Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay

Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay trang 1

Trang 1

Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay trang 2

Trang 2

Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay trang 3

Trang 3

Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay trang 4

Trang 4

Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay trang 5

Trang 5

Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay trang 6

Trang 6

Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay trang 7

Trang 7

Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay trang 8

Trang 8

Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay trang 9

Trang 9

Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 200 trang Hà Tiên 15/11/2024 480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay

Luận án Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quan đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay
ng. “Lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch; hoạt động của 325 ban chỉ đạo 35 các cấp trong toàn quân (trong đó có 18 ban chỉ đạo 35 ở các học viện, trường sĩ quan) đạt kết quả cao” [5, tr. 4-5]. Lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội quan tâm, triển khai thực tổ chức các hoạt động thực tiễn giúp giảng viên khoa học xã hội và nhân văn thể hiện vai trò của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong đó: “Chủ yếu và phổ biến chiếm 89,74% là lồng ghép hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng qua giảng dạy, 79,47% qua nghiên cứu khoa học, 52,10% qua truyền thông đa phương tiện, Internet, phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội” [Phụ lục 1]. 
Từ nhận thức đúng, thái độ tốt, lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã nâng cao trách nhiệm; chú trọng quán triệt, triển khai đầy đủ và nghiêm túc, nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tích cực, chủ động đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho giảng viên. Từ đó, làm cho họ nhận thức rõ đặc điểm, nội dung, tính chất của nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Trách nhiệm đó được thể hiện ở việc định hướng cho giảng viên chuẩn bị và giảng dạy các chuyên đề, bài giảng lý luận, mục đích là tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên thể hiện vai trò trong truyền bá, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhận thức, trách nhiệm của ban chỉ đạo 35 và các cơ quan chức năng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương và cơ quan thường trực đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân nói chung và các học viện, trường sĩ quan quân đội nói riêng thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các khoa giáo viên, tổ bộ môn, tạo điều kiện cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn thực hiện tốt vai trò trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. “Nhận thức, trách nhiệm của ban chỉ đạo 35 ở các học viện, trường sĩ quan quân đội tương đối tốt; chỉ đạo định hướng đấu tranh tư tưởng cho cán bộ, giảng viên, học viên trước các sự việc, vụ việc nhạy cảm, phức tạp ” [5, tr. 5]. Từ đó, tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội nâng cao hiệu quả thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội và các cơ quan chức năng thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sâu sát việc thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nguyên nhân cơ bản để giảng viên hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm với Đảng, Nhà nước, quân đội, làm tròn nghĩa vụ của người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận trong tình hình mới. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thành công của giảng viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 
Thứ hai, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn được quan tâm đúng mức
Đảng ta xác định: “Đổi mới căn bản chương trình nội dung, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị theo phương châm khoa học, thực tiễn, sáng tạo và hiện đại; đưa việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới đi vào nề nếp, nhất quán, từ trung ương đến cơ sở, phù hơp với từng đối tượng, chú trọng chất lượng, hiệu quả” [46, tr. 182 - 183]. Trên tinh thần quán triệt tư tưởng đó, lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội đã quan tâm, đầu tư, có nhiều giải pháp thiết thực đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nền tảng tư tưởng của Đảng cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. 
Giải quyết hài hòa giữa trang bị tri thức lý luận, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội với phát triển tư duy, phẩm chất chính trị, nâng cao năng lực, kỹ năng đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Chương trình, nội dung giáo dục, đào tạo thường xuyên được cập nhật những tri thức mới nhất về mặt lý luận, những định hướng trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch gắn sát với thực tiễn giáo dục, đào tạo, thực hiện nhiệm vụ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. 
