Luận án Nghiên cứu xác định một số thông số tối ưu của cưa vòng đứng trong dây chuyền xẻ gỗ tự động
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu xác định một số thông số tối ưu của cưa vòng đứng trong dây chuyền xẻ gỗ tự động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu xác định một số thông số tối ưu của cưa vòng đứng trong dây chuyền xẻ gỗ tự động
đổi một lượng rất nhỏ so với các thành phần khác trong (2.37). Vì vậy có thể xem rằng sự thay đổi của S0 có ảnh hưởng không đáng kể đến chi phí năng lượng trong quá trình xẻ. Cụ thể với cưa vòng đã thiết kế để xẻ gỗ Tần bì cần có S0 = 1068,27 (N) thì MT2 = 3,01 (Nm), MT3 = 8,33 (Nm) và MT2+ MT3 = 11,34 (Nm); (MT2+ MT3)/Mc = 0,0128. Nếu lấy S0 = 4350 (N) thì MT2=12,74(Nm), MT3=24,08(Nm) và MT2+ MT3= 41,24 (Nm); (MT2+ MT3)/Mc = 0,0416. So sánh tỷ số quan hệ giữa mô men ma sát và mô men cắt trên trục II khi tăng S0 lên hai lần cũng có thay đổi, nhưng không quá 5%, nghĩa là ảnh hưởng rất nhỏ so với Mcắt. 62 2.9. Rung động của lưỡi cưa theo phương ngang 2.9.1. Lực kích động gây rung ngang của lưỡi cưa Nghiên cứu về rung động của lưỡi cưa theo phương ngang trong quá trình xẻ gỗ đã có số tác giả như: Darrell C Wong, -Đại học British Columbia,1996 [36] , Lan Lengoc, 1990 [37]; và Ra Cleave -Đại học Canterbury, 2001[44]. Theo các tác giả nêu trên thì nguyên nhân chính gây rung là do những nguốn kích động sau: - Do lệch tâm của các bánh đà nên phát sinh lực quán tính ly tâm, tác dụng lên phần lưỡi cưa tiếp súc với banh đà, làm lưỡi cưa bị kéo căng thêm, do đó sức căng S0 thay đổi theo chu kỳ quay của bánh đà; - Trong quá trình căt lực cản cắt Pc lên mỗi răng cưa cũng không đồng đều khi nó di chuyển suốt chiều cao mạch xẻ H, do đó sức căng S0 của lưỡi cưa biến động. Khi sức căng S0 thay đổi thì tâm của tiết diện ngang bất kỳ của lưỡi cưa cũng sẽ dịch chuyển theo phương ngag so với vị trí ban đầu, hay là có rung động ngang; - Lưỡi cưa có các răng thường được bẻ cong về hai phía hoặc bóp me, để chiều dài mũi căt lớn hơn bề dày lưỡi cưa nên lực phân bố theo chiều dài mũi cắt là không đều (phần gần tâm gỗ thường có lực cản cắt lớn hơn). Dạng phân bố của lực cản cắt có thể coi là một tam giác, hoặc parabol, tâm lực cản cắt đặt lệch so với tâm hình học của lưỡi cắt một lượng là e (e = B/3, với B – chiều dài cạnh cắt chính). Lực cắt Pc gây ra mô men đối với trục x-x (hình 2.13b) là Mx(Pc ) = e.Pc và làm cho bản cưa bị xoắn một góc θ, cạnh cắt chính của răng cưa cũng bi xoay đi một góc θ. Do đó đoạn lưỡi cưa A1A2 (trong khoảng ăn gỗ) bị xoắn với phương trình: 𝐽𝑧�̈� = 𝑀𝑥(𝑃𝑐) = 𝑒𝑃𝑐 ≠ 0 (2.62) a) b) c) d) 63 Hình 2. 