Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên

Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trang 1

Trang 1

Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trang 2

Trang 2

Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trang 3

Trang 3

Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trang 4

Trang 4

Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trang 5

Trang 5

Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trang 6

Trang 6

Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trang 7

Trang 7

Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trang 8

Trang 8

Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trang 9

Trang 9

Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 192 trang Hà Tiên 29/09/2024 430
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên

Luận án Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên
ối nhỏ như: Sông Ba Hạ, Krông Năng.
d. Nước:
Về nước sinh hoạt, hiện cả tỉnh có 6 nhà máy cung cấp nước. Nhà máy cấp thoát nước Tp. Tuy Hòa là lớn nhất với công suất 28.500 m3/ngày đêm, phục vụ cho khu vực Tp. Tuy Hòa, các vùng lân cận và khu công nghiệp Hòa Hiệp. Đồng thời xây dựng mới một số nhà máy cấp nước cho các huyện, thị trấn với công suất khoảng 3.000 m3/ngày đêm. Một số nhà máy nước khác: nhà máy nước thị trấn La Hai (huyện Sông Hinh); nhà máy nước thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An); nhà máy nước thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh); nhà máy nước thị trấn Củng Sơn; nhà máy nước thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa); nhà máy nước Tx. Sông Cầu. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ hộ dân đô thị sử dụng nước máy còn thấp. Một số nhà máy nước đầu tư chưa có hiệu quả. Nhiều công trình sử dụng sau một thời gian bị hỏng hóc. Đặc biệt, ở Phú Yên vào mùa khô thường xảy ra việc khan hiếm nước. Vì vậy, đây là vấn đề cấp bách cần giải quyết để đảm bảo chất lượng phục vụ DL vào mùa khô. 
Như vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng toàn tỉnh nói chung và vùng biển - đảo nói riêng đang từng bước được cải thiện và nâng cấp. Trong tỉnh có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không, các công trình thủy điện được xây dựng thành hệ thống hoàn chỉnh, các đô thị đã xây dựng nhà máy cấp nước, nguồn cấp điện ổn định. Đây là nguồn lực quan trọng đảm bảo cho phát triển du lịch biển - đảo của tỉnh Phú Yên trong tương lai.
2.1.4. Công tác quy hoạch và phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên
Sự phát triển DL nói chung và DLBĐ nói riêng của tỉnh Phú Yên luôn có sự chỉ đạo, định hướng từ Tỉnh ủy (thông qua Nghị quyết, Báo cáo chính trị trong các kỳ Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh), Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Yên (thông qua quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển kinh tế). Địa phương đã có chính sách phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch: Phú Yên - điểm đến hấp dẫn và thân thiện. Ngày 19/01/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 128/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”. Quy hoạch nhấn mạnh vai trò quan trọng của du lịch biển - đảo đối với kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên.
