Luận án Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ
>0,05 Bên trái (n=10) 2,2 1,7 1,95 ± 0,17 Chung 2,2 1,7 1,96 ± 0,17 Đường kính nhánh lên động mạch mũ vai tại vị trí xuyên cân vào da trung bình là 1,96 ± 0,17 mm, lớn nhất là 2,2 mm, nhỏ nhất là 1,7 mm. 3.2. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG VẠT CHẨM CỔ LƯNG CÓ NỐI MẠCH VI PHẪU TẠI ĐẦU XA TRONG TẠO HÌNH SẸO DI CHỨNG BỎNG VÙNG CẰM CỔ 3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 3.2.1.1. Tuổi, giới và tác nhân gây di chứng bỏng Bảng 3.16. Tuổi và giới của người bệnh (n=32) Giới tính Nhóm tuổi Tổng 60 Nam 4 9 0 13 Nữ 1 18 0 19 Tổng số 5 27 0 32 Nghiên cứu thực hiện trên 32 bệnh nhân, 19 nữ, 13 nam. Hầu hết các bệnh nhân trong nhóm tuổi 18 đến 60 tuổi. Không có bệnh nhân nào trên 60 tuổi. Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tác nhân gây bỏng Bỏng do nhiệt khô chiếm tỉ lệ cao nhất (84,4%), kế đến là bỏng do điện (12,5%), bỏng do hóa chất chiếm tỉ lệ 3,1%. 3.2.1.2. Lý do nhập viện Bảng 3.17. Lý do vào viện của bệnh nhân Lý do vào viện Số lượng Tỷ lệ (%) Hạn chế chức năng 7 21,9 Hạn chế thẩm mỹ 0 0,0 Kết hợp 25 78,1 Tổng 32 100 Hầu hết các bệnh nhân nhập viện với tình trạng hạn chế về chức năng và thẩm mỹ vùng cằm cổ. Chỉ có 21,9% bệnh nhân nhập viện vì lý do hạn chế chức năng đơn thuần, cần phải phẫu thuật để cải thiện chức năng. Như vậy, bên cạnh quan tâm của bệnh nhân về mặt thẩm mỹ ngày càng tăng thì hạn chế về mặt chức năng vẫn là yếu tố chính khiến bệnh nhân nhập viện. 3.2.1.3. Về vị trí sẹo Bảng 3.18. Phân bố vị trí sẹo vùng cằm cổ Vị trí sẹo Số lượng Tỷ lệ (%) Vùng cổ trước 0 0,0 Vùng cổ bên 0 0,0 Vùng cổ trước bên 7 21,9 Toàn bộ vùng cổ 25 78,1 Tổng 32 100 Hầu hết các bệnh nhân có sẹo di chứng bỏng rộng, chiếm toàn bộ vùng cổ, có 7 bệnh nhân có sẹo nằm ở vùng cổ trước và cổ bên. 3.2.1.4. Đặc điểm tính chất sẹo Bảng 3.19. Tính chất sẹo vùng cằm cổ Đặc điểm Hình thái sẹo Tổng Sẹo lồi Sẹo phì đại Sẹo lõm Sẹo loét Số bệnh nhân 2 30 0 0 32 Tỉ lệ % 6,25 93,75 0,0 0,0 100 Sẹo phì đại chiếm tỷ lệ lớn nhất (93,75%), không có sẹo lõm, sẹo loét trong nghiên cứu. Sẹo lồi gặp ở 02 trường hợp (6,25%). 3.2.1.5. Đặc điểm hình thái sẹo Bảng 3.20. Đặc điểm hình thái sẹo vùng cằm cổ Hình thái sẹo Số lượng Tỷ lệ (%) Sẹo mảng, cứng chắc 21 65,6 Sẹo mảng mềm mại 8 25,0 Sẹo xơ, thành dải 3 9,4 Hình thái khác 0 0,0 Tổng 32 100 Hầu hết các trường hợp nhập viện đều có sẹo thành mảng lớn, cứng chắc. Có 25% các trường hợp sẹo thành mảng nhưng mềm mại. Hình thái sẹo ảnh hưởng rất lớn đến tính chất co kéo và mức độ hạn chế chức năng của vùng cẳm cổ. 3.2.1.6. Về màu sắc sẹo Bảng 3.21. Màu sắc sẹo vùng cằm cổ (n=32) Màu sắc sẹo Số lượng Tỷ lệ (%) Đỏ 26 81,3 Trắng 6 18,8 Khác 0 0,0 Tổng 32 100 Hầu hết các trường hợp sẹo có màu đỏ, có 6 trường hợp sẹo có màu trắng khi nhập viện. Tình trạng đỏ của sẹo chứng tỏ sẹo còn mới, chưa ổn định hoặc sẹo còn đang tiếp tục phát triển. 