13: Lực tác dụng lên mũi cắt Do Do cạnh cắt chính của răng cưa bị xoay đi một góc θ nên thành phần lực cắt trong mặt phẳng nằm ngang sẽ có hai thành phần Pxvà Py (hình 2.13f), trong đó Py bằng lực đẩy gỗ vào lưỡi cưa, còn Px là lực gây ra dịch chuyển ngang của lưỡi cưa. Nếu gọi lực cản cắt của gỗ là Pc thì theo hình 2.13 f và g các thành phần Px và Py sẽ bằng: yxzxyzc PPPPPP Trong đó lực cắt Pc cùng phương, ngược chiều với vận tôc cắt vc lập với phương z một góc α, có tgα = uc/v (với uc - vận tốc đẩy, v- vận tốc cắt). Từ hình 2.13 g, ta có: Pz = Pc cosα; Px = Pc sinα.sinθ; Py = Pc sinα. cosθ. Thành phần Px này làm đoạn A1A2 bị rung theo phương ngang vì nó có hai gối tựa và chịu lực ngang ở giữa nhịp như hình 2.13e. 2.9.2. Mô hình rung động theo phương ngang của lưỡi cưa vòng đứng Rung động ngang và xoắn của lưỡi cưa trong nhánh cắt gỗ phát sinh do thành phần lực cắt Px (hình 2.13). Dao động này đã được một số chuyên gia nghiên cứu và khẳng định là nó không chỉ ảnh hưởng đến độ bền, tuổi thọ của cưa, mà còn trực tiếp làm giảm chất lượng mạch xẻ, như gây ra mấp mô bề mặt ván và sai số chiều dày sản phẩm xẻ. Do đó nghiên cứu rung động ngang trở lên rất cần thiết. 64 Mô hình rung động ngang được xây dựng trên cơ sở của các lực tác dụng (hình 2.13.e) ta có mô hình tương đương như hình 2. 14a) Hình 2. 14: Sơ đồ dịch chuyển ngang của nhánh cắt lưỡi cưa vòng đứng Trong đó: S0- Sức căng ban đầu của lưỡi cưa; Px - Thành phần lực cắt theo phương ngang (0x); v – Vận tốc chuyển động của lưỡi cưa; uc – Vận tốc đẩy gỗ theo phương (0y); L – Khoảng cách giữa các trục bánh đà; Gọi φ và φ+Δφ là góc lập bởi trục z với tiếp tuyến của bản cưa theo chiều tăng của z; Q, M – Lực cắt và mô men uốn nội lực trên mặt cắt ngang của phân tố dz. Đây là mô hình rung động của vật biến dạng di chuyển theo trục z với vận tốc v và chịu lực ngang Px. Nó khác với rung động của dầm đàn hồi trên hai gối tựa (dầm Timoshenko và Euler- Bernoulli) [51]. Rung động này lần đầu tiên được khởi sướng bởi Rudolt Skutch [1897] và đồng nghiệp, khi nghiên cứu về rung động của băng từ và giấy. Sau đó một số tác giả nghiên cứu về di