Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi tán sỏi qua đường hầm kehr trong mổ lại sỏi đường mật
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi tán sỏi qua đường hầm kehr trong mổ lại sỏi đường mật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi tán sỏi qua đường hầm kehr trong mổ lại sỏi đường mật
n thành bụng sau mổ sỏi mật cũ. * Xác định vị trí và bộc lộ ống mật chủ. * Kỹ thuật mở ống mật chủ. * Các kỹ thuật kết hợp trong phẫu thuật. 2.2.5.5. Kết quả phẫu thuật nội soi mổ lại sỏi đường mật * Tỉ lệ sạch sỏi sau mổ: siêu âm kết hợp chụp đường mật qua Kehr. + Tỉ lệ sạch sỏi chung. + Sạch sỏi theo từng vị trí sỏi trong gan. + Sạch sỏi theo từng vị trí sỏi trong đường mật + Sạch sỏi khu trú mức hạ phân thùy * Các tai biến trong mổ. 52 Tổn thương các cơ quan như: gan, túi mật, tá tràng, dạ dày, đại tràng, tiểu tràng và những khó khăn khác...được ghi chép lại sau mổ. * Các biến chứng sau mổ. + Rò mật: là hiện tượng dịch mật thoát ra ngoài cấu trúc bình thường của hệ thống đường mật, có nghĩa là có sự thông thương giữa biểu mô đường mật với bên ngoài qua dẫn lưu ổ bụng hay vết mổ. + Rò tá tràng: là hiện tượng thoát dịch tiêu hóa ra khỏi tá tràng, có nghĩa là có sự thông thương giữa tá tràng với bên ngoài qua dẫn lưu ổ bụng hay vết mổ. + Nhiễm khuẩn huyết : là một tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính nặng, do vi khuẩn lưu hành trong máu gây ra, biểu hiện bằng các triệu chứng toàn thân, có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng với tỷ lệ tử vong cao. * Thời gian gỡ dính bộc lộ ống mật chủ (phút): được tính từ lúc đặt trocar đầu tiên đến khi bộc lộ được ống mật chủ. * Thời gian kết thúc cuộc mổ (phút): được tính từ lúc đặt trocar đầu tiên đến khi đóng lỗ trocar. * Lượng máu mất trong mổ (ml): đánh giá bằng lượng máu thấm vào Mesh (25ml/Mesh) và lượng máu hút ra bình. Hình 2.21. Mesh trước và sau khi thấm máu * Số ngày nằm viện sau mổ. 53 * Tử vong sau mổ. Nguyên nhân tử vong do phẫu thuật, do gây mê hay do bất kỳ nguyên nhân khác. Các trường hợp nặng, hấp hối xin về được coi là tử vong sau mổ. * Đánh giá các mối liên quan sau phẫu thuật. + Mối liên quan giữa số lần mổ cũ với lượng máu mất trong mổ. + Mối liên quan giữa số lần mổ cũ với thời gian bộc lộ ống mật chủ. + Mối liên quan giữa số lần mổ cũ với thời gian kết thúc cuộc mổ. Sau mổ BN sẽ được siêu âm kiểm tra sỏi trong gan, nếu hết sỏi thì tiến hành chụp đường mật qua Kehr ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 sau mổ để đánh giá lưu thông đường mật xuống tá tràng. Những BN còn sỏi sẽ lưu lại Kehr và hẹn sau 1-2 tháng vào tán sỏi qua Kehr. * Phân loại kết quả + Tốt: siêu âm, chụp X-quang đường mật được xác định là hết sỏi. + Khá: còn sỏi sau mổ và không có biến chứng hoặc hết sỏi nhưng có biến chứng. + Trung bình: còn sỏi sau mổ, có biến