ghép mảnh ghép có chiều dài lớn hơn so với chiều dài cần ghép. Tại thời điểm 6 tháng và 12 tháng sau phẫu thuật, trung bình chiều dài xương ghép lần lượt là 12,01mm và 9,44mm. Tại hai thời điểm này trung bình chiều dài xương ghép đều nhỏ hơn so với trung bình độ dài khe hở ban đầu là 12,59mm. 79 * N
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ung_dung_huyet_tuong_giau_yeu_to_tang_tru.pdf
- 2. Tóm tắt (Tiếng Việt).pdf
- 3. SUMMARIZING NEW CONCLUSIONS.docx
- 3. Thông tin TT kết luận mới - Tiếng Việt.doc
- 3. Tóm tắt (Tiếng Anh).pdf
- 4. Trích yếu LA.docx