chuyển của dây đai Chubachi [1957], về rung động của xích, của ống dẫn chứa chất lỏng, rung động ngang của dây cáp và sợi . Các nghiên cứu trên đưa ra những mô hình tương tự và điều kiện biên giống nhau, chỉ khác nhau là một số giả thiết để lập ra các phương trình riêng có thể rễ ràng khảo sát [36],[42]. a) Mô hình hóa ngoại lực tác dụng b) Thành phần nội lực 65 Mô hình rung động ngang của cưa vòng đứng được lập có sơ đồ như hình 2.14 với các giả thiết sau: - Tiếp xúc giữa lưỡi cưa với các bánh đà là liên tục, không tách rời; khoảng cách giữa các trục bánh đà không đổi, các gối tựa là cố định, không biến dạng. - Rung động ngang của lưỡi cưa phát sinh là do sự biến động của thành phần nằm ngang lực cắt Px và biến động của lực căng lưỡi cưa S; không xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khác như sự biến động của nhiệt độ, những tác động ngẫu nhiên của lực ngoài . - Biến động của lực cắt Px phát sinh do tính không đồng nhất của gỗ; tại những vị trí khác nhau trên cây gỗ lực cản cắt khác nhau, nên thành phần Px cũng biến động, là hàm không chỉ theo thời gian cắt mà cả theo tọa độ z với cường độ px(z, t). - Biến động của lực căng lưỡi cưa S phát sinh do sự quay không đều của bánh đà, từ độ lệch tâm của các puly, từ quá trình khởi động hoặc chuyển tiếp giữa giai đoạn xẻ và không xẻ. Trong giai đoạn xẻ thì S cũng thay đổi theo lực cắt, nên nó cũng là hàm của thời gian và tọa độ z: S (z, t). - Lưỡi cưa vòng đồng chất có khối lượng của một đơn vị dài là γ, nên dm = γdz. Các thông số về độ mở cưa, các góc của răng cưa và bước răng là đồng đều. - Không xét đến rung động theo phương 0y (phương chuyển động của xe goòng). Vậy để lập phương trình chuyển động của lưỡi cưa trong quá trình làm việc ta cần sử dụng nguyên lý Hamilton, đây là nguyên lý phù hợp nhất với lưỡi cưa chuyển động. Theo nguyên lý này ta có biểu thức (2.63) như sau: ∫ (𝛿𝑇 + 𝛿𝑈)𝑑𝑡 = 𝛿 𝑡1 𝑡0 ∫ (𝑇 + 𝑈)𝑑𝑡 𝑡1 𝑡0 = 0 (2.63) Trong đó: T, U – Động năng và hàm công của các lực tác dụng; δ -Biến phân của hàm động năng và hàm lực; Biểu thức ∫ (𝑇 + 𝑈)𝑑𝑡 𝑡1 𝑡0 gọi là hàm tác dụng Hamilton –Ostrogradski. 