chứng. + Xấu: biến chứng nặng hoặc tử vong. 2.2.5.6. Kết quả nội soi tán sỏi qua đường hầm Kehr * Đánh giá tình trạng tổn thương đường mật. + Tỉ lệ chít hẹp đường mật. + Vị trí chít hẹp đường mật. + Vị trí chít hẹp theo các ống mật. + Phân bố số vị trí chít hẹp. + Mức độ chít hẹp đường mật. Hẹp đường mật trong gan: phân loại hẹp đường mật trong gan theo tác giả Đặng Tâm [47] và Lee S.K. (2001) bằng cách dựa vào kích thước đường mật trong khi nội soi đường mật (ống soi có đường kính 4,9 mm). Hẹp đường mật là khi ống soi không đưa qua được. Một chỗ thắt hẹp lại nhỏ hơn 5 mm ở 54 một ống mật giãn to, bất kỳ vị trí nào với đường mật trên và dưới chỗ hẹp đều giãn to hơn 5 mm. Các ống mật trong gan không giãn có đường kính nhỏ hơn 5 mm không được coi là hẹp. Hẹp nhẹ là trường hợp máy soi đưa qua chỗ hẹp khó khăn nhưng có thể qua được, hẹp nặng là khi không đưa máy soi qua được nếu không nong chỗ hẹp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xin áp dụng theo khái niệm về hẹp đường mật của tác giả Bùi Tuấn Anh [96] như sau: hẹp đường mật là sự thu giảm khẩu kính tại một vị trí ống mật so với phần ống mật kế cận phía trên và phía dưới, nhỏ hơn đường kính 4,9 mm của máy soi. Hẹp nhẹ là đường kính chỗ hẹp gần bằng đường kính ống soi, đưa được ống soi qua nhưng khó khăn. Hẹp nặng là đường kính chỗ hẹp nhỏ hơn nhiều so với ống soi, không thể đưa được ống soi qua. Hẹp đường mật vùng Oddi là khi đã dùng thuốc chống co thắt, vẫn không đưa được ống soi qua. * Tỉ lệ sạch sỏi sau tán sỏi qua đường hầm Kehr: siêu âm kết hợp với chụp X- quang đường mật qua Kehr. * Số lần tán sỏi. * Thời gian tán sỏi (phút). * Lượng dịch bơm rửa đường mật (lít): tính lượng nước bơm vào đường mật với lượng nước qua sonde dạ dày của bệnh nhân. 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu * Số liệu nghiên cứu được xử lý với phần mềm SPSS 2.0: trung bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ %, trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ. * So sánh sự khác biệt về giá trị trung bình của các mẫu: Sử dụng test T - stusent với các biến đạt phân bố chuẩn. * Số liệu được trình bày dưới dạng bảng hoặc biểu đồ. * Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 55 2.3. Đạo đức nghiên cứu y học * Vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng điều trị, được tiến hành thông qua Hội đồng chấm và xét duyệt đề cương của Học viện Quân y. Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của Bệnh viện Quân y 103 và Bộ môn – Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hóa. * Đối tượng nghiên cứu BN và gia đình được giải thích rõ mục tiêu, phương pháp tiến hành trước khi nghiên cứu. BN và gia đình tự nguyện tham gia, có quyền từ chối không tham gia nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào mà không cần giải thích. Số liệu thu thập cho