Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non

Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 166 trang Hà Tiên 02/06/2024 740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non

Luận án Nghiên cứu ứng dụng nội soi bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa nghi tại ruột non
ú
Nguồn: Digestive System Tumours WHO Classification of Tumours, 5th Edition (2019) [150]
+ Ung thư biểu mô tuyến 
Trên nội soi: Tổn thương đa dạng, sần sùi, không rõ ranh giới. Về mô bệnh học: Các tế bào u có nhân lớn, không đều, hạt nhân rõ, nhiều nhân chia. Tế bào u xâm nhập các lớp của thành ruột non. Tùy theo mức độ biệt hóa mà các tế bào u sắp xếp thành cấu trúc ống tuyến hoặc đám đặc. Tế bào u có thể chế nhày mạnh tạo các bể chất nhày [150] 
Hình 2.11. Ung thư biểu mô tuyến
*Nguồn: Albuquerque A và cs [151]
+ Quá sản mô lympho dạng nốt 
Trên nội soi: Tổn thương dạng polyop, bề mặt nhẵn. Các nang lympho với số lượng nhiều, đẩy lồi lớp niêm mạc tạo hình ảnh giả u.
Về mô bệnh học: Các mô lympho quá sản trong lớp niêm mạc hoặc lớp dưới niêm mạc. Nhiều lympho bào kích thước nhỏ, trung bình tăng sinh, tạo các cấu trúc nang lympho với tâm mầm rõ [151].
Hình 2.12. Quá sản mô lympho
*Nguồn: Cardona DM và cs [151]
+ U lympho
 U lympho tại ruột non cũng có các típ mô học tương tự như u lympho tại hạch. Tùy thuộc típ mô học mà tế bào u có kích thước nhỏ, trung bình hay lớn. Tế bào u sắp xếp lan tỏa hoặc dạng nang. Các típ mô học phổ biến như: 
- U lympho lan tỏa tế bào B lớn: Tế bào u có nhân lớn, hạt nhân rõ, bào tương hẹp, nhiều nhân chia. Các tế bào này sắp xếp thành đám lan tỏa, xâm nhập các lớp của thành ruột non. 
- U lympho vùng rìa (Marginal zone lymphoma): Tế bào u kích thước nhỏ, trung bình, không rõ hạt nhân. 
- U lympho nang (Follicular lymphoma): Tế bào u kích thước nhỏ đến trung bình, sắp xếp tạo các nốt kích thước khá đều nhau. 
- U lympho T: tế bào u có kích thước trung bình đến lớn, nhiều nhân chia, sắp xếp lan tỏa [152]
Hình 2.13. U lympho tế bào B lớn lan tỏa
*Nguồn: Cardona DM và cs [152]
+ U carcinoid
U carcinoid hay u thần kinh nội tiết độ 1 xuất phát từ các tế bào thần kinh nội tiết trong biểu mô ruột non [153]. Các tế bào u có nhân tròn hoặc bầu dục, chất nhiễm sắc mịn, sắp xếp tạo cấu trúc ống hoặc đám đặc. Có thể gặp hình ảnh hoa hồng (tế bào u vây quanh mạch máu) hoặc giả hoa hồng (tế bào u vây quanh một khoảng trống). Mô đệm xơ viêm giàu mạch máu. Tỷ lệ nhân chia < 2/10 vi trường độ phóng đại lớn. Đa phần mô u nằm giới hạn trong lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, một tỷ lệ nhỏ u xâm lấn vào lớp cơ.
Hình 2.14. U thần kinh nội tiết độ 1
*Nguồn: Grin A và cs [153]