66 Phương trình (2.63) còn có thể biến đổi theo các tọa độ suy rộng qs (s= 1,,k) như sau: ∫ ∑ ( 𝑑 𝑑𝑡 ( 𝜕𝑇 𝜕𝑞�̇� ) −𝑘𝑠=1 𝑡1 𝑡0 𝜕𝑇 𝜕𝑞𝑠 − 𝑄𝑠)𝛿𝑞𝑠𝑑𝑡 = 0 (2.64) Trong phương trình (2.64) do các biến phân δqs là độc lập ở mọi thời điểm trong khoảng (t0 , t1), tương ứng với phần tử ν bất kỳ di chuyển từ vị trí A2 đến A1 cho nên tất cả các hệ số của δqs phải bằng không trên quỹ đạo thực, vậy ta có: 𝑑 𝑑𝑡 ( 𝜕𝑇 𝜕𝑞�̇� ) − 𝜕𝑇 𝜕𝑞𝑠 − 𝑄𝑠 = 0 , s = (1,..k) (2.65) Phương trình (2.65) tương ứng với phương trình Lagranger loại 2 đối với một phần tử bất kỳ (ν = 1,, n) trên đoạn (A1A2). Đó là phương trình chuyển động của vật di chuyển trên đoạn giữa hai gối tựa (A1A2). 2.9.3. Thiết lập phương trình rung động của lưỡi cưa vòng trong quá trình xẻ Để lập phương trình vi phân rung động theo phương ngang của lưỡi cưa vòng, ta xét một phân tố chiều dài dz của lưỡi cưa và chịu các lực như hình 2.15,b) và áp dụng nguyên lý Hamilton, ta có: - Lực tác dụng: + Trọng lượng đoạn lưỡi cưa G = γ.g.dz (N); + Lực căng ở hai đầu S và (𝑆 + 𝛥𝑆 )(N); + Mô men uốn M và M+ΔM (N.m); + Lực cắt Q và Q +ΔQ (N); + Lực cản cắt từ gỗ Px (N). Do các chuyển vị chỉ nằm trong mặt phẳng (x, z) nên chọn hệ tọa độ suy rộng là q1 = x ; q2 = z nên có: - Động năng của hệ: 𝑇 = 1 2 𝑚(�̇�2 + �̇�2) → { 𝜕𝑇 𝜕�̇�1 = 𝜕𝑇 𝜕�̇� = 𝑚�̇� → 𝑑 𝑑𝑡 𝜕𝑇 𝜕�̇�1 = 𝑚�̈� 𝜕𝑇 𝜕�̇�2 = 𝜕𝑇 𝜕�̇� = 𝑚�̇� → 𝑑 𝑑𝑡 𝜕𝑇 𝜕�̇�2 = 𝑚�̈� ̇ (2.66) Chiếu các thành phần lực lên các trục x và trục z ta được: - Lực suy rộng 67 1q x Q Qcos S.sin (Q Q)cos( ) (S S )sin( ) P (2.67) q2Q Q sin S.cos (Q Q )sin( ) ( S S )cos( ) G (2.68) Chú ý rằng: xtan z và do nhỏ nên: sin , cos 1 , sin và tan nên x z do đó các lực suy rộng được xấp xỉ bằng: 1q x Q S. S. Q S. P 2q Q Q. Q. S Q. G (2.69) Với các lượng gia số ΔS, ΔQ, Δφ được biểu diễn dưới dạng vi phân là: 2 x2 QS xS dz , Q dz , dz dz , m dz , P p( z,t )dz z z z z (2.70) (γ- Khối lượng một đơn vị chiều dài lưỡi cưa; p(z,t)- Cường độ tải trọng phân bố trên đoạn dz). Thay các biểu thức (2.66) (2.70) vào (2.65) ta được: 2 2 2 2 2 2 Qx x S x xdz S dz dz dz dz p( z,t )dz z z zt z z (2.71) 2 2 2 2 2 2 Qz x x x Sdz Q dz dz dz dz gdz z z zt z z (2.72) Bỏ qua các số hạng nhỏ bậc cao và do dz là tùy ý nên dẫn đến: 2 2 2 2 Qx x S xS p( z,t ) z z zt z (2.73) 2 2 2 2 Qz x x SQ g z z zt z (2.74) Mặt khác theo quan hệ lực cắt và mô men uốn ta có : MQ z và 2 2 xM EI. z (2.75) Ở đây: I - Mô men quán tính thiết diện lưỡi cưa đối với trục y,có 3 b.hI 12 , trong đó b , h – Bề rộng và bề dầy của lưỡi cưa. Thế (2.75) vào (2.73) và (2.74) ta được hệ phương trình: 68 2 4 2 2 4 2 S( z,t )x x x xEI S( z,t ) p( z,t ) z zt z z (2.76) 42 3 2 2 3 2 4 y yz x x SEI. . EI. . g z zt