nghiên cứu chỉ sử dụng cho mục đích khoa học, không sử dụng vào mục đích khác. Mọi thông tin liên qua đến cá nhân sẽ được giữ bí mật. * Người nghiên cứu Trung thực trong quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu được công bố công khai, rõ ràng. 56 Các trường hợp chẩn đoán xác định sỏi đường mật. Có tiền sử phẫu thuật sỏi mật. Không có chống chỉ định với mê nội khí quản và bơm khí CO2. Siêu âm, MRCP, thu thập kết quả Phẫu thuật nội soi mở ống mật chủ lấy sỏi, dẫn lưu Kehr Còn sỏi Tán sỏi qua đường hầm Kehr (sau mổ 1-2 tháng) Rút Kehr; ra viện Siêu âm kiểm tra + chụp X-quang đường mật Hết sỏi Còn sỏi 2.4. Sơ đồ nghiên cứu Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu Siêu âm kiểm tra + chụp X-quang đường mật 57 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 4 năm 2016, có 72 trường hợp thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài đều thuộc diện mổ theo chương trình. Có 02 BN vào viện trong tình trạng cấp cứu (viêm đường mật đe dọa sốc mật), các BN này sau khi đã được hồi sức tích cực cũng như điều trị dẫn lưu mật qua da để giảm áp đường mật thì các dấu hiệu lâm sàng đã ổn định và xếp vào lịch mổ theo chương trình. Số lượng BN nghiên cứu: 72 BN. 3.1.1. Tuổi Bảng 3.1. Phân độ tuổi và giới tính Tuổi Nam Nữ Tổng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 20-29 tuổi 2 6,06 1 2,56 3 4,17 >29 tuổi 6 18,18 2 5,13 8 11,11 >39 tuổi 3 9,09 11 28,21 14 19,44 >49 tuổi 15 45,45 12 30,77 27 37,50 >59 tuổi 5 15,15 9 23,08 14 19,44 >69 tuổi 2 6,06 4 10,26 6 8,33 Tổng 33 100 39 100 72 100 Tuổi thấp nhất là 24 tuổi, tuổi cao nhất là 78 tuổi; tuổi trung bình: 53,14 ± 2,81 Nhóm tuổi tập trung nhiều nhất từ 40 đến 69 tuổi (76,38%). 3.1.2. Giới Giới nữ chiếm 54,17%; nam là 45,83%. 58 Tỉ lệ nữ/nam: 39/33 (1,18). Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ nam và nữ 3.2. Lâm sàng, cận lâm sàng 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng Bảng 3.2. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện Triệu chứng lâm sàng Số lượng (n=72) Tỉ lệ (%) Đau hạ sườn phải 72 100 Sốt 32 44,44 Vàng da 47 65,28 100% BN vào viện trong tình trạng đau tức hạ sườn phải, sốt và vàng da gặp tỉ lệ thấp hơn. 59 3.2.2. Cận lâm sàng Bảng 3.3. Cận lâm sàng Xét nghiệm Số lượng (n=72) Tỉ lệ (%) Bạch cầu tăng (>10G/l) 36 50,00 Bilirubin TP tăng (>17,1 mol/L) 41 56,94 Bilirubin TT tăng (>5 mol/L) 37 51,39 GOT tăng (>40U/l) 44 61,11 GPT tăng (>40U/l) 47 65,28 GGT tăng (>50U/l) 63 87,50 Amylase máu tăng (>90U/l) 13 18,06 Bilirubin máu tăng (toàn phần: 51,39%; trực tiếp: 56,94%); GOT tăng là 61,11%; GPT tăng là 65,28%; GGT tăng là: 87,50%. 