3.2.1.7. Về cảm giác sẹo vùng cằm cổ Bảng 3.22. Đặc điểm cảm giác sẹo vùng cằm cổ (n=32) Cảm giác sẹo vùng cằm cổ Số lượng Tỷ lệ (%) Đau 27 84,4 Ngứa 30 93,8 Khác 0 0,0 Hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu đều có cảm giác đau và ngứa tại sẹo vùng cằm cổ. 3.2.1.8. Thời gian sẹo bắt đầu co kéo gây hạn chế Biểu đồ 3.2. Thời gian sẹo bắt đầu co kéo gây hạn chế chức năng vùng cằm cổ (n=32) Hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu đều bắt đầu xuất hiện tình trạng co kéo gây hạn chế chức năng vùng cổ sau 3-6 tháng từ khi liền sẹo. Đây cũng là thời gian sẹo phát triển mạnh nhất. 3.2.1.9. Thời gian từ khi bị bỏng đến khi phẫu thuật Bảng 3.23. Thời gian từ khi bỏng đến khi phẫu thuật Thời gian (tháng) Số lượng Tỷ lệ (%) 24 13 40,62 Tổng 32 100 Đa số bệnh nhân mang tổn thương sẹo từ khi bị bỏng đến khi phẫu thuật chuyển vạt CCL trong khoảng thời gian >24 tháng. Bệnh nhân đến điều trị phẫu thuật sớm nhất là 4 tháng và muộn nhất là 48 năm. Chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn các trường hợp này trong phần bàn luận. 3.2.1.10. Ảnh hưởng của sẹo đến các cơ quan lân cận Bảng 3.24. Ảnh hưởng của sẹo đến các cơ quan lân cận (n=32) Co kéo các cơ quan Số lượng Tỉ lệ % Miệng 30/32 93,8 Mũi 3/32 9,4 Mắt 2/32 6,3 Hầu hết các trường sẹo vùng cằm cổ gây co kéo miệng (một hoặc 2 bên) gây trễ miệng, lệch miệng. Có 03 trường hợp co kéo mũi và 02 trường hợp sẹo gây co kéo mắt. 3.2.1.11. Phân loại mức độ sẹo co kéo vùng cằm cổ Bảng 3.27. Phân loại mức độ sẹo co kéo vùng cằm cổ Mức độ co kéo Số lượng Tỉ lệ % Độ I 4 12,5 Độ II 6 18,8 Độ III 22 68,7 Tổng 32 100 Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều có sẹo gây ảnh hưởng đến vận động và thẩm mỹ vùng cằm cổ, hầu hết ở mức độ II và III. 3.2.1.12. Các phẫu thuật trước đó Bảng 3.28. Các phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng trước Phương pháp phẫu thuật Số lần phẫu thuật Tổng 0 1 2 ≥3 Ghép da WK 4 4 Sử dụng vạt ngẫu nhiên 28 Ghép da WK + Vạt ngẫu nhiên Ghép da WK + Vạt ngẫu nhiên + Vạt cuống mạch liền Tổng 28 4 32 Có 4/32 (12,5%) bệnh nhân đã được điều trị phẫu thuật (cả 4 bệnh nhân được sử dụng phương pháp ghép da dày toàn bộ) trước khi sử dụng vạt chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ. 3.2.2. Kết quả trong và sau phẫu thuật 3.2.2.1. Về vô cảm Bảng 3.25. Đặc điểm vô cảm trong phẫu thuật Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ % Đặt NKQ thuận lợi 20 62,5 Cần rạch giải phóng vùng cổ trước khi đặt NKQ 12 37,5 Tổng 32 100 Có 37,5% các trường hợp cần phải rạch giải phóng vùng cổ trước khi đặt nội khí quản. Nguyên nhân do sẹo vùng cổ gây co kéo biến dạng, chèn ép khí quản. Sẹo dày, cứng khiến cho bệnh nhân không ngửa cổ được. 3.2.2.2. Về bó mạch nhận Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều sử dụng bó mạch mặt bên đối diện với vạt để sử dụng nối với động mạch mũ vai. 3.2.2.3. Về góc xoay của vạt Bảng 3.26. Góc xoay của vạt (n=32) Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Góc xoay vạt 1500 1250 1380 Góc xoay của vạt trung bình là 1380, lớn nhất là 1500, nhỏ nhất là 1250. 