z z z (2.77) Vì chỉ nghiên cứu rung động ngang của lưỡi cưa theo phương x , nên ở đây ta chỉ sử dụng phương trình (2.76). Như vậy, với các thông số của lưỡi cưa: Bản rộng b(m), chiều dầy h(m), mô đun đàn hồi E (N/m2), khối lượng riêng theo chiều dài của cưa γ (kg/m), chịu tác dụng của lực kéo dọc trục S(z,t)(N), chịu lực uốn ngang có cường độ theo chiều dài lưỡi cưa p(z,t) – (N/m), ta có được phương trình vi phân rung động ngang (uốn ngang) của lưỡi cưa: 2 4 2 2 4 2 S( z,t )x x x xEI S( z,t ) p( z,t ) z zt z z (2.78) trong đó các đại lượng S(z,t) và px (z,t) được xác định từ một số giả định sau: – Theo giả thiết đã nêu lực dọc trục thay đổi do sự quay không đều của các bánh đà nên có thể được xác định bằng biểu thức theo tài liệu số [35]: S(z, t) = S0+S1(t) = S0+S1.cosωt (2.79) Với S0 là thành phần không đổi, chính là sức căng cưa ban đầu có giá trị đã được xác định; S1 là giá trị trung bình của thành phần biến động của lực căng; ω là tần số biến đổi của lực căng, bằng tần số quay của bánh đà. - Ảnh hưởng của nhiễu, từ sự không đồng nhất về cơ tính của gỗ xẻ đến lực ngang Px có thể xem là chỉ phụ thuộc thời gian xẻ. Vì xẻ dọc cây gỗ nên lực cản cắt ngang thay đổi theo chiều dài khúc gỗ xẻ, tức là theo thời gian xẻ, theo tài liệu số [36] thì Px có dạng sau: Px (z, t)= pox (z). sin(Ωt) (2.80) Với pox( z ), Ω – Biên độ trung bình và tần số nhiễu bên ngoài tại tọa độ z, xác định theo kết quả thực nghiệm. Từ hai giả thiết đó ta có phương trình rung động trong nửa chu kỳ xẻ là: 2 4 2 0 1 0x2 4 2 x x xEI ( S S cos t ) p ( z ).sin t t z z (2.81) 69 Nếu bỏ qua ngoại lực Px(z,t) ta có phương trình rung động uốn tự do của lưỡi cưa chịu tác dụng của sức căng, hay ta được phương trình rung động trong nửa chu kỳ không xẻ. 2 4 2 0 12 4 2 x x xEI S S cos t 0 t z z (2.82) Phương trình (2.81) là phương trình vi phân cấp 4 không thuần nhất, phức tạp và nghiệm phụ thuộc vào các biến (z, t, S0, S1, p0x). Để giải phương trình này có thể tìm theo phương pháp phân ly biến số (Becnoulli). 2.9.4. Khảo sát và kiểm tra ổn định rung ngang của lưỡi cưa vòng a) Khảo sát biên độ rung xmax Nghiệm của phương trình (2.81), hoặc (2.82) với điều kiện biên tại các gối là độ võng và mô men uốn của lưỡi cưa bằng không (tương ứng với dầm có hai gối đỡ): (0, ) ( , ) 0 (0, ) ( , ) 0 x t x L t x t x L t (2.83) Để tìm nghiệm của phương trình (2.81), theo điều kiện (2.83) thích hợp nhất là áp dụng phương pháp phân ly biến số (Becnoulli), nghiệm x(z, t) có dạng: 𝑥(𝑧, 𝑡) = ∑ 𝑥𝑘(𝑧)𝑇𝑘(𝑡) 𝑛 𝑘=1 (2.84) Ở đây, xk (z) – Các hàm theo tọa độ z thỏa mãn điều kiện biên (2.83), từ đó thấy rằng hàm x(z) có dạng {𝑥𝑘(𝑧)} = {𝑠𝑖𝑛 𝑘𝜋 𝐿 𝑧}. Một nghiệm đơn của phương trình là: 𝑥(𝑧, 𝑡) = sin ( 𝑘𝜋 𝐿 𝑧). 