50% BN có bạch cầu tăng trên 10G/l. 3.2.3. Biến chứng của bệnh lý sỏi mật khi vào viện Bảng 3.4. Biến chứng của bệnh lý sỏi mật Biến chứng Số lượng (n=72) Tỉ lệ (%) Viêm tụy cấp do sỏi 13 18,06 Viêm đường mật cấp đe dọa sốc mật 2 2,78 13/72 trường hợp (18,06%) có viêm tụy cấp với biểu hiện tăng Amylase. Có 2/72 trường hợp (2,78%) khi vào khoa trong tình trạng viêm đường mật cấp có đe dọa sốc mật đã được xử trí cấp cứu dẫn lưu mật qua da để điều trị ổn định rồi đưa vào chương trình mổ phiên. 60 Hình 3.1. Dẫn lưu mật qua da (BN: Nguyễn Thị T; SBA: 382) 3.3. Chỉ định 3.3.1. Tiền sử phẫu thuật sỏi đường mật 3.3.1.1. Số lần phẫu thuật sỏi đường mật Trong 72 trường hợp: 100% tiền sử đã mổ sỏi mật, chủ yếu mổ từ 1 đến 2 lần. Bảng 3.5. Tiền sử số lần phẫu thuật sỏi đường mật Số lần mổ cũ Số lượng (n=72) Tỉ lệ (%) 1 lần 37 51,39 2 lần 28 38,89 3 lần 4 5,55 4 lần 3 4,17 Tổng 72 100 Tiền sử mổ 1 lần là 37 trường hợp (51,39%), tiền sử mổ 2 lần là 38,89%; Còn lại số BN có tiền sử mổ từ 3 lần trở lên là 9,72%. 61 3.3.1.2. Khoảng thời gian mổ lần cuối: Tính từ thời gian mổ lần cuối cho đến thời điểm mổ hiện tại. Bảng 3.6. Khoảng thời gian mổ lần cuối đến thời điểm mổ hiện tại Thời gian mổ lần cuối Số lượng (n=72) Tỉ lệ (%) <1 năm 6 8,33 1-2 năm 12 16,67 3-5 năm 18 25,00 6-10 năm 20 27,78 11-20 năm 14 19,44 >20 năm 2 2,78 Tổng 72 100 Khoảng thời gian mổ lần cuối dưới 1 năm có 6 trường hợp (8,33%) trong đó có 2 trường hợp mổ chỉ cách có 2 tháng và 1 trường hợp mổ cách 1 tháng do sót sỏi. Tỉ lệ phẫu thuật sau 5 năm là 36/72 trường hợp (50%). 3.3.1.3. Phương pháp phẫu thuật cũ Bảng 3.7. Phương pháp phẫu thuật cũ Tiền sử phẫu thuật Mổ mở Mổ nội soi Tổng Cắt túi mật 4 2 6 Cắt túi mật+cắt dạ dày 1 0 1 Mở ống mật chủ 42 4 46 Mở ống mật chủ +cắt túi mật 17 1 18 Mở ống mật chủ +cắt túi mật+cắt gan 1 0 1 Tổng 65 7 72 Có 26/72 BN cắt túi mật, 1 BN cắt gan thùy trái; 1 BN mổ cắt dạ dày. 65/72 BN mổ mở; 7/72 BN mổ nội soi. 62 3.3.2. Đặc điểm sỏi đường mật 3.3.2.1. Phân bố vị trí sỏi trong và ngoài gan Bảng 3.8. Phân bố vị trí sỏi trong và ngoài gan Vị trí sỏi Số lượng Tỉ lệ (%) Sỏi trong gan đơn thuần Gan phải 1 1,39 Gan trái 1 1,39 Trong gan 2 bên 3 4,16 Tổng 5 6,94 Sỏi trong gan kết hợp Gan phải + ngoài gan 7 9,72 Gan trái + ngoài gan 14 19,44 Trong gan 2 bên + ngoài gan 35 48,61 Tổng 56 77,77 Sỏi ngoài gan đơn thuần 11 15,28 Tổng 72 100 Sỏi trong gan đơn thuần có 5 trường hợp (6,94%), chủ yếu là sỏi trong gan kết hợp (77,77%). 11/72 trường hợp (15,28%) sỏi ngoài gan đơn thuần. 3.3.2.2. Vị trí xuất hiện sỏi nếu xét riêng sỏi trong gan Bảng 3.9. Phân bố riêng sỏi trong gan Vị trí sỏi Số lượng Tỉ lệ (%) Sỏi gan phải 8 11,11 Sỏi gan trái 15 20,83 Sỏi trong gan 2 bên 38 52,78 Tổng 61 84,72 Sỏi trong gan hai bên (52,78%) gặp nhiều hơn, sỏi trong gan phải (11,11%) và sỏi trong gan trái (20,83%). Trong nhóm nghiên cứu, tỉ lệ sỏi trong gan chiếm 84,72%. 