3.2.2.4. Thời gian phẫu thuật Bảng 3.27. Thời gian phẫu thuật (n=32) Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Thời gian (giờ) 7 5 5,64 ± 0,63 Thời gian phẫu thuật trung bình là 5,64 giờ, lâu nhất là 7 tiếng, ngắn nhất là 5 tiếng. 3.2.2.5. Kết quả sau phẫu thuật Bảng 3.28. Kích thước vạt da cân chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa (n=32) Các thông số nghiên cứu Trị giá Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Chiều dài vạt (cm) 26,59 18 32 Chiều rộng vạt (cm) 13,48 9 18 Chiều rộng cuống vạt (cm) 4,8 4 5 Vạt chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa có thể đạt tới 32 cm chiều dài, 18 cm chiều rộng mà vạt vẫn an toàn khi sử dụng. Chiều rộng cuống vạt từ 4-5cm. Các chỉ số này sẽ được chúng tôi phân tích kỹ hơn ở phần bàn luận. Bảng 3.29. Tình trạng vạt sau khi xoay tạo hình tổn thương vùng cằm cổ (n=32) Tình trạng vạt Số lượng Tỉ lệ % Vạt sống hoàn toàn, vết mổ liền kỳ đầu 32 100 Vạt bị thiểu dưỡng, hoại tử mép vạt, hoại tử 1/3 diện tích đến toàn bộ vạt 0 0,0 Tổng 32 100 Theo dõi ngay sau phẫu thuật và đến ngày cắt chỉ, 100% các trường hợp vạt sống hoàn toàn. Bảng 3.30. Tình trạng nơi cho vạt (n=32) Diễn biến tình trạng vạt Khâu đóng trực tiếp Kết hợp ghép da mỏng tự thân Tổng Liền kì đầu 4 27 31 Phẫu thuật thì hai 0 1 1 Tổng 4 28 32 Có 28 bệnh nhân phải ghép da mỏng tự thân. Lý do là vạt lấy rộng, da vùng lấy vạt chắc, chun giãn kém không thể bóc tách đóng kín 2 mép da nơi cho vạt, nên phải lấy da mỏng tự thân vùng đùi ghép vào phần còn lại. Có 27/28 trường hợp mảnh ghép đều sống tốt, 01 trường hợp phải ghép da bổ xung. Bảng 3.31. Thời gian liền vết mổ (ngày) Thời gian liền vết mổ Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Vùng cho vạt 26 12 20,28 ± 3,98 Vùng nhận vạt 16 12 14,50 ± 1,08 Thời gian liền vết thương trung bình của vùng cho vạt là 20,28 ngày, của vùng nhận vạt là 14,5 ngày. 3.2.2.6. Đánh giá kết quả * Kết quả gần (trong vòng 3 tháng): - Đánh giá về vạt: + Tính chất của vạt: 32/32 vạt đều mềm mại, di động tốt. Tuy nhiên vùng đầu xa của các vạt này còn dày mỡ. + Tính chất sẹo quanh vạt: 100% các trường hợp sẹo quanh vạt là sẹo phì đại, không có biểu hiện lan rộng và xâm lấn ra xung quanh. + Hình thái sẹo quanh vạt: 100% các trường hợp sẹo quanh vạt nhỏ, thành dải, không có trường hợp nào sẹo phát triển thành khối hoặc xâm lấn. + Tình trạng màu sắc của vạt: 100% các trường hợp có vạt có hòa đồng về màu sắc với da lành xung quanh. - Đánh giá nơi cho vạt: + Tình trạng sẹo nơi cho vạt: 100% các trường hợp vùng cho vạt xuất hiện sẹo phì đại, không có trường hợp nào sẹo lồi. sẹo loét. Các trường hợp vùng cho vạt khâu kín kỳ đầu. Tổ chức sẹo có hiện tượng giãn sang hai phía sau một thời gian bệnh nhân vận động vùng vai, cánh tay. + Về cảm giác tại vùng cho vạt: 100% các trường hợp sau khi liền vết thương có biểu hiện đau, ngứa tại