+ U mô đệm dạ dày-ruột (GIST)
Về mô bệnh học: Đa phần tế bào u hình thoi, một số trường hợp tế bào u dạng biểu mô, dạng nhẫn, dạng tương bào Nhân bầu dục, hạt nhân nhỏ, số lượng nhân chia tùy thuộc vào u có nguy cơ cao hay nguy cơ thấp[154] 
Hình 2.16. U mô đệm dạ dày-ruột
*Nguồn: Foo WC và cs [154]
+ Bệnh Crohn
Về mô bệnh học: Trong giai đoạn đầu có thể thấy hình ảnh niêm mạc phù nề với sự xâm nhập của bạch cầu đa nhân trung tính vào trong lớp biểu mô và lòng các tuyến, tạo thành những ổ vi áp xe hoặc những ổ loét. Giai đoạn sau, có thể thấy các tổn thương niêm mạc mạn tính như xóa các nhung mao ruột non; các tuyến bị giãn rộng, méo mó hoặc phân nhánh. Niêm mạc ruột bị teo dần, biểu mô bề mặt có dị sản (dị sản dạ dày hoặc tế bào Paneth). Lớp cơ niêm, lớp dưới niêm mạc và lớp cơ dầy lên, xơ hoá, gây chít hẹp lòng ruột[155].
2.3. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê dùng trong y sinh học trên máy vi tính với phần mềm SPSS 20.0. Các thuật toán sử dụng: 
- So sánh 2 tỷ lệ quan sát bằng kiểm định khi bình phương (χ2 test). Với các trường hợp có mẫu nhỏ hơn 5 trong bảng 2x2 sẽ sử dụng kiểm định bằng test Fisher’s chính xác.
- Với các phân phối chuẩn: So sánh trung bình của 2 nhóm độc lập bằng T - test, so sánh trung bình của 3 nhóm bằng phân tích phương sai anova.
Đánh giá: p > 0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê; p < 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
2.4. Đạo đức nghiên cứu
	- Các bệnh nhân được giải thích rõ và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
	- Bệnh nhân được giải thích rõ về thủ thuật và những tai biến có thể có xảy ra trong khi làm thủ thuật.
	- Các thông tin cá nhân của bệnh nhân được giữ kín. Mọi số liệu thu thập được chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích khác.
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ: 04/2010-06/2020, chúng tôi đã thu thập được 89 bệnh nhân với chẩn đoán ban đầu nghi CMTH tại ruột non. Trước khi thực hiện nội soi ruột non bóng đơn, tất cả các bệnh nhân đều được nội soi dạ dày-tá tràng và đại tràng, nhưng không phát hiện thấy tổn thương. Sau đây, là kết quả cụ thể của nghiên cứu này.
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tuổi
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới
Giới
Nhóm tuổi
Nữ
Nam
Cộng
p
SL
TL
SL
TL
SL
TL
< 20
1
3,0
3
5,3
4
4,5
0,82
20 - 29
7
21,2
10
17,9
17
19,2
30 - 39
2
6,1
8
14,3
10
11,2
40 - 49
3
9,1
6
10,7
9
10,1
50 - 59
8
24,2
10
17,9
18
20,2
60 - 69
8
24,2
9
16,1
17
19,1
70 - 79
2
6,1
7
12,5
9
10,1
≥ 80
2
6,1
3
5,3
5
5,6
Tổng
33
100,00
56
100,0
89
100,0
Tuổi trung bình
49,7 ± 18,0
49,07 ± 20,23
49,3 ± 19,33
0,88
Tuổi thấp nhất
14
6
6