63 3.3.2.3. Vị trí sỏi trong đường mật Bảng 3.10. Tần suất sỏi tại vị trí trong đường mật Vị trí sỏi Số lượng Tỉ lệ (%) Ống mật chủ 66/72 91,67 Ống gan chung 36/72 50,00 Ống gan phải 32/61 52,46 Ống gan trái 38/61 62,29 Phân thùy trước 26/61 42,62 Phân thùy sau 23/61 37,70 Hạ phân thùy 2 37/61 60,66 Hạ phân thùy 3 26/61 42,62 Hạ phân thùy 5 30/61 49,18 Hạ phân thùy 6 18/61 29,51 Hạ phân thùy 7 24/61 39,34 Hạ phân thùy 6 30/61 49,18 Tần suất sỏi tại ống mật chủ là 91,67%. Nếu chỉ xét riêng sỏi trong gan thì sỏi ống gan trái và ở hạ phân thùy 2 chiếm cao nhất (62,29% và 60,66%). 3.3.2.4. Vị trí sỏi khu trú trong gan Bảng 3.11. Vị trí sỏi khu trú trong gan mức hạ phân thùy Khối lượng sỏi Số lượng (n=61) Tỉ lệ (%) Sỏi khu trú trong 1 hạ phân thuỳ 16 26,23 Sỏi ở 2 hạ phân thuỳ. 13 21.31 Sỏi ở hơn 2 hạ phân thuỳ. 28 45,90 Tổng 57 93,44 Tỉ lệ sỏi ở 2 hạ phân thùy là 21,31%; sỏi trên 2 hạ phân thùy là 45,90%. 64 3.3.3. Nguy cơ của phẫu thuật Dựa theo bảng phân loại A.S.A (1963) phân loại sức khỏe để đánh giá bệnh nhân trước phẫu thuật (mục 2.2.5.3). Bảng 3.12. Phân loại A.S.A A.S.A Số lượng Tỉ lệ (%) I 0 00,00 II 57 79,17 III 15 20,83 Tổng 72 100 BN chủ yếu thuộc nhóm nguy cơ A.S.A II là 79,17% và ở nhóm A.S.A III là 20,83%. 3.4. Đặc điểm kỹ thuật 72 BN trong nghiên cứu được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi mổ lại sỏi đường mật, không có trường hợp nào phải chuyển sang mổ mở hoặc thay đổi phương pháp khác. 3.4.1. Vị trí đặt trocar đầu tiên lên thành bụng Bảng 3.13. Vị trí đặt trocar đầu tiên lên thành bụng Vị trí đặt trocar đầu tiên Số lượng (n=72) Tỉ lệ (%) Trên rốn 5 6,94 Dưới rốn 51 70,83 Mạn sườn trái 16 22,22 Tổng 72 100 65 5/72 trường hợp (6,94%) đặt trocar đầu tiên trên rốn, hầu hết các trường hợp này đều có tiền sử mổ nội soi sỏi mật. 16/72 trường hợp có vết mổ đường trắng giữa trên và dưới rốn. Vì vậy, chúng tôi đặt trocar đầu ở hạ sườn trái (22,22%). 3.4.2. Số lượng đặt trocar số 4 lên thành bụng Bảng 3.14. Số lượng cần đặt thêm trocar số 4 lên thành bụng Trocar số 4 Gan Đặt trocar Không đặt trocar Tổng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Dính lên thành bụng 4 25,00 12 75,00 16 22,22 Không dính lên thành bụng 56 100,0 0 0,00 56 77,78 Tổng 60 83,33 12 16,67 72 100,0 Có 16/72 (22,22%) trường hợp có gan dính lên thành bụng, trong đó 12/16 BN (75%) không cần đặt thêm trocar số 4. 56/72 (77,78%) trường hợp gan không dính lên thành bụng. Các trường hợp này đều phải dùng thêm trocar số 4. Hình 3.2. Gan dính lên thành bụng (BN: Nguyễn Thị H; SBA:62) 66 3.4.3. Đánh giá tạng dính lên thành bụng Bảng 3.15. Tạng dính lên thành bụng Tạng dính lên thành bụng Số lượng (n =72 ) Tỉ lệ (%) Mạc nối 68 94,44 Đại tràng ngang 30 41,67 Dạ dày 42 58,33 Hỗng tràng 17 23,61 Tạng dính chủ yếu lên thành bụng là mạc nối (94,44%), tiếp đến dạ dày là 58,33%. Bảng 3.16. Đặc điểm các tạng dính lên thành bụng Đặc điểm tạng dính lên thành bụng Số lượng Tỉ lệ (%) Mạc nối Dạ dày Đại tràng ngang Hỗng tràng 5 