Phương pháp giáo dục, đào tạo được các học viện, trường sĩ quan quân đội không ngừng quan tâm, đổi mới, cải tiến gắn với yêu cầu là tăng cường tính đảng, tính khoa học, cách mạng tính thực tiễn, tính chiến đấu trong mỗi bài giảng, mỗi công trình khoa học. Hiện nay, sau 2 năm, chương trình, nội dung đào tạo đại học và sau đại học đều được cập nhật, có điều chỉnh, bổ sung, bảo đảm cập nhật được những thành tựu nghiên cứu, phát triển mới nhất về mặt lý luận. 
Đánh giá vấn đề này, Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương cho biết: “Các học viện, trường sĩ quan đã tiến hành rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng khoa học xã hội và nhân văn cho các giảng viên theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa”; thực hiện khâu đột phá “nâng cao chất lượng giáo áo, bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học” [8, tr. 69]. “Hoạt động giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên được các học viện, trường sĩ quan quân đội thường xuyên quan tâm nhằm nâng cao trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng cho đội ngũ này” [8, tr. 67]. 
Đổi mới, nâng cao chất lượng đạo tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đã được lãnh đạo, chỉ huy các cấp quan tâm đúng mức; đây là một trong những nguyên nhân quan trọng quyết định đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiên vai trò của đội ngũ này trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Thứ ba, môi trường sư phạm ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có những mặt thuận lợi cho bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 
Môi trường dân chủ trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận được phát huy, tăng cường và mở rộng. Lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị đã quan tâm đến vấn đề phát huy dân chủ, tạo điều kiện tốt nhất cho giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học. “Thực hiện nghiêm Quy định dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị, tạo môi trường dân chủ, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo” [46, tr. 182]. Đây là điều kiện căn bản, đảm bảo cho giảng viên được quyền tiếp cận thông tin, tư liệu; lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng; lựa chọn vấn đề nghiên cứu, trao đổi, trình bày ý kiến về những điều chưa biết, chưa sâu, chưa rõ; bảo vệ những ý tưởng, những vấn đề mới nảy sinh, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng mà không bị áp đặt, không bị “quy chụp”, trù dập, định kiến hẹp hòi. 
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, trực tiếp là lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội đã thường xuyên, kịp thời động viên, khen thưởng cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. “Trong năm 2020 có 82 tập thể (trong đó có 11 học viện, trường sĩ quan), 124 cá nhân (trong đó có 36 giảng viên khoa học xã hội và nhân văn) trong Quân đội đã được Ban Tuyên giáo Trung ương và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” [5, tr. 6]. Cùng với việc tạo lập môi trường dân chủ, lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội đã từng bước xây dựng và triển khai thực hiện đổi mới và vận dụng các cơ chế, chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần, tạo lập các động lực thuận lợi phù hợp với điều kiện, khả năng của từng đơn vị qua đó động viên, khuyến khích, thực hiện tốt vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 
Thứ tư, cơ bản giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đã nỗ lực tự học, tự rèn, phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Nhận thức, thái độ và ý thức trách nhiệm của giảng viên đối với việc thực hiện vai trò trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong những năm qua đã có sự chuyển biến quan trọng. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy: “Có 82,10% lực lượng được hỏi khẳng định giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có nhận thức, thái độ, trách nhiệm khá tích cực về thực hiện vai trò của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” [Phụ lục 1]. Nhận thức đúng vai trò trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và xuất phát từ sự tự giác, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm với Đảng, Nhà nước và Quân đội, họ luôn tích cực, chủ động, tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với tinh thần cảnh giác cao độ, với sự nhạy bén về chính trị, không bị động, bất ngờ; sẵn sàng đương đầu với sự căng thẳng và phức tạp, thậm chí cả sự hiểm nguy. Nhận thức, thái độ, trách nhiệm đó đã thấm sâu vào từng trang giáo án, chuyên đề, bài giảng, sản phẩm khoa học. Từ đó, lan tỏa vào tư tưởng, nhận thức và hành động của các thế hệ học viên, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của quân đội và xã hội. 