Xác định du lịch biển - đảo là thế mạnh của tỉnh, cần tập trung nguồn lực vào việc phát triển DLBĐ để nhằm mang lại hiệu quả cao nhất xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh. Ngân sách ưu tiên tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại một số điểm tài nguyên du lịch biển - đảo hấp dẫn du khách. Đồng thời, tạo cơ chế thủ tục đặc thù đối với các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh về vốn, kinh nghiệm, thị trường nguồn khách để tạo ra sản phẩm DLBĐ có khả năng cạnh tranh cao. Có chính sách hỗ trợ xây dựng các cơ sở trưng bày và bán sản phẩm lưu niệm, đặc sản, các phương tiện vận chuyển du khách, cầu tàu du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; có chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa tại các điểm du lịch; thực hiện cơ chế giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho đối tượng ăn xin và bán hàng rong tại những điểm du lịch này. Tuy nhiên, do số lượng du khách nội địa khiêm tốn và du khách quốc tế hạn chế nên các dự án du lịch chậm triển khai và đi vào hoạt động, khả năng thu hồi vốn thấp khiến cho các nhà đầu tư rút vốn hoặc trì hoãn thi công ảnh hưởng rất lớn đến phát triển DLBĐ.
2.1.5. Hệ thống dịch vụ du lịch phụ trợ du lịch biển - đảo
a. Hệ thống y tế:
So với mặt bằng chung của cả nước, tỉnh có số lượng bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế xã/phường, cơ sở y tế khác và tổng số giường bệnh thấp. Toàn tỉnh hiện có 147 cơ sở y tế; bình quân 24 giường bệnh/vạn dân (không bao gồm giường trạm y tế xã); 6 bác sĩ/vạn dân. 100% trạm y tế có bác sĩ làm việc; 100% thôn, buôn có nhân viên y tế. Trung bình hàng năm, toàn tỉnh khám và điều trị cho 2 triệu lượt bệnh nhân, trong đó điều trị nội trú cho gần 100.000 bệnh nhân; công suất sử dụng giường bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh thường xuyên đạt trên 100%. Chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ngày càng được nâng cao; đội ngũ cán bộ y tế ít, y tế du lịch hạn chế. Tại một số bãi biển có nhiều du khách chỉ bố trí lực lượng cứu hộ, chưa có đội ngũ sơ cấp cứu; các khu vực còn lại thì không được trang bị bảo hộ, khi sự cố xảy ra khó đảm bảo an toàn cho du khách. 
b. Dịch vụ ngân hàng - bảo hiểm:
Hệ thống các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, ... ngày càng hoàn thiện; chi nhánh phân bố rộng khắp trong tỉnh cung cấp đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu trao đổi, thanh toán của du khách; hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng phổ biến khá rộng rãi. Hiện nay tỉnh chỉ có 3 doanh nghiệp tham gia bảo hiểm du lịch là: Bảo Việt, Bảo Minh và PJICO, đáp ứng nhu cầu cung ứng dịch vụ bảo hiểm cho du khách.
Như vậy, các dịch vụ phụ trợ ảnh hướng tới phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên thể hiện qua sự an tâm, an toàn và thuận tiện tiếp cận các dịch vụ của khách du lịch. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng chất lượng dịch vụ phụ trợ, đặc biệt là chất lượng dịch vụ y tế để góp phần làm tăng sự hài lòng, sự an toàn cho khách DLBĐ 
2.1.6. Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo về an ninh quốc phòng biển - đảo
a. Môi trường tự nhiên:
Theo đánh giá của du khách, Phú Yên là nơi có nhiều bãi biển rất đẹp, còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm. Đây là điều kiện thuận lợi để Phú Yên phát triển các loại hình du lịch đặc thù.
Tuy nhiên, thời gian qua với sự phát triển của ngành du lịch, môi trường tự nhiên của Phú Yên đã có phần thay đổi. Đánh giá lượng rác thải, lượng nước thải từ hoạt động du lịch chỉ được xử lý thô sơ cho lắng đọng sau đó thải luôn ra môi trường biển tại các bãi tắm và khu du lịch ven biển: Long Thủy, Bãi Xép, Bãi Bàu, KDL Nhất Tự Sơn, ...
Ở Phú Yên, hàng năm ngư dân thả nuôi trên dưới 17.000 lồng tôm hùm và hàng nghìn lồng nuôi cá mú, ốc hương, ghẹ lột,  Trong quá trình nuôi, phần lớn các hộ sử dụng hoá chất mà không ai kiểm soát được, đồng thời ngư dân thường sử dụng thức ăn sống nên gây ra lượng thức ăn thừa xả tại chỗ. Đây cũng là một nguyên nhân không chỉ làm chết hàng loạt loài thuỷ sản mà còn gây ra tình trạng ô nhiễm trên bờ vì mùi hôi từ các lồng nuôi được kéo lên, ... Bên cạnh đó, tại các thôn, xã ven biển hiện nay chỉ toàn là đường cát nên xe thu gom rác không vào trong từng khu vực. Trong khi các hộ dân ở đây hầu như chưa có ý thức đem rác bỏ vào những điểm tập kết, nên khi đi ra biển thấy thuận đường là họ mang ra xả ngoài bờ biển đợi khi thuỷ triều lên cho sóng đánh trôi, điển hình như: bãi Long Thuỷ, Từ Nham, Bãi Ngà, Vịnh Hoà, Vũng Chào (Tx. Sông Cầu).