Tuổi lớn nhất
83
88
88

	
Độ tuổi hay gặp nhất 20 - 59 chiếm 60,7%; 60 trở lên chiếm 34,8%; dưới 20 chỉ có 4,5%. Độ tuổi trung bình ở nữ là: 49,7 ± 18,0, ở nam là: 49,07 ± 20,23. Tuổi trung bình chung: 49,3 ± 19,33.
3.1.2. Đặc điểm giới
	Trong 89 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu có 56 bệnh nhân là nam giới và 33 bệnh nhân là nữ giới. Tỷ lệ nam/nữ là: 56/33 (1,7). Biểu đồ 3.1 trình bày về tỷ lệ giới nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới
Số bệnh nhân nam chiếm: 62,9%. Tỷ lệ nam/ nữ = 1,7
3.1.3. Các yếu tố nguy cơ và các bệnh lý kèm theo
Bảng 3.2 Các bệnh lý kèm theo
Các bệnh kèm theo
n (%)
Đái tháo đướng týp II
6/89 (6,7%)
Tăng huyết áp
8/89 (8,9%)
Xơ gan giai đoạn còn bù
3/89 (3,4%)
Sử dụng NSAID
7/89 (7,9%)

Số bệnh nhân có bệnh lý kèm theo hay gặp như: tăng huyết áp (8,9%), sử dụng NSAID (7,9%), Đái tháo đường týp II (6,7%).
3.1.4. Tiền sử chảy máu tiêu hóa
Bảng 3.3. Tiền sử chảy máu tiêu hóa
Tiền sử
Số bệnh nhân (n = 57) 
Tỷ lệ %
Tiền sử XHTH tiêu hóa
Không
32/89
36,0
Có
57/89
64,0
Tổng
89
100,0
Số lần chảy máu
1 lần
34/57
59,6
2 lần
11/57
19,3
≥ 3 lần
12/57
21,1
Tổng
57
100,0
	
	Có 64% bệnh nhân có tiền sử CMTH trước khi vào viện, trong số đó chủ yếu CMTH 01 lần (59,6%).
3.1.5. Lý do bệnh nhân đi khám bệnh
Biểu đồ 3.2. Lý do chính vào viện
Lý do chính khiến bệnh nhân vào viện gặp nhiều nhất là đại tiện phân đen (62,9%). Những triệu chứng khác gặp với tỷ lệ ít hơn.
3.1.6. Chẩn đoán ban đầu tại khoa khám bệnh
3.1.7. Triệu chứng cơ năng và thực thể cháy máu tiêu hoá tại ruột non
Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng và thực thể khi vào nhập viện
Triệu chứng
Số bệnh nhân (n= 89)
Tỷ lệ %
Đau bụng 
11/89
12,3%
Mệt mỏi
66/89
74,2
Hoa mắt
61/89
68,5
Chóng mặt
60/89
67,4
Choáng
42/89
47,2
Nôn ra máu
13/89
14,6%
Đại tiện phân máu
76/89
85,4%
Da xanh, niêm mạc nhợt
63/89
70,8
Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là mệt mỏi (74,2%), hoa mắt (68,5%), chóng mặt (67,45) trong khi triệu chứng thực thể hay gặp nhất là đại tiện phân máu (85,4%), da xanh niêm mạc nhợt (70,8%).
Bảng 3.5. Đặc điểm nôn máu
Đặc điểm
Số bệnh nhân 
Tỷ lệ %
Màu sắc
Màu đỏ
7
35,0
Màu nâu
13
65,0
Tổng
20
100
Số lần nôn máu
1 lần
11
55,0
2 lần
4
20,0
≥ 3 lần
5
25,0
Tổng
20
100

ít
19
95,0
Số lượng
Vừa
1
5,0

Tổng
20
100

Trong các bệnh nhân có nôn máu khi vào viện, chủ yếu nôn máu màu nâu (65%) nôn máu 1 lần (55%) và số lượng ít (95%).
Bảng 3.6. Đặc điểm đại tiện phân máu
Đặc điểm
Số bệnh nhân 
Tỷ lệ %
Màu sắc
Màu đỏ
18
23,7
Màu đen
58
76,3
Tổng
76
100,0
Số lần đại tiện máu
1 lần
14
18,4
2 lần
17
22,4
≥ 3 lần
45
59,2
Tổng
76
100,0

ít
18
23,7
Số lượng
Vừa
47
61,8

Nhiều
11
14,5

Tổng
76
100,0

Đại tiện phân đen (76,3%), đại tiện trên 3 lần (59,2%) và số lượng vừa (61,8%).
Bảng 3.7. Đặc điểm mạch quay và huyết áp tối đa
Đặc điểm
Số bệnh nhân (n=89)
Tỷ lệ %
Mạch quay (lần/phút)
 120
2
2,2
Trung bình
90,33 ± 16,22
Huyết áp tối đa
(mmHg)
 100
49
55,1
Trung bình
108,21 ± 16,41