Cùng với bản lĩnh chính trị vững vàng, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tích cực học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tự rèn luyện các kỹ năng trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch; vận dụng linh hoạt các kỹ năng đấu tranh trong từng bài giảng, giờ giảng, trong từng sản phẩm khoa học. Cùng với đó, giảng viên nhận diện đúng và xử lý kịp thời hiệu quả các thông tin xấu, độc, thông tin giả trên không gian mạng, trở thành những tuyên truyền viên tích cực, khuyến khích mọi người sử dụng không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Thứ nhất, một bộ phận giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chưa khẳng định được họ là lực lượng chủ yếu, trực tiếp trong truyền bá bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là lực lượng chủ yếu, trực tiếp giảng dạy, truyền thụ đến người học kiến thức lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyền thống, bản chất, nhiệm vụ của quân đội. Tuy nhiên, nhiệm vụ này, có thời điểm chưa đạt hiệu quả cao; cá biệt có giảng viên còn dao động về tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đánh giá vấn đề này, Đảng ta khẳng định: “Công tác tư tưởng có lúc, có việc thiếu kịp thời, chưa sắc bén, tính thuyết phục chưa cao Đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có lúc, có nơi vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, còn bị động, lúng túng, định hướng dư luận xã hội có lúc còn chậm” [9, tr. 262]. 
Thực trạng còn tồn tại hạn chế, khẳng định vai trò chủ yếu, trực tiếp của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong truyền bá, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở việc người học còn ngại học các môn lý luận, chính trị, họ chưa xem học các môn lý luận, chính trị là ham muốn; biểu hiện đó là ở việc: “Số lượng và chất lượng các giờ học nghiên cứu tác phẩm kinh điển còn ít; tình trạng lười học, ngại học lý luận, chính trị vẫn còn trong đội ngũ cán bộ, giảng viên; nhiều người học lý luận mà không nắm được “hồn cốt” của lý luận cho nên không biến lý luận thành phương pháp nhận thức, phương pháp hành động, phương pháp công tác” [106, tr. 5]. Qua khảo sát thực tế cho thấy: “Còn 24,73% số bài giảng ở bộ môn Triết học Mác - Lênin; 24,21% chuyên đề của bộ môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin; 23,68% bài giảng ở bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học; 25,79% nội dung chương trình của bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh và 26,31% bài giảng của bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam chưa lồng ghép việc truyền bá bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch [Phụ lục 1]. 
Hiện nay, một số giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chưa khẳng định rõ vai trò là chủ thể chủ yếu, trực tiếp trong truyền thụ giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong giảng dạy, có thời điểm một số giảng viên chưa kịp thời cập nhật âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng từ các thế lực thù địch. Việc vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ vào giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có thời điểm chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao. Thực trạng này được Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương đánh giá: “Việc cập nhật tình hình, âm mưu, thủ đoạn của cá thế lực thù địch t rong nội dung bài giảng, trong huấn luyện, diễn tập có nội dung chưa sâu” [8, tr. 60]. 
Từ kết quả điều tra xã hội học cho thấy: “Có 16,85% ý kiến của lãnh đạo, chỉ huy và trợ lý cơ quan ở đơn vị cơ sở cho rằng vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong truyền bá bản chất khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đạt hiệu quả chưa cao”. [Phụ lục 2]. Họ cho rằng quá trình học tập tại trường, có nội dung liên quan đến lý luận Mác - Lênin còn trừu tượng; vai trò của giảng viên trong truyền bá, nâng cao nhận thức cho người học hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn mức độ. Do vậy, học viên khó khăn trong việc vận dụng lý luận vào thực tiễn hoạt động ở đơn vị cơ sở. Từ đó, cho thấy một số giảng viên chưa khẳng định được vai trò là chủ thể chủ yếu, trực tiếp trong truyền bá bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, một số giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có thời điểm chưa thể hiện rõ họ là lực lượng nòng cốt tham gia nghiên cứu, bổ sung, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 
Nghiên cứu bổ sung, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn vào thực tiễn có thời điểm còn bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. “Một số cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năng chưa quan tâm đúng mức tới nghiên cứu công tác lý luận và gắn lý luận với thực tiễn” [8, tr. 71]. Trong nghiên cứu lý luận, một số giảng viên chưa đi sâu nghiên cứu những vấn đề cấp bách của lý luận và thực tiễn; còn có biểu hiện né tránh sự thật, nhất là những vấn đề nhạy cảm do sợ “đụng chạm”. Vì vậy, vấn đề được nghiên cứu nhưng không triệt để, hiệu quả thấp. 
Hiện nay, vẫn còn tình trạng “khuôn sáo” trong những lý luận đã có, trong sách vở, trong nghị quyết. Nhiều vấn đề lý luận tuy được các đề tài nghiên cứu nhưng kết quả lại ít có cái mới, ít có những điểm sáng tạo; trong nghiệm thu đề tài còn biểu hiện nể nang. Khảo sát thực tiễn vấn đề này của tác giả luận án cho thấy, số lượng các đề tài khoa học, các bài báo liên quan đến vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được đăng tải trên các tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng còn ít. “Có 43,68% người được hỏi cho biết, họ chưa có bài báo tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được đăng trên các tạp chí chuyên ngành [Phụ lục 1]. 