Hiện nay, việc bảo vệ môi trường sống vùng biển Phú Yên chỉ mới thực hiện ở trên biển, bờ biển với chiều dài khoảng 189km chạy qua các xã, huyện thì hầu như chính quyền các cấp cũng đang gặp phải khó khăn trong việc quản lý do nơi đây kinh tế còn nghèo, trình độ dân trí thấp,  Môi trường ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 10 vạn dân ven biển mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững nền kinh tế Phú Yên. Do vậy, phát triển DLBĐ cần quan tâm hạn chế tới tác động tới môi trường tự nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
b. An ninh trật tự và quốc phòng vùng biển - đảo:
Để DLBĐ phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động DL cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan. Nhận thức được điều đó, Phú Yên đã củng cố nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, tạo môi trường lành mạnh cho du khách. Năm 2012, tình hình bất ổn định chính trị trên Biển Đông bắt đầu có những diễn biến phức tạp nhưng điều đó chỉ diễn ra ở vùng biển xa bờ, tình hình chính trị - quốc phòng trên vùng biển - đảo Phú Yên vẫn ổn định và nằm trong tầm kiểm soát. An ninh hàng hải được giữ vững, tính mạng và tài sản của du khách về cơ bản được đảm bảo. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển - đảo, tạo môi trường an toàn và thân thiện để thu hút du khách. Tuy nhiên, cần nâng cao hơn nữa công tác đảm bảo an toàn cho khách tại khu vực bãi tắm như phòng tránh đuối nước, cướp giật tài sản. Đồng thời, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở ăn uống, cũng như công tác phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở lưu trú cũng là vấn đề đặt ra hiện nay.
2.1.7. Tính thời vụ của du lịch biển - đảo
 Phú Yên nằm ở phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, khô hạn kéo dài, nóng vào mùa hè, mưa và lạnh vào mùa đông, do đó, sự phát triển du lịch biển - đảo của Tỉnh chịu ảnh hưởng rất lớn sự biến động của thời tiết và thủy triều, ... vì vậy mang tính chất vụ mùa rõ rệt.
Thời gian khai thác du lịch của Tỉnh cơ bản chỉ tập trung cao điểm vào các tháng mùa hè, thu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm; các tháng còn lại hầu như du lịch tham quan biển - đảo không hoạt động hoặc hoạt động không đáng kể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư, các cơ sở kinh doanh du lịch. Vì thế, lao động du lịch tại đây cũng mang tính vụ mùa. Tính thời vụ DLBĐ là mặt hạn chế lớn, ảnh hưởng việc thu hút đầu tư phát triển DL gây bất lợi trực tiếp đến việc phát triển DLBĐ của Tỉnh Phú Yên cũng như tất cả các thành phần tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Vì thế, để khắc phục hạn chế trên cần đầu tư các dịch vụ thay thế, bổ sung, vui chơi giải trí để kéo dài thời gian hoạt động DLBĐ của tỉnh.
2.1.8. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào cung ứng một số dịch vụ DLBĐ
Phát triển DL biển - đảo không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực biển - đảo. Việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động DL sẽ góp phần hạn chế đáng kể sức ép của cộng đồng lên tài nguyên khu vực biển - đảo, đồng thời sẽ khuyến khích họ đóng góp bảo tồn tài nguyên biển - đảo và phát huy các giá trị di sản, văn hóa khu vực biển - đảo.