6,94 Mạc nối Dạ dày Đại tràng ngang 10 13,89 Mạc nối Dạ dày Hỗng tràng 7 9,72 Mạc nối Dạ dày 18 25,00 Mạc nối Đại tràng ngang 6 8,33 Mạc nối Hỗng tràng 1 1,39 Mạc nối 15 20,83 Mạc nối Đại tràng ngang Hỗng tràng 1 1,39 Mạc nối Đại tràng ngang 5 6,94 Mạc nối Hỗng tràng Túi mật 1 1,39 Dạ dày Đại tràng ngang Hỗng tràng 2 2,78 Dạ dày Đại tràng ngang 1 1,39 Tổng 72 100 Tỉ lệ mạc nối - dạ dày dính trên thành bụng chiếm cao nhất (25,00%), tiếp đến là mạc nối: 20,83% và mạc nối – dạ dày – đại tràng ngang là 13,89%. 67 Hình 3.3. Gỡ dính giữa tá tràng và ống mật chủ (BN: Bùi Thị T; SBA: 3320) 3.4.4. Xác định vị trí và bộc lộ ống mật chủ Bảng 3.17. Xác định vị trí và bộc lộ ống mật chủ Chọc kim thăm dò Sau phẫu thuật cũ Có Không Tổng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Còn túi mật 6 13,04 40 86,96 46 63,89 Đã cắt túi mật 3 11,54 23 88,46 26 36,11 Tổng 9 12,50 63 87,50 72 100,0 Có 9/72 trường hợp (12,50%) phải chọc kim thăm dò đường mật. Còn lại 63/72 trường hợp (87,50%) không cần chọc kim thăm dò đường mật. 26/72 trường hợp (36,11%) có tiền sử đã cắt túi mật, trong đó có 3/26 trường hợp phải kết hợp chọc kim thăm dò đường mật. 46/72 trường hợp (63,89%) còn túi mật, trong đó có 6/46 trường hợp phải chọc kim thăm dò xác định ống mật chủ. 68 Hình 3.4. Chọc kim thăm dò đường mật (BN: Nguyễn Ngọc H; SBA: 2532) 3.4.5. Kỹ thuật mở ống mật Bảng 3.18. Kỹ thuật mở ống mật lấy sỏi Kỹ thuật mở ống mật Số lượng Tỉ lệ (%) Mở ống mật chủ - ống gan chung 69 95,83 Mở ống mật chủ - ống gan chung - ống gan phải 1 1,39 Mở ống mật chủ - ống gan chung - ống gan trái 2 2,78 Tổng 72 100 95,83% chúng tôi mở ống mật chủ - ống gan chung để lấy sỏi, có 1 trường hợp phải mở đến ống gan phải và 2 trường hợp mở ống gan trái. Hình 3.5. Mở ống mật chủ đến ngã 3 ống gan, mở ống gan trái (BN: Đặng Thị L; SBA: 2451) 69 Hình 3.6. Mở ống mật chủ đến ngã 3 ống gan, mở ống gan phải (BN: Nguyễn Thị M; SBA: 2405) 3.4.6. Các kỹ thuật kết hợp trong phẫu thuật nội soi lấy sỏi Bảng 3.19. Các kỹ thuật kết hợp Kỹ thuật kết hợp Số lượng Tỉ lệ (%) Cắt túi mật 14/46 30,43 Cắt thùy gan 1/72 1,39 Nội soi tán sỏi trong mổ 4/72 5,56 Nội soi ống mềm kiểm tra lưu thông đường mật xuống tá tràng 72/72 100 Có 14/46 trường hợp (30,43%) cắt túi mật do túi mật viêm hoặc có sỏi. Có 01 trường hợp cắt thùy bên gan trái do xơ teo thùy bên gan trái. 72/72 trường hợp có nội soi ống mềm trong mổ kiểm tra lưu thông đường mật xuống tá tràng và đảm bảo sạch sỏi đoạn thấp ống mật chủ; có 4 trường hợp nội soi đường mật tán sỏi trong mổ để làm giảm bớt sỏi trong gan. 70 Hình 3.7. Dùng ống soi mềm kiểm tra đường mật trong mổ (BN: Hùng Thị T; SBA: 2277) 3.5. Kết quả sau phẫu thuật 3.5.1. Sạch sỏi sau phẫu thuật 3.5.1.1. Sạch sỏi chung Bảng 3.20. Tỉ lệ hết sỏi chung Kết quả Số lượng (n=72) Tỉ lệ (%) Sạch sỏi 18 25,00 Sót sỏi 54 75,00 Tổng 72 100 Tỉ lệ sạch sỏi chung sau mổ đạt 25%; tỉ lệ sót sỏi là 75%. 