Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả

Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả trang 1

Trang 1

Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả trang 2

Trang 2

Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả trang 3

Trang 3

Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả trang 4

Trang 4

Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả trang 5

Trang 5

Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả trang 6

Trang 6

Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả trang 7

Trang 7

Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả trang 8

Trang 8

Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả trang 9

Trang 9

Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 169 trang Hà Tiên 27/10/2024 320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả

Luận án Phân tích, đánh giá vai trò của một số nhân tố chính đối với úng lụt vùng hạ lưu lưu vực sông cả
ắt đầu từ tháng VIII, kết thúc vào đầu tháng 
XI. Lũ lớn nhất thường xuất hiện vào tháng IX. 
- Trên sông La mùa lũ bắt đầu từ đầu tháng IX, kết thúc vào cuối tháng 
XI, có thể kết thúc muộn vào đầu tháng XII. Lũ lớn nhất thường xuất hiện vào 
tháng X. 
- Thượng nguồn sông Cả (sông Nậm Nơn và Nậm Mộ), mùa lũ bắt đầu 
từ đầu tháng VII, kết thúc vào đầu tháng X. Lũ lớn nhất thường xuất hiện vào 
58 
tháng VIII; Hạ du sông Cả, mùa lũ bắt đầu từ đầu tháng VIII, kết thúc vào cuối 
tháng X. Lũ lớn nhất thường xuất hiện vào tháng IX. 
b. Sự lệch pha của lũ ở các sông: 
Thống kê tần suất xuất hiện những trận lũ lớn nhất vào các tháng tại Bảng 
2.8 cho thấy, trong gần 60 năm lại đây, có 44 năm thời gian xuất hiện mực nước 
lũ lớn nhất tại Nam Đàn và Chợ Tràng trùng nhau (đạt tần suất xấp xỉ 77%), có 
41 năm thời gian xuất hiện mực nước lũ lớn nhất tại Linh Cảm và Chợ Tràng 
trùng nhau (đạt tần suất xấp xỉ 73%) và có 32 năm thời gian xuất hiện mực 
nước lũ lớn nhất tại Linh Cảm, Nam Đàn và Chợ Tràng trùng nhau (đạt tần suất 
xấp xỉ 57%). Các trận lũ có đỉnh lũ lớn tại Chợ Tràng đều có sự đồng pha với 
lũ lớn ở sông La và dòng chính sông Cả. 
 Thời gian xuất hiện đỉnh lũ tại các sông: lũ lớn ở hạ du sông Cả thường 
xuất hiện vào tháng IX hoặc X với tần suất khá gần nhau. Lũ lớn nhất năm ở 
các sông thuộc sông Cả xuất hiện như sau: thượng nguồn sông Cả (Nậm Mộ và 
Nậm Nơn) thường vào tháng VIII; sông Hiếu thường vào tháng IX; sông La 
thường vào tháng X. Lũ lớn ở vùng trung lưu sông Cả thường đồng pha với lũ 
sông Hiếu. 
Bảng 2.8: Khả năng xuất hiện lũ lớn nhất vào các tháng trong năm 
trên lưu vực sông Cả (%) 
TT Trạm Sông V VI VII VIII IX X XI 
1 Mường Xén Nậm Mộ 4.0 26.0 36.0 24.0 6.0 