Số bệnh nhân có mạch quay 100 mmHg (55,1%).
3.1.8. Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 3.8. Đặc điểm các xét nghiệm huyết học
Đặc điểm
Số bệnh nhân (n=89)
Tỷ lệ %
Hồng cầu (T/l)
 3
57
64,1
Trung bình
3,64 ± 1,03
HST (g/l)
 90
50
56,1
Trung bình
98,81 ± 26,59
Hematocit (%)
 30
50
56,1
Trung bình
30,72 ± 7,91
Tiểu cầu (G/l)
Trung bình
256,89 ± 116,24
Bạch cầu (T/l)
Trung bình
8,27 ± 3,75
Neutro (%)
Trung bình
68,17 ± 14,26

Số bệnh nhân có lượng huyết sắc tố trung bình là: 98,81 ± 26,5g g/l
Số bệnh nhân có số lượng hồng cầu là:3,64 ± 1,0
Bảng 3.9. Đặc điểm các xét nghiệm sinh hóa
Xét nghiệm
Trung bình 
Ure (mmol/l)
5,65 ± 2,19
Creatinin (µmol/l)
92,7 ± 43,81
Bilirubin (µmol/l)
11,02 ± 5,24
SGOT (U/l)
27,35 ± 19,36
SGPT (U/l)
25,57 ± 20,13
Glucose (mmol/l)
5,24 ± 1,56
Cholesterol (mmol/l)
5,35 ± 1,43
Triglycerid (mmol/l)
2,15 ± 1,21

Các xét nghiệm sinh hóa trong giới hạn bình thường.
	Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh là các phương pháp chẩn đoán bổ trợ, hoặc khi chẩn đoán chưa rõ ràng. Sau đây, là kết quả chẩn đoán hình ảnh trước khi nội soi ruột non bóng đơn.
Bảng 3.10. Kết quả chẩn đoán hình ảnh trước khi nội soi ruột non
Xét nghiệm
Tính chất tổn thương: Trực tiếp và gián tiếp
Tỷ lệ phát hiện

Siêu âm ổ bụng
Dịch trong lòng ruột 
10/89 (11,2%)
Chụp CLVT ổ bụng
Khối u của ruột non
6/72 (8,3%)
Chụp CHT ổ bụng
Khối tăng tỷ trọng ruột non
1/17 (5,8%)
Chụp xạ hình ổ bụng
Bắt mầu không đồng nhất
4/43 (9,3%)
Tỷ lệ phát hiện nghi ngờ tổn thương tại ruột non trên chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ và chụp xạ hình ổ bụng đạt tỷ lệ tương ứng: 8,3% , 5,8% và 9,3%.
3.1.9. Phân loại mức độ mất máu trên lâm sàng
Chúng tôi áp dụng bảng phân loại mức độ CMTH dựa trên 5 thông số: Mạch, huyết áp, hồng cầu, huyết sắc tố và hematocrite và chia thành 3 mức: Nhẹ, vừa và nặng.
Biểu đồ 3.3. Phân loại mức độ cháy máu tiêu hoá tại ruột non
CMTH mức độ nặng, vừa và nhẹ chiếm tỷ lệ tương ứng là:11,3%, 39,3% và 49,4%.
3.2. Kết quả trên nội soi ruột non bóng đơn và mối liên quan
3.2.1. Tỷ lệ phát hiện thấy tổn thương trên nội soi ruột non bóng đơn
Chúng tôi đã tiến hành nội soi ruột non bóng đơn cho 89 bệnh nhân nghi ngờ CMTH tại ruột non theo đường miệng hoặc theo đường hậu môn hoặc kết hợp cả hai đường. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện 64/89 bệnh nhân (71,9%) có tổn thương trên nội soi ruột non. Biểu đồ 3.3 minh họa về tỷ lệ phát hiện thấy tổn thương trên NSRNBĐ. 
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ phát hiện được tổn thương
Tỷ lệ phát hiện thấy tổn thương trên nội soi ruột non bóng đơn là: 64/89 (71,9%)
3.2.2. Hình ảnh tổn thương trên nội soi ruột non bóng đơn
Bảng 3.11. Hình ảnh tổn thương phát hiện trên nội soi ruột non bóng đơn
Hình ảnh tổn thương
Số bệnh nhân (n= 64)
Tỷ lệ %
Dị sản mạch
8
12,5
Khối u ruột non
11
17,2
Loét chảy máu túi thừa Meckel
2
3,1
Loét dạng Dieulafoy
1
1,6
Loét ruột non
22
34,4
Polyp ruột non
3
4,7
U dưới niêm mạc
2
3,1
Viêm niêm mạc ruột non
15
23,4
Tổng
64
100,0