Các sản phẩm khoa học của giảng viên liên quan đến việc nghiên cứu tác phẩm kinh điển còn rất hạn chế; các công trình là sách tham khảo, chuyên khảo về sức sống và hiện thực hóa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đến được với cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân. Nội dung trong các sản phẩm khoa học liên quan đến lý luận Mác - Lênin chưa thu hút được người đọc. Thực tiễn này cho thấy, việc xã hội hóa các sản phẩm khoa học, lan tỏa vai trò nòng cốt của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn nhiều vấn đề bất cập, cần tiếp tục bổ sung, sửa chữa, có giải pháp khắc phục triệt để trong thời gian tới.
Thực tế cho thấy, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, năng động, sáng tạo, đi đầu trong mọi lĩnh vực, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm với những công việc khó, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, trình độ, năng lực chuyên môn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận giảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sa vào chủ nghĩa cá nhân; không chủ động, tự giác, tích cực kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động; cá biệt có giảng viên còn cổ súy, phụ họa chiêu trò “té nước theo mưa” cho một số quan điểm sai trái, lệch lạc; thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; lập trường tư tưởng không vững vàng nên dao động trước những tác động từ bên ngoài; giảm sút ý chí, niềm tin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã vi phạm pháp luật. Trong thực tế, đã có giảng viên thoái thác nhiệm vụ, xin phục viên, ra quân, chuyển ngành, v.v.. 
Thứ ba, vai trò chủ công, xung kích, đi đầu trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch của một bộ phận giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở chưa thật chủ động, tích cực
Tham gia vào cuộc đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ đặc biệt và mang tính chuyên sâu, đòi hỏi yêu cầu cao cả về phẩm chất, năng lực, tri thức, nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm. Qua khảo sát thực tế cho thầy, “có 10,53% ý kiến cho rằng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có vai trò bình thường trong cuộc đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch” [Phụ lục 1]. Một số giảng viên cho rằng, nhiệm vụ của họ là giảng dạy, nghiên cứu khoa học, việc có tham gia vào đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch hay không cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc hoàn thành nhiệm vụ; họ chỉ thực hiện nhiệm vụ đấu tranh do sự phân công, giao nhiệm vụ, theo yêu cầu chỉ đạo của trên. 
Số giảng viên tham gia đấu tranh công khai, trực diện trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn còn giới hạn trong phạm vi hẹp, đôi lúc còn bị động. “Có 81,58% giảng viên khoa học xã hội và nhân văn được hỏi cho biết họ chưa tham gia các chương trình bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên các kênh, đài VOV, VTV, Quốc phòng Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân Việt Nam” [Phụ lục 1]. Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chưa thật sự trở thành nhu cầu tự thân, chưa trở thành nhiệm vụ thường trực và việc làm mang tính thường xuyên. Cá biệt có “một số cán bộ, giảng viên chưa thực sự tự giác tu dưỡng, học tập, rèn luyện còn vi phạm kỷ luật, làm ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống của Quân đội” [5, tr. 9]. Từ đó, làm xuất hiện ở một số giảng viên tư tưởng thụ động hoặc e dè, thiếu tự tin vào khả năng của mình, dẫn đến sự coi nhẹ, né tránh nhiệm vụ chính trị quan trọng này, nên tham gia đấu tranh chỉ mang tính hình thức; do vậy, không khơi dậy và phát huy được vai trò xung kích trong đấu tranh. Kết quả diều tra, khảo sát cho thấy, vẫn “còn 25,27% ý kiến cho rằng, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chưa tích cực, chủ động, xung kích trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch” [Phụ lục 1]. 
Việc “Thực hiện cơ chế phối hợp hoạt động, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đấu tranh còn lúng túng; kinh nghiệm tổ chức đấu tranh ở một số cơ quan, đơn vị, nhà trường còn hạn chế” [5, tr. 9]. “Đấu tranh trên không gian mạng chưa thường xuyên, chất lượng bài viết chưa tốt; sức lan tỏa các bài đấu tranh trên các blog còn ít; cá hình thức đấu tranh khác (facebook, youtube, zalo, viber, twitter, instagram), tốc độ phát triển chậm” [8, 

File đính kèm:

  • docluan_an_phat_huy_vai_tro_cua_giang_vien_khoa_hoc_xa_hoi_va_n.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Trinh Xuan Ngoc.doc
  • doc2 BÌA TÓM TÁT TIẾNG VIỆT - Trinh Xuan Ngoc.doc
  • doc2 TÓM TÁT TIẾNG VIỆT - Trinh Xuan Ngoc.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Trinh Xuan Ngoc.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Trinh Xuan Ngoc.doc