2 Quỳ Châu Hiếu 3.33 5.0 15.0 43.3 25.0 8.33 
3 Nghĩa Khánh Hiếu 1.7 10.3 20.7 37.9 24.1 5.2 
4 Dừa Cả 1.7 3.3 20.0 38.3 31.7 5.0 
5 Yên Thượng Cả 1.7 8.3 16.7 40.0 28.3 5.0 
6 Chợ Tràng Cả 1.8 1.8 14.0 42.1 33.3 7.0 
7 Sơn Diệm Ngàn Phố 1.7 5.2 1.7 3.4 41.4 39.7 6.9 
8 Hòa Duyệt Ngàn Sâu 1.7 1.7 3.3 8.3 30.0 50.0 5.0 
9 Linh Cảm La 1.8 1.8 1.8 7.1 32.1 48.2 7.1 
59 
 Thống kê các trận lũ từ mức BĐ2 trở lên cho thấy, thời gian duy trì lũ ở 
mức cao (trên BĐ3) ở thượng lưu ngắn, chỉ khoảng 6 - 12 giờ; ở hạ lưu: 1 - 2 
ngày tại Nam Đàn, 1 ngày tại Linh Cảm. Tuy nhiên, trong những trận lũ đặc 
biệt lớn, thì thời gian duy trì lũ trên BĐ3 khá dài, như trận lũ lịch sử năm 1978 
tại Nam Đàn và Linh Cảm, kéo dài tới 5 ngày; trận lũ năm 1988 kéo dài tới 8 
ngày tại Nam Đàn và 4 ngày tại Linh Cảm Đặc tính chung, lũ lớn nhất trong 
năm ở vùng hạ du thường xuất hiện muộn hơn so với đỉnh lũ năm ở thượng 
nguồn khoảng một tháng. Càng về hạ du lòng sông được mở rộng, nước lũ bị 
điều tiết mạnh, do ảnh hưởng của thuỷ triều nên thời gian duy trì đỉnh lũ kéo 
dài, thời gian nước rút chậm, thời gian duy trì mực nước lũ ở mực nước cao dài 
hơn, ảnh hưởng tới việc bảo vệ đê và sản xuất nông nghiệp. 
c. Sự xuất hiện lũ lớn trên các sông: 
Diện tích lưu vực rộng và bị chia cắt đã tạo ra sự lệch pha của các trận lũ 
lớn trên sông Cả. Thống kê các trận lũ lớn điển hình tại các sông thuộc hệ thống 
sông Cả, cho thấy, thời gian xuất hiện các đỉnh lũ lớn cùng thứ tự trên các sông 
Cả, Hiếu, La là khác nhau (Bảng 2.9). 
Bảng 2.9: Tần suất xuất hiện mực nước lớn nhất một số trận lũ lớn tại một số 
vị trí trên sông Cả 
TT Trạm Sông 
HmaxTB 
nhiều 
năm 
(cm) 
Thứ 
tự lũ 
lớn 
nhất 
Năm 
Hmax 
(cm) 
Tần 
suất 
(P%) 
Ngày 
xuất 
hiện 
1 Mường Xén 
Nậm 
Mộ 
13.876 
1 2011 14.534 0,4 25/VI 
2 2018 14.333 1,6 17/VIII 
3 2005 14.215 3,9 28/IX 
4 1973 14.047 12,9 27/VIII 
5 2016 14.029 14,7 19/VIII 
2 Quỳ Châu Hiếu 7.469 
1 2007 8.019 2,4 05/X 
2 1988 8.005 2,7 14/X 
3 1980 7.932 4,6 07/IX 
4 1966 7.915 5,2 14/XI 
5 2009 7.897 6,1 26/IX 
60 
TT Trạm Sông 
HmaxTB 
nhiều 
năm 
(cm) 
Thứ 
tự lũ 
lớn 
nhất 
Năm 
Hmax 
(cm) 
Tần 
suất 
(P%) 
Ngày 
xuất 
hiện 
3 Dừa Cả 2.082 
1 1988 2498 2.7 18/X 
2 1978 2490 2,9 28/IX 
3 1973 2366 13,8 28/VIII 
4 1980 2357 14,3 17/IX 
5 2007 2354 14,5 06/X 
4 Nam Đàn Cả 682 
1 1978 1.034 0,4 29/IX 
2 1988 941 2,0 19/X 
3 1996 830 10,7 25/IX 
4 1962 809 14,6 03/X 
5 1980 808 14,7 19/IX 
5 Sơn Diệm 
Ngàn 
Phố 
1.166 
1 2002 1.582 1,9 20/IX 
2 1989 1.535 3,3 06/V 
3 2013 1.462 7,2 16/X 
4 1988 1.460 7,4 17/X 
5 1983 1.445 8,4 01/X 
6 
Hòa Duyệt 
Ngàn 
Sâu 
943 
1 2010 1283 2,0 17/X 
2 1960 1274 2,3 06/X 