𝑇(𝑡), 𝑘 = 1,2. (2.85) Với T(t) – Hàm theo thời gian (t) được xác định từ điều kiện ban đầu. Tại thời điểm t = 0 sẽ có: x(z,0) = xo - Độ võng tĩnh của lưỡi cưa khi chịu lực ngang Py (z,0); �̇�(𝑧, 0) = 0 - Vận tốc ban đầu . (2.86) Thay biểu thức nghiệm (2.85)vào (2.81) ta nhận được phương trình vi phân xác định T(t): 𝛾�̈�𝑘(𝑡) + 𝐸𝐼 ( 𝑘𝜋 𝐿 ) 4 𝑇𝑘(𝑡) − [𝑆0 + 𝑆1𝑐𝑜𝑠𝜔𝑡] ( 𝑘𝜋 𝐿 ) 2 𝑇𝑘(𝑡) = 𝑃0𝑥𝑠𝑖𝑛𝛺𝑡. 70 Hay: �̈�𝑘(𝑡) + [ 𝐸𝐼 𝛾 ( 𝑘𝜋 𝐿 ) 4 − [𝑆0+𝑆1𝑐𝑜𝑠𝜔𝑡] 𝛾 ( 𝑘𝜋 𝐿 ) 2 ] 𝑇𝑘(𝑡) = 𝑃0𝑥 𝛾 𝑠𝑖𝑛𝛺𝑡., (k = 1,2, . . . ). (2.87) Phương trình thuần nhất tương ứng: �̈�𝑘(𝑡) + ( 𝑘𝜋 𝑙 ) 2 [ 𝐸𝐼 𝛾 ( 𝑘𝜋 𝑙 ) 2 − [𝑆0+𝑆1𝑐𝑜𝑠𝜔𝑡] 𝛾 ] 𝑇𝑘(𝑡) = 0. (2.88) Theo nhận xét của một số chuyên gia Lidiya Dzyuba1, Olha Khytriak2 [49] thì ảnh hưởng của sự biến động sức căng S1 đến biên dộ rung ngang là rất nhỏ, nên nếu bỏ qua thành phần S1cosωt trong các phương trình trên ta sẽ có: �̈�𝑘(𝑡) + [ 𝐸𝐼 𝛾 ( 𝑘𝜋 𝐿 ) 4 − 𝑆0 𝛾 ( 𝑘𝜋 𝐿 ) 2 ] 𝑇𝑘(𝑡) = 𝑃0𝑥 𝛾 𝑠𝑖𝑛𝛺𝑡. (2.89) và �̈�𝑘(𝑡) + ( 𝑘𝜋 𝐿 ) 2 [ 𝐸𝐼 𝛾 ( 𝑘𝜋 𝐿 ) 2 − 𝑆0 𝛾 ] 𝑇𝑘(𝑡) = 0. (2.90) Hay: �̈�(𝑡) + 𝑞2𝑇(𝑡) = 0 𝑣ớ𝑖 𝑞2 = ( 𝑘𝜋 𝐿 ) 2 [ 𝐸𝐼 𝛾 ( 𝑘𝜋 𝐿 ) 2 − 𝑆0 𝛾 ] (2.91) Với q - Tần số dao động tự do. Nghiệm của phương trìng (2.89) có dạng: 𝑇𝑘(𝑡) = 𝐶1𝑐𝑜𝑠𝑞𝑡 + 𝐶2𝑠𝑖𝑛𝑞𝑡 Hay: 𝑇𝑘(𝑡) = 𝐴𝑠𝑖𝑛(𝑞𝑡 + 𝜑0) (2.92) Trong đó: 𝐴 = √𝐶1 2 + 𝐶2 2; 𝜑0 = 𝑎𝑟𝑡𝑔 𝐶1 𝐶2 ; 𝛽 = 𝑞. Với C1, C2 xác định theo điều kiện đầu (2.89), khi t=0, { 𝑥(𝑧, 0) = 𝑥0 = 𝐴 − Độ 𝑣õ𝑛𝑔 𝑡ĩ𝑛ℎ 𝑡ạ𝑖 đ𝑖ể𝑚 đặ𝑡 𝑙ự𝑐 �̇�(𝑧, 0) = 0 − 𝑉ậ𝑛 𝑡ố𝑐 𝑑ị𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑏𝑎𝑛 đầ𝑢. (2.93) Từ biểu thức nghiệm (2.92) ta thấy Tk(t) không phụ thuộc chỉ số k, nên: �̇�(0) = 𝐴. 𝑞. 𝑐𝑜𝑠𝜑0 = 0 → 𝜑0 = 𝜋 2⁄ 𝑇(0) = 𝐴 𝑠𝑖𝑛𝜑0 = 𝐴 𝑇(0) = 𝐶1 } → 𝐶1 = 𝐴; 𝐶2 = 0 Vậy: 𝑇𝑘(𝑡) = 𝐴𝑠𝑖𝑛 (𝑞. 𝑡 + 𝜋 2 ) = 𝐴(𝑧) cos (𝑞𝑡) (2.94) Một nghiệm riêng của (2.89) được tìm ở dạng: �̅� (𝑡) = 𝐵1𝑐𝑜𝑠𝛺𝑡 + 𝐵2𝑠𝑖𝑛𝛺𝑡 (2.95) 71 Đưa (2.95) vào (2.89) và hằng đẳng các hệ số của sinΩt và cosΩt ta nhận được: 𝐵1 = 0 ; 𝐵2 = 𝑃𝑜𝑥 𝛾(𝑞2−𝛺2) ; �̅� (𝑡) = 𝑃𝑜𝑥 𝛾(𝑞2−𝛺2) 𝑠𝑖𝑛𝛺𝑡 (2.96) Từ đó nghiệm (2.85) có dạng: 𝑥(𝑧, 𝑡) = sin ( 𝑘𝜋 𝐿 𝑧) . [𝐴 cos(𝑞𝑡) + 𝑃𝑜𝑥 𝛾(𝑞2−𝛺2) 𝑠𝑖𝑛𝛺𝑡] , 𝑘 = 1,2, . 