Là một tỉnh thuần nông, hoạt động kinh tế chính ở Phú Yên vẫn là nông- lâm- ngư nghiệp. Chính vì thế trong công tác kêu gọi sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương vào việc cung ứng một số các dịch vụ du lịch còn gặp phải không ít khó khăn: thái độ thân thiện, ý thức trách nhiệm của cư dân địa phương đối với việc phát triển DL còn hạn chế. Các hộ dân tham gia hoạt động du lịch biển - đảo với nhiều mức độ khác nhau, chủ yếu là kinh doanh dịch vụ nhỏ phục vụ khách DL như: bán các mặt hàng thiết yếu, chế biến, các sản phẩm làng nghề truyền thống biển - đảo: nước mắm, chế biến hải sản khô, đặc sản biển, ; kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách như: xe ôm, lái tàu, thuyền; kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống nhỏ như: nhà trọ, quán cơm, quán nước, ... Tuy nhiên, phần lớn hoạt động tham gia của hộ dân còn yếu, mang tính tự phát, với quy mô nhỏ, chưa được định hướng cụ thể. 
Có thể nói, hoạt động của cộng đồng địa phương tham gia cung ứng dịch vụ DL ảnh hưởng đến chất lượng phát triển DLBĐ. Để phát triển DLBĐ, tỉnh cần định hướng, quan tâm, kiểm soát hơn nữa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động như: cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ DL, dịch vụ nghỉ trọ, cơ sở ăn uống bình dân,  đồng thời khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống vùng biển - đảo phục vụ nhu cầu khách DL.
2.1.9. Tác động của biến đổi khí hậu 
 	Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông, lâm nghiệp, năng lượng, và du lịch,  đang là vấn đề được các cấp, ngành của tỉnh Phú Yên đặc biệt quan tâm. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, lũ, hạn hán,  gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thảm thực vật và hệ sinh thái rừng; tăng nguy cơ tuyệt chủng một số loại động, thực vật, làm suy thoái các nguồn gen quý hiếm; làm tăng tần suất bão với cường độ mạnh, gây ra hiện tượng cát bay, sóng biển và triều cường xâm thực bờ, hoang mạc hóa các vùng ven biển. Thực tế cho thấy, thời gian gần đây, nhiều nơi ở các vùng ven biển của tỉnh Phú Yên bị sạt lở nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng. Hiện toàn tỉnh có 19 khu vực bị sạt lở như: xã Xuân Hòa (Tx. Sông Cầu), xóm Rớ phường Phú Đông, Tp. Tuy Hòa, ...
Hiện tượng mưa bão lũ, ngập úng kéo dài đã gây hư hại nhiều công trình dịch vụ DL, các di tích lịch sử văn hóa và tài nguyên tự nhiên. Nước biển dâng gây ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển; việc gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận tải hành khách. Bên cạnh đó, các tác động gián tiếp chủ yếu thông qua các lĩnh vực liên quan như: Giao thông, năng lượng, quản lý nước, sử dụng đất, an ninh quốc phòng, ... Tình trạng thiếu nước ngọt cũng dẫn đến việc hạn chế về điều kiện để phục vụ khách và khả năng tiêu dùng.
Nhận thức được ảnh hưởng khó lường của biến đổi khí hậu trong phát triển DLBĐ, trên địa bàn Phú Yên cơ bản chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu bằng giải pháp giáo dục ý thức người dân chủ động phòng, tránh thiên tai, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm ngập mặn do nước biển dâng; hoàn thiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhất là ở vùng ven biển. Tỉnh thực hiện chương trình sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo an toàn các hồ chứa nước; bảo vệ và trồng mới rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển và rừng phòng hộ đầu nguồn theo quy hoạch. Trước mắt, tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện dự án kè chống xói lở đầm Cù Mông (thị xã Sông Cầu) và đề án chống sạt lở bờ biển, cửa sông; thực hiện mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, 
2.1.10. Liên kết vùng
Phú Yên có vị trí địa chiến lược trong mối liên kết các tỉnh trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Mỗi địa phương đều có những lợi thế riêng và khi tham gia vào tiểu vùng liên kết sẽ tạo nên sự phong phú, đa dạng sản phẩm và đặc biệt là rất thuận lợi trong cung đường giao thông.