71 Hình 3.8. Hết sỏi sau phẫu thuật lấy sỏi dẫn lưu Kehr nội soi (BN : Khánh Thị T ; SBA : 1177) 3.5.1.2. Sạch sỏi theo vị trí sỏi trong gan Bảng 3.21. Tỉ lệ sạch sỏi trong gan Vị trí sỏi trong gan Sạch sỏi Còn sỏi Số lượng (n=61) Tỉ lệ (%) Số lượng (n=61) Tỉ lệ (%) Sỏi trong gan phải 1 12,50 7 87,50 Sỏi trong gan trái 4 26,67 11 73,33 Sỏi trong gan 2 bên 2 5,26 36 94,74 Tổng 7 11,48 54 88,52 Đối với sỏi trong gan thì tỉ lệ sạch sỏi là 11,48%, tỉ lệ sót sỏi là 88,52%. Nếu chỉ xét vị trí sỏi trong gan thì tỉ lệ sạch sỏi trong gan phải là 12,50% và gan trái là 26,67%. Trong đó có 1 trường hợp mở đến ống gan phải lấy sỏi nằm trong hạ phân thùy 8 và 2 trường hợp mở đến ống gan trái để lấy sỏi nằm trong hạ phân thùy 2. 72 Đối với sỏi trong gan 2 bên thì tỉ lệ sót sỏi còn cao (94,74%). Tỉ lệ sạch sỏi chỉ đạt 5,26%, trong đó có 1 trường hợp cắt thùy bên gan trái (sỏi trong hạ phân thùy 2 - 3). Hình 3.9. Siêu âm trước và sau mổ (BN: Lê Mạnh H; SBA: 1442) 3.5.1.3. Sạch sỏi theo từng vị trí sỏi trong đường mật Bảng 3.22. Tỷ lệ sạch sỏi theo từng vị trí sỏi Vị trí sỏi Số lượng Tỉ lệ (%) Ống mật chủ 66/66 100 Ống gan chung 36/36 100 Ống gan phải 32/32 100 Ống gan trái 38/38 100 Phân thùy trước 26/26 100 Phân thùy sau 23/23 100 Hạ phân thùy 2 2/37 5,41 Hạ phân thùy 3 2/26 7,69 Hạ phân thùy 5 0/30 0,00 Hạ phân thùy 6 0/18 0,00 Hạ phân thùy 7 1/24 4,17 Hạ phân thùy 8 2/30 6,67 Tỉ lệ sạch sỏi 100% ở ống mật mức phân thùy, còn lại ở ống hạ phân thùy thì tỉ lệ sạch sỏi từ 0 – 7,69%. 73 Hình 3.10. Dùng ống soi cứng thám sát đường mật (BN: Bùi Thị T; SBA: 3320) 3.5.1.4. Sạch sỏi khu trú mức hạ phân thùy Bảng 3.23. Tỉ lệ sạch sỏi khu trú mức hạ phân thùy Sỏi khu trú ở hạ phân thùy Số lượng Tỉ lệ (%) Sỏi ở 1 hạ phân thuỳ 1/16 6,25 Sỏi ở 2 hạ phân thuỳ 2/13 15,38 Sỏi ở > 2 hạ phân thuỳ 0/28 0,00 Với sỏi khu trú 1 hạ phân thùy thì tần suất sạch sỏi: 6,25%; Sỏi ở 2 hạ phân thùy là 15,38%. Đối với sỏi ở > 2 hạ phân thùy thì tỉ lệ sạch sỏi là 0,00%. 74 3.5.2. Tai biến, biến chứng trong và sau mổ 3.5.2.1. Tai biến trong mổ Bảng 3.24. Tai biến trong mổ Các tai biến trong mổ Số lượng (n=72) Tỉ lệ (%) Tổn thương thanh mạc cơ hỗng tràng 1 1,39 Tổn thương thanh mạc cơ đại tràng ngang 2 2,78 Tổng 3 4,17 Tỉ lệ tai biến là 4,17%, trong đó: 2 trường hợp tổn thương thanh mạc cơ đại tràng ngang; 1 trường hợp tổn thương thanh mạc cơ hỗng tràng. 3.5.2.2. Biến chứng sau mổ Bảng 3.25. Biến chứng sau mổ Các biến chứng Số lượng (n=72) Tỉ lệ (%) Rò mật 1 1,39 Rò tá tràng 1 1,39 Nhiễm khuẩn huyết 3 4,17 Tổng 5 6,95 Tỉ lệ biến chứng sau mổ có 5/72 BN (6,95%). Trong đó
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ung_dung_phau_thuat_noi_soi_ket_hop_noi_s.pdf
- Ban tóm tắt LA TV(30.8.2021).docx
- Ban tóm tắt LA-tieng Anh 30.8.2021.docx