𝑛 ; a) Nghiệm tổng quát (2.85) sẽ là: 𝑥(𝑧, 𝑡) = ∑ sin ( 𝑘𝜋 𝐿 𝑧) . [𝐴 cos(𝑞𝑡) + 𝑃𝑜𝑥 𝛾(𝑞2−𝛺2) 𝑠𝑖𝑛𝛺𝑡]𝑛𝑘=1 ; b) Xét phần lưỡi cưa bị rung ngang trong khoảng cách giữa hai bánh đà, tương ứng với dầm chỉ có một nhịp, nên biểu thức b) có chỉ số n = 1. Do đó: 𝑥(𝑧, 𝑡) = sin ( 𝜋 𝐿 𝑧) . [𝐴. cos(𝑞𝑡) + 𝑃𝑜𝑥 𝛾(𝑞2−𝛺2) 𝑠𝑖𝑛𝛺𝑡] ; (2.97) Với A là độ võng tĩnh tại điểm đặt lực, được xác định từ sơ đồ tính độ võng của dầm tương tự như hình 2.15. b) Ảnh hưởng của lực kích động Px đến độ võng tĩnh Trên hình 2.15 nếu lấy gốc tọa độ tại điểm A2 (điểm tiếp xúc với bánh đà trên), thì mô men uốn trên phần phải và phần trái là các biểu thức: 𝑀1(𝑧) = 𝑃𝑥 𝑏 𝐿 𝑧 ; 𝑀2(𝑧) = 𝑃𝑥 𝑏 𝐿 𝑧 − 𝑃𝑥(𝑧 − 𝑎) Sau khi tích phân hai lần ta nhận được: 𝑥1(𝑧) = 𝑃𝑥 𝐸𝐽 ( 𝑏 𝐿 𝑧3 6 + 𝐶1𝑧 + 𝐶2) ; 𝑥2(𝑧) = 𝑃𝑥 𝐸𝐽 ( 𝑏 𝐿 𝑧3 6 − 𝑧3 6 + 𝑎 𝑧2 2 𝐶3𝑧 + 𝐶4) . Trong đó các hằng số C1, C4 được xác định theo các liên kết và điều kiện liên tục khi chuyển từ phần trái sang phần phải, ta được nghiệm: 72 𝑥1(𝑧) = 𝑃𝑥 𝐸𝐽 [ 𝑏 𝐿 𝑧3 6 + 𝑎𝑧 6𝐿 (3𝑎𝐿 − 2𝐿2 − 𝑎2)] ; 𝑥2(𝑧) = 𝑃𝑥 𝐸𝐽 [ 𝑧3 6 ( 𝑏 𝐿 − 1) + 𝑎𝑧2 2 − 𝑎𝑧 6𝐿 (2𝐿2 + 𝑎2) + 𝑧2 6 ] (2.98) Tại điểm đặt lực Px thì : 𝑥1(𝑎) = 𝑥2(𝑎) = − 𝑃𝑥𝑎 2 3𝐸𝐽 (𝐿 − 𝑎)2; Nếu lực đặt ở giữa nhịp thì: 𝑥1 = 𝑥 𝑚𝑎𝑥 = − 𝑃𝑥𝐿 3 48𝐸𝐽 . (Tọa độ điểm đặt lực có dấu âm cho thấy dầm bị uốn về phía ngược chiều trục x). Hình 2. 15: Sơ đồ tính độ võng tĩnh của dầm chịu uốn c) Xét ảnh hưởng của sức căng S0 đến độ võng tĩnh x(z,t) Xét đoạn A1B1 có tác dụng đồng thời của cả Px và S0 thì từ điều kiện cân bằng mô men uốn trên đoạn này ta có: 𝑀1(𝑧) = 𝑃𝑥 𝑏 𝐿 𝑧 − 𝑆0𝑥1(𝑧) = 0 Hay: 𝑥1(𝑧) = 𝑃𝑥 𝑆0 . 𝑏 𝐿 𝑧 = 𝐴(𝑧) (2.99) Độ võng tĩnh tại điểm đặt lực z= a ta được : 𝑥1(𝑎) = 𝑃𝑥 𝑆0 . 𝑏 𝐿 . 𝑎 = 𝐴 (2.100) Nếu lực tại giữa nhịp ta có độ võng lớn nhất: Theo (2.100) ta thấy độ võng tĩnh A không phụ thuộc vào thời gian (t), tỷ lệ nghịch với sức căng ban đầu S0. Vậy để giảm độ võng tĩnh cần phải giảm chiều dài nhịp bằng cách đặt các gối tựa trung gian. Thay biểu thức (2.100) vào biểu thức (2.97): 𝑥(𝑧, 𝑡) = sin ( 𝜋 𝐿 𝑧) . [ 𝑃𝑥 𝑆0 . 𝑎.𝑏 𝑙 . cos(𝑞𝑡) + 𝑃𝑥 𝛾(𝑞2−𝛺2) 𝑠𝑖𝑛𝛺𝑡] (2.101) Theo mô hình toán học (2.101) ta thấy rằng biên độ rung ngang x(z,t) của lưỡi cưa phụ thuộc vào tần số dao động tự do q, tần số kích động ngang Ω, biến động của sức căng S0 và lực ngoài Px (Px lại quan hệ chặt chẽ với các vận tốc v và u (theo các biểu thức 2. 11)) theo quan hệ phức tạp, phi tuyến. Tóm lại cường độ rung ngang xmin phụ thuộc vào các tham số nói trên, hay nó là hàm số: x(S0, u, v, d, Kc). 