Tổn thương hay gặp: Loét ở ruột non (34,4%), viêm niêm mạc ruột non (23,4%), khối u (17,2%) và dị sản mạch (12,5%)


Hình 3.1. Loét túi thừa chảy máu
(Nông Quốc T. 26 tuổi. Soi 25/9/2013) 
Hình 3.2. Adenocarcinoma ruột non
(Nguyễn Thị Thu H. 27 tuổi soi 29/7/2014) 

3.2.3. Tỷ lệ phát hiện thấy tổn thương qua các đường nội soi
Bảng 3.12. Khả năng phát hiện tổn thương với đường soi
Đường soi
n
%
Giá trị p
Đường miệng
24/64
37,5

Đường hậu môn
7/64
10,9
0,29
Cả hai đường
33/64
51,6

Tổng
64/64
100,0


Trong 64 bệnh nhân phát hiện thấy tổn thương, có 33/64 bệnh nhân (51,6%) phát hiện được qua nội soi kết hợp, 24/64 bệnh nhân (37,5%) qua đường miệng và 7/64 bệnh nhân (10,9%) qua đường hậu môn.
Bảng 3.13. Khả năng phát hiện tổn thương với chiều dài ruột soi được
 Phát hiện tổn thương
Chiều dài soi được (m)
Không
Có
Tổng
p
n
%
n
%
n
%
< 1
0
0,0
4
6,2
4
4,4
0,33
1 - < 2
5
20,0
7
10,9
12
13,5
2 - < 3
7
28,0
13
20,3
20
22,5
≥ 3
13
52,0
40
62,6
53
59,6
Tổng
25
100,0
64
100,0
89
100,0
Trung bình
2,61 ± 0,93 
3,12 ± 1,35
2,97 ± 1,26
0,09
	
Khả năng phát hiện tổn thương ở ruột non có xu hướng tăng lên theo chiều dài đoạn ruột soi được, tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa (p > 0,05).
3.2.4. Mối liên quan giữa tổn thương trên nội soi với giới
Bảng 3.14. Mối liên giữa tổn thương nội soi ruột non bóng đơn với giới
 Giới tính
Hình ảnh tổn thương
Nữ
Nam
p
n
%
n
%
Dị sản mạch
2
8,7
6
14,6
0,5
Khối u ruột non
5
21,7
6
14,6
Loét chảy máu túi thừa Meckel
0
0,0
2
4,9
Loét dạng Dieulafoy
1
4,3
0
0,0
Loét ruột non
7
30,4
15
36,6
Polyp
2
8,7
1
2,4
U dưới niêm mạc
0
0,0
2
4,9
Viêm niêm mạc ruột non
6
26,2
9
22,0
Tổng
23
100,0
41
100,0

	
Tỷ lệ viêm niêm mạc ruột non và khối u ruột non có xu hướng gặp nhiều ở nữ; ngược lại dị sản mạch, loét ruột non có xu hướng gặp nhiều ở nam, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa (p=0,5).
Hình 3.3. U carcinoid ruột non
( Trần T Bích N. 51 tuổi, soi: 12/11/2013)
Hình 3.4. U dưới niêm mạc ruột non có loét chảy máu
(Nguyễn Thị B. 52 tuổi, soi: 9/10/2013 )