vùng cho vạt, kể cả các trường hợp được khâu kín kỳ đầu. + Ảnh hưởng về chức năng: 100% các bệnh nhân có vận động vùng vai và cột sống bình thường, không có trường hợp nào hạn chế vận động vai và cột sống. Bảng 3.32. Đánh giá kết quả gần (n=32) Kết quả gần Về thẩm mỹ Về chức năng Tốt Trung bình Kém Tốt Trung bình Kém Số lượng 31 1 0 32 0 0 Tỉ lệ % 96,88 3,12 0,0 100 0,0 0,0 Về chức năng, chúng tôi ghi nhận các vận động vùng cằm cổ cải thiện nhiều, bệnh nhân không bị kéo lệch một số cơ quan vùng mặt. Về thẩm mỹ cải thiện rất rõ ràng, lượng sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo xơ đã được lấy bỏ đi và thay bằng vạt da phẳng, mềm mại, tương đồng về màu sắc với da xung quanh. Kết quả tốt về chức năng và thẩm mỹ chiếm đa số, còn lại là trung bình, không có trường hợp nào đạt kết quả kém. Có 01 trường hợp tuy vùng cho vạt không hạn chế chức năng nhưng tổ chức sẹo còn phát triển mạnh, gây ngứa, đau nhiều đặc biệt khi nằm, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn trong phần bàn luận. Bảng 3.33. Đánh giá kết quả gần cải thiện góc α trước và sau phẫu thuật (n=32) Nội dung Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn P Góc α trước phẫu thuật 40,190 85,580 69,30 4,70 pt-s< 0,05 Góc α sau phẫu thuật 81,870 107,580 91,50 5,30 Sau phẫu thuật, góc α (gập- ngửa cằm cổ) thay đổi đáng kể so với trước phẫu thuật, thay đổi nhiều nhất lên đến 60%. Góc α trước và sau phẫu thuật thay đổi đáng kể và có sự khác biệt với p<0,05. * Kết quả xa (đánh giá ở thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật): - Đánh giá về vạt: + Tính chất của vạt: 32/32 vạt đều mềm mại, di động tốt. Vùng đầu xa vạt đã được hạ mỡ làm mỏng vạt. + Tính chất sẹo quanh vạt: 100% các trường hợp sẹo quanh vạt là sẹo phì đại, không có biểu hiện lan rộng và xâm lấn ra xung quanh. + Hình thái sẹo quanh vạt: 100% các trường hợp sẹo quanh vạt nhỏ, thành dải, không có trường hợp nào sẹo phát triển thành khối hoặc xâm lấn. + Tình trạng màu sắc của vạt: 100% các trường hợp có vạt có hòa đồng về màu sắc với da lành xung quanh. - Đánh giá nơi cho vạt: + Tình trạng sẹo nơi cho vạt: 100% các trường hợp vùng cho vạt xuất hiện sẹo phì đại, không có trường hợp nào sẹo lồi. sẹo loét. Các trường hợp vùng cho vạt khâu kín kỳ đầu. Tổ chức sẹo có hiện tượng giãn sang hai phía sau một thời gian bệnh nhân vận động vùng vai, cánh tay. Tổ chức sẹo xẹp dần theo thời gian, không có loét trên vùng sẹo. + Về cảm giác tại vùng cho vạt: 100% các trường hợp không còn biểu hiện đau tại vùng cho vạt. Có 03 trường hợp còn biểu hiện ngứa tại vùng cho vạt. + Ảnh hưởng về chức năng: 100% các bệnh nhân có vận động vùng vai và cột sống bình thường, không có trường hợp nào hạn chế vận động vai và cột sống. Bảng 3.34. Đánh giá kết quả xa (n=32) Kết quả xa Về thẩm mỹ Về chức năng Tốt Trung bình Kém Tốt Trung bình Kém Số lượng 32 0 0 32 0 0 Tỉ lệ % 100% 0,0% 0,0% 100% 0,0% 0,0% Kết quả tốt về chức năng và thẩm mỹ khi theo dõi xa đều đạt 100%. Bảng 3.35. Đánh giá kết quả xa cải thiện góc α trước và sau phẫu thuật (n=32) Nội dung Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn p Góc α trước phẫu thuật 40,190 85,580 69,30 4,70 pt-s< 0,05 Góc α sau phẫu thuật 88,170 113,490 98,750 5,10 Sau phẫu thuật 6 tháng, góc α (gập- ngửa cằm cổ) thay đổi đáng kể so với trước phẫu thuật. Góc α trước và sau phẫu thuật thay đổi đáng kể và có sự khác biệt với p<0,05. 