73 Do sự xáo trộn có chu kỳ của các lực này sẽ có trạng thái q ≈ Ω, khi đó biên độ dao động /x/ sẽ tăng lên đáng kể. Đặc biệt khi q = Ω sẽ gây ra cộng hưởng, rất nguy hiểm về độ bền lưỡi cưa và chất lượng sản phẩm. Từ đó khảo sát mối quan hệ hàm số x(q, Ω) để tìm ra chế độ làm việc có q* và Ω* hợp lý là một nội dung cần thiết. Khảo sát phương trình (2.101) sử dụng phương pháp số (gần đúng) bằng phần mềm Matlab – Simulink. Để xác định chính xác quan hệ hàm số này cần tiến hành bằng phương pháp định lượng theo kết quả thực nghiệm, sẽ được nghiên cứu trong chương 4. d) Vẽ đồ thị x(t) của biểu thức theo thời gian (t) với z=L/2. Để vẽ đồ thị biên độ rung ngang x(z,t), luận án dùng phần mềm Matlab khảo sát khi xẻ gỗ Tần bì với giá trị các thông số như sau: Chiều dài cưa L= 2000 (mmm), γ =1 (g/mm), sức căng ban đầu S0 = 1500 (N), mô đun đàn hồi của lưỡi cưa E = 2.105 (N/mm2), mô men quán tính của tiết diện mặt cắt ngang lưỡi cưa I = 15,84(mm), lực cản cắt Pc = 950,4(N), vị trí tính toán z = 800mm, thay vào phương trình (2.101) ta được: x (L/2, t)= 0,071.[0, 745cos(0,05*t)- 4,53sin(0,6t)] Kết quả đồ thị hàm biên độ rung ngang x(z,t) có dạng như hình 2.16 Hình 2. 16: Đồ thị rung ngang của lưỡi cưa theo thời gian t(s) Theo (2.101) ta thấy biên độ rung là tổng của hai dao động với các biên độ, tần số và quy luật khác nhau, nên quy luật chung là phức tạp. Ta chỉ có thể nhận biết và xác định được biên độ rung lớn nhất ở một số thời điểm nhất định. 74 e) Vẽ đồ thị biên độ rung ngang x và tần số rung (q) theo sức căng ( S0 ) Biên độ rung ngang lớn nhất tại z = L/2 sẽ là xmax. Tính tương tự với S0 thay đổi ở các mức khác ta sẽ có kết quả như biểu đồ tương quan S0 (xmax) như hình 2.17a và biểu đồ tương quan S0 (q) như hình 2.17b sau: (a) (b) Nhận xét: Từ các số liệu và biểu đồ trong hình 2.17a ta thấy, khi tăng sức căng S0 thì biên độ rung xmax giảm, do đó độ mấp mô bề mặt ván sẽ giảm theo, trong khi đó tần số rung q lại tăng thể hiện trên hình 2.17b.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_xac_dinh_mot_so_thong_so_toi_uu_cua_cua_v.pdf
- TrichYeuLuanAn (Viet-Anh) - ncs.NguyenThiLuc_DHLN.docx
- TrangThongTinDongGopMoi (Viet-Anh) - ncs.NguyenThiLuc_DHLN.docx
- TomTatLuanAn (tiengViet) - ncs.NguyenThiLuc_DHLN.pdf
- TomTatLuanAn (tiengAnh) - ncs.NguyenThiLuc_DHLN.pdf
- cv denghidang tailieuLuanan NguyenThiLuc.pdf