3 2007 1205 5,6 08/VIII 
4 2002 1178 7,7 01/IX 
5 1979 1147 10,4 05/IX 
7 Linh Cảm La 426 
1 1978 825 0,9 29/IX 
2 2002 771 1,9 21/IX 
3 1988 728 3,5 18/X 
4 2010 728 3,5 17/VIII 
5 1983 639 10,0 12/X 
8 Chợ Tràng Cả 343 
1 1978 780 0,5 29/IX 
2 1988 666 1,7 16/X 
3 2002 545 6,4 21/IX 
4 1983 518 8,5 27/X 
5 2010 496 10,3 18/X 
61 
2.3.2.3. Nước biển dâng do bão 
Nước biển dâng do bão là một nhân tố làm cho úng lụt ở hạ du sông Cả 
thêm trầm trọng. Hằng năm, trên khu vực Bắc Trung Bộ thường chịu ảnh hưởng 
trực tiếp từ 1 - 2 XTNĐ và ảnh hưởng gián tiếp một số XTNĐ nữa. Đặc biệt, 
cơn bão DAN (số 9) ngày 13/X/1989 đổ bộ vào Nghệ An với sức gió mạnh 
nhất 40 - 45 m/s (cấp 13, cấp 14) và gây nước dâng rất cao tại vùng biển Nghệ 
An – Hà Tĩnh. Mực nước lớn nhất quan trắc được tại trạm TV Cửa Hội là 4,71 
m vào lúc 21h ngày 13/X/1989. Mực nước dâng do bão đạt 1,7 - 1,8 m. 
2.2.3. Các nhân tố nhân sinh 
2.2.3.1. Sự đô thị hóa 
Cùng với sự phát triển KT-XH cả nước, Nghệ An và Hà Tĩnh, 02 tỉnh 
trên lưu vực sông Cả, đã và đang phát triển mạnh. Quá trình đô thị hoá đang 
ngày càng có những tác động mạnh mẽ đến tình hình úng lụt trên lưu vực sông 
Cả, đặc biệt là vùng hạ du. Đường giao thông (Đường bộ và đường sắt), khu 
công nghiệp, công trình kiến trúc, nhà ở làm giảm diện tích vùng thấm nước và 
gây cản trở sự thoát nước trên lưu vực. Do sự phát triển của đô thị, nhiều vùng 
hồ ao bị san lấp xây dựng công trình, làm giảm sự điều hoà dòng chảy. Đường 
sắt Bắc Nam, đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh có hướng cắt ngang 
dòng chảy từ Tây sang Đông làm cản trở dòng chảy, gây nên úng lụt. Do không 
đủ số liệu, nên Luận án này không đề cập vấn đề. 
Về giao thông: Đường giao thông làm tăng cường dòng chảy mặt, đồng 
thời là yếu tố gây cản trở dòng chảy làm gia tăng úng lụt. Trên lưu vực sông Cả 
có các đường giao thông chính sau: Đường sắt Bắc Nam cắt ngang từ cầu Cấm, 
thị trấn Quán Hành, Vinh, đến cầu Yên Xuân qua sông Cả, rồi đi dọc theo sông 
Ngàn Sâu và sang Quảng Bình; Đường Quốc lộ 1A đi vào thành phố gồm các 
đường Nguyễn Trãi, Mai Hắc Đế, Lê Lợi, Quang Trung, Trần Phú, Lê Duẩn, 
Nguyễn Du, có mặt cắt rộng 41- 45 - 56 m; Đường 1A đoạn tránh TP Vinh: 
62 
Điểm đầu cách thị trấn Quán Hành về phía Bắc gần 1 km, điểm cuối nhập vào 
đường 1A cũ tại cầu Bến Thuỷ. Đoạn đường tránh có chiều dài 25,0 km, mặt 
đường rộng 11,0 m; Đường Quốc lộ 46: từ Cửa Lò qua Vinh đi Nam Đàn - 
Thanh Chương đến Cửa khẩu Thanh Thuỷ, nối với nước bạn Lào, dài 80,7 km; 
Đường Quốc lộ 8B (cầu Cửa Tiền - Yên Xuân): Tổng chiều dài 8,0 km, nền 
đường 6,50 m mặt đường đá dăm láng nhựa 5,50 m. 
Tình hình sử dụng đất ở TP Vinh: 