3.2.5. Mối liên quan giữa tổn thương trên nội soi với đại tiện phân máu
Bảng 3.15. Mối liên giữa tổn thương trên nội soi 
ruột non bóng đơn với đại tiện phân máu
 Đại tiện phân máu
Hình ảnh tổn thương
Không
Có
p
n
%
n
%
Dị sản mạch
0
0,0
8
13,8
0,02
Khối u ruột non
2
33,3
9
15,5
Loét chảy máu túi thừa Meckel
1
16,7
1
1,7
Loét dạng Dieulafoy
1
16,7
0
0,0
Loét ruột non
2
33,3
20
34,5
Polyp
0
0,0
3
5,2
U dưới niêm mạc
0
0,0
2
3,4
Viêm niêm mạc ruột non
0
0,0
15
25,9
Tổng
6
100,0
58
100,0

	
Các trường hợp dị sản mạch, viêm niêm mạc ruột non, polyp, loét ruột non có biểu hiện đại tiên phân máu cao hơn (p < 0,05).
Hình 3.5. Polyp ruột non chảy máu
( Nguyễn Viết H. 73 tuổi, 
Soi: 13/2/2014) 
Hình 3.6. U Lympho ruột non chảy máu
(Trần Thị K. 51 tuổi
Soi : 05/12/2013)

3.2.6. Mối liên quan giữa tổn thương trên nội soi với màu sắc phân
Bảng 3.16. Mối liên quan tổn thương trên
 nội soi ruột non bóng đơn với màu sắc phân
Màu sắc phân máu
Hình ảnh tổn thương
Màu đỏ
Màu đen
p
SL
TL
SL
TL
Dị sản mạch
1
6,2
7
16,7
0,05
Khối u ruột non
1
6,2
8
19,0
Loét chảy máu túi thừa Meckel
0
0,0
1
2,4
Loét ruột non
11
68,8
9
21,4
Polyp
0
0,0
3
7,1
U dưới niêm mạc
0
0,0
2
4,8
Viêm niêm mạc ruột non
3
18,8
12
28,6
Tổng
16
100,0
42
100,0

	
Không có sự liên quan giữa màu sắc phân máu với hình ảnh tổn thương trên NSRNBĐ (p > 0,05).
Hình 3.7. Loét ruột non tại hồi tràng gây cháy máu tiêu hoá
(Đoàn Văn T. 57 tuổi, soi: 12/02/2020)
3.3. Vị trí tổn thương trên nội soi ruột non bóng đơnvà mối liên quan
3.3.1. Phân bố vị trí tổn thương trên nội soi ruột non bóng đơn
	Chúng tôi đã phát hiện có 64 bệnh có tổn thương trên NSRNBĐ. Bảng 3.19 trình bày về vị trí tổn thương trên NSRNBĐ.
Bảng 3.17. Vị trí tổn thương trên nội soi ruột non bóng đơn
Vị trí tổn thương
Số bệnh nhân (n= 64)
Tỷ lệ %
Hồi tràng
26
40,6
Hỗng tràng
32
50,0
Hồi tràng + Hỗng tràng
6
9,4
Tổng
64
100,0
	
Hình ảnh tổn thương trên NSRNBĐ hay gặp nhất ở hỗng tràng (50,0%) và hồi tràng (40,6%) có 6 bệnh nhân (9,4%) tổn thương gặp ở cả hồi tràng và hỗng tràng.
Hình 3.8. Loét ruột non tại hồi tràng gây cháy máu tiêu hoá
 và đã tiêm cầm máu ổ loét
( Đào Thị H. 54 tuổi. Soi: 24/7/2013)
3.3.2. Mối liên quan vị trí tổn thương với biểu hiện nôn ra máu
Bảng 3.18. Vị trí tổn thương với biểu hiện nôn máu (n=64)
 Nôn máu
Vị trí tổn thương
Không
Có
p
SL
TL
SL
TL
Hồi tràng
25
44,6
1
12,5
0,07
Hỗng tràng
25
44,6
7
87,5
Hồi tràng + Hỗng tràng
6
10,8
0
0,0
Tổng
56
100,0
8
100,0

