Luận án Phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay
iên nhiên, có nhiều thế mạnh để phát triển nền kinh tế nông lâm nghiệp như tài nguyên rừng, cây công nghiệp xuất khẩu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn, chế xuất nông lâm sản, du lịch; Đồng thời còn là vùng có tiềm năng lớn để phát triển các ngành năng lượng như thuỷ điện, điện mặt trời. Tây Nguyên được xem là hậu phương kiên cố, vững chãi của một dải miền Trung, với chức năng phòng hộ, cung cấp nước ngọt để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của miền Trung. Đối với khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Tây Nguyên là có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có tác động rất lớn đến an ninh chính trị và sự phát triển của cả vùng. Trên cơ sở đó, Đảng, Nhà nước, đã đề ra những chủ trương chính sách để phát triển kinh tế, trên cơ sở bảo đảm quốc phòng an ninh và không xâm phạm đến văn hoá, môi trường sống của Tây Nguyên. Thứ hai, các chủ thể quản lý thuộc chính quyền các cấp vùng Tây Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, Ban chỉ đạo Tây Nguyên trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các tỉnh Tây Nguyên đã đẩy mạnh triển khai thực hiện các Quyết định 168, 134, 135, 139, 154, 159, của Thủ tướng Chính phủ, các chính sách dân tộc, tôn giáo. Nên về cơ bản các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên tương đối ổn định. Bên cạnh đó là tích cực vận động quần chúng tuân thủ theo chủ trương chính sách, ngăn chặn các tư tưởng xấu đang manh nha xâm nhập vào. Nên dù những năm qua, thế lực thù địch không ngừng kích động quần chúng ở vùng biên giới vượt biên, chống chính quyền, kiếm cớ để quốc tế can thiệp vào vấn đề nội bộ của Tây Nguyên. Nhưng nhờ công tác tuyên truyền, vận động, bám dân mà đồng bào đã nhận thức được âm mưu của địch, không bị lôi kéo, dụ dỗ, đảm bảo trật tự xã hội, an ninh chính trị cho toàn vùng. Các tỉnh Tây Nguyên quan tâm bố trí, sử dụng cán bộ, củng cố hệ thống chính trị, bám dân ở những vùng xung yếu. Tranh thủ sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, người kinh biết tiếng dân tộc tham gia vào công tác dân vận, tận dụng những người có tiếng nói trong cộng đồng. Tỉnh Gia Lai ra Nghị quyết phân công 47 sở, các ban ngành, mặt trận và đoàn thể tỉnh phụ trách các xã trọng điểm, phân công 429 phòng ban của huyện phụ trách buôn làng, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn chung tay với các xã kém phát triển nhằm cải thiện cuộc sống. Trong quá trình thực hiện các chính sách, quan tâm giải quyết triệt để các đơn thư, khiếu nại của đồng bào, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đất đai, tôn giáo, dân tộc, đền bù, giải phóng mặt bằng nhằm tạo sự nhất trí, đồng thuận trong dân. Chủ động, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, Đảng viên có sai phạm trong quá trình thực thi chính sách, vi phạm đạo đức lối sống. Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước với Tây Nguyên. Lãnh đạo các tỉnh còn chủ động tiến hành các chính sách giúp đỡ, hỗ trợ dành cho đồng bào, nguồn kinh phí được trích trực tiếp từ ngân sách của tỉnh. Tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện hỗ trợ chi phí ăn ở cho học sinh trường dân tộc nội trú, theo Quyết định số 112/2007 [133]. Đắk Nông thực hiện có hiệu quả Quyết định số 143 [136], để đảm bảo học phí cho học sinh sinh viên người dân tộc thiểu số. Ngoài ra Đắk Nông còn thông qua chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh, để nhóm đối tượng này có thể trang trải được việc học hành giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tiến hành chính sách tài trợ sách giáo khoa cho nhóm học sinh, sinh viên nghèo, hỗ trợ một phần kinh phí cho học sinh ở các trường bán trú, trường dân tộc nội trú, học sinh và giáo viên của các lớp dạy tiếng Êđê Thứ ba, nguyên nhân từ trình độ, năng lực chuyên môn của các chủ thể trong ngành văn hóa - du lịch vùng Tây Nguyên hiện nay. Gần đây, thông qua các chính sách đào tạo, thu hút nhân tài, đội ngũ nhân lực của các ngành văn hoá - du lịch tại Tây Nguyên được nâng cao rõ rệt. Nhờ đó, du lịch Tây Nguyên cũng khởi sắc hơn, do được đầu tư bài bản, công phu và có chiến lược hơn. Dễ thấy ngành văn hóa - du lịch đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Việc chú trọng phát triển ngành du lịch giúp đảm bảo một nguồn thu đáng kể cho ngân sách của vùng, giúp cho người đồng bào có thể có thêm thu nhập thông qua việc gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Nhờ đó, người dân tộc thiểu số Tây Nguyên có thể đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình, bằng chính các sản phẩm văn hoá mà mình đang có. Thứ tư, nguyên nhân từ tác động của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa. Nền kinh tế thị trường mang nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, dần xoá nhoà sự chênh lệch mức sống của Tây Nguyên với các vùng miền khác trong cả nước. Giúp cho đời sống kinh tế của người đồng bào được cải thiện đáng kể, cùng với đó trình độ nhận thức của chủ thể văn hóa Tây Nguyên được nâng cao, có thể nắm bắt được vị trí và các xu thế vận động, phát triển của văn hoá dân tộc mình trong xu thế vận động của thời đại. Toàn cầu hoá kéo theo sự phổ biến của các phương tiện nghe nhìn hiện đại, theo đó người dân tộc thiểu số, đặc biệt là giới trẻ được tiếp cận, sử dụng các phương tiện, công cụ, công nghệ hiện đại. Trình độ của giới trẻ nói riêng và cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung đang ngày càng được nâng cao. Nhờ đó có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin, các vấn đề đặt ra với chính dân tộc mình, không chỉ dừng lại trong phạm vi buôn làng như trước. Qua đó, họ được nhìn thấy được vai trò của văn hoá đối với phát triển nói chung, vai trò của giá trị văn hoá dân tộc thiểu số đối với phát triển bền vững Tây Nguyên nói riêng. Đây cũng là một kênh rất hữu hiệu, để các chính quyền các cấp thực hiện tuyên truyền chủ trương đường lối đến với các chủ thể quần chúng dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Người đồng bào sẽ nhìn thấy được những tác hại to lớn ở những vùng đánh mất văn hoá truyền thống trong quá trình phát triển. Bằng những tác động đó, bản thân họ đã phần nào ý thức được việc phải bảo tồn, gìn giữ những giá trị mang tính bản sắc của dân tộc mình. Đồng thời sẽ trân trọng hơn các giá trị của dân tộc mình, cẩn trọng hơn trong các hoạt động sống có xâm hại đến văn hoá truyền thống của cha ông. Từ đó có thể tự ý thức được vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống trong công cuộc phát triển bền vững Tây Nguyên để ra sức gìn giữ, phát huy. 