Về đất ở: Năm 2018, tổng diện tích đất TP Vinh là 10.499 ha, trong đó 
đất ở chiếm 1.913 ha [43]. Tốc độ đô thị hóa cao, đứng đầu các thành phố vùng 
Bắc Trung Bộ và thuộc vào nhóm thứ II có tốc độ đô thị hóa cao trên toàn quốc. 
Tại khu vực nội thành cũ như các phường Lê Mao, Hồng Sơn, Hưng Bình, mật 
độ dân cư khá cao, khó khăn trong việc phát triển đất ở mới. Đất thương mại 
dịch vụ tập trung chủ yếu ở các phường Vinh Tân, Quang Trung, Lê Lợi và dọc 
theo các tuyến đường lớn. Thành phố Vinh hiện nay tập trung nhiều các cơ 
quan, công trình sự nghiệp cấp tỉnh và cấp vùng. Đất cây xanh phân bố chưa 
đồng đều, đất công nghiệp bố trí khu công nghiệp Bắc Vinh và một số nằm rải 
rác tại các khu công nghiệp nhỏ, khu tiểu thủ công nghiệp. Đất nông nghiệp 
còn khoảng 1.052 ha, phần lớn là mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, tập trung tại 
các phường: Đông Vĩnh, Hưng Dũng và Hưng Hòa. 
Về đất công trình công cộng: Các công trình di tích lịch sử, văn hóa được 
chú trọng bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và được phân bố khắp các khu vực thuộc 
thành phố; trong đó tập trung nhiều nhất ở các khu vực như: Thành cổ Vinh, 
Núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng -Trung Đô, cụm di tích Làng Đỏ - Hưng 
Dũng và một số đền, chùa lớn như Đền Hồng Sơn, Đền Ông Hoàng Mười, Chùa 
Cần Linh... Tổng diện tích đất các công trình di tích lịch sử, văn hóa trên thành 
phố đang được bảo vệ, gìn giữ là 11,525 ha. 
63 
Khu vực phía Tây và phía Đông Nam thành phố có nền thấp, chủ yếu 
trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản, tập trung chủ yếu đất sản xuất nông 
nghiệp của thành phố, cần hạn chế phát triển xây dựng. Diện tích đất không 
thuận lợi xây dựng khoảng 43,27 km2, chiếm 15,81% tổng diện tích đất thành 
phố trong phạm vi nghiên cứu. 
Phần diện tích kéo dài từ khu vực nội thành TP Vinh đến thị xã Cửa Lò 
có cốt nền cao (> 3 m), có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, không 
có các yếu tố địa hình bất lợi, rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đô 
thị. Diện tích phần đất thuận lợi xây dựng là 150,88 km2, chiếm 55,27 % tổng 
diện tích khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện tại trong khu vực này còn tồn tại 
khá nhiều di tích lịch sử, văn hóa, đất an ninh quốc phòng. Phần diện tích không 
được phép xây dựng này chiếm khoảng 5% diện tích. 
Việc gia tăng mức độ đô thị hóa và các khu công nghiệp ở phần hạ du 
lưu vực sông, đặc biệt ở thành phố Vinh, làm gia tăng diện tích không thấm 
trên bề mặt, các hồ ao bị san lấp làm mất chỗ chứa tự nhiên, đã góp phần làm 
trầm trọng mức độ ngập úng vùng nghiên cứu. Nhiều con đường được nâng 