3.2.2.7. Nhận định chủ quan của bệnh nhân Bảng 3.36. Nhận định chủ quan của bệnh nhân về mặt chức năng và thẩm mỹ (n=32) Nhận định của bệnh nhân Kết quả gần Kết quả xa Chức năng Thẩm mỹ Chức năng Thẩm mỹ Hài lòng 32 31 32 32 Tạm chấp nhận 0 1 0 0 Không hài lòng 0 0 0 0 Tổng 32 32 32 32 Đa số bệnh nhân hài lòng về mặt chức năng sau phẫu thuật tạo hình sẹo co kéo cổ cằm bằng vạt CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa, còn lại là tạm chấp nhận, không có bệnh nhân nào không hài lòng. Bảng 3.37. Liên quan của di chứng bỏng với công việc trước và sau phẫu thuật Theo dõi Công việc của bệnh nhân Giữ công việc cũ Thay đổi Nghề khác Nghỉ việc Trước khi phẫu thuật (n=32) 8 (25%) 8 (25%) 16 (50%) Sau khi được phẫu thuật (n=32) 24 (75%) 8 (25%) 0 (0%) Đa số bệnh nhân sau khi bị bỏng để lại di chứng sẹo co kéo vùng cằm cổ mức độ vừa và nặng thường mặc cảm, không tự tin để tiếp xúc với người khác, đa số nghỉ tạm thời hoặc bỏ hẳn công việc của mình, chỉ một số ít (25%) dám chấp nhận trở lại làm việc cũ của mình, tuy nhiên những người này lại không phải làm những nghề tiếp xúc rộng (làm nông). Sau phẫu thuật, số bệnh nhân tự tin trở lại công việc cũ tăng lên, từ 8/32 (25%) tăng lên đến 24/32 (75%), đặc biệt là có những bệnh nhân có nghề tiếp xúc với nhiều người như công chức, văn phòng,. Có 8 trường hợp tuy đã cải thiện được tình trạng di chứng sau phẫu thuật, nhưng bệnh nhân phải thay đổi nghề nghiệp mà không trở lại nghề cũ. 3.2.2.8. Thất bại và biến chứng Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp thất bại, cũng không có vạt nào bị hoại tử hoàn toàn hoặc hoại tử hơn 2/3 vạt. Những biến chứng được ghi nhận như sau: Chảy máu sau phẫu thuật: 1/32 trường hợp bị chảy máu sau phẫu thuật, được phát hiện sớm trước 24 giờ và được mổ cầm máu cấp cứu ngay, kết quả không làm ảnh hưởng đến sự sống của vạt. Nguyên nhân do phẫu thuật viên chưa kiểm tra thật kĩ tình trạng chảy máu ở nền ghép trước khi khâu cố định vạt, hơn nữa vùng cổ mặt có nhiều mạch máu, vạt được tái tạo trên nền sẹo bỏng nên khi phẫu thuật máu chảy nhiều hơn những vùng khác. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. NGHIÊN CỨU VẠT CHẨM CỔ LƯNG BẰNG KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY ĐẦU DÒ 4.1.1. Vai trò của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò trong nghiên cứu vạt da nhánh xuyên Hiện nay, trong phẫu thuật tạo hình, thực hiện phẫu thuật với các vạt nhánh xuyên là lựa chọn thường xuyên của các phẫu thuật viên do nhiều đặc tính ưu việt của loại vạt này. Tuy vậy, việc áp dụng các vạt nhánh xuyên trong phẫu thuật tạo hình đòi hỏi phải có sự hiểu biết chuyên sâu của phẫu thuật viên đối với từng loại vạt cụ thể, có kinh nghiệm phẫu thuật phong phú để tránh các tai biến có thể xảy ra khi phẫu tích vạt, đặc biệt là tránh gây tổn thương đến các nhánh xuyên nuôi vạt. Chính vì vậy, đã có nhiều phương tiện cận lâm sàng không xâm lấn đã được ứng dụng để giúp khảo sát các đặc tính về mạch máu của các vạt nhánh xuyên, là công cụ đắc lực giúp các phẫu thuật viên thực hiện các nghiên cứu đánh giá về vạt nhánh xuyên cũng như giúp khảo sát các đặc tính của nhánh xuyên trước mổ. Hiện nay, việc khảo sát nhánh xuyên trước mổ đã và đang được các phẫu thuật viên chú trọng nghiên cứu nhiều hơn để đảm bảo việc xác định một cách chính xác và đầy đủ các đặc tính của vạt da nhánh xuyên cũng như đảm bảo sự an toàn cho vạt trong phẫu thuật. Trong phẫu thuật với vạt nhánh xuyên, việc lựa chọn nhánh xuyên thích hợp trước mổ dựa vào vị trí, đường đi và/hoặc đường kính của nó có thể thực hiện được bằng các phương tiện cận lâm sàng. Việc lựa chọn nhánh xuyên thích hợp chỉ dựa vào quan sát trực tiếp trong mổ mà không dựa vào các phương tiện chẩn đoán hình ảnh sẽ đem đến nhiều bất lợi cho kết quả phẫu thuật. Đánh giá các nhánh xuyên dựa vào quan sát trực tiếp trong mổ đòi hỏi phải rất tinh tế và có thể gây nguy hiểm nếu làm căng quá mức tại vị trí nhánh xuyên. Sự co thắt mạch máu lúc thao tác sẽ càng làm cho việc đánh giá kích thước của nhánh xuyên khó khăn hơn. Ngay cả khi các nhánh xuyên được nhìn thấy phía trên cân cơ, thì phẫu thuật viên cũng không có các thông tin về đặc điểm của nhánh xuyên phía dưới cân và trong cơ. Thời gian phẫu thuật quý giá có thể bị lãng phí trong việc lựa chọn nhánh xuyên thích hợp nhất trong mổ do thiếu các thông tin trước mổ để có cái nhìn tổng quát về vị trí và đường kính cũng như đường đi của các nhánh xuyên. Việc lựa chọn nhánh xuyên thích hợp trước mổ sẽ giúp mạnh dạn thắt những nhánh xuyên không phù hợp một cách an toàn mà không phải lãng phí thời gian. Nhiều tác giả đã khuyến cáo việc dùng siêu âm Dopper để khảo sát nhánh xuyên trước mổ, đây là phương pháp không xâm lấn, dễ sử dụng và chi phí thấp. Tuy nhiên, một số tác giả như Blondeel P. N. và cs, Giunta R. E. và cs mới đây đã nghiên cứu cho thấy tỉ tệ dương tính giả cao khi dùng siêu âm Doppler để khảo sát nhánh xuyên. Theo Giunta R. và cs, Blondeeel P. N. và cs đã đưa ra nhận định rằng siêu âm Doppler không chỉ phát hiện đơn thuần các nhánh xuyên phù hợp cho việc sử dụng vạt nhánh xuyên mà còn phát hiện các nhánh không phù hợp với kích thước nhỏ, vì vậy khi siêu âm phát hiện các nhánh xuyên cũng chưa thể xác định nhánh xuyên đó có thể sử dụng cho vạt hay không? [81], [89]. Các tác giả cũng đã chỉ ra những nhược điểm khác của siêu âm Doppler như: phụ thuộc vào người thực hiện, thiếu thói quen đánh giá trong lúc mổ của phẫu thuật viên [90], [89]. Tác giả Vandevoort M. và cs không sử