	
Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện nôn ra máu gặp nhiều ở các trường hợp tổn thương ở hỗng tràng. Tuy nhiên, sự khác biệt là chưa có ý nghĩa (p=0,07).
3.3.3. Mối liên quan vị trí tổn thương với đại tiện phân máu
Bảng 3.19. Vị trí tổn thương với biểu hiện đại tiện phân máu
 Đại tiện phân máu
Vị trí tổn thương
Không
Có
p
SL
TL
SL
TL
Hồi tràng
2
33,3
24
41,4
0,79
Hỗng tràng
3
50,0
29
50,0
Hồi tràng + Hỗng tràng
1
16,7
5
8,6
Tổng
6
100,0
58
100,0

	
Không có sự liên quan giữa vị trí tổn thương với biểu hiện đại tiện phân máu (p=0,79).
3.3.4. Mối liên quan vị trí tổn thương với màu sắc phân
Bảng 3.20. Vị trí tổn thương với biểu hiện màu sắc phân máu
 Màu sắc phân máu
Vị trí tổn thương
Màu đỏ
Màu đen
p
SL
TL
SL
TL
Hồi tràng
7
43,8
17
40,5
0,75
Hỗng tràng
7
43,8
22
50,4
Hồi tràng + Hỗng tràng
2
12,5
3
7,1
Tổng
16
100,0
42
100,0

	
Các trường hợp tổn thương ở hỗng tràng có xu thế đại tiện phân máu màu đen, trong khi tổn thương ở hồi tràng có xu thế phân máu màu đỏ. Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,75).
Hình 3.9. Loét ruột non
 ( Nguyễn Huy Th 23T.soi 22.1.2014)
3.3.5. Mối liên quan vị trí tổn thương với hình ảnh tổn thương
Bảng 3.21. Vị trí tổn thương với hình ảnh tổn thương
Vị trí tổn thương
Hình ảnh tổn thương
Hồi tràng
Hỗng tràng
Hồi tràng + Hỗng tràng
Cộng
Dị sản mạch
5
(62,5)
3
(37,5)
0
8
(100,0)
Khối u ruột non
3
(27,3)
8
(72,7)
0
11
(100,0)
Loét chảy máu túi thừa
1
(50,0)
1
(50,0)
0
2
(100,0)
Loét dạng Dieulafoy
0
1
(100,0)
0
1
(100,0)
Loét ruột non 
10
(45,5)
7
(31,8)
5
(22,7)
22
(100,0)
Polyp
3
(100,0)
0
0
3
(100,0)
U dưới niêm mạc
0
2
(100,0)
0
2
(100,0)
Viêm niêm mạc ruột non
4
(26,7)
10
(66,7)
1
(6,6)
15
(100,0)
Tổng
26
(40,6)
32
(50,0)
6
(9,4)
64
(100,0)

Tỷ lệ dị sản mạch, loét ruột non, polyp có tỷ lệ gặp cao hơn ở hồi tràng, trong khi tỷ lệ u ruột non, u dưới niêm mạc, viêm niêm mạc ruột non gặp nhiều hơn ở hỗng tràng. Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa (p=0,14)
3.4. Kết quả về mô bệnh họcvà mối liên quan
3.4.1. Tỷ lệ xét nghiệm mô bệnh học
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm mô bệnh học
Có 42/89 bệnh nhân (47,2%) được làm xét nghiệm mô bệnh học khi thực hiện NSRNBĐ.
3.4.2. Kết quả về mô bệnh học
Bảng 3.22. Kết quả mô bệnh học
Triệu chứng
Số bệnh nhân (n= 42)
Tỷ lệ %
Loét mạn tính
10/42
23,8
Polyp tăng sản lành tính
3/3
7,1
U mô đệm dạ dày ruột
2/42
4,8
Viêm niêm mạc ruột non 
22/42
52,4
U bạch mạch lành tính
1/42
2,4
Viêm loét hồi tràng
1/42
2,4
Loét DIII tá tràng mạn tính
3/42
7,1