cấp, xây dựng đã ngăn cản việc tiêu thoát nước làm gia tăng ngập úng cục bộ 
các khu phố. Đặc biệt đường tránh Vinh chạy cắt ngang đường tiêu nước của 
các xã thuộc Hưng Nguyên, làm khó khăn cho việc tiêu thoát nước của các 
vùng trũng, các khu công nghiệp. 
2.2.3.2. Hệ thống đê chống lũ sông Cả 
Trên địa bàn Nghệ An, các tuyến đê bên bờ tả sông Cả từ Đô Lương về 
đến cửa biển bảo vệ cho các vùng dân cư, thành phố Vinh, các khu canh tác 
nông nghiệp; Bên bờ hữu có một số tuyến ngắn như: Nam Bắc Đặng, đê hữu 
Thanh Chương, Đê Nam Kim. Trên địa bàn Hà Tĩnh có tuyến đê La Giang, 
xuất phát từ trạm thủy văn Linh Cảm về đến Bến Thủy, tiếp đó đến cửa biển là 
đê Hữu Lam. Phạm vi bảo vệ của các tuyến đê trên dòng chính sông Cả được 
64 
thể hiện tại Hình 2.13 và Bảng 2.10. Nói chung, hệ thống đê trên dòng chính 
sông Cả có khả năng bảo vệ lũ xuất hiện với tần suất P = 1,0% cho các vùng 
kinh tế trọng điểm hai bên bờ thuộc huyện Đô Lương, Thanh Chương, Hưng 
Nguyên, Nghi Lộc, TP Vinh, TX Cửa Hội và Nam Đàn. Riêng các xã thuộc 
huyện Nam Đàn bên bờ hữu chỉ chịu được lũ ở mức BĐ2. Ngoài ra, còn có hệ 
thống đê thuộc TP Vinh và phụ cận (Bảng 2.11). Hệ thống đê này có nhiệm vụ 
bảo vệ ngập úng nội thành Vinh và một số khu dân cư. 
Hình 2.13: Bản đồ hệ thống đê trên lưu vực sông Cả 
Đê Hữu Lam xuất phát từ Nam Đàn đến cửa biển có nhiệm vụ bảo vệ TP 
Vinh và các huyện Nam Đàn, Hương Nguyên, Nghi Lộc. Tuyến đê này tạo nên 
sự ngăn cách giữa vùng trong đê và ngoài đê. Khi lũ trên sông Cả thấp, nước ở 
vùng trong đê sẽ được tiêu thoát qua cống Bến Thuỷ, Rào Đừng và một số cống 
65 
nhỏ khác. Khi lũ trên sông Cả cao, các cống này sẽ được đóng lại, lũ được tiêu 
thoát qua cống Nghi Quang (Cửa Lò). 
Bảng 2.10: Phạm vi bảo vệ của các tuyến đê trên sông Cả [59] 
TT Tuyến đê Cao trình (m) Phạm vi phụ trách chống lũ 
I Tả Lam 
1 K0 - K25+450 21,3 – 17,3 Phía bờ Tả Đô Lương, Thanh Chương 
(Nghệ An) 
2 Đê Đồng Văn 15,6 – 13,9 Xã Đồng Văn - huyện Thanh Chương 
(Nghệ An) 
3 Lương Yên 13,1 – 12,9 3 xã Tả sông Lam thuộc huyện Thanh 
Chương (Nghệ An) 
4 
K55-K104+200 11,5 – 6,4 – 4,3 Các xã phía Tả sông Lam của huyện Nam 
Đàn, Hưng Nguyên, TP Vinh, TX Cửa 
Lò, Huyện Nghi Lộc (Nghệ An) 
II Hữu Lam 
1 Tuyến Nam 
Bắc Đặng 
20,0 – 15,0 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Đặng Sơn, Đô 
Lương (Nghệ An) 
2 Đê hữu Thanh 
Chương 
15,6 – 12,6 Các xã Hữu sông Lam còn lại của huyện 
Thanh Chương (Nghệ An) 
4 Đê Nam Kim 8,2 – 6,2 5 xã phía Hữu sông Lam của huyện Nam 
Đàn, (Nghệ An) 
5 Đê La Giang 11,5 – 7,0 Can lộc (Hà Tĩnh) 
6 Đê Hữu Lam 6,5 – 4,3 TX Hồng Lĩnh, TT Xuân An, Nghi Xuân, 
Can Lộc (Hà Tĩnh) 