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay * Hạn chế - Về nhận thức của các chủ thể về phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên Một số nơi, các chủ thể nhận thức về vai trò của giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên chưa được sâu sắc, toàn diện Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng việc thực hiện nhiệm vụ phát triển bền vững Tây Nguyên là trách nhiệm của lãnh đạo các cấp ở Tây Nguyên; nhận thức về vai trò của văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên còn nhiều hạn chế, chưa sâu sắc và đầy đủ. Qua số liệu khảo sát cho thấy, vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế Tây Nguyên chưa được đánh giá đúng mức. Không nhận thức được những tác động nhiều mặt của văn hóa đối với hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt là những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn mơ hồ về những giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, đánh đồng giữa thay đổi ồ ạt không kiểm soát với việc phát triển các giá trị văn hóa truyền thống. Thiếu cảnh giác, vội vàng đón nhận những yếu tố văn hoá ngoại lai đang xâm nhập vào Tây Nguyên theo nhiều con đường, làm mất đi tính ổn định của văn hóa Tây Nguyên. Điều đó dẫn tới sự phức tạp về vấn đề tôn giáo, từ đó nhiều cá nhân tổ chức lợi dụng vấn đề này để gây bất ổn vấn đề chính trị ở Tây Nguyên. Như hiện tượng đạo Hà Mòn, Fulro, nhà nước Đề Ga. Trong vòng một năm từ 2005-2006 đã có 1.020 người tại Kon Tum theo đạo Hà Mòn, từ đó đến nay, gây ra nhiều biến động cho tình hình chính trị xã hội của Tây Nguyên [9] Một số bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân có biểu hiện xuống cấp về đạo đức lối sống, vướng vào một số tệ nạn xã hội, có tư tưởng hoang mang dao động. Đối với công tác văn hóa nhiều nơi còn bị xem nhẹ, chưa được đầu tư xứng tầm. Vẫn tồn tại tình trạng tham nhũng, cửa quyền của một bộ phận cán bộ làm công tác văn hóa, dẫn tới các nguồn ngân sách chưa được sử dụng hợp lý so với chủ trương đặt ra. Điều đó dẫn tới các biểu hiện tiêu cực, lối sống không lành mạnh, phi văn hóa có cơ hội được bộc lộ, gây ảnh hưởng xấu đến mặt bằng văn hóa của xã hội. Đáng nói hơn, những biểu hiện này còn tồn tại trong các cán bộ, đảng viên, những người nắm rõ pháp luật và có trách nhiệm thực thi pháp luật, điều này dẫn tới những bất cập, ít đồng thuận trong xã hội. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, giám sát có nơi còn thiếu thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ. Triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa chưa cụ thể, xây dựng các phong trào văn hóa - xã hội nhìn chung còn chậm, thiếu nhận thức thống nhất, lúng túng trong khâu xác định nội dung, phương thức, phương thức tiến hành và tổ chức thực hiện, vẫn còn không ít nơi coi nhẹ thậm chí buông lỏng công tác quản lý văn hóa xã hội. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ta chưa được giáo dục về vai trò giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển bền vững Tây Nguyên. Còn thiếu tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số. Một bộ phận chủ thể văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên chưa khắc phục khó khăn để thực hiện tốt công tác xây dựng đời sống văn hóa. Nhận thức chưa được đầy đủ và sâu sắc. Việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành những chính sách cụ thể trong lĩnh vực văn hóa có lúc, có nơi còn chậm và chưa phát huy tác dụng trong cuộc sống. Có tình trạng cán bộ, đảng viên và nhân dân có biểu hiện tiêu cực, đã ảnh hưởng đến phẩm chất chính sách, nhân cách. Tư tưởng thực dụng một khi phát triển tới mức cực đoan sẽ đẩy họ tới nguy cơ thoái hóa, biến chất nhanh chóng. Ngoài ra còn biểu hiện bè phái cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương, cửa quyền, chạy bằng cấp đang là vấn đề nóng hiện nay. Một dạng khác của lối sống thực dụng là sự phát sinh quan hệ cấu kết lợi ích. Đó là những cá nhân có lợi ích phụ thuộc vào nhau, ngấm ngầm thực hiện phân chia lợi ích với nhau, theo nguyên tắc họ đặt ra. Mối quan hệ này tạo nên “vây cánh”, “ê-kíp”, “bè phái” lợi ích nhất định, tồn tại ngầm, những người tham gia mối quan hệ này thường liên kết với nhau, che chắn cho nhau, bảo vệ nhau. Đó là biểu hiện mới không lành mạnh trong quan hệ đoàn kết nội bộ ở các đơn vị, cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Điều này ảnh hưởng xấu tới quá trình phát huy hệ giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. - Về bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên Công tác khôi phục, bảo tồn các biểu tượng văn hoá ở Tây Nguyên nhiều nơi chỉ mới giải quyết được phần số lượng, nhưng chưa giải quyết được phần chất lượng. Mặc dù Đảng ta đã đánh giá đúng tiềm năng về phát triển bền vững Tây Nguyên, thế nhưng có một số chính sách lại không sát thực, không lường được hết rủi ro. Như chính sách di cư ồ ạt sau năm 1975 vào Tây Nguyên, chính sách phát triển cây công nghiệp trên diện rộng ở Tây Nguyên. Điều đó làm thay đổi nhanh chóng và sai quy luật nhiều giá trị văn hóa ở Tây Nguyên. Theo số liệu khảo sát của Gainsborough [45, tr. 36]: năm 1954 người dân tộc thiểu số có 510.000 người, chiếm 85% toàn vùng, đến năm 2004 người dân tộc thiểu số có 1.181.337, chỉ còn chiếm 25,3% toàn vùng. Qua số liệu thấy được cơ cấu dân cư của Tây Nguyên đã dịch chuyển hoàn toàn với tốc độ quá nhanh. Người dân tộc tại chỗ Tây Nguyên trong mấy thập niên bỗng trở thành “thiểu số” trên chính mảnh đất ông cha mình. Theo đó những giá trị văn hóa truyền thống của Tây Nguyên bị lung lạc, đứng trước nguy cơ bị hòa tan và biến mất. Điều này cho thấy, sự can thiệp sai quy luật về chính sách đối với việc phát triển của Tây Nguyên, đã làm cho vùng bị phá vỡ kết cấu hài hòa mà họ đã duy trì trong suốt lịch sử hàng trăm năm phát triển. Điều này đi ngược với các tiêu chí phát triển bền vững. Do chỉ tập trung đẩy nhanh về số lượng mà không chú ý nhiều đến chất lượng của công trình, nên quy trình, nguyên liệu, tâm thức xây dựng nhà rông có nhiều khác biệt so với truyền thống, vì thế không giải quyết được phần gốc rễ của vấn đề. Bởi bản chất của phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số là phải khơi gợi, đánh thức được nhu cầu tự thân của các chủ thể, từ đó họ sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình đó. Khác với trước, giờ đây nhà rông được xây dựng bằng xi măng, tường gạch, các trụ bê tông kiên cố, mái tôn. Công trình chỉ mô phỏng được hình dáng bề ngoài so với nhà rông truyền thống. Cũng không được xây dựng với quy trình nghiêm ngặt, với đầy đủ lễ nghi của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Vì thế, không tạo được tính “thiêng” cho nhà rông, cũng không in đậm được dấu ấn của văn hóa cộng đồng trong suốt quá trình xây dựng. Vì thế, nhiều nhà rông sau khi được khôi phục, xây dựng xong lại nhanh chóng bị bỏ hoang, dần rơi vào hư hỏng do dân làng không đến, không chăm sóc, không coi là một ngôi nhà mang biểu tượng văn hóa linh thiêng của họ. Một bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên có biểu hiện chối bỏ, quay lưng với văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Như một phần đồng bào Bahnar, Gia-rai (tỉnh Gia Lai), Mnông (tỉnh Đắk Nông) từ bỏ tín ngưỡng truyền thống trong đó có thực hành đánh cồng chiêng và các sinh hoạt gắn với văn hóa cồng chiêng. Những huyện có cư dân theo tôn giáo mới, hiện còn rất ít cồng chiêng, như: huyện Đắk Đoa (Gia Lai) chỉ còn 131 bộ cồng chiêng, có 42 làng không còn cồng chiêng; thành phố Pleiku (Gia Lai) chỉ còn 81 bộ cồng chiêng và có tới 20 làng không còn cồng chiêng. Mặc dù đã sưu tầm được một số lượng sử thi đồ sộ, hơn thế còn xuất bản được 75 bộ sử thi, có 21 bộ sử thi khác đang chuẩn bị xuất bản. Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở công tác sưu tầm và xuất bản, chưa được hiện thực hoá trong đời sống của người dân tộc thiểu số tại chỗ. Sử thi và diễn xướng sử thi đang đứng trước nguy cơ bị biến mất. Số lượng nghệ nhân biết hát sử thi nay chỉ còn trên đầu ngón tay, như ở Đắk Lắk và Đắc Nông chỉ còn 5 người biết hát sử thi Êđê, 2 người biết hát sử thi M’nông (2012), chưa kể phần lớn đều đã tuổi cao, sức yếu. Không những thế, giới trẻ hiện nay lại đang bị cuốn theo các trào lưu văn hoá ngoại lai mới du nhập vào, quay lưng với văn hoá của cha ông mình. Quá trình tiếp biến văn hóa của các tộc người mới đến đối với văn hoá truyền thống vẫn không ngừng diễn ra ở Tây Nguyên. Chính vì sự phong phú về tộc người cùng sinh sống trên một khu vực, nên vấn đề giao lưu, tiếp biến văn hóa của các tộc người mới đến so với các dân tộc bản địa là điều không thể tránh khỏi. Sự hấp dẫn của những luồng văn hóa nhập cư theo làn sóng di dân dễ làm cho các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên thích thú đón nhận, thích nghi và dần đánh mất bản sắc của mình. Người trẻ dân tộc thiểu số Tây Nguyên chuyển sang nói tiếng Kinh, mặc quần áo tân thời. Vì vậy các tỉnh Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn trong việc định hướng giới trẻ theo học các loại hình văn hoá truyền thống như cồng chiêng, sử thi, đàn đá Không những thế, lớp nghệ nhân giỏi lần lượt qua đời, để lại một khoảng trống về tầng lớp kế cận của văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên. - Về định hướng các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số vào trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội để tạo động lực phát triển bền vững Tây Nguyên Các hoạt động phát triển kinh tế còn manh mún, chưa khai thác được các giá trị văn hoá làm cho thu nhập GDP của Tây Nguyên nhìn chung vẫn thấp so với cả nước, người dân tộc thiểu số tại chỗ có mức sống thấp hơn so với mặt bằng chung. Cùng với các chủ trương quy hoạch lại rừng, phát triển cây công nghiệp, GDP bình quân trên đầu người ở Tây Nguyên tăng cao hơn so với trước đó. Nhưng so với mặt bằng chung của cả nước, mức sống ở Tây Nguyên vẫn nằm ở nhóm thấp. Hơn thế sự chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường hiện đại, tiếp cận việc làm giữa các vùng, các nhóm dân cư vẫn chưa được thu hẹp. Nhóm đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn có mức sống thấp hơn so với mặt bằng chung của vùng. Người dân tộc thiểu số ở đây bị tách ra khỏi phương thức sản xuất truyền thống, rừng không còn thời gian để nghỉ ngơi nên ngày càng bạc màu. Bằng nhiều cách họ rời bỏ các thửa rừng của mình, hoặc bán với giá vô cùng rẻ cho người Kinh rồi chuyển lên cư trú ở các vùng núi cao, vùng sâu vùng xa. Một số người sau đó do không đáp ứng được mức sống cơ bản, đã quay lại xin làm thuê tại chính thửa đất mình từng bán. Một số khác trở thành lao động tự do không có tay nghề, đi làm thuê theo mùa vụ, mức sống bấp bênh