Tổn thương MBH hay gặp: Viêm niêm mạc ruột non (52,4%), loét mạn tính (23,8%).
3.4.3. Mối liên quan giữa mô bệnh học với một số đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.23. Mối liên quan mô bệnh học với giới (n=42)
 Giới tính
Đặc điểm mô bệnh học
Nữ
Nam
p
n
%
n
%
Loét mạn tính
1
6,2
9
34,6
0,07
Polyp tăng sản lành tính
2
12,5
1
3,9
U mô đệm dạ dày ruột
0
0.0
2
7,7
Viêm niêm mạc ruột non 
12
75,1
10
38,4
Tổn thương khác
1
6,2
4
15,4
Tổng
16
100,0
26
100,0

	
Tỷ lệ viêm niêm mạc ruột non có xu hướng gặp nhiều ở nữ hơn nam; ngược lại loét niêm mạc ruột non mạn tính có xu hướng gặp nhiểu ở nam hơn nữ, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa (p=0,10).
Bảng 3.24. Mối liên quan mô bệnh học với biểu hiện nôn ra máu (n=42)
Nôn ra máu
Đặc điểm mô bệnh học
Không
Có
p
n
%
n
%
Loét mạn tính
10
27,1
0
0,0
0,18
Polyp tăng sản lành tính
3
8,1
0
0,0
U mô đệm dạ dày ruột
1
2,7
1
20,0
Viêm niêm mạc ruột non 
18
48,6
4
80,0
Tổn thương khác
5
13,5
0
0,0
Tổng
37
100,0
5
100,0

	
Tỷ lệ bệnh nhân nôn ra máu có xu hướng gặp nhiều ở các trường hợp viêm niêm mạc ruột non; các trường hợp loét mạn tính không có bệnh nhân nào có biểu hiện nôn ra máu (p=0,18).
Bảng 3.25. Mối liên quan mô bệnh học với biểu hiện phân máu (n=42)
Đại tiện ra máu
Đặc điểm mô bệnh học
Không
Có
p
SL
TL
SL
TL
Loét mạn tính
0
0,0
10
25,6
0,13
Polyp tăng sản lành tính
0
0,0
3
7,7
U mô đệm dạ dày ruột
1
33,3
1
2,6
Viêm niêm mạc ruột non 
2
66,7
20
51,3
Tổn thương khác
0
0,0
5
12,8
Tổng
3
100,0
39
100,0

	
Tỷ lệ bệnh nhân đại tiện phân máu có xu hướng gặp nhiều ở các trường hợp loét niêm mạc ruột non mạn tính, viêm niêm mạc ruột non tiến triển. Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa (p=0,13).
Bảng 3.26. Mối liên quan mô bệnh học với màu sắc phân máu (n=39)
Màu sắc phân máu
Đặc điểm mô bệnh học
Màu đỏ
Màu đen
p
SL
TL
SL
TL
Loét mạn tính
8
61,5
2
7,7
0,008
Polyp tăng sản lành tính
0
0,0
3
11,5
U mô đệm dạ dày ruột
0
0,0
1
3,8
Viêm niêm mạc ruột non 
4
30,8
16
61,6
Tổn thương khác
1
7,7
4
15,4
Tổng
13
100,0
26
100,0

	
Tỷ lệ bệnh nhân đại tiện phân máu màu đỏ có xu hướng gặp nhiều ở các trường hợp loét niêm mạc ruột non mạn tính; trong khi các bệnh nhân đạ

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_ung_dung_noi_soi_bong_don_trong_chan_doan.doc
  • docBia tom tat Tieng Anh.doc
  • docBia Tom tăt TV.doc
  • docxTóm tắt Tiếng anh_Gastrointestinal bleeding_English version.docx
  • docxtóm tắt Tieng viet.docx
  • docTrang thông tin.doc