Bảng 2.11: Đê sông và nội đồng thuộc TP Vinh và phụ cận [59] 
TT Tuyến đê 
Chiều dài 
(km) 
Cao trình 
đỉnh đê (m) 
Địa điểm 
I Đê sông 
1 Đê tả sông Cấm 8,30 + (1 - 2) 
Bắc cầu Phương tích – 
TB Nghi Quang 
2 Đê hữu sông Cấm 5,00 + (0,2 - ,06) 
Xã Nghi Hoa – QL1A 
(Nghi Thuận) 
3 Đê hữu sông Rào Đừng 8,00 + (4,0) 
Hưng Dũng – Hưng 
Hòa- đê Tả Lam 
66 
4 Đê tả sông Cửa Tiền 5,086 + (3,5 - 5,0) 
Đ.sắt Bắc Nam – Cầu 
Bến Thủy 
5 Đê hữu Sông Cửa Tiền 5,80 + (4,0 – 5,0) 
Ngã 3 Đước – cống 
Bến Thủy 
II Đê nội đồng 
1 Đê tả Kênh Thấp 7,425 + (3,0 – 5,0) 
Nam Anh – Hưng 
Chính 
2 Đê hữu Kênh Thấp 7,425 + (4,0 – 5,5) 
Nam Anh – Ngã 3 
Đước 
3 Đê tả Lam Trà 11,623 + (3,0 – 6,5) Nam Lĩnh – Hưng Đạo 
4 Đê hữu Lam Trà 11,623 + (2,9 – 6,0) Nam Lĩnh - Nam Cát 
5 Đê tả Hoàng Cần 4,280 + (3,3 – 4,3) Cống số 1 – cống số 2 
6 Đê hữu Hoàng Cần 4,280 + (4,0 – 4,6) Cống số 1 – cống số 2 
2.2.3.3. Hệ thống hồ chứa và quy trình vận hành trên lưu vực sông Cả 
* Hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Cả: 
Hình 2.14: Bản đồ hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Cả 
67 
 Ngày 13 tháng XI năm 2019, Thủ tướng đã ban hành Quy trình vận hành 
liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả. Mười một hồ chứa được đưa vào Quy trình: 
trên dòng chính sông Cả gồm: Bản Vẽ, Nậm Nơn, Khe Bố, Chi Khê; trên sông 
Nậm Mô: Nậm Mô, Bản Ang; trên sông Hiếu gồm: Nhạn Hạc, Châu Thắng, 
Bản Mồng; trên sông Ngàn Sâu gồm: Hố Hô, Ngàn Trươi [49]. Ngoài ra còn 
có một số hồ chứa thuỷ lợi có ảnh hưởng đáng kể đến chế độ dòng chảy của hạ 
lưu sông Cả như: hồ Sông Sào trên sông Sào một nhánh cấp 1 của sông Hiếu, 
hồ Đá Hàn trên sông Rào Nổ một nhánh cấp 1 của sông Ngàn Sâu, hồ Thác 
Muối trên sông Giăng một nhánh cấp 1 của sông Cả (Hình 2.14). 
Các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Cả (13 hồ) tại Bảng 2.12 được đưa 
vào tính toán trong Luận án này. 
 Ngoài số hồ chứa lớn kể trên, trên địa bàn Nghệ An thuộc lưu vực sông 
Cả có 84 hồ thủy lợi vừa và nhỏ có dung tích lớn hơn 0,5 triệu m3, có diện tích 
lưu vực khống chế bởi số hồ chứa này là 480 km2. Trên địa bàn Hà Tĩnh thuộc 
lưu vực sông Cả có 27 hồ thủy lợi vừa và nhỏ có dung tích lớn hơn 0,5 triệu 
m3, tổng diện tích lưu vực khống chế bởi số hồ chứa này là 90,5 km2 (Bảng 1 - 
Phần phụ lục). 
Bảng 2.12: Hệ thống hồ chứa lớn trên hệ thống sông Cả 
TT Tên hồ chứa 
Lưu vực 
sông 
Dung tích 
hữu ích 
(106 m3) 
Dung tích 
phòng lũ 
(106 m3) 
Hình thức 
điều tiết 
1 Bản Vẽ Cả 1.834 300 Nhiều năm 
2 Nậm Nơn - 6,1 - Ngày 
3 Khe Bố - 97,8 - - 
4 Chi Khê - 33,5 - - 
5 Nậm Mô Nậm Mô 2,68 - - 
6 Bản Ang - 3,0 - - 
7 Nhạn Hạc Hiếu 6,9 - - 
68 
TT Tên hồ chứa 
Lưu vực 
sông 
Dung tích 