phụ thuộc vào người khác. Sự tăng trưởng kinh tế trước mắt, không bao trùm toàn bộ đời sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tăng trưởng đó chưa bao hàm phát triển bền vững. Sự phân hoá giàu nghèo ở Tây Nguyên thể hiện rõ rệt thông qua tỉ lệ chênh lệch của thu nhập bình quân đầu người giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số tại chỗ, giữa nhóm người có thu nhập cao nhất so với nhóm người có thu nhập thấp nhất hằng năm. Đáng nói là sự chênh lệch đó ngày càng lớn qua các năm. Nếu như năm 2010 nhóm thu nhập cao nhất thu được 3,410 triệu đồng trên một tháng, cao gấp 9,2 lần so với nhóm thu nhập thấp nhất, chỉ được 369 ngàn đồng trên một tháng. Thì đến năm 2019 tỉ lệ này là 10,103 triệu đồng và 988 ngàn đồng, cao gấp 10,2 lần. Sự chênh lệch chi tiêu bình quân đầu người trong một tháng giữa nhóm có thu nhập cao nhất so với nhóm có thu nhập thập nhất vẫn cao, qua từng năm và so với cả nước. Tỉ lệ này của Tây Nguyên năm 2010 là 9,2 lần, năm 2012 là 9,4 lần, năm 2014 là 9,7 lần, năm 2016 là 9,8 lần, năm 2019 là 10,2 lần; tương tự tỉ lệ này của cả nước là 8,3 lần, 8,6 lần, 9,0 lần, 9,4 lần và 10,5 lần. [phụ lục 2e] Hoạt động khai thác du lịch chưa mang lại nguồn thu xứng với thế mạnh, tiềm năng của vùng. Dù đã có nhiều bước phát triển, nhưng thực tế tỷ trọng về lượng khách du lịch và thu nhập từ du lịch của vùng Tây Nguyên vẫn chưa tưng xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Du lịch Tây Nguyên phát triển có phần chậm hơn so với các vùng khác của cả nước, trừ thành phố du lịch Đà Lạt. Hạ tầng kỹ thuật du lịch ở nhiều khu vực còn hạn chế; trình độ phát triển du lịch không đồng đều giữa các tỉnh trong vùng. Các yếu tố trong phát triển du lịch bền vững hầu như chưa được quan tâm hoặc quan tâm nhưng chưa đạt kết quả: thu nhập từ du lịch Tây Nguyên thấp, chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với tổng thu nhập du lịch của cả nước; thu nhập của dân cư từ hoạt động du lịch manh mún, nhỏ lẻ. Theo thống kê sơ bộ, năm 2019 tổng doanh thu từ du lịch của cả nước là 44.259,1 tỷ đồng, trong khi đó Tây Nguyên chỉ có 141,2 tỷ đồng. Trong đó, nguồn thu chính đến từ các trung tâm du lịch của Lâm Đồng và Đắk Lắk. [phụ lục 2I] Chương trình du lịch “con đường xanh tây nguyên” đã được khởi xướng, nhưng chưa được triển khai thực hiện một cách tích cực. Nhiều sản phẩm du lịch khác mới bước đầu được đầu tư khai thác, chưa trở thành các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Bên cạnh đó, một số điều kiện về an ninh, an toàn; thay đổi cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý du lịch địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch ở các tỉnh Tây Nguyên. Sự phát triển du lịch tự phát; thiếu đồng bộ đã gây ra tác động đến tài nguyên và môi trường tự nhiên cũng như môi trường văn hóa. Một số dự án đầu tư, bao gồm cả đầu tư nâng cấp hạ tầng du lịch, còn chưa phát huy được hiệu quả. Sự phong phú về tộc người, tôn giáo và sự đa dạng văn hoá trên địa bàn đã kéo theo những mâu thuẫn, tranh chấp tôn giáo, làm nảy
File đính kèm:
- luan_an_phat_huy_gia_tri_van_hoa_dan_toc_thieu_so_trong_phat.doc
- 1 BÌA LUẬN ÁN - Mai Trang.doc
- 2 BIA TOM TAT TIENG VIET - Mai Trang.doc
- 2 TOM TAT TIENG VIET - Mai Trang.doc
- 3 BIA TOM TAT TIENG ANH - Mai Trang.doc
- 3 TOM TAT TIENG ANH - Mai Trang.doc
- 4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Mai Trang.doc
- 4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Mai Trang.doc