dụng siêu âm Doppler để lập bản đồ nhánh xuyên trước mổ vì phẫu tích trên lâm sàng thường bị nhầm lẫn từ những phát hiện của siêu âm Doppler [91]. Đối với việc sử dụng MRI để khảo sát nhánh xuyên trước mổ theo một số tác giả thì chi phí cao, độ phân giải thấp, có thể xác định các nhánh xuyên nhưng độ chính xác thấp hơn MDCT . Chụp MDCT đã tạo ra cuộc cách mạng trong việc khảo sát các nhánh xuyên, đặc biệt là khảo sát nhánh xuyên trước mổ. Thông qua những hình ảnh giải phẫu mà phương pháp này mang lại, chúng ta sẽ biết được số lượng các nhánh xuyên, vị trí các nhánh xuyên, đường đi trong cơ và phân bố trong mô dưới da. Độ nhạy và độ đặc hiệu của chúng là 100% tại thời điểm xác định vị trí của nhánh xuyên trội và đây cũng là những kỹ thuật có thể tái hiện lại (dựng lại hình ảnh). Đặc điểm này đặc biệt tiện dụng, vì chúng ta có thể lưu lại thông tin hình ảnh trên CD, ổ cứng hoặc thẻ nhớ và xem lại vào thời điểm phẫu thuật. Bên cạnh đó, sự tăng độ phân giải không gian của MDCT cho phép quan sát hình ảnh ở nhiều mặt phẳng với độ chính xác cao và tái tạo hình ảnh 3D, tạo ra hình ảnh 3 chiều của các nhánh xuyên. Một lợi thế khác là những kỹ thuật hình ảnh này cũng cung cấp những hình ảnh giải phẫu của khu vực chụp. Điều này đặc biệt hữu ích ở những bệnh nhân đã phẫu thuật trước đó bởi vì nó giúp xác định bất kỳ thay đổi nào có thể xảy ra trong vùng được cấp máu và mô xung quanh. Ưu điểm của MDCT là nó cung cấp các hình ảnh một cách trực quan chi tiết về đường kính, đường đi của nhánh xuyên và mối liên hệ với cấu trúc giải phẫu xung quanh. Điều này cho phép phẫu thuật viên xây dựng chiến lược phẫu tích và lựa chọn một nhánh xuyên thích hợp trước phẫu thuật, giúp cho việc lấy vạt được an toàn và ít mất thời gian hơn. Bên cạnh nhiều ưu điểm như đã nói, MDCT cũng có một số nhược điểm. Hạn chế đầu tiên đó là bệnh nhân phải chịu tia xạ. Hạn chế thứ 2 là nguy cơ phản ứng dị ứng và gây ra sự khó chịu cho bệnh nhân [92] do bệnh nhân cần sử dụng thuốc cản quang để tiến hành chụp. 4.1.2. Khảo sát nhánh xuống động mạch chẩm trên hình ảnh chụp MDCT 4.1.2.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nhánh xuống động mạch chẩm. Việc nghiên cứu động mạch chẩm đã được các nhà giải phẫu đề cập đến từ những năm 60-70 của thế kỷ trước [93], [94]. Tuy vậy, mãi đến năm 2005 tác giả Alvernia J. E. và cộng sự mới mô tả một cách tương đối đầy đủ các đặc điểm của động mạch chẩm cũng như các nhánh khi nghiên cứu trên 06 xác tươi [95]. Dựa trên đặc điểm giải phẫu, tác giả phân chia động mạch chẩm thành ba đoạn, nhưng trong nghiên cứu này tác giả cũng chưa chỉ ra được nhánh xuống- nhánh nuôi da của động mạch chẩm. Tác giả Thomaidis V. K. đã mô tả nhán
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ung_dung_vat_da_cham_co_lung_co_noi_mach.docx
- 4. tom tat LA 24 trang 22.01.2022.docx
- 5. tom tat LA english bs DUNG 22.01.2022.docx
- 6. 22 7dong gop cua luan an6.1.docx
- 7. dung 22 7sdong gop moi english (1).docx