Liên kết vùng trong phát triển du lịch biển - đảo cho phép các tỉnh có trong vùng khai thác những lợi thế tương đồng của nhau về tài nguyên du lịch biển - đảo, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tiến tới xây dựng thương hiệu du lịch của toàn vùng với những sản phẩm du lịch biển - đảo đặc trưng riêng biệt, giúp tăng thêm sức mạnh, lực hấp dẫn và tính bền vững cho du lịch biển - đảo vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, mở rộng các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng, ... làm đa dạng hóa loại hình, phong phú chuyến đi cho khách du lịch và đem lại lợi ích cho các bên tham gia, từ đó có thể thu hút được các nhà đầu tư. (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Yên, 2018).
2.2. Đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên
Luận án đã phân tích 10 yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên. Qua phân tích và thực tế có được các đánh giá chung như sau:
2.2.1. Thuận lợi
Vùng biển, đảo tỉnh Phú Yên rất có lợi thế về vị trí địa lý: gần đường hàng hải quốc tế, có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy qua, Quốc lộ 25 nối Gia Lai, ĐT 645 nối Đắk Lắk, phía Nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hoà,  Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển - đảo. Vấn đề cung cấp nước ngọt là bài toán lớn của các tỉnh miền Trung, thì Phú Yên nói chung và vùng ven biển nói riêng có nguồn nước ngọt khá phong phú với các hệ thống sông lớn chảy qua địa bàn: Sông Ba, Sông Bàn Thạch, Sông Kỳ Lộ, ... ngoài phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong tỉnh còn có thể cung cấp nước ngọt cho du khách khi tham gia các hoạt động du lịch biển - đảo tại Phú Yên. Vùng ven bờ biển có nhiều thuỷ vực, tồn tại hệ sinh thái ven bờ khá đặc trưng. Tài nguyên sinh vật biển phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, có ngư trường rộng, thuận lợi cho đánh bắt thuỷ sản. Với bờ biển dài 189km, từ Xuân Hải đến Vũng Rô có nhiều bãi tắm đẹp (Bãi Tiên, Bãi Tràm, Bãi Xép, bãi Môn, ), xen kẽ nhiều đầm, vũng, vịnh đẹp (Đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đại, vịnh Vũng Rô, ...), nhiều di tích lịch sử, nhiều lễ hội văn hóa của dân cư vùng biển. Ngoài biển, có nhiều đảo: Hòn Yến, Hòn Nưa, Hòn Khô, Cù Lao Mái Nhà, Hòn Chùa, ... là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái biển - đảo. Cơ sở hạ tầng tại các huyện, thị có tài nguyên du lịch biển - đảo đã được đầu tư nhiều hơn các khu vực khác của tỉnh. Trong vùng có khu kinh tế Nam Phú Yên, hệ thống các khu công nghiệp, điểm công nghiệp, có Tp. Tuy Hoà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Phú Yên; có hai thị xã: Sông Cầu, Đông Hoà là nền tảng vững chắc để tiếp tục phát huy trong những năm đến, tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, tạo tiền đề để phát triển nhanh ngành du lịch biển - đảo.
2.2.2. Khó khăn
CSHT tuy đã được đầu tư nhiều song so với yêu cầu phát triển vẫn còn thiếu nên chưa phát huy lợi thế vốn có về mặt địa lý: hệ thống giao thông chưa đồng bộ, vùng có nhiều tàu thuyền nhưng chưa hình thành được khu neo đậu, tránh trú bão hoàn chỉnh, an toàn, ảnh hưởng đến các hoạt động DLBĐ của tỉnh. Tốc độ phát triển kinh tế có tăng lên nhưng so với các vùng có điều kiện tương đồng của Khánh Hoà, Bình Định,  thì tiềm lực chưa được khai thác hiệu quả và khả năng cạnh tranh còn thấp, nhất là trong lĩnh vực DL. Sự liên kết khai thác tour DLBĐ với các loại hình DL khác chưa được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, các yếu tố về công tác quy hoạch và PTDL chưa được chú trọng; sự tham gia của cộng đồng địa phương còn mang