hữu ích 
(106 m3) 
Dung tích 
phòng lũ 
(106 m3) 
Hình thức 
điều tiết 
8 Châu Thắng - 18,2 - - 
9 Bản Mồng - 224,5 45 Năm 
10 Ngàn Trươi Ngàn Trươi 775,7 210 Nhiều năm 
11 Hố Hô Ngàn Sâu 38,0 - Ngày 
12 Sông Sào Sào 51,4 - Năm 
13 Đá Hàn Rào Nổ 0,67 - Năm 
Trong 13 hồ tại Bảng 2.12, có 3 hồ có quy mô lớn và có dung tích phòng 
lũ là Bản Vẽ, Bản Mồng và Ngàn Trươi, nên các hồ này sẽ có khả năng cắt lũ 
cho hạ du sông Cả. 
Với tổng diện tích lưu vực do các hồ chứa khống chế (không tính đối với 
các hồ chứa nằm trong lưu vực đã khống chế của hồ chứa khác và các hồ điều 
tiết ngày) là 13.002 km2, chiếm 47,8% so với tổng diện tích toàn lưu vực sông 
Cả. Vì vậy, hồ chứa có tác động rất lớn tới chế độ dòng chảy, đặc biệt vào giai 
đoạn đầu mùa lũ khi hồ chứa đã cạn nước và giữa, cuối mùa lũ khi hồ đã tích 
nước hoặc khi hồ đã tích nước đầy và vận hành xả lũ không hợp lý. 
* Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả: 
Trong 11 hồ chứa thuộc Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực 
sông Cả, có 3 hồ chứa có dung tích phòng lũ và 8 hồ chứa thuộc loại điều tiết 
ngày, không có dung tích phòng lũ [49]. Các hồ chứa điều tiết ngày có tác dụng 
điều tiết dòng chảy nhất định trong mùa cạn và khi xảy ra lũ nhỏ. Khi xảy ra lũ 
lớn, các hồ chứa loại này sẽ thực hiện chế độ xả lưu lượng đến bằng lưu lượng 
về hồ, nên không có tác động cắt lũ. Các hồ chứa có dung tích phòng lũ (Bản 
Vẽ, Bản Mồng và Ngàn Trươi) có quy trình vận hành trong mùa lũ như sau: 
a. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ Bản Vẽ 
Bảng 2.13: Mực nước cao nhất trước lũ của các hồ trong mùa lũ [49] 
69 
Hồ 
Mực nước hồ (m) 
Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ 
Từ 20 
tháng 
VII 
đến 31 
tháng 
VII 
Từ 01 
tháng 
VII 
đến 14 
tháng 
VIII 
Từ 15 
tháng 
VIII 
đến 31 
tháng 
VIII 
Từ 01 
tháng IX 
đến 30 
tháng IX 
Từ 01 
tháng X 
đến 31 
tháng X 
Từ 01 tháng 
XI đến 30 
tháng XI 
Bản Vẽ 192,5 192,5 192,5 
193,0 -
197,0 
195,0-
200,0 
197,5-200,0 
Bản Mồng 74,0 74,5 74,5 74,5 75,0 75,5-76,4 
Ngàn Trươi Mùa cạn 46,0 46,0 51,0 51,5-52,0 
Hố Hô Mùa cạn 69,5 
Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 2.13: 
- Nếu mực nước tại trạm thủy văn Con Cuông đang dưới báo động I thì 
thực hiện vận hành để hạ dần mực nước hồ, nhưng tối đa không thấp hơn giá 
trị quy định tại Bảng 2.13. 
- Nếu mực nước tại trạm thủy văn Con Cuông vượt mức báo động I 
nhưng vẫn dưới mức báo động II hoặc lưu lượng đến hồ từ 1.000 m3/s đến 1.200 
m3/s thì thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ. 
- Nếu mực nước tại trạm thủy văn Con Cuông hoặc Chợ Tràng vượt mức 
báo động II hoặc lưu lượng đến hồ lớn hơn 1.200 m3/s thì thực hiện vận hành 