tính tự phát; an ninh - quốc phòng, tác động của BĐKH có những ảnh hưởng khó lường tới phát triển DLBĐ. Phú Yên là một trong những tỉnh thường xuyên hứng chịu nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, lụt. Nằm tiếp giáp biển nên chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão, áp thấp nhiệt đới, triều cường xâm thực và chất thải ở thượng lưu nên nguồn nước có khả năng nhiễm bẩn, nhiễm mặn cao, một số nơi có chất lượng xấu, gây ảnh hưởng đến hoạt động tắm biển của du khách. Nguồn lợi sinh vật biển, đảo cũng đang dần cạn kiệt do các hoạt động đánh bắt ồ ạt, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái vùng biển - đảo của tỉnh trong hiện tại và tương lai.
2.3. Thực trạng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009 - 2019
2.3.1. Thực trạng phát triển DLBĐ theo ngành 
2.3.1.1. Thị trường khách du lịch
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có lợi thế về DLBĐ, chính vì vậy, kết quả khảo sát 100% khách du lịch tới Phú Yên thì hầu hết du khách đều có sử dụng các sản phẩm, loại hình, dịch vụ du lịch biển - đảo. Đây là cơ sở để khảo sát ý kiến xây dựng định hướng phát triển DLBĐ Phú Yên theo nhu cầu thị trường khách DLBĐ. Do đó cũng có thể gọi khách DL tới với Phú Yên là khách DLBĐ.
Lượng khách tới DLBĐ Phú Yên không chỉ thể hiện trình độ PTDL biển - đảo Phú Yên mà còn là cơ sở dữ liệu để đưa ra các chính sách phát triển hạ tầng, phát triển CSVCKT du lịch và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực DL của tỉnh.
Bảng 2.1. Lượt du khách tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009 - 2019
Năm
Tổng
lượt khách
Trong đó
Khách quốc tế
Khách nội địa
Tổng số
Tỷ trọng %
Tổng số
Tỷ trọng %
2009
231.000
8.100
3,5
222.900
96,5
2010
361.000
20.500
5,7
340.500
94,3
2011
530.000
40.000
7,5
490.000
92,5
2012
550.000
53.000
9,6
497.000
90,4
2013
600.000
60.000
10,0
540.000
90,0
2014
755.200
52.000
6,9
703.200
93,1
2015
900.000
45.000
5,0
855.000
95,0
2016
1.175.000
40.502
3,4
1.134.498
96,6
2017
1.404.000
35.500
2,5
1.368.500
97,5
2018
1.609.000
41.005
2,5
1.567.995
97,5
2019
1.837.000
49.620
2,7
1.787.380
97,3
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, 2019)
Qua bảng 2.1, xét chung cả giai đoạn 2009 - 2019 lượng khách DL đến Phú Yên có nhịp tăng trưởng tương đối bền vững và tăng lên đáng kể, nhất là du khách nội địa. Khách đến với mục đích nghỉ dưỡng - tắm biển, tham dự lễ hội là lớn nhất. Tuy nhiên lượng khách này vẫn còn thấp so với các chỉ tiêu dự báo đã đề ra. Nguyên nhân cơ bản là một số dự án chậm đưa vào hoạt động, bên cạnh đó là việc xác định chưa chính xác luồng khách và các thị trường gửi khách DL đến với Phú Yên.
Giai đoạn từ năm 2011 cho đến nay, du khách đến Phú Yên có nhiều thay đổi khởi sắc. Năm 2011, Phú Yên đăng cai năm DL quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ. Sự kiện này đã tạo cú huých cho DL tỉnh nhà. Năm 2011, khách DL đến Phú Yên là 530.000 lượt, tăng 47% so với năm 2010, trong đó khách quốc tế đạt 30.900 lượt, tăng 50,7 % 

File đính kèm:

  • docxluan_an_phat_trien_du_lich_bien_dao_tinh_phu_yen.docx
  • pdf1_Toan van Luan an_Lam Thi Thuy Phuong.pdf
  • docx2_Tom tat Luan an_Lam Thi Thuy Phuong_Tieng Viet.docx
  • pdf2_Tom tat Luan an_Lam Thi Thuy Phuong_Tieng Viet.pdf
  • docx3_Tom tat Luan an_Lam Thi Thuy Phuong_Tieng Anh.docx
  • pdf3_Tom tat Luan an_Lam Thi Thuy Phuong_Tieng Anh.pdf
  • docx4_Trang thong tin nhung dong gop moi cua Luan an_Lam Thi Thuy Phuong_Tieng Viet.docx
  • pdf4_Trang thong tin nhung dong gop moi cua Luan an_Lam Thi Thuy Phuong_Tieng Viet.pdf
  • docx5_Trang thong tin nhung dong gop moi cua Luan an_Lam Thi Thuy Phuong_Tieng Anh.docx
  • pdf5_Trang thong tin nhung dong gop moi cua Luan an_Lam Thi Thuy Phuong_Tieng Anh.pdf