cắt, giảm lũ cho hạ du. 
b. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ Bản Mồng 
Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 2.13: 
- Nếu mực nước tại trạm thủy văn Nghĩa Khánh đang dưới báo động I 
thì thực hiện vận hành hạ thấp mực nước hồ để hạ dần mực nước hồ, nhưng tối 
đa không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2.13. 
- Nếu mực nước tại trạm thủy văn Nghĩa Khánh vượt mức báo động I 
nhưng vẫn dưới mức báo động II hoặc lưu lượng đến hồ từ 1.500 m3/s đến 2.000 
m3/s thì thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ. 
70 
- Nếu mực nước tại trạm thủy văn Nghĩa Khánh hoặc Chợ Tràng vượt 
mức báo động II hoặc lưu lượng đến hồ lớn hơn 2.000 m3/s thì thực hiện vận 
hành cắt, giảm lũ cho hạ du. 
c. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ Ngàn Trươi 
Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 2.13: 
- Nếu mực nước tại các trạm thủy văn Linh Cảm và Chợ Tràng đang dưới 
báo động I thì thực hiện vận hành hạ thấp mực nước hồ để hạ dần mực nước 
hồ, nhưng tối đa không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2.13. 
- Nếu mực nước tại trạm thủy văn Linh Cảm hoặc Chợ Tràng vượt mức 
báo động I nhưng vẫn dưới mức báo động II hoặc lưu lượng đến hồ từ 1.000 
m3/s đến 1.300 m3/s thì thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ. 
- Nếu mực nước tại trạm thủy văn Linh Cảm hoặc Chợ Tràng vượt mức 
báo động II hoặc lưu lượng đến hồ lớn hơn 1.300 m3/s thì thực hiện vận hành 
cắt, giảm lũ cho hạ du. 
2.2.3.4. Sụt lún địa chất 
Một trong những nhân tố gia tăng thêm úng lụt ở vùng đô thị là sự sụt 
lún địa chất làm hạ thấp địa hình. Tuy nhiên, do TP Vinh chưa phát hiện ra hiện 
tượng sụt lún địa chất và chưa bị ngập úng do triều cường. Vì vậy, nhân tố sụt 
lún địa chất không được xem xét trong Luận án này. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
2.3.1. Một số phương pháp xác định úng lụt 
 Nội dung của tính toán úng lụt là xác định: độ sâu ngập, thời gian ngập, 
diện tích ngập, tổng lượng nước ngập, cường suất lên/xuống ngậptại vùng 
nghiên cứu. Một số phương pháp xác định úng lụt thường được sử dụng đuwọc 
trình bày dưới đây. 
2.3.1.1. Phương pháp điều tra vết lũ 
Việc xác định mức ngập tại nhiều điểm trong một khu vực đã từng xảy ra 
71 
trong quá khứ thông qua các dấu vết mà trận lũ để lại trên bờ, 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phan_tich_danh_gia_vai_tro_cua_mot_so_nhan_to_chinh.pdf
  • pdfTrang thong tin dong gop moi_tieng Anh.pdf
  • pdfTrang thong tin dong gop moi_ tieng Viet.pdf
  • pdfTom tat luan an_tieng Viet_N.X.Tien.pdf
  • pdfTom tat luan an_tieng Anh_N.X.Tien.pdf